Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
99,54 KB
Nội dung
1 Tiểu luận môn tài chính quốc tế TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Tác giả: Sami Alpanda, Adam Honig Tháng 5 -2011 Tóm tắt Bài viết này xem xét những lợi ích của lạm phát mục tiêu trong cả nền kinh tế tiên tiến và nền kinh tế mới nổi. Chúng tôi không phát hiện ra tác động đáng kể trong nền kinh tế tiên tiến và chỉ tìm thấy những lợi ích nhỏ trong nền kinh tế mới nổi, phù hợp với nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, khi chúng tôi phân biệt các tác động của lạm phát mục tiêu dựa trên mức độ độc lập của ngân hàng trung ương , chúng tôi thấy lạm phát mục tiêu có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế mới nổi với mức độ độc lập thấp của ngân hàng trung ương. Do đó, kết quả của chúng tôi cho rằng mức độ độc lập của ngân hàng trung ương không phải là một điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu. Hơn nữa, chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy một trong những kênh thông qua lạm phát mục tiêu nhằm làm giảm lạm phát trong nước đối với các nước có mức độ độc lập của ngân hàng trung ương thấp là giảm thâm hụt ngân sách sau khi thông qua chính sách lạm phát mục tiêu. I. Giới thiệu: Ngày càng có nhiều nước đã thông qua chế độ lạm phát mục tiêu (IT) như là một chiến lược của chính sách tiền tệ. Xu hướng này bắt đầu vào đầu những năm 1990 với một số ít các nền kinh tế tiên tiến. Vào giữa những năm 1990, đã có nhiều hơn các nước công nghiệp theo đuổi chính sách này, và cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới 2 nổi đã bắt đầu áp dụng IT. Tính ra hiện đang ở mức 8 nền kinh tế tiên tiến và 13 quốc gia thị trường mới nổi áp dụng. Các ngân hàng trung ương thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ mới này vì nhận ra được các lợi ích mà nó mang lại. Các lợi ích này bao gồm đạt được mức lạm phát thấp hơn và biến động của lạm phát thấp hơn, trong khi duy trì tính linh hoạt đủ để phản ứng trước những cú sốc kinh tế vĩ mô và khả năng để ổn định sản lượng. Một vài nền kinh tế mới nổi, đã thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và đang sử dụng lạm phát mục tiêu như neo danh nghĩa của họ thay cho chế độ tỉ giá hối đoái cố định. Khi số lượng của các nước đã áp dụng IT tăng lên, do đó, cũng có các tài liệu cố gắng xác định theo thực nghiệm các ảnh hưởng của IT đến lạm phát trung bình, sự biến động lạm phát, tăng trưởng trung bình, và sự biến động tăng trưởng. Nghiên cứu ban đầu tập trung vào các nước công nghiệp (c.f. Ball và Sheridan, 2005) và nói chung, chỉ tìm thấy ít bằng chứng rằng chính sách lạm phát mục tiêu cải thiện hiệu suất kinh tế vĩ mô. Nhiều nghiên cứu gần đây cho cả hai nền kinh tế (bao gồm các nền kinh tế mới nổi) và hướng tới tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ hơn về các tác động tích cực của IT (Batini và Laxton, 2007; Goncalves và Salles, 2008; Lin và Ye, 2009; Mishkin và Schmidt-Hebbel, 2007). Tuy nhiên, Brito and Bystedt (2010), bằng cách sử dụng hệ thống ước tính GMM trái ngược với phương pháp difference-in-difference thường được sử dụng trong Ball và Sheridan (2005), có được kết quả hơi khác nhau. Họ tìm thấy một tác động nhỏ của IT đến lạm phát trung bình, biến động lạm phát và biến động tăng trưởng và cung cấp bằng chứng cho thấy tăng trưởng trung