Kết cấu và kích thước phần trên nước của TTĐ Bản Vẽ

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cấp thoát nước XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN (Trang 130 - 135)

PHẦN VI: NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN

CHƯƠNG 1: CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY

1.3. Kết cấu và kích thước phần trên nước của TTĐ Bản Vẽ

1.3.1. Kết cấu phần trên nước của nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ.

Phần trên nước của nhà máy thuỷ điện được tính từ cao trình sàn nhà máy trở lên. Kết cấu và kích thước phần trên nước nhà máy thuỷ điện có liên quan chặt chẽ đến việc bố trí các thiết bị trong gian máy. Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên khí hậu ta có các sơ đồ kết cấu phần trên nước như sau:

+ Kết cấu nhà máy thuỷ điện kiểu kín.

+ Kết cấu nhà máy thuỷ điện kiểu hở.

+ Kết cấu nhà máy thuỷ điện kiểu nửa hở.

Nhà máy thuỷ điện kiểu kín có kết cấu tương tự như một nhà công nghiệp. Có kết cấu dạng hệ khung, hai bên thượng hạ lưu nhà máy có hệ thống cột để đỡ dầm cầu trục chính, phía trên có mái che. Nhà máy kiểu kín có ưu điểm là lắp ráp và sửa chữa thiết bị trong mọi điều kiện khí hậu. Với khí hậu tại nơi đặt nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ thì chỉ có thể sử dụng được kết cấu nhà máy thuỷ điện kiểu kín.

1.3.2. Kích thước chủ yếu phần trên nước nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ.

1. Chiều dài nhà máy (L).

L =Z .Lđ + LSLR + ∆L + 2.t + ∆t Trong đó:

Z: Số tổ máy; Z = 2.

Lđ: Chiều dài đoạn tổ máy; Lđ = 17 (m).

t = 0,25m, chiều dày tường.

t= 0,05m, chiều rộng khe lún.

∆L: Đoạn kích thước tăng thêm ở tổ máy cuối cùng để cầu trục hoạt động cẩu được tổ máy cuối cùng. Ta chỉ phải tính thêm ∆L khi

2 Bctr

lớn hơn khoảng cách từ tim tổ máy cuối cùng đến tường nhà máy một đoạn δ (khoảng an toàn). Trạm thủy điện Bản Vẽ có

2 Bctr

= 7,075m nhỏ hơn khoảng cách từ tim tổ máy cuối đến tường là 8m .Vậy không phải phải tăng thêm kích thước ở tổ máy cuối cùng:

LSLR: Chiều dài gian lắp ráp.

Gian lắp ráp sửa chữa:

Gian lắp ráp sửa chữa dùng để lắp ráp các thiết bị trong thời kì xây dựng nhà máy và để sửa chữa tổ máy trong quá trình vận hành nhà máy. Với mục đích như vậy, tôi bố trí gian lắp ráp sửa chữa ở đầu hồi bên trái nhà máy gần đường giao thông. Chiều rộng gian lắp ráp sửa chữa lấy bằng chiều rộng nhà máy để cẩu trục có thể di chuyển dọc nhà máy đến gian lắp ráp sửa chữa. Chiều dài gian lắp ráp sửa chữa xác định trên nguyên tắc diện tích gian lắp ráp sửa chữa phải đủ để bố trí toàn bộ thiết bị của một tổ máy khi số tổ máy Z<10, của hai tổ máy khi Z >10. Với TTĐ Bản Vẽ có số tổ máy là 2 vì vậy diện tích gian lắp ráp sửa chữa phải đủ để bố trí toàn bộ thiết bị của một tổ máy và bảo đảm cho cầu trục hoạt động. Trên cơ sở đó ta xác định được chiều dài sàn lắp ráp hợp lý là: LSLR = 19 (m).

Ph?m vi làm vi?c c?a móc ph?

Sàn lắp ráp R522

R320 R416

Ph?m vi làm vi?c c?a móc chính

R200

R90 R200

83.95 04

06 05

01 03

02

H? máy bi?n áp

19001950

2200

1- Bánh xe công tác.

2- Chóp máy phát.

3- Ổ trục chặn.

4- Giá chữ thập trên.

5- Rôto máy phát.

6- Giá chữ thập dưới.

7- Hố máy phát.

Vậy chiều dài nhà máy là:

L = 2.17 + 19 + 2. 0,25 + 0,05 = 53,55 (m).

2. Chiều rộng nhà máy (B).

Chiều rộng nhà máy phụ thuộc kích thước cầu trục, phương thức cẩu, việc bố trí các thiết bị.

• Tính theo kích thước máy phát:

B = Dh + 2.∆ + 2.t

Trong đó: Dh - đường kính hố máy phát, Dh = 12,50 m.

∆ - chiều rộng hành lang đi lại trên sàn máy phát, ∆ = 2,0m.

t – chiều dày tường gian tổ máy, t = 0,25(m).

Thay vào ta có:

B = Dh + 2.∆ + 2.t = 12,50 + 2. 2,0 + 2. 0,25

= 17 (m)

• Theo kích thước cầu trục ta tính được chiều rộng nhà máy là:

B = Lk+2.B1+2.t1

Trong đó:

Lk:Nhịp cầu trục; Lk = 21 (m).

