Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 143 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
143
Dung lượng
3,27 MB
Nội dung
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 1 Ngành:Công trình Thủy Điện CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Đặt vấn đề Hệ thống sông Cả là một trong những hệ thống sông lớn của miền Trung Việt Nam, bắt nguồn từ Lào, chảy qua Nghệ An và đổ ra biển Đông. Diện tích lưu vực của sông Cả vào khoảng 27.200Km 2 . Trong đó gần 9.500Km 2 nằm trên lãnh thổ Lào, là hệ thống sông lớn nhất nằm trong khu vực Nghệ An có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhiều mặt của hơn 3,8 triệu người sống trong lưu vực. Đây là vùng có khí hậu khắc nghiệt, quanh năm vật lộn với thiên tai, hạn hán và lũ lụt. Việc xây dựng các công trình thủy lợi lợi dụng tổng hợp tài nguyên nước để phục vụ đời sống con người và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra là hết sức cần thiết, nhưng cho đến nay trên lưu vực chỉ mới xây dựng được một vài đập dâng dể lấy nước tưới và ngăn mặn trong đó có các đập dâng xây dựng trước năm 1945 như Đô Lương – Nam Đàn. Sông Cả có nguồn nước khá dồi dào, có độ dốc lớn, lắm nghềnh thác nên trữ lượng thủy năng rất phong phú. Từ trước đến nay đã có những nghiên cứu quy hoạch khai thác nguồn thủy năng này nhưng cho đến nay chưa có công trình thủy điện nào xây dựng. Đứng trước thực trạng thiếu hụt điện năng trong thời gian tới, những nguồn thủy năng dễ khai thác cũng không còn và điều kiện tình hình kinh tế của nước ta việc xây dựng các công trình thủy điện trên hệ thống sông Cả đã trở thành hiện thực. Sơ đồ thủy điện trên sông Cả nhằm đánh giá tiềm năng thủy điện của hệ thống khoảng 12 – 17 công trình thủy điện có công suất lắp máy từ 10 - 400MW được xây dựng. Đặc biệt là công trình thủy điện Bản Vẽ có quy mô nhất nhì trong hệ thống, công suất khoảng 100 – 200MW. Công trình có khả năng chống lũ và cấp nước cho hạ du. Vị trí công trình Bản Vẽ không những đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của Miền Trung mà còn là một cầu nối của hệ thống lưới điện cả nước. Chính vì vậy việc sớm khai thác nguồn thủy năng sông Cả mà chủ yếu là công trình thủy điện Bản Vẽ có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với việc phát triển kinh tế Miền Trung mà quan trọng với quá trình phát triển điện năng cả nước. Đồ án này trình bày một cách tổng quát nhất và cũng chi tiết nhất quá trình tính toán sơ bộ thiết kế công trình thủy điện Bản Vẽ. II. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Cả 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên. Sông Cả là hệ thống sông lớn nhất Nghệ An, diện tích lưu vực khoảng 27200Km 2 . Trong đó phần chảy trên lãnh thổ Lào chiếm 23,5% (9.470 Km 2 ). Sông Cả và sông La hợp thành sông Lam tại xã Đức Quang huyện Đức Thọ cách của sông 35Km. Sông Cả bắt nguồn từ rừng núi Mường Khát, Mường Lấp (ở lãnh thổ Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 2 Ngành:Công trình Thủy Điện Lào) với độ cao trên 1.500m. Sông có hướng chảy chủ yếu là Tây - Bắc, Đông – Nam, qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Thanh Cương, Nam Đàn. Đoạn từ cửa rào trở lên lòng sông hẹp, độ dốc lớn, bình quân độ dốc đáy 3%, với trên 100 nghềnh lớn nhỏ, có hai phụ lưu lớn là sông Nậm Mo (bên phải) và sông Huôi Nguyên (bên trái), với diện tích lưu vực tương ứng