bình thấp dưới IT. Khảo sát các tài liệu, Ball (2010) nói rằng bằng chứng về tác dụng có lợi của IT trong nền kinh tế mới nổi mạnh hơn ở các nước tiên tiến là chưa thuyết phục. Trong bài này, chúng tôi cố gắng giải thích việc thiếu bằng chứng mạnh mẽ bằng cách lập luận rằng tất cả các nền kinh tế mới nổi là không giống nhau và IT có thể phát huy ở 1 số nước tốt hơn một số nước khác. Đặc biệt, các ngân hàng trung ương khác nhau về mức độ độc lập ngân hàng trung ương (CBI), và điều này có thể tương tác với một chính sách IT để tạo ra kết quả kinh tế vĩ mô 3 khác nhau. Do đó, khi sự phân biệt này không được thực hiện, kết quả kết luận cho các tác động của IT trong một tập hợp của các nước là không thuyết phục do trong tập hợp các nước nghiên cứu có cả các quốc gia mà IT không có hiệu lực. Có các quan điểm trái ngược là, liệu CBI có làm cho IT có hiệu quả hơn hay ít hiệu quả hơn? Một trong những quan điểm đó là sự độc lập của ngân hàng trung ương có thể là một điều kiện tiên quyết cho thành công của IT (Mishkin, 2000; 2004; Eichengreen et al, 1999, Friedman và Ötker-Robe, 2010). Ví dụ IT có thể không thành công trong việc đạt được lạm phát thấp nếu các ngân hàng trung ương có thể bị áp lực bởi các chính trị gia làm tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn hoặc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt tài chính lớn. Tương tự như vậy, CBI thấp có thể ngụ ý rằng các điều kiện tiên quyết khác là không còn. Chúng bao gồm lạm phát mục tiêu là mục tiêu ưu tiên của chính sách tiền tệ, sự vắng mặt của sự thống trị tài chính (sự thiếu vắng các giới hạn trong chi tiêu của chính phủ), khả năng hạn chế sự đô la hóa, và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ có hiệu quả, sự minh bạch, và sự chịu trách nhiệm của NHTW (Batini và Laxton, năm 2007, Friedman và Ötker-Robe, 2010) 1 . Trong trường hợp này, IT có thể sẽ ít hiệu quả trong các môi trường CBI thấp. Chúng tôi gọi nó là "hiệu ứng điều kiện tiên quyết." Tuy nhiên, có những bất đồng là liệu trong thực tế, những điều kiện tiên quyết có cần cho thành công của IT không hay chỉ đơn giản là những yếu tố mong muốn đạt được. Chắc chắn nhiều ý kiến sẽ đồng ý rằng những yếu tố này làm cho bất kỳ chế độ tiền tệ nào cũng thành công hơn. Hơn nữa, những lý lẽ này đã khẳng định rằng IT có thể thúc đẩy sự phát triển của một số các yếu tố này (Batini và Laxton, năm 2007, Friedman và Ötker-Robe, 2009; Mishkin, 1999). Vì vậy, IT có thể thành công hơn so với chế độ tiền tệ khác khi những yếu tố này thiếu và có phạm vi rộng để cải thiện. Trong phạm vi những yếu tố này đang thiếu ở các nước với CBI thấp, chúng ta có thể mong đợi để xem hiệu ứng lớn 1 Chúng tôi thảo luận điều kiện tiên quyết sau CBI để cho thấy được sự tương quan nhưng ít có khả năng chúng xảy ra mối quan hệ nhân quả. 4 hơn của IT. Chúng tôi gọi là "hiệu ứng cải thiện" của CBI thấp. Ngược lại, khi các yếu tố này đã có sẵn, nó có thể đóng góp phần nhỏ cho IT cải tiến. Như là một ví dụ khác của hiệu ứng này, CBI thấp có hàm ý là sự tín nhiệm ngân hàng trung ương không cao và không neo lại lạm phát kỳ vọng, cho thấy rằng IT có thể có một tác động lớn (Bernanke và cộng sự, 1999; Mishkin, 1999; Svensson, 1997), trong khi đó nếu một ngân hàng trung ương có uy tín, nó không cần độ tin cậy và neo của kỳ vọng lạm phát đi kèm với IT (Ball, 2010; Goncalves