B1: Khoảng cách từ tim đường ray cầu trục đến tường nhà máy, B1= 1,5(m).

t1: Chiều dày tường nhà máy lấy t = 0,25 (m).

B = 21+ 2.1,5 +2.0,25 = 24,5 (m).

Ta thấy chiều rộng nhà máy tính theo kích thước cầu trục lớn hơn rất nhiều so với tính theo kích thước máy phát, do đó để giảm chiều rộng nhà máy ta cắt ngắn nhịp cầu trục. Ta cắt nhịp cầu trục đi 3m.

Vậy chiều rộng nhà máy là B = 24,5 – 3 = 21,5(m).

3. Cao trình sàn lắp ráp (SLR).

Chọn ∇SLR =∇SMF = 81,95 (m).

4. Cao trình cầu trục (ct).

Cao trình cầu trục (∇ct) là cao trình đỉnh đường ray cầu trục.

∇ct =∇max + Lmax + h + Ld + a

Trong đó: ∇max : Cao trình lớn nhất của vật cố định trên dường di chuyển của móc cầu trục. Vì ∇SLR >∇SMF nên cao trình này phụ thuộc vào ∇SLR .

∇max = ∇SLR = 81,95 (m).

h : Chiều cao của móc; h = 0,775 (m).

Ld : Chiều dài dây buộc có kể cả độ dãn của dây, Ld = (1,8÷2,5 )m, chọn Ld = 2,425 (m).

a : Khoảng cách an toàn giữa vật cố định và vật di chuyển; chọn a

= 0,5 m.

Lmax : Chiều dài lớn nhất của vật được cẩu có thể là roto máy phát cộng trục hoặc BXCT cộng trục.

Lmax = max{ LMF+trục , LBXCT + trục }

• Xác định Lmax theo MF + trục : Theo phần III: chọn thiết bị ta có:

LMF+trục = H0 = c + a + hd + hst + ht + hc+ h0 = 8,15 (m).

Trong đó : c :khoảng cách từ đáy giá chữ thập dưới đến bích nối.

hd :chiều cao giá chữ thập dưới.

a: khoảng cách từ đỉnh giá chữ thập dưới đến gối tựa Stato máy phát hst : chiều cao stato của MF.

ht :chiều cao giá chữ thập trên.

hc : chiều cao ổ trục chặn.

h0 : chiều cao chóp MF.

• Xác định Lmax theo BXCT+trục :

LBXCT+trục=∇lmf - ∇lm - (c + hd + a) +b0/2 + (h1 + h2) Trong đó : ∇lmf :cao trình lắp MF của TTĐ : ∇lmf = 78 (m).

(c + hd + a) = 1 + 0,7 + 0,3 = 2 (m) . ∇lm:cao trình lắp máy của TTĐ : ∇lm= 70,414 (m).

b0:chiều cao cánh hướng nước; b0 = 1,2 (m) .

(h1+ h2 ): khoảng cách từ điểm dưới cánh hướng nước đến mặt cắt cửa vào ống hút : (h1+ h2 ) = 0,219.D1 = 0,219.4 = 0,88 (m).

LBXCT+trục= 78 – 70,414 - 2 + 0,6 + 0,88 = 7,066 (m) . Vậy vật cẩu lớn nhất là roto máy phát cộng trục:

Lmax = max{LMF+trục, LBXCT+trục } = LMF+trục = 8,15 (m).

⇒ ∇ct = 81,95 + 8,15 + 0,775 + 2,425 + 0,5 = 93,80 (m).

5. Cao trình trần nhà máy (tnm).

∇tnm = ∇ct + H + δat Trong đó: H: chiều cao cầu trục + xe con; H = 8 (m)

δat: khoảng cánh an toàn; Chọn δat = 0,5 (m)

∇tnm = 93,80 + 8 + 0,5 = 102,30 (m) 6. Cao trình đỉnh nhà máy(đnm).

∇đnm = ∇tnm + Hmái

Trong đó: Hmái: Chiều cao mái nhà máy; Hmái = 2,5 (m).

∇đnm = 102,30 + 2,5 = 104,80 (m).

Bảng 1 – 1 : Tổng hợp các kích thước nhà máy.

STT Các thông số Kích thước Đơn vị

1 Chiều dài đoạn sổ máy (Lđ) 17 m

2 Cao trình lắp máy (∇lm) 70.414 m

3 Cao trình đáy ống hút (∇đôh) 59.814 m

4 Cao trình miệng ống hút (∇moh) 65.054 m

5 Cao trình sàn Turbin (∇stb) 73.50 m

6 Cao trình lắp máy phát (∇lmf) 78 m

7 Cao trình sàn nhà máy (∇smf) 81.95 m

8 Chiều dài nhà máy (L) 53.55 m

9 Chiều rộng nhà máy (B) 21,5 m

10 Cao trình sàn lắp ráp (∇SLR) 81,95 m

11 Cao trình cầu trục (∇ct) 93.80 m

12 Cao trình trần nhà máy (∇tnm) 102.30 m

13 Cao trình đỉnh nhà máy(∇đnm) 104.80 m

CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT BỊ VÀ PHềNG PHỤ TRONG NHÀ

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cấp thoát nước XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w