1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ lên thực vật.

40 2,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 5,99 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠTKHOA SINH HỌC LỚP SHK32 BÀI BÁO CÁO: YẾU TỐ SINH THÁI NHIỆT ĐỘ VÀ ÁNH SÁNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT GVHD: Th.s Hoàng Thị Sâm Nhóm: II Đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA SINH HỌC

LỚP SHK32

BÀI BÁO CÁO:

YẾU TỐ SINH THÁI NHIỆT ĐỘ VÀ ÁNH SÁNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT

GVHD: Th.s Hoàng Thị Sâm

Nhóm: II

Đà Lạt, ngày 03, tháng 03, năm 2011.

Trang 2

Thành viên nhóm:

– Bùi Thị Hằng 0810453 – Nguyễn Thị Cẩm Linh 0810480 – Nguyễn Thị Thanh Nga 0810493 – Nguyễn Thị Bích Trâm 0810548 – Phạm Nguyễn Thanh Xuân 0810559

Trang 3

TỔNG QUAN NỘI DUNG

I Yếu tố sinh thái ánh sáng:

1 Ý nghĩa của yếu tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật.

2 Đặc điểm sinh thái của yếu tố ánh sáng.

3 Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật.

4 Điều tiết yếu tố ánh sáng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Trang 4

II Yếu tố sinh thái nhiệt độ.

1 Ý nghĩa của yếu tố sinh thái nhiệt độ đối với thực vật.

2 Đặc điểm sinh thái của yếu tố nhiệt độ.

3 Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái nhiệt độ đối với thực vật.

4 Điều tiết yếu tố nhiệt độ trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Trang 5

NỘI DUNG

I Yếu tố sinh thái ánh sáng:

1 Ý nghĩa của yếu tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật:

- Ánh sáng cung cấp nguồn năng lượng cho thực vật: từ khoảng không vũ trụ, ánh sáng Mặt Trời đổ xuống Trái Đất với năng lượng 2calo/cm 2 /1phút

Trang 6

- Quy định vùng phân bố trên Trái Đất: ánh sáng phân bố không đồng đều trên mặt đất, càng xa xích đạo cường độ ánh sáng càng giảm Ánh sáng còn thay đổi theo thời gian trong năm, nhìn chung càng gần xích đạo độ dài ngày càng giảm dần.

- Bảo vệ thực vật: thực vật cần ánh sáng như động vật cần thức ăn.

Trang 7

- Ánh sáng Mặt Trời là các sóng điện từ, phổ của nó bao gồm:

Trang 8

+ Tia hồng ngoại (tia có bước sóng dài): có bước sóng

>780 nm.

- Ánh sáng chiếu xuống Trái Đất thì 34% phản xạ ngược về không gian vũ trụ, 19% bị hấp thụ trong khí quyển, 47% xuống mặt đất.

- Ánh sáng mang năng lượng cung cấp cho Trái Đất khoảng

50 X 10 20 kcal/năm/toàn Trái Đất.

Trang 9

3 Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đối với

thực vật:

- Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên thực vật: sự tất yếu

để hoàn thành phản ứng quan hợp của cây xanh là phải có ánh sáng Mỗi loài thực vật có cường độ quang hợp cực đại ở cường độ ánh sáng khác nhau theo đó người ta phân chia ra thành các nhóm thực vật:

Trang 10

+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm

Trang 11

+ Nhóm cây ưa bóng:

bao gồm những cây có

khả năng quang hợp cực

đại khi có ánh sáng yếu

hoặc tán xạ Hay nói cách

khác, cây có thể sống

trong bóng râm

Ví dụ: những cây sống dưới tán rừng ở tầng thứ 2 hoặc tầng thứ nhất.

Cây dâu đất.

Rau càng cua.

Trang 12

Tuy nhiên, đối với một

số cây, giai đoạn cây con

lại ưa bóng nhưng đến

giai đoạn sinh trưởng lại

ưa sáng

Ví dụ: cây chè và một số cây thuộc họ

hòa thảo.

Cây chè xanh.

Cây tre, họ hòa thảo.

Trang 13

+ Cây trung tính (bản

chất là cây chịu bóng): là

những cây vừa sống được ở

nơi có cường độ chiếu sáng

Cây quyển bá.

Cây tai voi.

Trang 14

+ Nhóm cây ngày ngắn: bao gồm những cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới hoặc xích đạo như lúa nước, mía, đay…

Cây ra hoa kết quả trong điều kiện ngày ngắn, thờ gian chiếu sáng mỗi ngày dưới 12h.

