Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
135,5 KB
Nội dung
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: KPKH ĐỀ TÀI: BÉ THÍCH QUẢ GÌ I.Mục đích yêu cầu : - Biết tên gọi, ích lợi và mô tả được một vài đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số loại quả quen thuộc, gần gũi với trẻ như màu sắc, mùi vị, cấu tạo mộy số loại quả. - Biết sự phát triển của cây ăn quả : Gieo hạt -Hạt nảy mầm- cây con- cây trưởng thành- cây ra hoa- kết trái. - Tạo cho trẻ sự hứng thú khi làm quen với một số loại quả và người trồng hoa. Yêu hoa, yêu thiên nhiên và chăm sóc cây. Biết ích lợi của quả. II.Chuẩn bị : *Không gian tổ chức: Trong lớp *Đồ dùng phương tiện : - Máy vi tính ,các sile hình ảnh về quá trình phát triển của cây ăn quả. - Tranh, hình ảnh về về sự phát triển của cây ăn quả. - Một số loại quả thật gần gũi với trẻ. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu họat động: Cô cùng cả lớp chơi trò chơi “gieo hạt” - Trò chuyện về quá trình nảy mầm và sự phát triển của cây. - Cây sống và phát triển nhờ những yếu tố nào ? *Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1: Tìm hiều về đặc điểm và quá trình phát triển của cây ăn quả - Hát và vận động bài “ Quả gì ? ”. - Cô cùng các con đi dạo vườn cây nhé ! - Các con xem sự phát triển của cây ăn qủa có giống như những loại cây xanh khác không nhé! - Cho trẻ xem hạt hoa – gieo hạt xuống đất - hạt nảy mầm 1 lá - nảy mầm 2 lá non – cây con – cây trưởng thành – cây ra nụ – nụ hoa nở thành hoa – hoa kết thành trái. Hoạt động 2 : Giới thiệu một số đặc điểm một số loại quả. - Cô cho trẻ quan sát một số loại quả như quả cam, quả xoài, quả chuối, quả đu đủ, quả thanh long. - Cho trẻ quan sát và nói về màu, cấu tạo, hình dáng, mùi vị của từng loại quả, cô và trẻ cùng trao đổi về đặc diểm, đặc trưng của từng loại quả mà cháu đã trải nghiệm. - Cho cháu xem tranh về những bộ phận của quả như cuống quả, phần vỏ quả, ruột, hạt. Hoạt động 3 : Ích lợi và cách chăm sóc cây ăn quả. - Trong quả có nhiều vitamin, chất khoáng, - Để cho cây được tươi tốt thì chúng ta phải làm gì? - Mối quan hệ giữa môi trường sống cây, đất , nước, không khí, ánh sáng…có sự chăm sóc của con người. Cây ăn quả được trông nhiều ở đồng bằng sông cửu Long và phần đất ba gian. - Biết yêu quí và gìn giữ , chăm sóc và bảo vệ cây ăn quả. Tự hào về loại quả ở quê hương bé. Hoạt động 4 : trò chơi củng cố -Trò chơi 1: Xếp quá trình phát triển của cây ăn quả. (chia lớp làm 3 đội, mỗi đội thực hiện một lượt trong 01 phút sắp xếp các hình ảnh rời thành quá trình phát triển của cây ăn quả hoàn chỉnh. Đội nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng) - Trò chơi 2: Kể chuyên sáng tạo. (chia lớp làm 3 đội, mỗi đội cử một bạn lên kể chuyện sáng tạo theo tranh đã cho sẵng , đội nào kể hay, đúng và nhanh nhất sẻ chiến thắng.) *Kết thúc hoạt động: - Hôm nay cô và các con tìm hiều về cây gì vậy? - Nhận xét tuyên dương. