1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÍCH LUỸ CHUYÊN MÔN T1/2011

3 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38 KB

Nội dung

Tích lũy kinh nghiệm giảng dạy như thế nào? Nếu bạn là người thầy giáo và cô giáo thực tâm muốn tích luỹ kinh nghiệm bởi vì thực tế hiện nay có nhiều giáo viên có triển vọng tốt, vươn lên đạt kết quả giảng dạy cao hơn nữa nếu chú tâm vào việc tích lũy kinh nghiệm giảng dạy, nhưng số thầy cô này chưa phát huy và chưa bộc lộ hết khả năng và tài năng của mình. Những thầy giáo và cô giáo mới chỉ làm được việc theo kiểu "không muốn thua ai và khong muốn kém ai" nghĩa là những thầy cô này chỉ hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình là đủ. Nói một cách nghiêm túc rằng tích lũy kinh nghiệm giảng dạy của thầy cô được thầy cô lưu giữ trong đầu và được áp dụng khi cần, có một số thầy cô có ghi hẳn vào trong số rất có giá trị, thậm chí có một số vấn đề mà mọi người mặc dù đã biết nhưng không ghi lại trong sổ sách làm tư liệu quý giá để mọi người cùng học hỏi. Nhưng dù sao đi nữa với bản thân của tôi cũng chia sẻ tích lũy kinh nghiệm giảng dạy như thế nào? Thứ nhất muốn tích lũy được kinh nghiệm giảng dạy một cách nhanh chóng, hiệu quả, quý thầy cô phải là người thực sự tâm huyết với nghề nghiệp và có mong muốn phát triển được nghề nghiệp của chính bản mình (vì có nhiều thầy cô luôn thỏa mãn với kiến thức đã học được từ thời còn ở đại học cho đến nay, vì những thầy cô này không muốn và không cần học để nâng cao trình độ, không cần tham dự hội thảo, hội nghị để học tập kinh nghiệm của những người khác hơn mình.) Thứ hai quý thầy cô phải có các đồng nghiệp cùng chí hướng (cũng mong muốn phát triển nghề nghiệp như quý thầy cô). Nếu được một đồng nghiệp là người giáo viên tậm tâm có kinh nghiệm dìu dắt, giúp đỡ thì bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sớm được nâng cao năng lực giảng dạy hơn. Nếu không có giáo viên có kinh nghiệm nào muốn giúp thầy cô, thì thầy cô hãy tự mình tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc tích lũy kinh nghiệm của thầy cô. Thứ ba thầy cô có thể tiến hành tích lũy kinh nghiệm bằng cách lưu giữ đầy đủ các công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên một cách cẩn thận, giữ kỹ và thường xuyên đọc các tài liệu tập huấn mà thầy cô được tập huấn và học tập. Vì sao quý thầy cô cần lưu giữ công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên? Bởi vì công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên thường định hướng cho sự phát triển chuyên môn của ngành, đồng thời cũng có những quy định cho thầy cô phải tuân thủ. Các nội dung có trong các công văn chỉ đạo là cơ sở để bạn viện dẫn, tranh luận với thầy cô khác khi xác định một vấn đề về phương pháp giảng dạy là đúng (phương pháp đó là phương pháp tích cực) hay phương pháp không đúng (hay phương pháp không phù hợp). Vì các tài liệu được biên soạn công phu của những người có học vị, học hàm và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của môn học mà quý thầy cô đang giảng dạy. Quý thầy cô cần lưu ý rằng, có một số cán bộ quản lý hay thầy cô có ý kiến phê bình về chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên, chứ người ta không phê phán các tài liệu dùng để bồi dưỡng giáo viên. Các tài liệu tập huấn cũng là cơ sở để bạn viện dẫn, dựa vào đó mà đánh giá những vấn đề về phương pháp giảng dạy khi tranh luận với một giáo viên khác. Thứ tư sưu tầm các bài báo hay viết về phương pháp giảng dạy, những tài liệu chuyên môn quan trọng có liên quan đến bộ môn của bạn. Thầy cô cũng cần lưu ý rằng bạn cần phải tích lũy các kiến thức hay về bộ môn và về phương pháp giảng dạy, học tập và tích lũy các kinh nghiệm về sử lý các tình huống giáo dục, giảng dạy có hiệu