1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải Phẫu Ổ Miệng

16 1.7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giải Phẫu Ổ Miệng

Giải Phẫu Ổ Miệng Mục tiêu bài giảng 1. Biết được ranh giới và giới hạn của ổ miệng chính và tiền đình miệng. 2. Mô tả các thành phần trong ổ miệng chính thức: răng, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, lưỡi. 3. Viết công thức răng sữa và răng vĩnh viễn. 4. Xác định vị trí, liên quan các tuyến nước bọt và nơi đổ của các ống tiết của 3 cặp tuyến nước bọt. 5. Vẽ sơ đồ các thần kinh chi phối lưỡi. Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá, chứa lợi, răng, lưỡi và có các lỗ đổ của các ống tuyến nước bọt, giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước bọt. I. Giới hạn Ổ miệng được giới hạn: - Trên: phía trước là khẩu cái cứng, phía sau là khẩu cái mềm. - Dưới là sàn miệng (có xương hàm dưới và vùng dưới lưỡi). - Hai bên là má và môi. - Trước thông với bên ngoài qua khe miệng. - Sau thông với hầu qua eo họng. II. Các phần của ổ miệng Cung răng lợi ngăn ổ miệng ra làm hai phần: phần hẹp ở phia trước ngoài là tiền đình miệng và phần lớn ở phía trong sau là ổ miệng chính. Hình 1. Ổ miệng 1. Hạnh nhân khẩu cái 2. Vách khẩu cái dọc 3. Lưỡi gà 4. Lưỡi 5. Tiền đình miệng 1. Tiền đình miệng Tiền đình miệng là một khoang hẹp, hình móng ngựa, có giới hạn ngoài là má và môi, giới hạn trong là cung răng lợi, thông ra bên ngoài qua khe miệng.khi ngậm miệng, tiền đình miệng vẫn thông thương với ổ miệng chính qua một lỗ ở giữa răng cối cuối cùng và ngành hàm mỗi bên. Đổ vào tiền đình miệng có ống tuyến nước bọt mang tai. 1.1. Môi Môi là thành trước di động của miệng, gồm môi trên và môi dưới, cách nhau bởi khe miệng và gặp nhau hai bên ở mép môi, ngang mức với mặt tiền đình răng tiền cối thứ nhất. Ở giữa mặt ngoài của môi trên có một rãnh nông chạy thẳng đến mũi, gọi là rãnh nhân trung. Ở giữa mặt trong của mỗi môi có một gờ niêm mạc nối môi với lợi gọi là hãm môi trên và hãm môi dưới. Môi được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm các lớp: + Da: Chứa nhiều nang lông, tuyến bả và tuyến mồ hôi. + Lớp dưới da, là tổ chức mở liên tục với tổ chức dưới da của mặt + Lớp cơ (chủ yếu là cơ vòng miệng). + Lớp dưới niêm mạc. + Lớp niêm mạc (lấn cả ra phía ngoài để tạo nên phần môi đỏ). Môi được chi phối bởi rất nhiều dây thần kinh cảm giác nên vô cùng nhạy cảm. 1.2. Má Má có cấu tạo bởi da, cơ mặt, trong đó cơ mút là chủ yếu, niêm mạc. Niêm mạc của má và môi làm nên thành ngoài của tiền đình mệng, liên tục với niêm mạc lợi, ổ miệng chính Giữa lớp niêm mạc và cơ có khối mỡ má. Bên ngoài, ranh giới giữa má và môi là rãnh mũi môi chạy từ cánh mũi xuống góc miệng. 