Các kênh tiềm năng khác:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU (Trang 26)

Có một số kênh tiềm năng khác chúng tôi không thể tính toán vì thiếu dữ liệu. Chú ý rằng chúng ta cần phải tập trung cẩn thận vào việc liệu rằng CBI có phải là một nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đến các biến mà CBI tác động đến thành quả của IT thông qua các kênh này. Trong trường mà việc loại bỏ các biến này khỏi hàm hồi quy có thể không gây ra lệch lạc; chúng tôi đơn thuần chỉ là không thể tính toán rõ ràng giá trị của các kênh này. Ngược lại, trong trường hợp mà CBI chỉ tương quan với các biến này, không có gì đặc biệt về CBI thấp. Nếu các biến này thay đổi hiệu quả của IT, khi đó sự bỏ đi chúng sẽ gây sai sót do thiếu sót các biến trong sự ước lượng IT*CBI.

Đầu tiên, có chứng cứ cho rằng IT liên quan đến sự phát triển nhanh của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xét trên khả năng của ngân hàng trung ương trong dự báo cũng như sự có sẵn của dữ liệu (Batiniand Laxton, 2007).13 Một lần nữa, IT có thể vì thế hiệu quả hơn khi cơ sở hạ tần không có vào lúc đầu. Suy rộng ra rằng CBI thấp liên quan đến một cơ sở hạ tầng kỹ thật kém, chúng ta có thể hy vọng quan sát được một ảnh hưởng lớn hơn của IT ở các quốc gia có CBI thấp, thậm chí các kênh có liên quan nào có thể không tồn tại. Không may là chúng tôi không có dữ liệu về cơ sỡ hạ tầng kỹ thuật để kiểm soát mối liên quan này.

Thứ hai, IT đưa đến sự đẩy mạnh cho việc truyền đạt, thông đạt, và trách nhiệm giải trình của ngân hàng trung ương (Mishkin và SchmidtHebbel, 2001) và có thể nó có một ảnh hưởng mạnh mẻ hơn khi mà các nhân tố này không tồn tại vào lúc bắt đầu áp dụng IT. Chắc chắn rằng CBI có thể tương quan với các yếu tố này. Một lần nữa, sự giới hạn về dữ liệu đã không cho phép chúng tôi kiểm soát tương quan tiềm năng này. Tuy nhiên, một tranh luận có thể nảy sinh là 13 Ví dụ, ngân hàng trung ương phải dự báo và mô hình hóa được lạm phát.

CBI thấp có thể làm giảm các nhân tố này, cụ thể là trách nhiệm giải trình và do đó nó có thể là một kênh thật sự từ CBI thấp để cải thiện tác động của IT.

Cuối cùng, có một vài điều kiện kinh tế được cho là có thể ảnh hưởng đến sự thành công của IT (Batini và Laxton, 2007). Bao gồm mức độ mở cửa mậu dịch, bãi bỏ định giá một cách hoàn toàn, và giá giá cả hàng hóa và tỉ giá hối đoái ít biến động (IMF, 2006). Tuy nhiên, IT và CBI hầu như có khả năng tác động lên các biến này. Nếu CBI tương quan với các nhân tố này, chúng ta có thể làm giảm đi tác động của CBI đến hiệu quả của IT. Chúng tôi chỉ có thể thu được dữ liệu trên mức độ mở cửa mậu dịch (hệ số tương quan giữa TRADE/GDP và

TURNOVER là -0,09). Khi kiểm soát TRADE/GDP và sự tương tác của nó với IT, chúng tôi tìm ra những kết quả tương tự, cho thấy rằng CBI không bắt được ảnh hưởng của việc mở cửa mậu dịch.

5. Kết luận:

Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi trong bài nghiên cứu này là mở rộng việc phân tích những lợi ích của IT. Những đề tài nghiên cứu gần đây có khuynh hướng tìm kiếm nhiều bằng chứng ở các nền kinh tế mới nổi hơn so với ở các nước phát triển để thấy rằng IT làm giảm lạm phát, mặc dù kết quả thì chưa rõ ràng. Chúng tôi thêm vào phần tài liệu bằng việc phân tích vai trò của CBI trong việc tăng ảnh hưởng của IT ở các nền kinh tế mới nổi. Theo lý thuyết, ảnh hưởng của CBI thì rất khác biệt với các điều kiện khác nhau. CBI thấp có thể tăng cường ảnh hưởng của IT như là một kết quả của “hiệu ứng cải thiện”, tức là IT mang lại sự thay đổi tốt hơn về tài chính hoặc thể chế ở các nước có CBI thấp, về cơ bản là cải thiện điều kiện kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nếu bản thân CBI là điều kiện tiên quyết cho IT thành công hoặc thúc đẩy các điều kiện tiên quyết khác, thì CBI thấp làm giảm ảnh hưởng có lợi của IT. Chúng tôi tìm thấy lợi ích lớn hơn của IT ở các nước có CBI thấp nhưng không ảnh hưởng đáng kể ở các nước có CBI cao, điều này cho thấy rằng “hiệu ứng cải thiện” là rất quan trọng. Kết quả của chúng tôi cũng giải thích cho những ảnh hưỡng đã

bị mất đi của IT trong những bài nghiên cứu trước đây khi không phân biệt ảnh hưởng của IT dựa trên CBI.

Thứ hai, chúng tôi cố gắng để nhận dạng các kênh mà thông qua đó IT làm giảm lạm phát nhiều hơn ở các nước có CBI thấp. Chúng tôi tìm thấy bằng chứng rằng IT có hiệu quả bởi việc thúc đẩy kỷ luật tài chính và tăng cường CBI, tạo nhiều cơ hội cho sự cải thiện ở các nước có CBI thấp.

1 Nếu không có chú thích nào khác, tất cả các dữ liệu được tính trung bình thời kì 3 năm, tỉ lệ tăng trường tính theo phần trăm.

2

Table 1: Summary Statistics All Observations - 66 Countries Period obs. mean median s.d. min. max. INFLATION 460 15.07 5.81 32.39 -0.64 317.00 GROWTH 460 3.45

Table 2: Summary Statistics by country type (Advanced vs. Emerging) and monetary regime Advanced - 22 Countries Period obs. mean median s.d. min. max. targeter: 10 countriesa INFLATION 42 6.19 4.85 6.20 0.79 38.08 pre-IT GROWTH 42 2.45 2.52 1.68 -0.75 4.81 s.d. INFLATION 42 1.86 0.96 3.13 0.16 19.96 s.d. GROWTH 42 1.50 1.21 1.18 0.27 5.66

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w