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC ĐỀ TÀI: BÉ BÒ BẰNG BÀN TAY BÀN CHÂN QUA 5-6 HỘP I.Mục đích yêu cầu : - Trẻ nắm được kỷ thuật bò bằng bàn tay bàn chân theo đường dích dắt qua các chuqoqngs ngại vật cách nhau 60 cm. - Trẻ biết bò phối hợp nhịp nhàng giữa tay-chân-mắt. - Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin khi bò. - Qua trò chơi trẻ có ý thức thi đua, có tinh thần tập thể trong khi chơi. - Trẻ hào hứng, sôi nổi, thích tham gia tập thể dục. II.Chuẩn bị : * Không gian tổ chức : Trong lớp * Đồ dùng phương tiện : - Máy catset, băng, nhạc 1 số bài hát tích hợp . - Những bụi cỏ. - Một số quả thật và những quả mẫu cô nặn sẵng . II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu họat động: - Cô và trẻ cùng hát vận động bài “Quả gì” trò chuyện về nội dung bài hát. Muốn cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì? * Hoạt động trọng tâm: a) Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi chạy các kiểu chân (bàn chân, mũi chân, gót chân,chạy nhanh, chạy châm…) b) Hoạt động 2: Trọng động: Bài tập phát triển chung Tay vai 2: Tay đưa ra trước lên cao Bụng lườn 3: Đứng quay người sang 2 bên Chân 2: Ngồi khuỵu gối Bật 2: Bật tách khép chân * Vận động cơ bản: Bò dích dắt bằng bàn tay bàn chân qua 5-6 hộp. - Trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, quan sát cô làm mẫu . - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác " Hai đầu gối và hai bàn tay chạm đất, mắt nhìn về trước, lưng thẳng. Khi bò phối hợp tay nọ chân kia và khi bò không được chạm vào chướng ngại vật " * Trẻ thực hiện: - Cô gọi trẻ khá lên thục hiện trước . - Lần lượt cho từng trẻ thực hiện, chú ý tăng số lần thực hiện cho những trẻ làm chưa tốt. Cô theo dõi khuyến khích động viên trẻ thực hiện tốt. Nhắc nhở trẻ bò không dược đụng vàochướng ngại vật và đúng tư thế. - Lớp chia làm hai đội thi đua nhau thực hiện. Đồng thời cô sửa sai cho tưng cháu . c) Hoạt động 3: Trò chơi: Trèo lên ghế hái quả. - Chia lớp làm hai đội thi nhau trèo lên ghế hái quả. Đội nào hái nhiều quả nhất sẽ chiến thắng. *Kết thúc hoạt động : Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở nhẹ nhàng đội hình 1 vòng tròn KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: LQCV ĐỀ TÀI: BÉ TÔ CHỮ L I.Mục đích yêu cầu :- - Trẻ tô các chữ l - Trẻ biết được cấu tạo các nét và thực hiện theo hướng dẫn của cô - Trẻ tích cực hoạt động, thực hiện đến nơi đến chốn II.Chuẩn bị : * Không gian tổ chức :trong lớp * Đồ dùng phương tiện : - băng đĩa nhạc ,xắc xô - Tranh ảnh về các loài hoa - Các bài hát “màu hoa, lý cây bông… ” - Vở tập tô, bút chì, bút màu II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu hoạt động : Cô và trẻ vừa hát và vận động bài hát “màu hoa’ Cô treo tranh ‘ Hoa lan , Hoa lưu ly , Hoa lây ơn., Hoa mai , hoa mơ - Cho trẻ đọc từ dưới tranh - Cho trẻ tìm chữ cái L,đọc to *Hoạt động trọng tâm : a. Hoạt động 1: LQCC thông qua ngôn ngữ - Tranh, vở tập tô cho trẻ đọc tranh từ “hoa lan” tìm chữ l trong từ + Tranh từ “hoa lưu ly” tìm chữ l b. Hoạt động 2: Trò chơi nhận biết chữ cái đã học - Cô phát âm chữ l Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô - Cô xếp mẫu chữ cái cho trẻ xem, trẻ dùng hột hạt xếp chữ cái theo mẫu và theo yêu cầu của cô. c. Hoạt động 3: TCVĐ “ Về đúng nhà” - Cô cho trẻ chọn chữ cái, chơi tìm đúng nhà của mình tương ứng với chữ cái đã học d. Hoạt động 4: Cô hướng dẫn trẻ tô chữ cái - Bây giờ chúng mình sẽ tô chữ cái nhé! - Cô hướng dẫn trẻ tô chữ l - Cô hướng dẫn cháu tô màu tranh * tìm chữ theo hiệu lệnh của cô *Kết thúc hoạt động : - Nhận xét kết thúc - Cũng cố: C/c vừa tô chữ cái gì? - Khuyến khích trẻ tích cực hơn vào giờ sau KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: TOÁN ĐỀ TÀI: BÉ ÔN THÊM BỚT PHÂN CHIA 10 ĐỐI TƯỢNG I.Mục đích yêu cầu :- - Trẻ biết cách chia 10 đối tượng ra làm 2 phần bằng các cách chia khác nhau. Luyện cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 10 - Rèn cho trẻ kỹ năng đếm, so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm trong phạm vi 10. Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, có ý thức học tập tốt II.Chuẩn bị : *Không gian tổ chức: Trong lớp *Đồ dùng phương tiện : - Hai lo hoa số 1, số 2 - 10 bông hoa bằng sáp - Thẻ số từ 1 đến 10 - Vòng thể dục 6 cái - Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi gồm có:10 bông hoa, thẻ số từ 1 đến 10 - Bút sáp, bàn ghế - Đĩa nhạc, máy catset - Băng nhạc các bài hát tích hợp II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu họat động: Cô cùng trẻ cùng hát bài “màu hoa”, khi bài hát kết thúc trẻ vỗ tay 10 cái. Hôm nay ở trong hội hoa xuân có tổ chức cuộc thi “Bé vui học toán” đấy các con có muốn tham gia không? *Hoạt động trọng tâm : a)Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết các nhóm có 10 đối tượng- thêm bớt trong phạm vi 10 - Để chơi được trò chơi này, các con hãy chia thành các tổ đi nào các con chú ý số lượng người trong mỗi tổ sẽ bằng đúng số tiếng vỗ tay mà chúng mình vừa vỗ nhé! - Cô đặt tên cho mỗi tổ bằng số: Tổ 1, tổ 2, tổ 3. - Trò chơi “Bé vui học toán gồm có 5 trò chơi”. Cách chơi như sau: Cô vổ tay bao nhiêu cái .Các con chú ý lắng nghe sau đó lớp mình cùng thêm vào cho đủ số lượng 10 nhé! - Lần 1 cô vổ 9 cái - Trẻ thêm 1 cái vổ tay - Vì sao các con lại thêm vào 1 tiếngvổ tay ? (trẻ trả lời) - Lần 2, 3 cô đưa thẻ số. Trẻ thêm số lượng tiếng vổ tay sao cho đủ 10 tiếng b) Hoạt động 2: Trò chơi “thi ai nhanh” bớt trong phạm vi 10 Cách chơi: Cô mời lần lượt từng tổ lên chơi, khi cô vỗ tay chậm các cháu đi xung quanh vòng, khi cô vỗ tay nhanh thì các cháu chạy vào vòng. Mỗi vòng chỉ được 1 bạn chạy vào, ai không vào được sẽ bị loại khỏi vòng chơi * Lần 1: Cô để 9 chiếc vòng và mời 1 tổ 10 bạn lên chơi - Cô hỏi 1 tổ có mấy bạn? (10 bạn) - Có mấy bạn không có vòng nhỉ? (1 bạn ). Như vậy theo luật chơi bạn nào không tìm được vòng thì bạn ấy bị loại, vậy 10 bạn bớt đi 1 bạn còn mấy bạn? (9bạn) - Tương tự: Lần 2: 6 chiếc vòng, lần 3: 5 chiếc vòng. Cô đặt câu hỏi tương tự như lần chơi 1 c) Hoạt động 3: Chia 10 đối tượng ra làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau - Cả 2 trò chơi trên các con đều chơi rất là giỏi, bây giờ cô sẽ thưởng thêm cho lớp mình một trò chơi nữa các con có thích không nào - Cô tặng tổ 1: 1 ngôi nhà, tổ 2: 1 ngôi nhà và tặng cho tổ 3: 10 cây hoa. Sau đó hỏi trẻ xem cô vừa tặng gì cho mỗi tổ. Nhóm trưởng của đội sẽ đem quà của đội mình đặt lên bàn - Bây giờ các con có đồng ý tặng 10 bông hoa này cho 2 ngôi nhà không nào? - Cô cháu mình sẽ cùng chia 10 cây hoa về 2 ngôi nhà nhé! - Cô vừa làm mẫu vừa giải thích - Có 10 cây hoa cô chia về 2 ngôi nhà sao cho ngôi nhà nào cũng có các bông hoa và mỗi lần chia, số lượng các cây hoa không giống nhau. Lần 1: Cô chia 10 cây hoa thành 2 nhóm đối tượng 1 – 9. Cô vừa chia vừa đặt số 1 và số 9 tương ứng vào 2 nhóm đối tượng và kèm theo lời giải thích. Sau đó cho trẻ đếm và đọc số 1 và số 9 Lần 2: Chia 10 cây hoa thành hai nhóm 2 – 8 Lần 3: Chia 10 cây hoa thành hai nhóm 3 – 7 Lần 4: Chia10 cây hoa thành hai nhóm 4 – 6 Lần 4: Chia10 cây hoa thành hai nhóm 5- 5 * Các con thửu nghĩ xem còn cách nào khác chia 10 cây hoa thành 2 nhóm đối tượng không? - Vậy có mấy cách chia? (5 cách). Cô gọi 2, 3 trẻ nhắc lại Cô khái quát: Muốn chia một nhóm có 10 đối tượng thành 2 phần thì có 5 cách chia. Mỗi cách chia