2. Ổ miệng chính Là phần phía trong cung răng lợi, thông với hầu qua eo họng. Giới hạn trên là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Giới hạn dưới là sàn miệng, có lưỡi nằm trên đó. 2.1 Khẩu cái cứng Khẩu cái cứng hay vòm khẩu cái là vách ngăn giữa ổ mũi và ổ miệng, có cấu tạo: - Phần xương: do mõm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên. Hai nữa phải và trái dính nhau ở đường giữa. Nếu không dính sẽ bị tật hở vòm khẩu cái (còn gọi là hở hàm ếch) và thường kèm sức môi và hở cung răng. - Lớp dưới niêm mạc: chứa nhiều tuyến khẩu cái ở sau. - Lớp niêm mạc: dính chặt vào phần xương và liên tục với các vùng lân cận. Ở giữa có đường giữa khẩu cái, phía trước có các nếp khẩu ngang. Hình 2. Khẩu cái cứng và cung răng 1. Các răng cửa 2. Răng nanh 3. Các răng tiền cối 4. Các răng cối 5. Mỏm khẩu cái xương hàm trên 6. Lỗ khẩu cái lớn 7. Mảnh ngang xương khẩu cái 2.2 Khẩu cái mềm Còn gọi là màng khẩu cái: - Có hai mặt: Mặt trước nhìn về ổ miệng, mặt sau nhìn về hầu. - Có bờ trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu. Bờ sau tự do, ở giữa có lưỡi gà nhô ra dài khoảng 1-1,5cm. Khẩu cái mềm đóng eo hầu khi nuốt và góp phần vào việc phát âm, nó được cấu tạo bởi niêm mạc, cân và 5 cơ. + Cơ lưỡi gà: là cơ đơn đi từ khẩu cái cứng đến lưỡi gà. + Cơ nâng màn khẩu cái và cơ căng màng khẩu cái: từ mặt ngoài nền sọ xuống khẩu cái mềm. + Cơ khẩu cái lưỡi: đi từ khẩu cái mềm xuống lưỡi, đội niêm mạc lên thành nếp khẩu cái lưỡi hay cung khẩu cái lưỡi. Phía sau cung khẩu cái lưỡi có cung khẩu cái hầu do cơ khẩu cái hầu đi từ khẩu cái mềm xuống thành bên của hầu. Giữa hai cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là một hố lõm gọi là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhân khẩu cái. 2.3. Răng- lợi 2.3.1. Lợi Lợi là lớp tổ chức xơ dày đặt che phủ mỏm huyệt răng của xương hàm trên và phần huyệt răng của xương hàm dưới, len cả vào giữa các răng và che phủ một phần thân răng. Niêm mạc của lợi mỏng, có nhiều mạch máu, liên tục với niêm mạc tiền đình và ổ miệng chính. 2.3.2. Răng Là một cấu trúc đặc biệt để cắt, xé, nghiền thức ăn. Hình 3. Răng vĩnh viễn (nhìn từ trong ra) A. Các răng vĩnh viễn hàm trên B. Các răng vĩnh viễn hàm dưới 1. Các răng cửa 2. Răng nanh 3. Các răng tiền cối 4. Các răng cối - Phân loại răng: mỗi người có hai cung răng cong hình móng ngựa: cung răng trên và cung răng dưới. Trên mỗi cung răng có các loại răng: Răng cửa, răng nanh, răng tiền cối và răng cối. Răng sữa của trẻ nhỏ khác với răng vĩnh viễn ở người lớn. + Răng sữa: bắt đầu mọc từ 6 đến 30 tháng tuổi, có 20 răng. Trên mỗi nửa cung răng, từ đường giữa ra xa có 5 răng là: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng cối. + Răng vĩnh viễn: thay thế răng sữa từ khoảng 6 đến 12 tuổi, có 32 răng. Trên mỗi nửa cung răng tương tự có 8 răng: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng tiền cối và 3 răng cối. Răng cối cuối cùng gọi là răng khôn, thường mọc chậm nhất và có thể gây những biến chứng phức tạp. Trong lâm sàng người ta thường gọi tên các răng bằng hai con số ( thí dụ răng 2.3, răng 6.3 ) trong đó: - Số thứ nhất chỉ vị trí nửa cung răng, đánh số theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ nửa cung răng hàm trên bên phải: Răng vĩnh viễn: 1 : 2 Răng sữa: 5 : 6 4 : 3 8 : 7 - Số thứ hai chỉ thứ tự của răng đó trong mỗi nửa cung răng, tính từ đường giữa. Ta có sơ đồ răng như sau: Đối với răng vĩnh viễn: 1.8 < 1.3 < 1.1 2.1 > 2.3 > 2.8 4.8 < 4.3 < 4. 