là 37.800Km 2 và 800Km 2 . Lớp phủ thực vật trên lưu vực khá phong phú và đa dạng gồm nhiều loại rừng khác nhau như rừng tre, nứa, rừng cây to gỗ quý. Theo số liệu điều tra rừng đến nay rừng chiếm tới khoảng 46% tổng diện tích lưu vực. Rừng già chủ yếu phân bổ ở biên giới Việt – Lào. Khu vực đồng bằng chủ yếu là lúa nước và các loại hoa màu khác. 2. Đặc điểm khí hậu lưu vực sông Cả. Việc quan trắc các yếu tố khí tượng và đo mưa trên hệ thống sông Cả được tiến hành khá sớm tại rất nhiều trạm. Trạm khí tượng thủy văn cửa rào và Mường Xén có các tài liệu đo đạc từ năm 1959, được dùng để thiết kế công trình thủy điện Bản Vẽ. Trên cơ sở phân tích và đánh giá tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn trên toàn bộ lưu vực sông cho thấy: Chất lượng tài liệu quan trắc tốt, mức độ gián đoạn ít, có thể sử dụng trong quá trình tính toán thủy văn công trình. Lưu vực sông Cả chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do địa hình núi cao và hiểm trở, biển chi phối mạnh mẽ, ở đây mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và mưa nhiều, chế độ gió mùa trên lưu vực sông Cả thể hiện sự tương phản rõ rệt hai mùa. Nhiệt độ trung bình nằm trên lưu vực sông biến đổi từ 22 0 C – 25 0 C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 có thể đạt tới 41 0 C – 43 0 C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 có thể xuống tới 1 0 C, nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam và giảm dần từ Đông sang Tây. Gió trung bình từ 1 – 2m/s, miền đồng bằng và ven biển từ 2 – 3m/s. Tốc độ gió có thể đạt 200m/s. Đặc điểm nổi bật của khu vực này là chịu ảnh hưởng của gió Lào, những ngày có gió Lào mạnh nhiệt độ có thể lên đến 50 0 C – 55 0 C. Gió Lào thường xuât hiện vào tháng 5, 6, 7. Trong một năm có thể có từ 25 - 30 ngày gió Lào. Nghệ Tĩnh là một trong những vùng xuất hiện nhiều bão nhất nước ta, trung bình hàng năm có khoảng 3 – 4 trận bão chiếm 30% số trận bão đổ bộ vào nước ta. Ảnh hưởng của các trận gió bão thường tập trung ở vùng đồng bằng ven biển và trung du, bão ở Nghệ Tĩnh thường gây mưa lũ lớn trên diện tích rộng, lượng mưa có thể đạt tới 300 – 400mm, cá biệt có những vùng trận mưa đạt 800 – 900mm. Do ảnh Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 3 Ngành:Công trình Thủy Điện hưởng của chế độ gió và nhiệt đới. Độ ẩm trên lưu vực sông Cả đạt khoàng 80 - 85%, những tháng mưa độ ẩm có thể đạt 90%, mùa khô độ ẩm hạ xuống khoảng 80 – 83%. Bốc hơi là một trong những thành phần chính của chu trình thủy văn lượng bốc hơi trung bình đạt khoảng 800 – 1000mm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất thường là mùa hè. Mưa trên lưu vực sông Cả phân bố không đều, vùng Tây Bắc thượng nguồn sông chính lượng mưa trung bình nhiều năm dao động trong khoảng 1600 - 2000mm. Khu đồng bằng từ 1500 – 1600mm, thung lũng Mường Xén cửa rào (Tương Dương) là một trong những tâm mưa thấp nhất của nước ta với lưu lượng mưa chỉ đạt khảng 1300 – 1400mm. Càng về phía Nam lưu vực, sự phân bố trong năm rất không đồng đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9 nhỏ nhất là tháng 1, 2 trong các tháng này thường xuất hiện mưa phùn. Qua quá trình theo dõi, tổng hợp kết quả ở các trạm thủy văn trong lưu vực của các công trình thủy điện Bản Vẽ được kết quả phân phối lượng mưa và bốc hơi theo từng tháng trong năm như trong bảng sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mưa (mm) 6,4 10,2 49 76 160 109 171 210 304 151 40 20,5 Lượng bốc hơi bình quân năm: 830 mm/năm. 3. Chế độ dòng chảy. Chế độ dòng chảy trên sông Cả phù hợp với chế độ mưa và tùy vào địa hình cũng như cấu tạo địa chất trên lưu vực sông. Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm biến đổi từ 201/sKm 2 , thượng lưu khoảng 301/sKm 2 , ở trung lưu sông Cả. Dòng lũ trên dòng chính sông Cả kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 70 – 75% tổng lượng dòng chảy cả năm. Dòng chảy lớn nhất xuất hiện vào tháng 8, 9 chiếm khoảng 22% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt thường kéo dài 7 – 8 tháng, lượng dòng chảy mùa kiệt chiếm khoảng 25 – 30% lượng dòng chảy cả năm. Ba tháng liên tục có lượng dòng chảy nhỏ nhất thường xảy vào các tháng 2, 3, 4. Lượng dòng chảy lũ vào từng năm thay đổi, dòng chảy lũ lớn nhất vào các năm 60, 61, 64, 71, 73, 78, 79, 88. Thực tế cho thấy số lũ lụt lịch sử trên lưu vực sông Cả xảy ra không đồng bộ. Trên dòng chính sông Cả lưu lượng lũ lớn nhất quan sát được là 590m 3 /s (ngày 28/7/1973). Dòng chảy thiết kế tại tuyến công trình Bản Vẽ được xây dựng trên cơ sở thực đo của các trạm quan sát Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 4 Ngành:Công trình Thủy Điện khí tượng thủy văn, chuỗi tài liệu thực được đo kéo dài nhiều năm nhất từ năm 1959 đến nay. Dựa vào phương trình hồi qui và tương quan hệ Q = f(h) tiến hành tính toán thủy văn, chế độ phân phối dòng chảy năm của tuyến công trình Bản Vẽ được tiến hành tính toán theo 3 năm điển hình. Kết quả tính toán phân phối dòng chảy được trình bày trong bảng sau: P%\tháng VI VII VIII IX X XI 90% 80 85 204 251 93.4 68.7 50% 166 71.9 339 297 247.5 103.5 10% 176.2 421 394.3 395.4 269.4 187.5 P%\tháng XII I II III IV V 90% 28.5 31.8 34.7 24.2 29.9 36.4 50% 46.8 43.9 38.8 32.9 30.7 50.1 10% 85.5 63.2 48.5 38.5 42.5 50.5 4. Tài liệu bụi cát. Lưu lượng bụi cát lơ lửng trung bình R o = 155kg/s Trọng lượng riêng bụi cát r = 1,5 tấn/m 3 Tuổi thọ công trình T = 100 năm II. Đặc điểm địa hình địa chất công trình lưu vực sông Cả Nói chung là địa hình và cấu tạo địa chất lưu vực sông Cả rất phức tạp, trong phạm vi đồ án chỉ cho phép trình bày cấu tạo địa hình địa chất của tuyến công trình và lòng hồ Bản Vẽ. Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 5 Ngành:Công trình Thủy Điện CHƯƠNG II: TÀI LIỆU VÀ DÂN SINH KINH TẾ TRONG LƯU VỰC VÀ LÒNG HỒ BẢN VẼ. DỰ BÁO NHU CẦU PHỤ TÀI VÀ NHU CẦU DÙNG NƯỚC Nghệ Tĩnh nằm ở trung tâm vùng Bắc trung bộ có 564 km viên giới Việt Lào và 227 km bờ biển. Đây là vùng đất rộng người đông, dân số của tỉnh vào khoảng 3,8 triệu người gồm các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ít người khác sống trên vùng núi cao giáp Lào, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Mật độ dân số vào khoảng 135 người/Km 2 về đất đai tự nhiên chia làm 3 vùng: Vùng rừng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển. Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh đa dạng và phong phú: Đất, rừng, biển, sinh vật, khoáng sản là cơ sở để mở mang, khai thác, hình thành các trung tâm công nghiệp, nằm trên trục giao thông chính Bắc – Nam về đường sắt, đường bộ cả nước, cạnh đường hàng hải quốc tế. Có cảng biển Cửa Lò, Bến Thủy là cửa ngõ ra biển của Lào thông qua trục quốc lộ 7, 8. Thành Vinh là đầu mối giao thông quan trọng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học của tỉnh, có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong cả nước. Đồng thời mở ra triển vọng lớn về khả năng hợp tác kinh tế quốc tế. Phương hướng phát triển và phân bố nghành kinh tế của Nghệ An như sau: 1) Nghành nông nghiệp: Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Nghệ An, tỉnh xác định tập trung thâm canh khai thác tổng hợp, coi trọng cả lúa lẫn màu và cây công nghiệp như lạc, dứa, thuốc lá, cói, chè, cà phê, cam … đẩy mạnh chăn nuôi, thâm canh vành đai thực phẩm quanh thành phố, thị trấn, khu công nghiệp, vùng dân cư tập chung. Đưa đất nông nghiệp vào sử dụng từ 350.000ha năm 1990 lên 420.000ha vào năm 2000. Trong đó, tập chung đầu tư thâm canh các vùng trọng điểm lúa với tổng diện tích 79.200ha và số lượng 692.550 tấn năm 2000. 2) Thủy lợi: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu với phương hướng đến năm 2015: + Củng cố vững chắc các hệ thống đê điều để chống lũ, ngăn mặn. + Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình đã xây dựng, chú ý phục vụ tốt các vùng trọng điểm. + Xây dựng một số công trình trên cơ sở có luận chứng đạt hiệu quả nhanh. 3) Lâm nghiệp: Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 6 Ngành:Công trình Thủy Điện Bảo vệ, đi vào khai thác có kế hoạch nguồn tài nguyên, các vùng gỗ lớn ở Trường Sơn, hình thành các vùng đặc sản. 4) Các khu công nghiệp: Xuất phát từ không gian địa lý, nội dung kinh tế xã hội trong quá trình phát triển và phân bố lại lượng sản xuất ở Nghệ An thành ba khu công nghiệp: - Vinh, Cửa Lò, Cửa Hội. - Nghĩa Đàn, Qùy Hợp. - Thị xã Hà Tĩnh, Thạch Khê với nhiều nhà máy thuộc nhiều nghành công nghiệp khác nhau: Dệt, thực phẩm, khai thác mỏ … 5) Năng lượng: Là tỉnh có nhiều khó khăn so với cả nước, bình quân đầu người hiện nay bằng 30% mức bình quân cả nước. Nguồn điện tại chỗ chưa đảm bảo (chỉ đáp ứng 10% nhu cầu). Nguồn điện chủ yếu phụ thuộc vào nguồn điện quốc gia, nên hướng phát triển năng lượng của tỉnh vào năm tới: - Cải tạo hệ thống lưới điện của tỉnh trước hết là thành phố Vinh, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục. - Kết hợp thủy lợi, thủy điện nhỏ ở các huyện trung du miền núi, các vùng lâm trường phục vụ cho sản xuất công nghiệp đời sống. - Xây dựng một số trạm thủy điện lớn trên hệ thống sông Cả như Bản Mai, Bản Vẽ. Diện tích mặt hồ trạm thủy điện Bản Vẽ khoảng 71km 2 . Trong lòng hồ có 4 xã với gần 3000 hộ dân, chủ yếu là đất nông nghiệp; lâm nghiệp; các công trình văn hóa công cộng của xã, địa phương, nhân dân; cây cối lâu năm; các công trình giao thông thủy lợi; bưu điện. Khi xây dựng hồ sẽ thiệt hại được thống kê như sau: + Đất nông nghiệp 80ha. + Các công trình văn hóa công cộng của các xã (trường học, trạm xá,trụ sở …) chủ yếu là nhà lợp ngói, tranh tre, diện tích bình quân mỗi xã 850m 2 cả vùng là 5.950m 2 . + Nhà và tài sản của dân: Nhà của dân chủ yếu là nhà gỗ cột kê, cột chân lợp tranh, tổng số là 3000 nhà. + Cây cối lâu năm của dân chủ yếu là cam, chanh. Bình quân các loại cây trong gia đình cũng giống các bộ phận khác trong vùng này, công trình phục vụ giếng bao gồm 1.300 cái ước tính hàng chục tỷ đồng. + Các công trình giao thông thủy lợi, bưu điện: 70km đường số 7 (15km đường nhựa). 50km đường liên xã rải đá. Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 7 Ngành:Công trình Thủy Điện 1 cầu treo của Lào. 60km đường dây điện thoại. 