quả. Đó là các kết quả kiểm chứng hay đề xuất mà các thầy cô hiện đang giảng dạy hoặc nghiên cứu đã thực hiện. Nhiều bài báo viết về phương pháp giáo dục rất hay, thể hiện kinh nghiệm của người viết trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Các bài báo hay viết về phương pháp giáo dục cũng là các kết quả mà các giáo viên khác đã thực hiện được. Nó giúp cho bạn có thêm niềm tin về việc đã có người thực hiện phương pháp hay một thủ thuật dạy học nào đó, và thầy cô đó đã thành công, thế thì tại sao lại nói “không” với chúng ta? Thứ năm phải sưu tầm thêm những tài liệu chuyên môn quan trọng khác có liên quan đến bộ môn của mìmh. Không có tài liệu nào đề cập được đầy đủ tất cà những vấn đề mà bạn quan tâm. Việc sưu tầm thêm tư liệu có liên quan sẽ giúp bạn có thêm được các kiến thức bổ sung, giúp bạn sáng tỏ thêm một vấn đề nào đó mà trong lần đọc một tài liệu trước đó bạn cảm thấy vướng mắc thầy cô. Việc sưu tầm thêm tư liệu, những tài liệu này sẽ giúp thầy cô có thêm được một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề mà thầy cô quan tâm. Quý thầy cô có thể sưu tầm các tài liệu này trên Internet, qua các sách báo mà thầy cô thường đọc. Thứ sáu để có thể thu lượm được nhiều kinh nghiệm giảng dạy, thầy cô cần phải có và phải trang bị cho mình một thái độ tích cực trong quá trình tiếp thu những cái mới, những cuộc tranh luận với thầy cô đồng nghiệp, với những thầy cô có kinh nghiệm hơn, lớn tuổi hơn và kể cả những người làm việc trong lĩnh vực chuyên môn ở cấp cao hơn trong ngành thậm chí kể cả những người không phải trong nghành với mình. Thái độ tích cực ở đây được hiểu là quý thầy cô phải biết nghe và biết nói. Cần nghe những cái gì được minh chứng là đúng, kể cả thầy cô nhỏ tuổi hoặc ít năm kinh nghiệm giảng dạy hơn. Các thầy cô lớn tuổi, có kinh nghiệm luôn sẵn lòng giúp đỡ thầy cô nếu thầy cô là người thực tâm muốn tích luỹ kinh nghiệm, khi họ thấy thầy cô làm việc một cách khoa học và đặc biệt là khi họ nhìn thấy được khả năng tiềm ẩn của thầy cô. Cần phải biết nghe những điều đã minh chứng được là đúng, cần phải nói ý tưởng của mình về vấn đề mà thầy cô gặp phải, phải tranh luận, tranh luận đến cùng, đến khi nào vấn đề đưa ra tranh luận được sáng tỏ. Thứ bảy nên lắng nghe và xem học sinh mình cần gì ở thầy cô. Thầy cô đã đáp ứng đủ chưa. Thầy cô có quan tâm đến nhu cầu kiến thức cung cấp cho đối tượng của thầy cô chưa?. Và phải đáp ứng những nhu cầu dó như thế nào? Thứ tám điều quan trọng nhất là thầy cô phải nắm vững phương pháp giảng dạy, thật vững vàng. Phương pháp giảng dạy mà quý thầy cô cần nắm vững thuộc phương pháp giảng dạy nào và cách thức tiến hành phương pháp giảng dạy đó trên lớp học như thế nào. Việc vận dụng phương pháp giảng dạy của các thầy cô khác nhiều khi quá linh động nên đã đi chệch hướng, sai những nguyên tắc cơ bản của phương pháp giảng dạy do đó đòi hỏi quý thầy cô phải thật bình tỉnh trong nghề nghiệp của của quý thầy cô. Sau phần chuẩn bị như trên quý thầy cô hãy bắt tay vào việc thực hiện tích lũy kinh nghiệm giảng dạy của chính thầy cô và mong rằng nó sẽ giúp ích cho quý thầy cô. . giữ công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên? Bởi vì công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên thường định hướng cho sự phát triển chuyên môn của ngành, đồng. tài liệu chuyên môn quan trọng có liên quan đến bộ môn của bạn. Thầy cô cũng cần lưu ý rằng bạn cần phải tích lũy các kiến thức hay về bộ môn và về phương pháp giảng dạy, học tập và tích lũy. thiết để chuẩn bị cho việc tích lũy kinh nghiệm của thầy cô. Thứ ba thầy cô có thể tiến hành tích lũy kinh nghiệm bằng cách lưu giữ đầy đủ các công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục

Ngày đăng: 11/05/2015, 09:00

w