và Salles, 2008). Một lần nữa, chúng tôi sẽ mong đợi để xem hiệu ứng mạnh mẽ của IT ở các nước không có các ngân hàng trung ương độc lập. Tác động của CBI thấp đến hiệu quả của IT phụ thuộc vào độ mạnh của các hiệu ứng điều kiện tiên quyết và hiệu ứng cải thiện 22 . Bằng cách phân tích theo thực nghiệm ảnh hưởng của CBI về việc thực hiện của chính sách IT chúng tôi hy vọng làm sáng tỏ cuộc tranh luận này. Để thẩm định trước kết quả của chúng tôi, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng về tác dụng có lợi của IT ở các nước tiên tiến, các nước đang nổi lên với mức độ cao của CBI. Tuy nhiên chúng tôi, phát hiện các lợi ích lớn ở các nước đang phát triển với mức độ thấp của CBI. Những kết quả này nghi ngờ về quan điểm cho rằng CBI là một điều kiện cần thiết cho hiệu quả IT. Hoàn toàn trái ngược, IT chỉ có hiệu quả khi các ngân hàng trung ương không phải là độc lập, cho thấy hiệu ứng cải thiện là quan trọng hơn hiệu ứng điều kiện tiên quyết. Do đó, các nền kinh tế mới nổi không nên chờ đợi CBI cao trước khi việc ứng dụng IT như là một chiến lược chính sách tiền tệ. Sau đó chúng tôi điều tra các kênh thông qua nó, các nền kinh tế mới nổi làm tăng hiệu quả IT trong việc làm giảm lạm phát. Đặc biệt, chúng ta xem xét nhiều khía cạnh mà các nước có CBI thấp có nhiều cơ hội để cải tiến các khía cạnh đó hơn so với các nước CBI cao bằng việc áp dụng IT. Ví dụ, thông qua IT có thể mang lại một sự gia tăng lớn hơn thực tế hoặc lý thuyết trong CBI cho các 2 Một quan điểm trung lập thứ ba lập luận rằng CBI và các điều kiện tiên quyết đã đề cập khác là quan trọng cho sự thành công của bất kỳ chiến lược chính sách tiền tệ nào và không nghiên về ủng hộ hoặc cản trở IT, do đó sự vắng mặt của những điều kiện này không nên ảnh hưởng đến việc áp dụng IT (Carare et alnăm 2002, IMF, năm 2006,Truman, 2003). 5 nước có CBI thấp như các chính trị gia trở nên có trách nhiệm hơn trong cam kết của họ để lạm phát thấp (Mishkin, 1999; Batini và Laxton, 2007). Và có lẽ quan trọng hơn, kể từ khi tiếp tục tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua việc tạo ra tiền sẽ gây nguy hiểm cho việc đạt được các mục tiêu lạm phát, IT có thể mang về kỷ luật tài chính lớn hơn và giảm thâm hụt ngân sách trong các nước có CBI thấp, (IMF, 2006) .IT cũng có thể có hiệu quả trong việc hạn chế sự đô la hóa, tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ và khả năng làm giảm lạm phát (Mishkin, 2003). IT cũng có liên quan với những cải tiến nhanh chóng trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngân hàng trung ương áp dụng nó (Batini và Laxton, 2007) và tăng tính minh bạch và trách nhiệm của NHTW (Mishkin và Schmidt-Hebbel, năm 2001). Mặc dù chúng tôi có thể không tách riêng việc xác định tất cả các kênh này do những giới hạn dữ liệu, nhưng chúng tôi tìm thấy bằng chứng rằng sự suy giảm trong thâm hụt ngân sách như là một kênh quan trọng. Đặc biệt, có một sự giảm đáng kể thâm hụt ngân sách trong nước có CBI thấp sau khi áp dụng IT, nhiều hơn so với trong nước có CBI cao. Và khi chúng tôi kiểm soát vai trò của thâm hụt ngân sách trong hồi quy chuẩn, chúng tôi không còn thấy rằng IT là hiệu quả trong các nước CBI thấp. Ngược lại, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng rằng khả năng đô la hóa và phát triển tài chính có lợi như các kênh quan trọng mà qua đó CBI