1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN 5- TUẦN 27-KNS-LIÊN

34 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 380,5 KB

Nội dung

TUẦ N 27 Thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm 2011 Buổi sáng Tập đọc TRANH LÀNG HỒ I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. - Tranh dân gian làng Hồ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu 2 HS đọc nội dung bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời các câu hỏi: - Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? - Qua bài văn, tác giả thể hiên tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc ? 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Gọi HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài + Lần 1: Luyện phát âm: tranh, thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nháy,… + Lần 2: Giảng từ: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp,…. - YC HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu b. Tìm hiểu bài: - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng đoạn và trao đổi, trả lời từng câu hỏi. - Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. - 2, 3 HS đọc nội dung bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời các câu hỏi. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Luyện đọc cá nhân - Lắng nghe, giải nghĩa. - HS nói thêm phần giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc lại cả bài. + Tranh vẽ lợn gà, chuột ếch, cây dừa, tranh tố nữ. - Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? - Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. - Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các ý kiến thảo luận và chốt kiến thức. c) Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn. - GV hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu ý nghĩa của bài. - Giáo viên nhận xét tiết học. + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, gói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột của vỏ sò trộn với bột hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”. + Tranh lợn ráy có những khoáy âm dươngà rất có duyên + Tranh vẽ đàn gà conà tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ + Kĩ thuật tranhà đã đạt tới sự trang trí tinh tế + Màu trắng điệpà là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa + Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi. - 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc. - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn. - Nhiều HS luyện đọc. - HS thi đọc diễn cảm - HS nêu: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Toán: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết tính vận tốc của chuyển động đều. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. - Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4 * dành cho HS khá, giỏi. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu lại “Qui tắc và công thức tính vận tốc” - Nhận xét. 2. Luyện tập: Bài 1: Củng cố cách tính vận tốc - HS nêu và viết công thức. - GV cho HS đọc đề bài, nêu cách giải bài toán và sau đó tự giải. GV chữa bài. Bài 2: Củng cố cách tính vận tốc - Mời HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bằng bút chì vào SGK. Sau đó đổi sách chấm chéo. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: Vận dụng giải bài toán thực tiễn - GV cho HS đọc đề bài, hướng dẫn HS cách tính vận tốc. GV yêu cầu HS tự giải bài toán, sau đó GV chữa bài. Bài 4: Vận dụng giải bài toán thực tiễn - Mời HS nêu yêu cầu, cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nêu lại cách tính vận tốc. - Nhận xét tiết học. - HS đọc đề, nêu công thức tính vận tốc. - Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút - 1 HS làm trên bảng và trình bày. - Nhận xét bài giải của bạn. - HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài toán, nói cách tính vận tốc. - Cả lớp làm bài vào vở. - HS đọc kết quả (nêu tên đơn vị của vận tốc trong mỗi trường hợp) Bài giải Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 (km) Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40 km/giờ - Làm vở: Bài giải Thời gian đi của ca nô là: 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút =1,25 giờ Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 (km/giờ) Đáp số: 24 km/giờ - HS xem bài: “Quãng đường” Địa lí: CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu: + Địa hình châu Mĩ từ Tây sang Đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên. + Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. - Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Quả Địa cầu hoặc Bản đồ Thế giới. - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học? - Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao? - Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi. 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: - Châu Mĩ có những đặc điểm gì về vị trí, giới hạn, về tự nhiên. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời. b/ Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn: - GV chỉ trên quả Địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. +Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây ? - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK: - Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào. - Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời các câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. c/ Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên: - GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS quan sát. + Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương là các châu lục nằm ở bán cầu Đông. + Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây. - HS đọc câu hỏi và thảo luận. - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung: + Châu Mĩ giáp với Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. + Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. - HS lắng nghe - Làm việc theo nhóm đôi - Các nhóm HS quan sát và thảo luận. - Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ. - Nêu tên và chỉ trên hình 1: + Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ. + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ. + Hai con sông lớn ở châu Mĩ. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV nhận xét và kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi- e và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin. Hoạt động 3: + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ? + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? + Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn. GV cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn. - GV kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem phần dân cư và một số đặc điểm kinh tế chính của châu Mĩ. - Đại diện các nhóm HS phát biểu, các HS khác bổ sung ý kiến: + Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông. + Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ: Coóc-đi-e và An-đét. + Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A- ma-dôn. + Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ: A-pa-lát và Bra- xin. + Hai con sông lớn ở châu Mĩ: sông A- ma-dôn và sông Mi-xi-xi-pi. - HS chỉ trên Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ. - HS lắng nghe. + Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. + Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu. + Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới bao phủ trên diện rộng nên người ta ví nơi đây là lá phổi xanh của Trái Đất. - HS lắng nghe Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: - Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo. - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết KC. - Một số tranh ảnh về tình thầy trò… III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc. 2. Dạy bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: - Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện có thực về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc những câu chuyện kể về kỉ niệm của các em với thầy, cô giáo. 2. 2. Hdẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài: - GV cho một HS đọc 2 đề bài. - GV yêu cầu HS phân tích đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài đã viết trên bảng lớp. GV kết hợp giải nghĩa: tôn sư trọng đạo (tôn trọng thầy, cô giáo; trọng đạo học). - GV cho bốn HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 2 gợi ý cho 2 đề. - GV hướng dẫn HS: gợi ý trong SGK mở rất rộng khả năng cho các em tìm được chuyện; GV hỏi HS đã tìm câu chuyện như thế nào và mời một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể. - GV yêu cầu mỗi HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyện. 2.3. Thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a) KC theo nhóm - GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. b) Thi KC trước lớp - GV cho các nhóm cử đại diện thi kể. Mỗi HS kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về - HS tiếp nối nhau KC trước lớp. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS phân tích đề: 1) Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta. 2) Kể một kỷ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô. - 4 HS đọc tiếp nối: Những việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo - Kỉ niệm về thầy cô. - Cả lớp theo dõi trong SGK. - Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện sẽ kể. - HS lập dàn ý vào vở nháp. - Nhóm 2. - HS thi KC trước lớp. nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét, bình chọn HS có câu chuyện ý nghĩa nhất, HS KC hấp dẫn nhất trong tiết học. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học. - Xem trước tiết KC tuần 29 - Lớp trưởng lớp tôi. Buổi chiều GĐ-BD Toán: LUYỆN: CÁCH TÍNH VẬN TỐC - GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS nắm cách tính vận tốc của chuyển động đều. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: - Gọi HS nêu quy tắc, công thức tính vận tốc. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Một ôtô đi được quãng đường 150 km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của ôtô đó. Bài 2: Một xe máy đi từ 8 giờ 15 phút đến 10 giờ được 73,5 km. Tính vận tốc của xe máy đó với đơn vị đo là km/giờ. Bài 3: Hai thành phố A và B cách nhau 160km, một ôtô đi từ A lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ôtô, biết rằng ôtô nghỉ dọc đường 45 phút. - Yêu cầu HS đọc đề và tìm cách giải - Chữa bài. Tuyên dương HS làm đúng. 3. Củng cố - Nhận xét tiết học - Vài HS lên trả lời. Lớp nhận xét - 1HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung. KQ: 60 km/giờ - Cả lớp làm vở, 1 HS khá lên bảng - Chữa bài nếu sai. KQ: 42 km/giờ - 1 HS khá lên bảng, cả lớp làm vào vở. Nhận xét bài bạn. KQ: 40 km/giờ GĐ - BD Tiếng Việt TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. MỤC TIÊU: - Biết dựa theo truyện Trí dũng song toàn và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại giữa Giang Văn Minh và vua Minh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. Bài mới: - Lắng nghe. