1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề & đáp án HSG Sinh học 9.

5 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76 KB

Nội dung

Quan sát 1 nhóm tế bào gốc lá cải bắp đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 NST bao gồm cả NST kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn N

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LĂK

ĐỀ THI ĐỀ SUẤT SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 9

NĂM HỌC 2010-2011

(Thời gian làm bài: 150 phút – Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ RA:

Câu 1: ( 4.0 điểm )

Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ? Ý nghĩa giảm phân là gì ?

Câu 2: ( 3.0 điểm )

Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa trứng và tinh trùng về mặt cấu tạo?

Câu 3: ( 3.0 điểm )

So sánh giữa ARN với prôtêin về cấu tạo và chức năng di truyền ?

Câu 4: ( 4.0 điểm )

Trong 1 trại nuôi cá khi thu hoạch người ta được 1600 cá chép

a) Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và trứng là 20%

b) Tính số tế bào mầm đực và cái Cho biết các tế bào mầm đực và cái đều phân bào 3 đợt

Câu 5: ( 6.0 điểm )

Ở cải bắp có bộ NST 2n = 18 Quan sát 1 nhóm tế bào gốc lá cải bắp đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 NST bao gồm cả NST kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn NST đơn đang phân li về 2 cực

tế bào, trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 144 Hãy xác định:

a) Các tế bào đang nguyên phân ở kỳ nào?

b) Số lượng tế bào ở mỗi kỳ là bao nhiêu?

c) Nếu nhóm tế bào trên đều có nguồn gốc từ 1 tế bào khởi đầu thì chúng đã trải qua mấy đợt phân bào?

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LĂK

HƯỚNG DẪN CHẤM

Đáp án và biểu điểm Câu 1: ( 4.0 điểm )

Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giản phân ? Ý nghĩa giản phân là gì ?

a) Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giản phân

- Đều xảy ra ở kỳ phân bào tương tự nhau: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ

cuối

- Đều có sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể theo chu kỳ đóng và tháo xoắn

- Đều có sự nhân đôi nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ trung gian mà thưc chất là

sự nhân đôi ADN

- Đều là cơ chế nhằm duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài

- Lần phân bào II giảm phân giống phân bào nguyên phân

1.0

Khác nhau

- Xảy ra ở tế bào dinh dưỡng và mô

tế bào sinh dục sơ khai

- Trải qua một lần phân bào

- Nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi

thành từng nhiễm sắc thể kép sẽ tập

trung thành một hàng trên mặt

phẳng xích đạo ở kỳ giữa

- Trải qua một chu kỳ biến đổi hình

thái nhiễm sắc thể

- Kết quả tạo ra hai tế bào con từ tế

bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n

giống tế bào mẹ

- Cơ chế duy trì bộ nhiễm sắc thể

của loài trong một cá thể

- Xảy ra tại vùng chín của tế bào sinh dục

- Xảy ra hai lần phân bào kiên tiếp:

lần phân bào 1 là lần phân bào giảm phân, Lần phân bào II là lần ph thể tương đồng kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kỳ giữa I theo nhiều kiểuân bào nguyên phân

- Nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi thành từng nhiễm sắc khác nhau

- Trải qua hai chu kỳ biến đổi hình thái nhiễm sắc thể nhưng nhân đôi nhiễm sắc thể chỉ xảy ra 1 lần ở kỳ trung gian trước khi bước vào giảm phân I

- Kết quả tạo ra 4 tế bào con đơn bội có bộ nhiễm sắc thể giảm đi 1 nửa, khác nhau về nguồn gốc và chất lượng nhiễm sắc thể

- Cơ chế duy trì bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính

0.4 0.4

0.4

0.4

0.4

Ý nghĩa của giảm phân:

- Giảm bộ nhiễm sắc thể đi ẵ lần trong các tế bào giao tử để khi thụ tinh sẽ

khôi phục lại trạng thái lưỡng bội như ban đầu, đảm bảo cho sự kế tục vật

chất duy truyền của loài ổn định qua các thế hệ

- Tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng nhiễm sắc

thể ( do sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do và trao đổi đoạn nhiễm sắc thể)

Trang 3

- Nhờ đó khi thụ tinh sẽ tạo ra các biến dị tổ hợp, chính các biến dị tổ hợp

này là nguồn nguyên liệu biến dị dồi dào cho quá trình chọn lọc tự nhiên

- Tạo điều kiện cho các đột biến lan truyền chậm chạp trong quần thể, trong

loài để biểu hiện thành kiểu hình đột biến

1.0

Câu 2: ( 3.0 điểm )

Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa trứng và tinh trùng về mặt cấu tạo?

a) Điểm giống:

- Đều có cấu tạo tế bào: Có màng tế bào, chất nguyên sinh, nhân Nhân tế

bào chứa bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST

- Các tinh trùng và trứng đều được tạo ra qua quá trình tạo giao tử gồm 3

giai đoạn

- NST trong tinh trùng và trứng đều ở trạng thái giãn xoắn cực đại

- Góp phần kế tục vật chất di truyền ổn định qua các thế hệ

1.5

b) Điểm khác nhau:

- TB trứng có kích thước lớn, dạng

hình cầu, lượng tế bào chất nhiều - Tế bào tinh trùng có kích thước nhỏ, lượng tế bào chất không đáng

kể, có 3 phần: Đầu, cổ, đuôi

- Giới tính cái chỉ có 1 loại trứng

mang X

- Ở các loài mà giới tính đực là dị giao tử có 2 loại tinh trùng

- Trứng ngoài cung cấp cho hợp tử

bộ gen nhân, còn cung cấp cho

hợp tử phần tế bào chất (có chứa

gen bào chất) tạo điều kiện cho

hợp tử phát triển thuận lợi ở giai

đoạn đầu

- Khi thụ tinh tạo hợp tử, tinh trùng chủ yếu cung cấp cho hợp tử

bộ gen nhân

0.5 0.5

0.5

Câu 3: ( 3.0 điểm )

So sánh giữa ARN với prôtêin về cấu tạo và chức năng di truyền ?

*) Những điểm giống nhau:

- Cấu tạo:

+ Đều thuộc loại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào

+ Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại

Các đơn phân liên kết nhau tạo thành mạch (duỗi)

+ ARN và các prôtêin bậc 1, bậc 2, bậc 3 đều có cấu trúc 1 mạch đơn 1.0

Trang 4

+ Đều có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng, trật tự các

đơn phân quy định

- Chức năng: Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền và

tính trạng của cơ thể

*) Khác nhau:

ARN

- Cấu tạo:

+ Luôn có cấu trúc 1 mạch đơn

+ Đơn phân là Nuclêôtít

+ Các nguyên tố hoá học cấu tạo là C,

H, O, N, P

+ Có kích thước và khối lượng lớn

hơn prôtêin

- Chức năng:

+ Trực tiếp tổng hợp prôtêin

Prôtêin

+ Prôtêin bậc 4 có cấu trúc 2 hay nhiều mạch liên kết lại

+ Đơn phân là axitamin

+ Các nguyên tố cấu tạo là: C, H,

O, N không có P

+ Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ARN

+ Prôtêin tạo ra biểu hiện thành tính trạng cơ thể

0.4 0.4 0.4 0.4

0.4

Câu 4: ( 4.0 điểm )

Trong 1 trại nuôi cá khi thu hoạch người ta được 1600 cá chép

a) Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và trứng là 20%

b) Tính số tế bào mầm đực và cái Cho biết các tế bào mầm đực và cái đều phân bào 3 đợt

a) Số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh:

1 tinh trùng thụ tinh 1 trứng -> 1 hợp tử

1600 cá chép = 1600 hợp tử = 1600 trứng thụ tinh với 1600 tinh trùng

Số tinh trùng ban đầu:

100 tinh trùng ban đầu -> 50 tinh trùng trực tiếp thụ tinh

Số tinh trùng ban đầu là: 3200

50

100 1600

=

Số trứng ban đầu: 100 trứng ban đầu -> 20 trứng trực tiếp thụ tinh

Số trứng ban đầu là: 1600.5= 8000 trứng

Số tế bào sinh tinh: 1 tế bào sinh tinh -> 4 tinh trùng

 (3200 1) : 4 = 800 (tế bào sinh tinh)

Số tế bào sinh trứng: 1 tế bào sinh trứng -> 1 trứng

 8000.1 = 8000 ( Tế bào sinh trứng )

0.5

0.5

0.5 0.5 0.5

Trang 5

b) Gọi x là số tế bào mầm đực.

x.23 = 800 => x = 100 (TB)

y là số tế bào mầm cái:

y.23 = 8000 => y = 1000 (TB)

1.5

Câu 5: ( 6.0 điểm )

Ở cải bắp có bộ NST 2n = 18 Quan sát 1 nhóm tế bào gốc lá cải bắp đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 NST bao gồm cả NST kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn NST đơn đang phân li về 2 cực

tế bào, trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 144 Hãy xác định:

a) Các tế bào đang nguyên phân ở kỳ nào?

b) Số lượng tế bào ở mỗi kỳ là bao nhiêu?

c) Nếu nhúm tế bào trên đều có nguồn gốc từ 1 tế bào khởi đầu thì chúng đã trải qua mấy đợt phân bào?

a) Căn cứ vào dấu hiệu của NST:

- NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → các

TB đang ở kỳ giữa

- NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào → các TB đang ở kỳ sau

1.0 1.0 b) Gọi x là số NST kép, y là số NST đơn (x, y ∈N)

Theo bài ra: x + y = 720 x = 432

x – y = 144 y = 288

=> Số tế bào đang ở kỳ giữa của nguyờn phõn là : 432 : 18 = 24 tế bào

=> Số tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân là : 288 : (18 x 2) = 8 tế bào

1.0 1.0 c)Tổng số tế bào của cả nhúm là: 24 + 8 = 32 tế bào

Gọi k là số đợt phân bào => 2k = 32 => k = 5 2.0

Ngày đăng: 10/05/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w