thấp cải thiện tác động của IT. Các phần còn lại của bài được trình bày như sau: Phần 2 giới thiệu các dữ liệu và phương trình hồi quy chuẩn mà chúng tôi sử dụng để kiểm tra tác động của IT vào kinh tế vĩ mô hiệu suất và vai trò của CBI. Phần 3 trình bày các kết quả và kiểm tra mạnh mẽ. Phần 4 phân tích các kênh tiềm năng mà qua đó IT ảnh hưởng đến hiệu suất lạm phát. Phần 5 kết luận. II. Tác động của lạm phát mục tiêu và vai trò của CBI: 6 Trong phần này, chúng tôi giới thiệu mô hình chuẩn của chúng tôi và các dữ liệu được sử dụng để kiểm tra tác động của lạm phát mục tiêu trên nền kinh tế vĩ mô và vai trò của CBI. Chúng tôi xem xét sự hồi quy của một số chỉ số kinh tế vĩ mô. Y là sự chậm trễ của chính nó, lạm phát mục tiêu là biến giả và nhiều biến kiểm soát khác. Các đặc điểm kĩ thuật của mô hình của chúng tôi được cho bởi: Trong đó i là chỉ số quốc gia và t là chỉ số thời gian, Trong đó i là chỉ số quốc gia và t là chỉ số thời gian. Các biến kiểm soát bao gồm đo lường mức độ độc lập của NHTW (CBI), sự tác động qua lại giữa IT và CBI (IT*CBI) và một biến giả cho thấy lạm phát cao (HIGHINFL). Sự tương tác dài hạn IT*CBI cho thấy tác động của lạm phát mục tiêu đối với nền kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào CBI. Như đã nói ở trên, CBI có thể làm cho lạm phát mục tiêu nhiều hoặc ít hiệu quả hơn tùy thuộc vào điều kiện tiên quyết và những hiệu ứng cải thiện, do vậy các hệ số tương tác là không rõ ràng. Cuối cùng đề cập đến một tác động của thời gian và là thành phần đặc trưng quốc gia của biến . Để tạo điều kiện thuận lợi so sánh với kết quả trước đó và để cô lập (bỏ qua) các thông tin bổ sung được tạo ra bởi các biện pháp của CBI, chúng tôi sử dụng cùng một phương trình hồi quy (ngoại trừ CBI và thời hạn tương tác của nó) và đánh giá phương pháp tương tự như Brito và Bystedt (2010). Vì vậy 7 chúng tôi đánh giá các mẫu sử dụng hệ thống ước lượng GMM được phát triển bởi Arellano và Bover (1995) và Blundell and Bond (1998) 3 . 3 Brito và Bystedt (2010) thảo luận về một số lợi thế của phương pháp này so với phương áp diff-in-diff sử dụng trong Ball và Sheridan (2005). 8 1. Dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng từ năm 1980 đến năm 2006. Theo như Brito and Bystedt (2010), chúng tôi lấy trung bình 3 năm cho các dữ liệu, kết quả là một mẫu với 9 giai đoạn. Điều này làm giảm số lượng biến, và nó cũng cung cấp một sự hợp lý, vừa cung cấp đủ thời gian cho sự phản ứng châm chạp của các biến vĩ mô, vừa tách những kết quả của lạm phát mục tiêu khỏi những sự kiện khác xảy ra gần đó. Mẫu ở đây bao gồm tất cả các nước đã áp dụng lạm phát mục tiêu cũng như là một nhóm không áp dụng 4 . Nhóm không mục tiêu và các giai đoạn trước khi áp dụng cho các nước mục tiêu dùng để so sánh. Chúng tôi sử dụng cùng một tập hợp của các nền kinh tế mới nổi, cả hai targeters và không targeters, như Brito và Bystedt (2010), người sử dụng sự kết hợp của các mẫu ở Batini và Laxton (2007) và Goncalves và Salles (2008). Sự khác biệt chỉ là hai trong số các nước đã không có dữ liệu trên CBI, và vì vậy chúng ta chỉ có 44 nền kinh tế mới nổi thay vì 46 như của họ. Trong hồi quy riêng biệt, chúng tôi mở rộng mẫu và bao gồm các nền kinh tế tiên tiến. Nhóm 22 nền kinh tế tiên tiến được lấy từ Ball (2010) 5 , mẫu kết hợp do đó bao gồm 66 quốc gia. Trong bài này, chúng tôi