1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Kinh tế lượng Các yếu tố tác ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên

26 3,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 355,58 KB

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCMBÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN GVHD:

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN

GVHD: Cô ĐỖ HOÀNG OANH SVTH : Nhóm 7

TPHCM, tháng 5/2015

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GVHD

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

Trang 4

một nước Công nghiệp hiện đại Tất cả đòi hỏi một nguồn nhân lực trẻ, năng động, cótrình độ chuyên môn và năng lực làm việc cao.

Để đáp ứng với xu thế và sự định hướng phát triển đó thì Sinh viên càng phải cốgắng nhiều hơn trong việc học tập và rèn luyện, nhằm nâng cao kiến thức, trình độ củabản thân để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi phù hợp chobản thân, góp phần xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, một thực tế hiện nay xảy

ra khá phổ biến ở các trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước là: Phần lớn sinh viêndường như chẳng biết mình được học gì trên lớp và điều đó dẫn đến kết quả học tậpkhông tốt Có thể thấy, môi trường học tập ở Đại học đòi hỏi tự mỗi sinh viên phải có sự

tự giác, nỗ lực của cá nhân rất lớn Song, nhiều bạn Sinh viên dù có chăm chỉ nhưng kếtquả học tập vẫn không cao (Đại diện là Điểm trung bình) Có thể là do phương pháp họcchưa thật sự phù hợp với môi trường giáo dục Đại học, hoặc cũng có thể do các yếu tốkhác tác động đến việc học khiến kết quả chưa được tốt

Một thực tế khác, sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng loại Trung bình thì cơ hội nghềnghiệp đúng với chuyên môn, sở thích, hài lòng với mức lương quả không dễ dàng Dovậy, tất cả sinh viên đều mong muốn tốt nghiệp với một tấm bằng đại học loại khá – giỏi

Và tiêu chí để có được tấm bắng loại khá – giỏi ấy là Điểm trung bình học tập của sinhviên Có thể thấy, với những người còn ngồi trên nghế nhà trường nói chung và sinh viênnói riêng thì Điểm trung bình học tập là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá kết quả họctập của sinh viên sau mỗi kỳ học kỳ Kết quả của mỗi kỳ sẽ quyết định xem sinh viên có

bị buộc thôi học hay không, xếp loại học lực gì và tấm bằng mà họ đạt được sau khi kếtthúc chương trình đào tạo của nhà trường Qua những phân tích trên, có thể thấy sinhviên rất quan tâm đến điểm trung bình học tập của mình

Hiểu được vấn đề đó, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:

“NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỂM TRUNG BÌNH HỌC

TẬP CỦA SINH VIÊN”

Trang 5

để có những kết luận, những nhận xét về một số các yếu tố ảnh hưởng đến điểmtrung bình học tập của sinh viên, đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao điểmtrung bình của sinh viên.

Do Nghiên cứu này chúng tôi thực hiện dựa trên những yếu tố chủ quan tác độngđến điểm trung bình nên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì thế, chúng tôi hoannghênh mọi và trân trọng những ý kiến đóng góp từ người đọc

Kết cấu đề tài:

Lời mở đầu

Phần 1: Đối tượng – Phạm vi – Phương pháp nghiên cứu

Phần 2: Cơ sở lý thuyết

Phần 3: Mô hình và các biến liên quan

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình.

Phần 5: Kết luận – Đề xuất.

Phụ lục

Phần 1: ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trước khi tiến hành xác định các biến đưa vào mô hình (hay các yếu tố tác động đếnđiểm trung bình học tập của Sinh viên), chúng tôi đã có một khảo sát nhỏ trên 150 sinh

Trang 6

viên đến từ nhiều trường trong TPHCM tại khuôn viên Nhà văn hóa sinh viên Qua tổnghợp và lựa chọn, chúng tôi xác định được có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến điểm trungbình học tập được các bạn đặc biệt nhắc đến nhiều nhất, đó là:

1 Số giờ tự học ở nhà.

2 Số buổi vắng học trong một học kì.

3 Thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa 1 tuần.

4 Thời gian sử dụng internet trong việc giải trí hàng ngày.

5 Có hoặc không đi làm thêm.

6 Có hoặc chưa có người yêu.

Qua việc xác định các yếu tố trên dựa trên mẫu khảo sát nhỏ của 150 sinh viên, chúng tôitiến hành xây dựng một bảng Khảo sát chi tiết hơn về điểm trung bình học tập học kì gầnđây nhất, thời gian các bạn sinh viên dành cho những hoạt động kể trên