Cây lúa nước.

Cây mía.

Trang 15

+ Nhóm cây ngày dài: bao gồm

những cây có nguồn gốc vùng ôn

đới như khoai tây, bắp cải, lúa

mì…

Cây ra hoa kết quả trong điều kiện ngày dài, thời gian chiếu sáng trên 13h mỗi ngày

Cải bắp.

Cây khoai tây.

Trang 16

- Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây: khi cường độ ánh không ít hơn cường độ ánh sáng chiếu thẳng 5%, hoặc ánh sáng tổng số 1% thì quá trình quang hợp xảy ra Sự ảnh hưởng đó thông qua:

Trang 17

+ Sự phân bố và hoạt động của diệp lục.

+ Điểm bù sáng: là cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Trang 18

- Ánh sáng sóng ngắn (xanh tím) có khả năng giúp cho việc tạo thành các acid amin, protein, trong quá trình quang hợp còn ánh sáng sóng dài (đỏ) đẩy mạnh sự hình thành gluxide.

Trang 19

- Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp

thông qua:

+ Hoạt động của hệ hô hấp.

+ Hệ số hô hấp (RQ): ngoài sáng RQ thấp hơn trong tối.

+ Hoạt động của khi khổng.

+ Tia có bước sóng 300 – 500 nm hoạt hóa

hô hấp mạnh hơn cả.

Trang 20

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hiện tượng của

Cây hướng dương.

Trang 21

4 Điều tiết yếu tố ánh sáng trong sản

xuất nông, lâm nghiệp.

- Trong nông nghiệp, các nhà khoa học lợi dụng đặc điểm quang chu kỳ của cây trồng để điều chỉnh thời vụ gieo cấy.

- Nhập nội giống từ các vùng có điều kiện chiếu sáng dài, ngắn khác nhau để phục vụ lợi ích kinh tế.

Trang 22

Ví dụ: đối với các loại

rau thu hoạch thân lá (bắp

cải, su hào, khoai tây…) thì

nhập nội từ vùng có điều

kiện chiếu sáng ngày dài về

vùng nhiệt đới ngày ngắn

để kéo dai thời gian sinh

trưởng tạo ra sinh khối lớn.

Ngược lại, các loại cây ngũ cốc thu hoạch quả, hạt thì phải nhập nội giống từ những vùng có điều kiện chiếu sáng giống nhau mới cho năng suất hạt cao.

Cây su hào.

Cây ngũ cốc.

Trang 23

II Yếu tố sinh thái nhiệt độ.

1 Ý nghĩa của yếu tố sinh thái nhiệt độ đối với thực vật.

- Nhiệt độ ảnh hưởng dến quá trình trao đổi chất:

+ Nhiệt độ hạ thấp: sẽ ức chế tốc độ vận chuyển các chất trong cây.

+ Nhiệt độ quá cao: sẽ làm tăng rối loạn hoạt động của các chất của mach lipe và cũng có thể làm biến tính các sợi protein trong tế bào rây.

Trang 24

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến phản ứng sinh hóa trong cơ thể thực vật

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng phân bố: sự phân bố nhiệt trên bề mặt Trái đất không đều, phụ thuộc vào

vĩ độ địa lý, vào thời gian ngày đêm, mùa khí hậu, đặc tính của bề mặt hấp thụ nhiệt (đất, nước, rừng, hoang mạc…), độ cao hay sâu (trong nước, trong đất).

+ Vùng Xích đạo: bình quân năm trên 260C + Vùng nhiệt đới: trung bình tháng lạnh nhất trên 160C.

Trang 25

+ Vùng Á nhiệt đới hay cân nhiệt đới: trong năm có từ 1 –

4 tháng nhiệt độ thấp Tháng lạnh nhất 0 0 – 16 0 C.

+ Vùng ôn đới: nhiệt độ trung bình năm dưới 10 0 C Nhiệt

độ tháng lạnh nhất từ 0 0 – 8 0 C.

+ Vùng Hàn đới: tháng 7 là tháng nóng nhất Nhiệt độ trung bình là 10 0 C Bình quân cả năm dưới 0 0 C.

- Cứ lên cao 100m nhiệt độ trung bình giảm 0,5 0 C

Trang 26

2 Đặc điểm sinh thái của yếu tố nhiệt độ:

- Nguồn nhiệt trên bề mặt Trái Đất nhận được chủ yếu từ bức xạ Mặt Trời, bức xạ từ tâm trái đất, cơ thể sinh vật và các phản ứng phân hủy hữu cơ.