xem xét tác động của CNTT vào 4 chỉ số về hiệu suất kinh tế vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng sản lượng, độ lệch tiêu chuẩn của lạm phát, và độ lệch chuẩn của tăng trưởng sản lượng. Lạm phát và các biện pháp tăng trưởng sản lượng tăng trưởng được tính theo chỉ số giá tiêu dùng và GDP thực tế (nhân cho 100). Trung bình và độ lệch chuẩn sau đó được tính cho từng thời kỳ ba năm. Chỉ số giá tiêu dùng và GDP thực tế được tính lũy kế để giảm sự ảnh hưởng của các biến không liên quan. 4 Xem danh sách ở phụ lục 5 Sự khác biệt duy nhất là chúng tôi không loại trừ Hy Lạp và Iceland, đã được loại trừ trong mẫu của Ball bởi vì họ đã trải qua lạm phát hàng nămhơn 20% kể từ năm 1984 9 Thời gian sử dụng cho các nền kinh tế tiên tiến được lấy từ Ball (2010), thời gian đối với các nền kinh tế mới nổi là từ Brito và Bystedt (2010), người sử dụng ngày này trong Batini và Laxton (2007). Biến giả lạm phát mục tiêu thể hiện giá trị là 1 trong thời gian 3 năm, nếu lạm phát mục tiêu diễn ra trong cả ba năm của thời kì này. Tương ứng, nó được thiết lập bằng hai phần ba hoặc một phần ba nếu một chế độ diễn ra chỉ hai năm hoặc một năm. Chúng ta có thể giải thích các hệ số của biến lạm phát mục tiêu, β2 như sau: tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu quốc gia có lạm phát mục tiêu có (-)β có lạm phát ít hơn quốc gia không có lạm phát mục tiêu ( bỏ qua những tương tác trong dài hạn), hoặc tương đương, nếu một quốc gia thong qua lạm phát mục tiêu, nó sẽ giảm lạm phát trung bình bởi phần trăm của β2. Đối với các biện pháp của ngân hàng trung ương độc lập, chúng tôi xem xét các chỉ số CBI của Cukierman et al. (1992), được dựa trên các khía cạnh pháp lý về sự độc lập (LEGAL) và tỉ lệ thay đổi thống đốc (TURNOVER) 6 . Các chỉ số nói chung là có sẵn cho đến năm 1989 cho cả hai nền kinh tế tiên tiến và nền kinh tế phát triển và đảm đương một giá trị mỗi thập kỉ. Chúng bao gồm từ 0 đến 1, với giá trị càng cao cho thấy các khía cạnh pháp lý về sự độc lập tốt hơn và tỉ lệ thay đổi thống đốc thấp hơn. Chỉ số các khía cạnh pháp lý của sự độc lập đã được mở rộng từ năm 2002 cho 24 nước Mỹ Latinh và Caribbean bởi Jácome và Vázquez (2005), người cũng đã thêm một số quốc gia vào mẫu và các nước tiên tiến cũng được áp dụng năm 1999 bởi Siklos (2008). Những chỉ số về thay thế thống đốc cũng dc bổ sung với các dữ liệu sau năm 1990 từ Crowe và Meade (2007) và Dreher, et al. (2008). Có ba điểm liên quan đến những chỉ số này là đáng chú ý. Đầu tiên, như đã đề cập ở trên, không phải tất cả các quốc gia có lạm phát mục tiêu đều có cùng một mức độ cao của CBI, và có sự thay đổi đáng kể trong giá trị của biến CBI, 6 TURNOVER là số trung bình của sự thay đổi thống đốc NHTW mỗi năm trong một thập kỉ. Ví dụ, nếu TURNOVER=0.2 thì trong 10 năm có 2 lần thay đổi thống đốc cho nhiệm kì trung bình 5 năm. 10 điều này có thể được khai thác để xác định vai trò của CBI. Thứ hai, các phương pháp này cung cấp thông tin bổ sung về CBI ngoài công cụ độc lập. Như thảo luận trong Batini và Laxton (2007), phần lớn các ngân hàng trung ướng có ít nhất một công cụ độc lập thep luật định vào thời gian mà lạm phát mục tiêu được thông qua 7 . Tuy nhiên, có nhiều thiếu sót trong các khía cạnh khác của các ngân hàng trung ương độc lập được phản ánh qua các biện pháp pháp lý, bao gồm cả quyền tự do của nghĩa