Chúng tôi thu thập dữ liệu từ 250 bạn sinh viên đến từ các trường: Đại học Ngânhàng TPHCM, Đại học Bách Khoa TPHCM, Đại học Kinh Tế Tài Chính TPHCM, Đạihọc Kinh Tế TPHCM, Đại học Luật TPHCM, ĐH Huflit, Cao đẳng bán công Công Nghệ

và Quản trị Doanh nghiệp, Cao đẳng Tài chính – Hải quan, Cao đẳng Nghể iSpace Qualựa chọn và chắt lọc số liệu, chúng tôi có được bộ dữ liệu gồm 180 quan sát trong tổng số

250 phiếu khảo sát được phát ra

Có thể thấy, điểm trung bình học tập cuối mỗi kì của mỗi sinh viên bị chi phối bởirất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự nỗ lực học tập của mỗi cá nhân thể hiện quakhoảng thời gian tự học Tuy nhiên, không ít các bạn sinh viên dành nhiều thời gian hơncho việc giải trí, làm thêm, văn nghệ, thể thao… Do đó, để có thể thấy mỗi yếu tố tácđộng đến điểm trung bình như thể nào, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy kinh tế lượngnhằm tìm ra mối quan hệ định lượng ấy, góp phần đưa ra những nhận định sơ bộ về cácyếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình của sinh viên

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi có sử dụng đến Phần mềm Eviews 6, Ecxel

2010 để phân tích và tổng hợp số liệu

Trang 7

Phương pháp sử dụng để phân tích Hàm hổi quy: Phương pháp OLS, chạy trênEviews 6.

Nguồn dữ liệu: Sơ cấp, tiến hành phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho 250 bạn sinhviên đến từ các trường Chọn lọc dữ liệu còn 180 quan sát được sử dụng làm mẫu trongnghiên cứu này

Tuy nhiên, chúng tôi có sử dụng một số các ý kiến được nêu ra trong các bài báo,tham khảo tài liệu từ internet và một số các nghiên cứu liên quan

Phần 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 Các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập:

Trang 8

Tác giả Evans (1999) trong nghiên cứu “School-leavers, Transition to Tertiary Study: A Literature Review'”;

Tác giả Stinebrickner, T.R and Stinebrickner, R (2001) trong nghiên cứu “The relationship between Family income and schooling attainment: Evidence from a liberal arts college with a full tuition subsidy program”;

Một nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha “Personal, family, and academic factors affecting low achievement in secondary school” của Antonia Lozano Diaz (2003); Tác giả Getinet Haile & Nguyễn Ngọc Anh (2008) trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ở Hoa Kỳ: Phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm kiểm tra”;

Tác giả Darling-Hammond (2000) trong cuốn “Chất lượng giáo viên và thành quả học tập của học sinh” Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh/sinh (gọi chung là sinh viên) khá đa dạng

Các nghiên cứu chỉ rõ mối quan hệ, các mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên ở hầu hết các nhóm yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu, đặc điểm xã hội, đặc điểm kinh tế.

 Các công trình trong nước

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010) “Các yếu tố tác động đến KQHT của sinh viên chính qui Trường Đại học Nông lâm TP.HCM”,

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân (2008) về “các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế”,

Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Tâm (2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”,

Trang 9

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thùy Trang (2010) “Khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”.

Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố với kết quả học tập của sinh viên thì còn nhiều công trình khác nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên trong mối tương tác với các yếu tố cá nhân và môi trường xung quanh để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Trong nghiên cứu “Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực” tác giả Nguyễn Quý Thanh (2009); Nguyễn Công Khanh (2009) với

“Nghiên cứu phong cách học của sinh viên Trường ĐHKHXH-NV & Trường ĐHKHTN”;

Trần Lan Anh (2010) trong luận văn thạc sĩ “Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên đại học”;

Chu Phương Hiền (2008) “Nghiên cứu không khí tâm lý lớp học của tập thể sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”

Thông qua các bài nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh

hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên hiện nay Song, để thật sự minh chứng rõ ràng trong môi trường Đại học tại TPHCM, chúng tôi xin chia sẻ một

số các phản hồi chúng tôi nhận được:

“Tôi nghĩ việc điểm trung bình học tập bị tác động bởi những yếu tố nào thì rất khó xác định chính xác Bỡi lẽ nhiều người sẽ có nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, với bản thân tôi và các bạn cùng phòng, sau một vài học kì, tôi cảm thấy rằng thời gian dành cho việc vui chơi (chơi game online, xem phim, sinh nhật, họp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ…) đã chiếm phần lớn thời gian, và đôi lúc tôi không thể sắp xếp được thời gian dành cho việc học Do đó điểm trung bình của chúng tôi

Trang 10

thường không cao.” (Nguyễn Văn Sơn – SV năm 2 – Trường ĐH Bách Khoa

TPHCM)