7 công trình thủy lợi, thủy điện. 6) Lâm nghiệp: Theo viện quy hoạch lâm nghiệp điều tra, giá trị lâm nghiệp bị thiệt hại do ngập lụt là 10 tỷ đồng. 3 Nhu cầu phụ tải: Nhà máy thủy điện Bản Vẽ không những phục vụ cho tỉnh Nghệ Tĩnh mà còn hòa vào mạng lưới điện quốc gia và cung cấp điện chủ yếu cho các tỉnh miền Bắc. Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống các tỉnh miền Bắc từ năm 2000 đến năm 2010 như sau (10 9 Kwh): Thứ tự 2000 2005 2010 Công nghiệp 7,4 10,47 14.1 Nông nghiệp 0,82 0,95 1,1 Giao thông – Vận tải 0,78 1,05 1,465 Sinh hoạt 4,8 6 9,94 Tổng 13,8 18,47 25,605 Tổn thất 2,4 3,23 4,195 Dùng điện sản xuất 16,2 21,7 29,8 4 Yêu cầu dùng nước cho vùng kinh tế Nghệ Tĩnh Nguồn nước sông Cả rất phong phú với tổng lượng nước bình quân nhiều năm vào khoảng 24 tỷ m 3 thỏa mãn mọi yêu cầu dùng nước của các nghành kinh tế trong khu vực và cả tỉnh với tần suất đảm bảo từ 75-80% có thể khai thác 3,3 tỷ Kw/h điện với công suất lắp máy 700Mw. Hiện nay các nguồn nước chủ yếu phục vụ nông nghiệp tưới 10.723ha. Tổng lượng nước đã sử dụng cho nông nghiệp khoảng 1,5 tỷ m 3 còn các nghành khác chưa có gì đáng kể. Tuy nguồn nước dồi dào song phân bố không đều theo thời gian và không gian, lại mâu thuẫn với nhu cầu dùng nước trên các địa bàn. Trong kế hoạch giai đoạn 1990-2000 yêu cầu dùng nước của các nghành đối với hệ thống sông Cả như sau: + Công nghiệp: 0,6 – 0,7 tỷ m 3 . + Chăn nuôi: 0,55 tỷ m 3 . + Nông nghiệp và các nghành khác: 0,5 tỷ m 3 . Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước của tỉnh Nghệ Tĩnh trên sông Cả khoảng 1,65 tỷ m 3 . CHƯƠNG III: ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP VẬT LIỆU CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BẢN VẼ I. Điều kiện địa chất công trình Bản Vẽ. Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 8 Ngành:Công trình Thủy Điện Tuyến công trình thủy điện Bản Vẽ nằm cách thị trấn Tương Dương 22km về hạ lưu. Vị trí công trình tọa độ 2123-464. Ứng với MNDBT=145m, tuyến dài 650m, tuyến lòng sông rộng 50-70m đa phần bị phủ tạng lăn, cuội, sỏi cát lẫn hỗn hợp dày khoảng 1m. Đôi chỗ lộ đá gốc cát bột kết, phiến sét của hệ thống sông Cả bị nứt nẻ mạnh, hai bên sườn độ dốc đạt 30-35, thảm thực vật khá phát triển, bờ phải rậm rạp hơn bờ trái. 1. Mặt cắt ĐCCTT tuyến: Toàn bộ tuyến nằm trọn vẹn trên nền đá trầm tích thuộc hệ thống sông Cả gồm bột kết chất mịn phần lớn dày 20-25cm xen các lớp phiến sét phân lớp mỏng (10cm) và các sản phẩm phong hóa của chúng. Cát kết có thành phần chủ yếu là thạch anh (50-70%), xi măng gắn kết là sét xeti, bột kết cũng là bột thạch anh, xi măng là sét. Mặt cắt tuyến gồm các lợp sau: + Lớp sườn trầm tích phủ gần toàn bộ mặt sườn thung lũng gồm a sét a cát màu nâu vàng, nâu đỏ lẫn nhiều dăm, sạn là các mảnh vụn cát bột kết đã miền bở. Đất khô trạng thái nửa cứng, chiều dày trung bình từ 2-3m. Một số tiêu chí cơ lý đặc trưng: Dăm sạn 27%, cát 42%, bụi sét 31%, w th = 72%. ∆ = 2,59g/m, γ tn = 1,72g/cm 3 , γ k = 1,52g/cm 3 . n = 44%, I d = 16. Lớp dưới là đối phong hóa mãnh liệt của các đá, cát, bột kết, phiến sét. Các đá vẫn giữ được hình dạng cơ bản của đá gốc nhưng đá mềm do các khe nứt 2-5mm được xếp nhét bởi bột sét. Đá có độ bền thấp, chiều dày 7-10m. Một số chỉ tiêu cơ lí của đã phiến sét được xác đinh như sau: γ tn = 1,47g/cm 