vụ để mua nợ chính phủ, tầm quan trọng của lạm phát trong những mục tiêu khác và sự an toàn cao cho vị trí thống đốc NHTW. Ngoài ra, chỉ số TURNOVER cung cấp thông tin thực tế về sự an toàn của ghế thống đốc. Thứ ba, một vấn đề tiềm năng với chỉ số độc lập (legal) là những gì được viết ra trong luật pháp có thể rất khác nhau so với thực tế. Điều này đặc biệt đúng trong các nền kinh tế mới nổi. Tương tự như vậy, các công cụ độc lấp trên luật pháp không có nghĩa là sự độc lập trên thực tế. Trong thực tế, Cukierman, et al. (1992) lập luận các biện pháp TURNOVER thích hợp hơn cho nền kinh tế mới nổi hơn so với các biện pháp pháp lý, trong khi đối với các nước tiên tiến, các biện pháp pháp lý là chỉ định của CBI. Những vấn đề này được thảo luận thêm trong phần 3 và 4. Cuối cùng, tài liệu của chúng tôi bao gồm một biến giả, HIGHINFL, cho thấy lạm phát trung bình cao ( >40%) trong một khoảng thời gian để kiểm soát các động lực kinh tế vĩ mô có thể khác nhau ở các nước lạm phát cao (Brito and Bystedt, 2010; Batini and Laxton, 2007; IMF, 2006). Chúng tôi cũng thực nghiệm loại bỏ biến lạm phát cao khỏi mẫu trong bảng 3.1. 2. Tóm tắt thống kê: Thống kê tóm tắt cho tất cả các quan sát, ở các nước có nền kinh tế tiên tiến và nền kinh tế mới nổi được cung cấp trong Bảng 1. Thời gian mẫu,từ 1980- 7 Công cụ độc lập xảy ra khi các ngân hàng trung ương có toàn quyền điều khiển các thiết lập của các công cụ chính sách, thường là lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, để đạt được các mục tiêu chính sách. Mục tiêu độc lập trong đó các ngân hàng trung ương thiết lập các mục tiêu chính sách như mục tiêu lạm phát là không phổ biến, ngay cả trong nền kinh tế tiên tiến (Debelle vàFischer, 1994). [...]... quốc gia phát triển (hoặc mới nổi) không sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu, thời gian trung bình thông qua cơ chế lạm phát mục tiêu là 1995 (1999), được sử dụng để phân chia mẫu Đối với các nước tiên tiến, thời kỳ áp dụng lạm phát mục tiêu đi cùng với lạm phát thấp hơn, tốc độ tăng trưởng cao hơn, biến động lạm phát và biến động tăng trưởng thấp hơn Ở các quốc gia không sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu. .. SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU không ảnh hưởng đến lạm phát, bất kể mức độ độc lập pháp lý nào Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu đầy đủ trường hợp (2), hệ số của IT*TURNOVER âm và có ý nghĩa, cho thấy rằng lạm phát mục tiêu làm giảm lạm phát hiệu quả hơn ở các quốc gia với mức độ thay đổi của thống đốc ngân hàng trung ương cao hơn.Cụ thể, những nước có TURNOVER cao nhất có ảnh hưởng của lạm phát mục tiêu tới lạm. .. tiến có sự độc lập của ngân hàng trung ương cao gia tăng biến động của lạm phát so với các quốc gia có sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp Bảng 8 trình bày kết quả từ sự ước lượng của phương trình (1) với sự phát triển bình quân như một biến phụ thuộc Trong mẫu đầy đủ, Lạm phát mục tiêu có mối quan hệ đến sự tăng trưởng thấp hơn ở các quốc gia có sự độc lập của ngân hàng trung ương thấp khi chúng... nào của LEGAL hoặc của TURNOVER, ảnh hưởng của lạm phát mục tiêu không có ý nghĩa với mẫu đầy đủ và những nền kinh tế mới nổi Tuy nhiên, đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, lạm phát mục tiêu gia tăng biến động lạm phát một cách có ý nghĩavới