3.1 > 3.3 > 3.8 Đối với răng sữa: 5.5 < 5.3 < 5.1 6 >6.3 > 6.5 8.5 < 8.3 < 8.1 7 > 7.3 > 7.5 Như vậy, răng 2.4 là răng tiền cối thứ nhất hàm trên bên phải ở người lớn, răng 6.4 là răng cối thứ nhất hàm trên bên trái ở răng sữa trẻ em. Cần lưu ý rằng ở răng sữa không có răng tiền cối. - Cấu tạo của răng: gồm 4 thành phần Hình 4. Cấu tạo chung của răng 1. Thân răng 2. Cổ răng 3. Chân răng 4. Men răng 5. Ngà răng 6. Buồng tủy thân răng 7. Xương răng 8. Ống tủy chân răng 9. Lỗ đỉnh + Tuỷ răng: có mạch máu, thần kinh, bạch huyết nằm trong buồng tuỷ. Buồng tuỷ bao gồm buồng thân răng và ống chân răng, ống chân răng thông với bên ngoài qua lổ đỉnh chân răng mà các thành phần của tuỷ răng sẽ đi qua đó. + Ngà răng: Bao quanh buồng tuỷ. + Men răng: Là một tổ chức cứng nhất cơ thể, phủ bên ngoài ngà răng ở phần thân răng. + Xương răng: bao phủ bên ngoài ngà răng ở phần chân răng. - Các phần của răng: mỗi răng có 3 phần: + Thân răng: Là phần được men răng bao phủ, gồm một phần nhô lên trong ổ miệng ( thân răng lâm sàng ) và một phần nhỏ bị lợi che phủ. + Chân răng: là phần được bao phủ bởi chân răng, nằm trong huyệt răng. Mỗi răng có một chân răng, ngoại trừ răng cối hàm dưới có hai chân răng; răng cối hàm trên có 3 chân răng; răng tiền cối thứ nhất hàm trên thường có chân tách đôi. Răng nanh có chân dài nhất. + Cổ răng: phần giữa chân và thân răng. - Các mặt của răng: mỗi răng có 5 mặt: + Mặt giữa: hướng về đường giữa cung răng. + Mặt xa: đối diện với mặt giữa. + Mặt tiền đình: hướng về tiền đình miệng (phía ngoài). + Mặt lưỡi: hướng về lưỡi (phía trong). + Mặt khép: (còn gọi là mặt nhai) hướng về cung răng đối diện. Mặt nhai của các cung răng trước (răng cửa, răng nanh) thường là một bờ hẹp, sắc. Các răng sau (răng tiền cối và răng cối) có mặt nhai rộng với 2, 3 hoặc 4 núm, cách nhau bởi các rãnh. 2.4. Lưỡi Lưỡi là một khối cơ di động dễ dàng, được bao phủ bởi niêm mạc miệng, nằm trên sàng miệng, đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói 2.4.1. Hình thể ngoài Lưỡi có hình tam giác rộng ở đáy, thuôm dài và nhọn ở đỉnh. - Mặt lưng lưỡi: Lồi ứng với vòm khẩu cái. Ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau có một rãnh hình chữ V đỉnh ở phía sau, gọi là rãnh tận cùng. Đỉnh chữ V có một hố nhỏ, gọi là lỗ tịt. + Phía trước rãnh là phần miệng của lưỡi, hay thân lưỡi, có rãnh giữa lưỡi tương ứng với vách lưỡi ở bên dưới. Niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm, có nhiều gai lưỡi; gai dạng dài, gai dạng chỉ, gai dạng nấm, gai dạng nón và gai dạng lá. Hình 5. Mặt lưng lưỡi 1. Thung lũng nắp thanh môn 2. Rễ lưỡi 3. Lỗ tịt 4. Rãnh tận cùng 5. Rãnh giữa 6. Thân lưỡi 7. Nắp thanh môn 8. Nếp lưỡi nắp giữa 9. Nếp lưỡi nắp bên 10. Hạnh nhân khẩu cái 11. Cung khẩu cái lưỡi [...]