cho chúng ta một kết quả khác nhau và cách chia nào cũng đúng: Cách 1 1 phần có 1, 1 phần có 9 đối tượng 1 phần có 2, 1 phần có 8 đối tượng 1 phần có 3, 1 phần có 7 đối tượng 1 phần có 4, 1 phần có 6 đối tượng 1 phần có 5, 1 phần có 5 đối tượng e) Hoạt động 4: Luyên tập “chia 8 đối tượng ra làm 2 phần ” * Trò chơi: “Tổ nào nhanh ” Cách chơi : chia 3 tổ đi theo vòng tròn và hát, khi có hiệu lệnh của cô “chia thành 2 nhóm”. Mỗi tổ sẽ tự động chia thành 2 nhóm. Khi cô hô tạo nhóm 1 – 7, trẻ sẽ tự tạo thành 2 nhóm 1 – 7, tương tự như vậy tạo thành 2 nhóm 2 – 6, 3 – 5, 4 – 4. Cô sát và nhận xét từng đội chơi *Kết thúc hoạt động: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC ĐỀ TÀI: Chuyện : QUẢ BẦU TIÊN I.Mục đích yêu cầu : - Trẻ nhớ tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện. Hiểu được nội dung chuyện. - Rèn kỹ năng kể theo tranh chữ to, biểu diển kịch rối. - Thông qua câu chuyện trẻ biết sự phát triển của cây qua từng mùa và thích chăm bón cây xanh. II.Chuẩn bị : *Không gian tổ chức: Trong lớp *Đồ dùng phương tiện : - Tranh chuyện. - Tranh chuyện chữ to “ Qủa bầu tiên ”. - Đĩa nhạc, máy catset - Sân khấu rối II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ * Mở đầu họat động: * - Cô cùng trẻ hát bài: “ Bầu bí ”cho trẻ làm động tác minh họa theo nội dung bài hát. - Trò chuyện về nội dung bài hát. * Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1: Giới thiệu chuyện. - Hôm nay cô có một câu chuyện nói về quả bầu rất hay. Bây giờ cô cháu mình lắng tay dể khám phá câu chuyện này nhé ! * Hoạt động 2: Cô kể chuyện. - Lần 1: Cô kể diễn cảm. - Lần 2: Cô kể chuyện theo tranh. Cô vừa kể vừa đàm thoại trích dẫn - Đoạn 1: Từ đầu…đến…miễm cười gật đầu. Ngày xưa hoa hồng có màu gì ? Ai đã giúphoa hồng có màu sắt khác nhau ? - Đoạn 2: Từ các bạn…đến…hết. Vì sao lại có hoa hồng nhung ? * Tóm tắt chuyện : Cậu bé hiền lành, tốt bụng, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, mọi vật nên có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. * Giáo dục : Qua câu chuyện các con học được đức tính gì của cậu bé ? Vậy các con phải làm gì ? * Hoạt động 3: Cháu kể chuyện - Cho cháu kể chuyện dưới nhiều hình thức. - Trẻ đóng kịch rối. * Hoạt động 4: Trò chơi: - Trò chơi 1: Ai nhanh nhất. Cách chơi : Chia trẻ thành hai đội thi nhau trả lời câu hỏi của cô theo nội dung câu chuyện. Luật chơi : Đội nào trả lời nhiêu, đúng và nhanh nhất sẻ chiến thắng. - Trò chơi 2 :Kể chuyên theo tranh. Cách chơi : Chia lớp làm hai đội thi nhau lên gắn đúng thứ tự của nội dung câu chuyện.Kể lại thật hay câu chuyện . Luật chơi : Đội nào gắn nhanh và kể đúng nhất sẻ chiến thắng. * Kết thúc hoạt động. - Nhận xét tuyên dương. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: BÉ NẶN QUẢ I.Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng để nặn được các loại quả. - Trẻ biết sắp xếp bố cục quả hợp lý, cân đối, phối hợp màu đẹp. - Trẻ yêu thích và thể hiện tình cảm của mình khi thực hiện sản phẩm. - Rèn luyện ở trẻ các cơ ngón tay, kỹ năng nặn. II.Chuẩn bị : * Không gian tổ chức : Trong lớp * Đồ dùng phương tiện : - Máy catset, băng, nhạc 1 số bài hát tích hợp . - Những bụi cỏ. - Một số quả thật và những quả mẫu cô nặn sẵng . - Vở tạo hình, đất sắt, khăn lau,… II. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu hoạt động : - Cô cho cả lớp hát: “ Quả gì?” Đàm thoại theo nội dung bài hát. *Hoạt động trọng tâm : Hoạt động 1: Giới thiệu : Trong bài hát có những loại trái cây nào? - Cô cho trẻ biết cần phải ăn đầy đủ các loại trái cây hàng ngày để cho cơ thể luôn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. - Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại về một số mẫu quả cô đã nặn. - Cô có những loại trái cây nào? Về hình dáng của quả, màu sắc của các loại quả. Cách nặn như thề nào? - Cô cho trẻ nói về trái cây mà trẻ thích nặn. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện: - Trẻ nêu ý định của mình muốn nặn. - Cháu thích nặn trái cây gì ? (khi trẻ trả lời cô có thể gợi ý thêm về cách nặn và cách nặn quả…) - Cô đi quan sát từng bàn, gợi ý và hướng dẫn trẻ nặn được quả với nhiều loại trái cây khác nhau. Ví dụ : Nặn trái cây có nhiều loại quả tròn, quả dài, quả hình bầu dục…và có nhiều màu khác nhau. - Trẻ nặn xong mang sẩn phẩm lên trưng bày cho cả lớp nhận xét, chọn ra quả nặn đẹp nhất… *Kết thúc hoạt động : = Nhận xét tuyên dương. [...]... ” - Tranh ảnh về hoa quả II TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ *Mở đầu họat động: - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Gieo hạt” - Trò chuyện về sự phát triển của cây - Các con có thích đi trồng cây cùng cô không ? * Hoạt động trọng tâm: a Hoạt động 1: Hát và gõ đệm theo nhịp bài hát “ Quả gì” - Cây lớn lên rồi như thế nào ? cây ra hoa kết quả Cô cùng các con cùng hát về một số loại quả nào ! Bây giờ các... kết quả Cô cùng các con cùng hát về một số loại quả nào ! Bây giờ các con hày lắng tai nghe cô hát gì nhé ! - Cô hát một đoạn trong bài hát “ Quả gì” và đố trẻ ? Cô vừa hat một đoạn nhạc trong bài hát gì nhỉ? Trong bài hát có những quả gì ? - Đúng rồi! Bài hát “ Quả gì ?” do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác đấy các con, bây giờ các con có muốn cùng cô thể hiện bài hát này không nào? (trẻ cùng cô thể hiện bài...KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2011 HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: QUẢ GÌ I.Mục đích yêu cầu : - Trẻ hát đúng nhạc kết hợp gõ theo nhịp bài hát “ Quả gì” nhịp nhàng - Thích nghe cô hát.Qua bài hát trẻ biết bảo vệ chăm sóc cây xanh và biết lợi ích của cây xanh - Trẻ biết tham gia trò chơi và hứng thú khi tham... đấy, các con chú ý lắng nghe cô hát thử nhé! - Cô hát bài “ Quả gì bằng âm la” sau đó cô mời 4 bạn lên hát bằng âm la theo giai điệu của bài hất này - Bây giờ cô cháu mình vừa hát vừa vỗ tay đệm theo nhịp bài hát này nhé! - Cô làm mẫu vỗ tay theo nhịp - Cô sửa cho những trẻ vỗ tay không đúng và mời trẻ lên biểu diễn vỗ tay theo nhịp bài hát“ Quả gì” b Hoạt động 2: Nghe hát bài “Lý cây bông” * Hát lần... phút hội ý cả đội cùng nhau hát Luật chơi : Phải hát bài hát có tên hình trong thăm bốt được Đội nào hát đúng và nhanh nhất sẻ chiến thắng *Kết thúc hoạt động : - Nhận xét tuyên dương - Trẻ hát bài “ Quả gì” . loại quả. - Cô cho trẻ quan sát một số loại quả như quả cam, quả xoài, quả chuối, quả đu đủ, quả thanh long. - Cho trẻ quan sát và nói về màu, cấu tạo, hình dáng, mùi vị của từng loại quả, . từng loại quả mà cháu đã trải nghiệm. - Cho cháu xem tranh về những bộ phận của quả như cuống quả, phần vỏ quả, ruột, hạt. Hoạt động 3 : Ích lợi và cách chăm sóc cây ăn quả. - Trong quả có nhiều. ý thêm về cách nặn và cách nặn quả ) - Cô đi quan sát từng bàn, gợi ý và hướng dẫn trẻ nặn được quả với nhiều loại trái cây khác nhau. Ví dụ : Nặn trái cây có nhiều loại quả tròn, quả dài, quả