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. + Đoạn trích có những nhân vật nào? + Nội dung của đoạn trích là gì? - Nhận xét. Bài 2: - Gọi 2 em đọc yêu cầu bài. -Yêu cầu HS tự đọc thầm lại bài và làm vào vở bài tập. - Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học. - Một số HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp đọc thầm. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở, đọc lại đoạn đối thoại.HS khác nhận xét. Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2011 Buổi sáng Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I. MỤC TIÊU: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo cầu của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng học nhóm - Từ điển, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu; chỉ rõ những từ ngữ được thay thế (BT3, tiết LTVC trước). 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - Tiết mở rộng vốn từ hôm nay sẽ giúp các em biết thêm những câu tục ngữ, ca dao nói về những truyền thống quý báu của dân tộc. 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 - GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT. - GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài; hướng dẫn HS: BT yêu cầu các em minh họa mỗi truyền thống đã nêu bằng 1 câu tục ngữ hoặc ca dao. - GV cho HS làm bài vào vở - mỗi em - HS thực hiện yêu cầu. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Các nhóm HS trao đổi, viết nhanh những câu tục ngữ, ca dao tìm được. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS làm vào VBT. viết ít nhất 4 câu tục ngữ hoặc ca dao minh họa cho 4 truyền thống đã nêu. Bài tập 2 - GV cho một HS đọc yêu cầu của BT, giải thích bằng cách phân tích mẫu cầu kiều, khác giống. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại nội dung BT. - GV cho HS làm bài theo nhóm. GV hướng dẫn HS đọc thầm từng câu tục ngữ, ca dao hoặc câu thơ, trao đổi, phỏng đoán chữ còn thiếu trong câu, điền chữ đó vào ô trống. GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài, giữ bí mật lời giải. - GV mời đại diện mỗi nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc kết quả, giải ô chữ màu xanh. - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm giải ô chữ theo lời giải đúng: Uống nước nhớ nguồn. - GV cho HS tiếp nối nhau đọc lại tất cả các câu tục ngữ, ca dao, câu thơ sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào ô chữ trong VBT theo lời giải đúng – ô chữ hình chữ S, màu xanh là: Uống nước nhớ nguồn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV yêu cầu mỗi HS về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong BT1, 2. - 1 HS trình bày, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm. - Thi đua theo nhóm 6. - Đại diện từng nhóm trình bày. - HS tiếp nối nhau đọc. - Cả lớp làm bài vào VBT. Toán: QUÃNG ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều - Bài tập cần làm bài , bài 2 và bài 3* dành cho HS khá, giỏi. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách tính vận tốc, cho Ví dụ. 2. Dạy bài mới: 2.1. Hình thành cách tính quãng đường: a) Bài toán 1: - GV cho 1 HS đọc bài toán và nêu yêu cầu - HS nêu. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm - GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô. - GV cho HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. - GV cho HS nhắc lại cách tính quãng đường ô tô đi được. b) Bài toán 2: - GV cho HS đọc và giải bài toán. - GV hướng dẫn HS đổi: 2 giờ 30 phút ra giờ. - GV lưu ý HS: Nếu đơn vị đo vận tốc là km/giờ, thời gian tính theo đơn vị đo là giờ thì quãng đường tính theo đơn vị đo là km. 2.2. Luyện tập: Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Gọi một số HS nêu cách tính và kết quả. Bài 2: GV cho HS đọc đề bài, nêu cách giải bài toán và sau đó tự giải. GV chữa bài. * Bài 3: GV cho HS đọc đề bài, hướng dẫn HS cách giải bài toán và cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nêu lại cách tính quãng đường. - Nhận xét tiết học. - Quãng đường ô tô đi được là: 42,5 x 4 = 170 (km) - Công thức: s = v x t - Một số HS nhắc lại: Để tính quãng đường đi được của ô tô ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi của ô tô. - 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 x 2,5 = 30 (km) - HS làm vào vở Bài giải Quãng đường ca nô đi được là: 15,2 x 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km Bài giải 15 phút = 0,25 giờ Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km - HS thảo luận nhóm 4 và thi đua giải bài toán. Bài giải Thời gian xe máy đi từ A đến B là: 11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút = 160 phút Vận tốc của xe máy với đơn vị km/ phút là: 42 : 60 = 0,7 (km/ phút) Quãng đường AB xe máy đi được là: 0,7 x 160 = 112 (km) Đáp số: 112 km - 2 HS nêu. - Dặn HS xem bài: “Quãng đường” Khoa học CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT I. MỤC TIÊU: - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: . chỉ trên quả Địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. +Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây ? - GV yêu cầu HS trả lời các. 3: Vận dụng giải bài toán thực tiễn - GV cho HS đọc đề bài, hướng dẫn HS cách tính vận tốc. GV yêu cầu HS tự giải bài toán, sau đó GV chữa bài. Bài 4: Vận dụng giải bài toán thực tiễn - Mời HS. ngày 14 tháng 3 năm 2011 Buổi sáng Tập đọc TRANH LÀNG HỒ I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo

Ngày đăng: 12/05/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w