“Mình nghĩ việc đi làm thêm sẽ rất ảnh hưởng đến việc học Bản thân mình từng đi làm thêm một học kì, sau khi đi làm về thì khó có thể ngồi vào bàn học Đặc biệt là xung quanh khu vực mình ở trọ lại có nhiều cám dỗ như là Karaoke, đá banh…”

(Phan Lê Hoàng Hảo – SV năm 2 – Trường ĐH Kinh Tế Tài Chính TPHCM)

“Việc có người yêu hay không thật sự không ảnh hưởng mấy đến học tập Bởi lẽ là sinh viên, đã lớn và có suy nghĩ chính chắn hơn thời học sinh, thì nếu biết cách yêu

sẽ mang lại nhiều kết quả tốt Tuy nhiên, rất ít có thể làm được việc đó Bản thân mình và các bạn mình cũng nhiều lần tự nghỉ học để đi chơi với người yêu Do vậy

mình thấy nó cũng sẽ ảnh hưởng đến điểm học tập.” (Trần Nguyễn Quỳnh Như –

SV năm 2 – Trường ĐH HUFLIT)

“Tham gia ngoại khóa và các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ sẽ rất bổ ích cho việc

học nếu biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.” (Bùi Kim Cương – SV năm 3 – ĐH

Cảnh sát Nhân Dân)

“Mình dành nhiều thời gian tự học tự nghiên cứu hơn là tham gia các hoạt động

giải trí Hai học kì gần đây, với cách học ấy, mình đều đạt học bổng.” (Đoàn

Mạnh Cường – SV năm 3 Cao Đẳng – Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM – Học bổng Ngành Ngân hàng năm 2012)

“Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa sẽ khiến bạn mạnh dạn hơn và có thêm nhiều kiến thức cho bản thân, nó cũng sẽ bổ trợ cho những kiến thức bạn học trên

lớp, đặc biệt là khi tham gia các câu lạc bộ học thuật.” (Mai Tấn Tài – SV năm 3

– Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM – Chủ nhiệm CLB Mầm Sống)

Trang 11

“Các kì vừa qua mình dành nhiều thời gian cho việc xem phim online, đi làm thêm

và thường xuyên nghỉ học Kết quả học tập không được tốt cho lắm.” (Nguyễn

Thanh An – SV năm 2 – ĐH Ngân hàng TPHCM)

Còn rất nhiều các ý kiến khác xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của Sinh viên Tuy nhiên, thông qua kết quả khảo sát nhỏ và các ý kiến lấy trực tiếp từ các bạn Sinh viên, chúng tôi thấy đây là một Cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các nhân tố đã xác định thông qua bảng khảo sát Đồng thời, các công trình nghiên cứu trong nước của các nhà nghiên cứu uy tín cũng từng đề cập đến đặc trưng xã hội, đặc điểm kinh tế, yếu tố cá nhân và môi trường xung quanh Đó cũng là một Cơ sở nữa để chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.

Trong quá trình Nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu trước đã giúp chúng tôi có những tài liệu làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu này Xin cảm ơn các bạn sinh viên đã chia sẻ những thông tin từ chính bản thân các bạn để chúng tôi có thể lấy đó làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu.

Trang 12

Phần 3: MÔ HÌNH VÀ CÁC BIẾN LIÊN QUAN:

CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH:

Biế

n

Y Điểm trung bình Điểm Định lượng

X2 Số giờ tự học ở nhà Giờ Định lượng (+): Kỳ vọng nếu thời gian tự học tăng

lên thì điểm trung bình sẽ tăng lên

X3 Số buổi vắng học

trong một học kì

Buổi Định lượng (–): Kỳ vọng nếu số buổi nghỉ học

tăng lên sẽ khiến điểm trung bình hạxuống

X4 Thời gian dành cho

các hoạt động ngoại

khóa 1 tuần

Giờ Định lượng (–): Kỳ vọng nếu thời gian tham gia

hoạt động ngoại khóa tăng lên sẽkhiến điểm trung bình hạ xuống

X5 Thời gian sử dụng

internet cho việc

giải trí hàng ngày

Giờ Định lượng (–): Kỳ vọng nếu thời gian dành cho

việc giải trí bằng internet tăng lên sẽkhiến điểm trung bình hạ xuống

D1 Có hoặc không đi

làm

1: Có0: Không

Định tính (–): Kỳ vọng nếu đi làm nhiều sẽ ảnh

hưởng xấu đến kết quả học tập, nghĩa

là điểm trung bình hạ xuống

D2 Có hoặc chưa có

người yêu

1: Có2: Chưa

Định tính (–): Kỳ vọng nếu có người yêu sẽ ảnh

hưởng xấu đến kết quả học tập, nghĩa

là điểm trung bình hạ xuống

MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG: (MÔ HÌNH 1)

Trang 13

X2, X3, X4, X5: Biến giải thích định lượng

D1, D2: Biến giả (1: Có, 0: Không/Chưa)

j

: Các hệ số hồi quy.