LEGAL lớn hơn hoặc bằng 0.51 (cao hơn giá trị trung bình 0.42 một ít) (với sự độc lập của ngân hàng trung ương cao) Ảnh hưởng được dự đoán của lạm phát. .. chúng tôi đã coi lạm phát mục tiêu như được định trước Tuy nhiên, có những nguyên nhân trái ngược từ tình hình kinh tế vĩ mô yếu kém như lạm phát cao tác động đến việc thông qua lạm phát mục tiêu Hoặc là, một biến số bị bỏ qua có thể ảnh hưởng cả tình hình kinh tế vĩ mô và sự thông qua lạm phát mục tiêu Tương tự, tình hình kinh tế vĩ mô có thể thay đổi tính độc lập của ngân hàng trung ương hoặc 1 biến... kỳ siêu lạm phát qua các giá trị lạm phát cao mà ta đã thấy Bảng 2 trình bày các số liệu thống kê tóm tắt việc phân loại quốc gia (phát triển hay mới nổi), chế độ tiền tệ (có sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu hoặc không sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu, được xác định bởi biến IT), và khoảng thời gian (trước khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu (pre-IT) và sau khi áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu( post-IT))... hưởng của lạm phát mục tiêu là nhỏ và không có ý nghĩa cho tất cả giá trị của TURNOVER Điều này gợi ý rằng các quan sát lạm phát cao có ảnh hưởng mạnh vào kết quả Điều này thì không gây ngạc nhiên, dựa vào điều chúng tôi tìm thấy trong hàm hồi quy những ảnh hưởng mạnh nhất của lạm phát mục tiêu ở các quốc gia có ngân hàng trung ương có tính độc lập thấp có tỷ lệ lạm phát cao trước khi lạm phát mục tiêu. .. cũng có sự cải thiện mặc dù ít hơn Khuôn mẫu tương tự đối với các nền kinh tế mới nổi, mặc dù,theo thời gian sự cải thiện đối với các nước sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu lớn hơn các nước không sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu Ví dụ, các nền kinh tế mới nổi có sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu giảm lạm phát trung vị mười điểm phần trăm, trong khi các nước không sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu chỉ giảm... sử dụng phương pháp ước lượng khác biệt trong sự khác biệt( the difference –in-difference estimator).Tuy nhiên, nhìn vào lạm phát trung bình trước và sau khi cơ chế lạm phát mục tiêu được thông qua có thể nhầm lẫn 12 và có thể phóng đại tác lợi ích của cơ chế lạm phát mục tiêu Như đã chỉ ra bởi Brito và Bystedt (2010), các nước sử dụng cơ chế lạm phát mục tiêu đã trải qua thời kỳ lạm phát trung bình... trễ và TURNOVER thì tương quan dương Mặc dù, chúng tôi tính đến lạm phát trễ như một hàm hồi quy, chúng tôi bỏ qua biến tương tác IT*INFLt-1 trong tiêu chuẩn hồi quy Điều này có thể gây ra 1 xu hướng đi xuống của hệ số ước tính của biến IT*TURNOVER, bởi vì việc thông qua lạm phát mục tiêu có thể hiệu quả hơn trong việc làm giảm lạm phát khi mà tỷ lệ lạm phát trễ cao (tức là, hệ số của biến IT*INFLt-1 . 1 Tiểu luận môn tài chính quốc tế TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Tác giả: Sami Alpanda, Adam Honig Tháng. các tác động của lạm phát mục tiêu dựa trên mức độ độc lập của ngân hàng trung ương , chúng tôi thấy lạm phát mục tiêu có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế mới nổi với mức độ độc lập. của ngân hàng trung ương. Do đó, kết quả của chúng tôi cho rằng mức độ độc lập của ngân hàng trung ương không phải là một điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công lạm phát mục tiêu.