- Nhiệt độ còn biến thiên theo mùa và theo ngày đêm Ban ngày nhiệt độ cao, ban đêm nhiệt độ hạ thấp dần Trong một năm thì mùa xuân và mùa thu có biên độ nhiệt độ lớn hơn các mùa khác.

Trang 27

- Truyền nhiệt theo gradien nhiệt: trong đối tượng nghiên cứu, sự thay đổi nhiệt độ trên một đơn vị chiều dài theo phương pháp tuyên với bề mặt đẳng nhiệt là lớn nhất Sự thay đổi nhiệt độ này được gọi là gradien nhiệt độ, kí hiệu gradt

Trang 28

3 Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái nhiệt độ đối

với thực vật.

- Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây và chia cây ra thành các nhóm khác nhau:

+ Cây rộng nhiệt: gồm những cây có biên độ nhiệt rộng.

Cây cà phê.

Trang 29

+ Cây hẹp nhiệt: gồm có cây ưa lạnh và cây ưa nóng (ưa nhiệt thấp, ưa nhiệt vừa, ưa nhiệt cao, siêu nhiệt).

Cẩm tú cầu.

Cây củ cải đỏ.

Trang 30

- Yếu tố nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thông qua:

+ Tốc độ sinh trưởng của cây

+ Độ lớn của diện tích đồng hóa

Trang 31

- Quá trình hô hấp của cây cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ.

Hô hấp bao gồm các phản ứng hóa sinh dưới sự xúc tác của các enzyme Vì vậy hô hấp cũng tuân theo quy tắc của Van – Hốp Tuy nhiên, thực vật là cơ thể sống nên quy tắc Van – Hốp chỉ đúng trong một giới hạn nhất định (

0 – 40 0 C ) Vượt quá giới hạn đó thì hô hấp không bình thường nữa vì nguyên sinh chất dễ bị biến tính

Trang 32

+ Nhiệt độ tối thấp: là nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu có biẻu hiện hô hấp khoảng – 10 0 C – 0 0 C tùy theo loài và vùng sinh thái mà nó sống.

+ Nhiệt độ tối ưu: nhiệt độ tối ưu ngắn hạn thực nghiệm là khoảng 40 0 C Trong thí nghiêm dài ngày thì nhiệt độ tối ưu là 35 0 C Nên nhiệt độ 40 0 C là nhiệt độ tối

ưu giả tạo vì duy trì lâu cây sẽ suy kiệt vì bị thương tổn

Cây phát triển tốt ở nhiệt

độ 15 – 350C.

Trang 33

+ Nhiệt độ tối cao: cho hô hấp của đa số thực vật khoảng 450C – 550C Tuy nhiên, các thực vật chống chịu nóng có thể thích nghi được khi nhiệt

độ tăng cao, như một số vi khuẩn và tảo chịu nóng

có thể sống ở suối nước nóng là 60 – 800C

Cây cà phê.

Trang 34

Ví dụ: Cây cà phê biên độ dao động

hoa,khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự thăng

hoa kém và đậu quả thấp.

Trang 35

Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cây gây ra cac hiện tượng thích nghi sau: + Hiện tượng rụng lá sinh lí

Cây cơm nguội.

Trang 36

+ Hiện tượng vẩy bao chồi non

Trang 37

4 Điều tiết yếu tố nhiệt độ trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Bố trí thời vụ thích hợp cho cây trồng.

- Chọn giống phù hợp với từng vùng.

Trang 38

KẾT LUẬN

- Ánh sáng và nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật Chúng ta cần dựa vào đặc điểm sinh lý cũng như sinh thái của từng loài để chọn những nơi có ánh sáng nhiệt độ thích hợp nhằm thu được năng suất chất lượng cao.

Trang 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Th.S Lương Văn Dũng Bài giảng tóm tắt sinh

thái cá thể thực vật, 2009.

2 Hoàng Minh Tấn (chủ biên) – Vũ Quang Sáng –

Nguyễn Kim Thanh Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Đại học Sư Phạm.

3 Trần Đức Viên (chủ biên) – Phạm Văn Phê –

Ngô Thế Anh Sinh thái học nông nghiệp, NXB Đại học sư phạm.

4 Vũ Trung Tạng Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo

dục

5 WWW.google.com

Ngày đăng: 10/05/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w