... này có ống tuyến chạy ra trước, vào trong để ổ vào ổ miệng ở cục dưới lưỡi 5.3 Tuyến nước bọt dưới lưỡi - Là tuyến nhỏ nhất trong 3 đôi này, nằm ở hai bên sàn miệng, phía dưới lưỡi, liên quan mật thiết với hõm dưới lưỡi của xương hàm dưới Tuyến nằm trên mặt sâu cơ hàm móng và có nhiều ống tiết nhỏ (5 - 15 ống) ổ ra ở nếp dưới lưỡi Ông tiết lớn nhất thì ổ ra ở cục dưới lưỡi cùng với ống tiết của tuyến... dưới lưỡi Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác ở dưới niêm mạc môi, má, khẩu cái Chúng tiết ra nước bọt, ổ vào ổ miệng, góp phần tiêu hoá thức ăn và làm ẩm niêm mạc miệng 3.1 Tuyến nước bọt mang tai Là tuyến nước bọt lớn nhất, nằm từ phía sau ngoài cơ cắn và ngành hàm đến trước lổ tai ngoài và cơ ức đòn chủm, mỏm chủm Tuyến có 3 mặt: (mặt ngoài, mặt trước và mặt sau) Ba bờ (trước, sau và trong)... không có gai lưỡi Ở giữa có lớp niêm mạc nối lưỡi với sàng miệng gọi là hãm lưỡi Hai bên hãm lưỡi là hai cục dưới lưỡi, nơi ổ của ống tuyến nước bọt dưới hàm Từ cục dưới lưỡi chạy ra bên ngoài là nếp dưới lưỡi, nơi ổ của các tuyến ống nước bọt dưới lưỡi - Đỉnh lưỡi: Ở phía trước, tương ứng phía sau các răng cửa - Rễ lưỡi: Là phần cố định vào sàn miệng, được tạo nên bởi hai cơ: cằm lưỡi và móng lưỡi Phần... mạch cảnh ngoài liên quan chặt chẽ mặt sau của tuyến Ống tuyến chạy từ bờ trước của tuyến, đi trên mặt nông cơ cắn đến bờ trước cơ này thì chạy vào sâu xuyên qua khối mỡ má và cơ mút để ổ vào tiền đình miệng bằng một lổ nhỏ trong má, đối diện với răng cối thứ 2 hàm trên Hình 8 Tuyến nước bọt mang tai 1 Ống tuyến mang tai 2 Tuyến mang tai 3 Cơ cắn 4 Cơ mút 3.2 Tuyến nước bọt dưới hàm - Nằm ở tam giác... cho phần di động của lưỡi - Tĩnh mạch lưỡi: Gồm tĩnh mạch lưỡi sâu (đồng hành với ĐM lưỡi sâu), tĩnh mạch dưới lưỡi và tĩnh mạch lưng lưỡi Các tĩnh mạch này hợp lại tạo thành tĩnh mạch lưỡi, và thường ổ vào tĩnh mạch cảnh trong qua thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt Hình 7 Động mạch và thần kinh của lưỡi 1 TK thiệt hầu 2 ĐM lưỡi 3 Cơ móng lưỡi 4 TK hạ thiệt 5 Cơ cằm lưỡi 6 Cơ hàm móng 7 ĐM dưới lưỡi 8 ĐM . Giải Phẫu Ổ Miệng Mục tiêu bài giảng 1. Biết được ranh giới và giới hạn của ổ miệng chính và tiền đình miệng. 2. Mô tả các thành phần trong ổ miệng chính thức: răng, khẩu. khe miệng. - Sau thông với hầu qua eo họng. II. Các phần của ổ miệng Cung răng lợi ngăn ổ miệng ra làm hai phần: phần hẹp ở phia trước ngoài là tiền đình miệng và phần lớn ở phía trong sau là ổ. ra bên ngoài qua khe miệng. khi ngậm miệng, tiền đình miệng vẫn thông thương với ổ miệng chính qua một lỗ ở giữa răng cối cuối cùng và ngành hàm mỗi bên. ổ vào tiền đình miệng có ống tuyến nước

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w