Với mức ý nghĩa 5% , làm tròn đến 4 chữ số thập phân.

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY

Trang 14

Tiến hành chạy Mô hình Hồi Quy trên Eviews với các số liệu từ 180 mẫu chọn lọc được

với đầy đủ các biến theo mô hình 1 Ta có bảng kết xuất mô hình 1:

R-squared 0.814227 Mean dependent var 6.539000

Adjusted R-squared 0.807784 S.D dependent var 1.506640

S.E of regression 0.660548 Akaike info criterion 2.046618

Sum squared resid 75.48396 Schwarz criterion 2.170789

Log likelihood -177.1956 Hannan-Quinn criter 2.096964

F-statistic 126.3739 Durbin-Watson stat 1.968022

Prob(F-statistic) 0.000000

Từ kết quả trên, ta nhận thấy:

 Biến X4 có prob = 0.6976 > 0.05 và biến D2 có prob=0.2744 > 0.05 nên 2 biếnnày không có ý nghĩa thống kê Các biến còn lại có prob < 0.05 nên sẽ có ý nghĩathống kê

 Với các biến ban đầu trong mô hình, Mô hình 1 giải thích được 81.42% sự thayđổi của biến Y Hay nói cách khác, các biến X giải thích được 81.42% sự thay đổicủa biến Y

Như vậy, với kết luận trên, ta có thể bỏ đi 2 biến X4 và D2 Khi ấy, ta có mô hình 2:

Trang 15

Với mô hình này, ta xác định đã loại bỏ 2 biến X4 và D2, nghĩa là 2 biến này không cần

thiết Ta tiến hành kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết để chứng minh cho điều trên.

a Đặt giả thiết: (Với biến X4)

Log likelihood ratio 0.157498 Prob Chi-Square(1) 0.6915

Theo bảng trên, ta thấy Prob F = 0.6976 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết

H0: β4 = 0 Nên ta chấp nhận H0: β4 = 0 (với ý nghĩa 5%) Như vậy, biến X4 không cầnthiết trong mô hình 1

b Đặt giả thiết: (Với biến D2)

Log likelihood ratio 1.246460 Prob Chi-Square(1) 0.2642

Theo bảng trên, ta thấy Prob F = 0.2744 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết

H0: β7 = 0 Nên ta chấp nhận H0: β7 = 0 (với ý nghĩa 5%) Như vậy, biến D2 không cầnthiết trong mô hình 1

c Đặt giả thiết:

H0: β4 = β7 = 0

H1: Có ít nhất một trong hai hoặc β4 hoặc β7 khác không

Với mức ý nghĩa 5% (Độ tin cậy 95%)

Redundant Variables: X4 D2

F-statistic 0.776254 Prob F(2,173) 0.4617

Log likelihood ratio 1.608120 Prob Chi-Square(2) 0.4475

Trang 16

Theo bảng trên, ta thấy Prob F = 0.4617 > 0.05 nên ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết

H0 : β4 = β7 = 0 Nên ta chấp nhận H0 : β4 = β7 = 0 (với ý nghĩa 5%) Như vậy, biến X4, D2không cần thiết trong mô hình 1, ta có thể bỏ 2 biến trên khỏi mô hình 1

Như vậy, qua kiểm định trên, ta thấy biến X4, D2 thật sự không cần thiết trong mô hình 1 Ta tiến hành hồi quy mô hình mới khi đã bỏ đi 2 biến X4, D2 (mô hình 2.)

R-squared 0.812560 Mean dependent var 6.539000

Adjusted R-squared 0.808275 S.D dependent var 1.506640

S.E of regression 0.659703 Akaike info criterion 2.033330

Sum squared resid 76.16136 Schwarz criterion 2.122023

Log likelihood -177.9997 Hannan-Quinn criter 2.069291

F-statistic 189.6577 Durbin-Watson stat 1.999002

Prob(F-statistic) 0.000000

 Với kết quả mô hình vừa chạy được, ta thấy Prob của tất cả các biến X2, X3, X5,D1 đều nhỏ hơn 5% nên tất cả các biến trên đều có ý nghĩa thống kê và có thể giảithích được cho sự thay đổi của biến Y

 Với R2= 81.256%, ta thấy Mô hình giải thích được 81.256% sự thay đổi của biến

Y Hay nói cách khác, các biến X giải thích được 81.256% sự thay đổi của biến Y

Ta có mô hình hồi quy sau:

Với R2 hiệu chỉnh của mô hình 2 = 80.8275% > R2 hiệu chỉnh của mô hình 1 = 80.7784%

nên mô hình 2 tốt hơn mô hình 1 Ta chọn mô hình 2.

Ngày đăng: 11/05/2015, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w