3 , K p h = 0,7 – 0,8. Tiếp theo là đối phong hóa nứt nẻ mạnh đến mức vừa dày từ 15-20m càng xuống sâu mật độ khe nứt càng giảm. Các khe nứt ít bị lấp nhét tương đối rắn chắc, một số chỉ tiêu cơ lí: Cát kết: γ k = 1,52g/cm 3 . R rk = 560g/cm 3. Bột kết γ k = 2,45g/cm 3 . R rk = 207g/cm 3. Dưới cùng là nền đá cát bột kết, phiến sét phong hóa, nhẹ đến còn tươi, đá có màu xám đen, rất rắn chắc. Thế nằm của đá gối bên bờ phải bờ 170-190 0 (35-40 0 ) bờ Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 9 Ngành:Công trình Thủy Điện trái 110-120 0 (30-35 0 ) ngoài ra còn một số đặc điểm nổi bật cần lưu ý. Bờ trái tuyến có một đồi nứt nẻ rất mạnh, các đá ở đây có thể nằm đối xứng. Đây có khả năng là một đới ảnh hưởng của đứt gãy cắt qua bờ trái của công trình 180-200m, gia đoạn sau cần nghiên cứu thêm đới này. Các hoạt động của đới lăn phát triển ở bờ phải, trên sườn có nhiều tảng φ=10-15cm, rộng 2m. Trên mặt sườn không thấy có hoạt động của nước ngầm. 2. Điều kiện địa chất của công trình vùng hồ chứa Bản vẽ. Với diện tích rộng 180km 2 , cấu tạo địa chất khá phức tạp nhưng nói chung không có gì đặc biệt, ta chỉ cần nghiên cứu kỹ về một số đứt gãy trong lòng hồ có thể gây ra mất nước. 3. Vùng xây dựng công trình năm ở nơi có động đất cấp 8. 4. Khả năng cung cấp vật liệu xây dựng. - Đất á sét lẫn dăm sạn có thể lấy tại thượng lưu tuyến cách 1,2km gần bản Định Tiến, Định Phong. Xa hơn có thể lấy ở bản Long Na cách 5km hoặc ở bản Mai cách 3km. Đất có nguồn gốc sườn tan tích trên các đá bột kết phiến sét hệ tầng sông Cả. - Đất á sét có lẫn sỏi sạn có thể lấy ở bản Tam Bông cách tuyến 5-7km. Nhìn chung đất có chất lượng tốt, đồng nhất, dày 4-5m, dễ khai thác. Cát sỏi trong khu vực tương đối hiếm, dọc dòng chính sông Cả có nhiều bãi cát sỏi nhưng trữ lượng không lớn. Đối với tuyến đập bản Vẽ có thể lấy tại bản Xắn cách tuyến 3-4km. - Vật liệu đá: Chủ yếu là đá vôi lấy tại bản Tam Bông cách tuyến đập 7km. 5. Tài liệu bùn cát dòng chảy Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ro(kg/s) 20 10 5 6 10 100 120 180 195 170 160 120 6. Quan hệ F, W= f(Zhl) Zth(m) 67,1 80 100 120 140 160 180 f(km 2 ) 0 2 9 20,3 33,9 52,4 71 w106m 3 0 8,6 110,2 390 932,5 1788,6 3018 7. Quan hệ giữa mực nước Zhl với lưu lượng dòng chảy Q Q(m 3 /s) 0 70 100 150 200 300 700 2500 4600 8000 11000 Zhl(m) 67 69 70 72 75 80 81 82 83 84 85 Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 10 Ngành:Công trình Thủy Điện Thời gian lũ lên T l =26h Thời gian lũ xuống 50h Đỉnh lũ Q max = 2340m 3 /s ứng với tần suất 0,1% Tổng lượng lũ thiết kế V 1 =326,3.10 6 m 3 Đường quá trình lũ dạng tam giác Tuổi thọ công trình T=100 năm. Sinh viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 . viên: Trịnh Hoài Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 14 Ngành:Công trình Thủy Điện CHƯƠNG 2 : XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN 2.1. Xác định mực nước dâng bình thường. 2.1.1 Nam Lớp 48Đ1 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 11 Ngành:Công trình Thủy Điện PHẦN II : TÍNH TOÁN THỦY NĂNG CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Các thông số chủ yếu. Mục đích của tính toán thủy năng là. xây dựng các công trình thủy điện trên hệ thống sông Cả đã trở thành hiện thực. Sơ đồ thủy điện trên sông Cả nhằm đánh giá tiềm năng thủy điện của hệ thống khoảng 12 – 17 công trình thủy điện có