PHẦN VI: NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN
CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT BỊ VÀ PHềNG PHỤ TRONG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN
2.2. Các phòng phụ của nhà máy
Ở nhà máy thuỷ điện, các thiết bị phụ và các thiết bị đo lường bố trí trong các phòng riêng, các phòng đó bố trí trong nhà máy. Theo chức năng chia các phòng này thành hai nhóm : Phòng đặt các thiết bị điều khiển gọi là phòng thao tác, phòng bố trí các thiết bị để sửa chữa và trạm vận hành các thiết bị gọi là phòng sản xuất .Ngoài các phòng trên còn bố trí các phòng làm việc, phòng sử dụng công cộng như câu lạc bộ, các phòng phục vụ sinh hoạt, đời sống ...
Các phòng quản lý vận hành ở một nhà máy thuỷ điện bao gồm :
+ Các phòng có liên quan trực tiếp đến vận hành nhà máy gồm : Phòng điều khiển trung tâm, và các phòng điện dưới nó, phòng trực ban và điều độ, phòng thông tin liên lạc, phòng ắc quy, phòng nạp điện, phòng axít ...
+ Các phòng sản xuất gồm: Phòng sửa chữa cơ điện, phòng thủy công, phòng kiểm tra và sửa chữa các đòng hồ đo, phòng thí nghiệm điện cao thế, phòng hoá nghiệm dầu, phòng tái sinh dầu, phòng đặt thiết bị thông gió, phòng đặt máy bơm, phòng khí nén, trạm cung cấp nước kỹ thuật, kho dụng cụ...
+ Phòng trực ban của các bộ phận như công nhân đường dây, công nhân bộ phận máy thủy lực, công nhân phong hoả...
+ Phòng hành chính gồm : Phòng giám đốc, phòng kỹ sư trưởng, văn phòng đảng ủy và các đoàn thể, phòng kỹ thuật, phòng hội họp, phòng phục vụ,phòng y tế, hội trường...Ngoài ra còn các phòng phục vụ sinh hoạt và đời sống.
2.2.1. Phòng điều khiển trung tâm.
Toàn bộ các tín hiệu của các thiết bị đo lường và kiểm tra trong nhà máy được hệ thống dây cáp dẫn về phòng điều khiển trung tâm. Tại đây ta có thể theo dừi tỡnh hỡnh làm việc của trạm thuỷ điện và đưa ra cỏc phương ỏn xử lý khi bị sự cố. Vì vậy có thể coi đây là trung tâm đầu não của nhà máy.
Phòng điều khiển trung tâm được bố trí phía thượng lưu nhà máy và ở giữa hai tổ máy.
2.2.2. Phòng điện một chiều.
Để cung cấp điện thao tác các thiết bị, thắp sáng cho nhà máy khi xẩy ra sự cố và cung cấp cho mạch nhị thứ cần phải có hệ thống điện một chiều gồm các phòng Acquy, Axit, phòng nạp điện. Để tránh hơi Axit bay ra làm hỏng các thiết bị và ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân viên vận hành thì các phòng này được ngăn cách bằng các tường và phòng đệm . Hệ thống điện một chiều này được bố trí gần phòng điều khiển trung tâm.
Cách bố trí và kích thước các phòng trong nhà máy được thể hiện ở bản vẽ nhà máy.
KẾT LUẬN
Đồ án tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Thuỷ Lợi. Quá trình thực hiện ĐATN là quá trình Sinh viên hệ thống lại các kiến thức đã học, vận dụng các kiến thức đó cho một công trình cụ thể mà ở đó có kể tới ảnh hưởng của các nhân tố mà trong quá trình học mới chỉ là những lý thuyết chung. Thực hiện ĐATN cũng là cơ hội để SV làm quen với công tác thiết kế một công trình mà ở đó phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm hiện hành.
Với nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp là: “Thiết kế TTĐ Bản Vẽ”, tác giả đã hoàn thành các nội dung theo đúng yêu cầu nhiệm vụ đồ án. Trong quá trình thực hiện ĐATN, tác giả đã áp dụng các kiến thức của các môn khoa học Cơ bản, các môn Cơ sở và các môn Chuyên ngành. Đã tuân thủ các quy trình, quy phạm thiết kế hiện hành. Ngoài ra còn tìm hiểu thêm một số kiến thức, áp dụng các công cụ mới để thực hiện đồ án của mình, đặc biệt là sự hỗ trợ của máy tính điện tử.
Trong quá trình thực hiện ĐATN, tác giả nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo trong và ngoài khoa, của gia đình bạn bè.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo của các bộ môn liên quan; cảm ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình và bạn bè. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Huỳnh Tấn Lượng đã trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành ĐATN đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Do trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế ít nên ĐATN không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến chỉ bảo của các thầy cô, góp ý của các bạn để chất lượng ĐATN được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Trịnh Hoài Nam