TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

80 7.6K 45
TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồng dao là một trong những di sản tinh thần quí báu của dân tộc Việt Nam. Đến với đồng dao

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM TRẦN THỊ QUÍ LỚP DH5C1 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN TÌM HIỂU NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM Long Xuyên, 5 / 2008 Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ: TRẦN TÙNG CHINH LỜI CẢM ƠN : Khóa luận được hoàn thành là nhờ sự quan tâm sâu sắc của Ban giám hiệu trường Đại học An Giang, khoa Sư phạm, quí thầy cô cùng bạn bè, người thân. Người viết xin chân thành cảm ơn : Ban giám hiệu trường Đại học An Giang. Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm trường Đại học An Giang. Các thầy cô trong tổ bộ môn Văn. Thư viện trường Đại học An Giang, thư viện tỉnh An Giang. Người thân bạn bè. Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gởi sự tri ân sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Tùng Chinh, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi, cho tôi có thêm niềm tin nghị lực để bước đi trên con đường khám phá những chân trời khoa học rộng mở trước mắt, hoàn thành khóa luận của mình. Một lần nữ a tôi xin trân trọng cảm ơn! Long Xuyên, ngày 2 tháng 5 năm 2008. Người thực hiện : Trần Thị Quí Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam MỤC LỤC : Trang A. PHẦN DẪN LUẬN : I. Đối tượng nghiên cứu lí do chọn đề tài : 1 II. Lịch sử vấn đề : 2 III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài : 4 IV. Nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu : 4 V. Đóng góp của khóa luận : 5 VI. Mục đích của khóa luận : .6 VII. Bố cục khóa luận : 7 B. PHẦN NỘI DUNG : Chương I. Khái quát về đồng dao : I. Khái niệm ca dao – dân ca : 8 II. Khái niệm đồ ng dao : .9 III. So sánh, phân biệt đồng dao các thể loại văn học dân gian khác : .12 1. Đồng dao với ca dao – dân ca : .12 2. Đồng dao với vè : 13 3. Đồng dao với câu đố : .15 Chương II. Tìm hiểu nội dung đồng dao : I. Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật : .18 II. Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật : 22 III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên : 29 Chương III. Nghệ thuật đồng dao : I. Kết cấ u đồng dao : 34 1. Đầu cuối tương ứng : 35 2. Điệp đoạn điệp khúc : .36 3. Kết cấu liệt kê : .38 II. Ngôn ngữ đồng dao : . 41 1. Ngôn ngữ địa phương : .41 2. Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa rất đậm nét : 42 3. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm : .49 Khóa luận tốt nghiệp ĐH Trần Thị Quí Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam 4. Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, từ láy : 49 III. Vài nét về thể thơ : .51 1. Thể lục bát : 51 2. Thể vãn : .53 3. Thể hỗn hợp : 57 IV. Thời gian không gian nghệ thuật : . 62 1. Thời gian nghệ thuật : .62 2. Không gian nghệ thuật : 65 V. Một số biểu tượng trong đồng dao : 67 1. Biểu tượng con bống : .67 2. Biểu tượng con nghé, con trâu : 69 3. Biểu tượng trăng sao : .70 C. PHẦN KẾT LUẬN : . 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC. Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 1 A. PHẦN DẪN LUẬN : I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đồng dao là một trong những di sản tinh thần quí báu của dân tộc Việt Nam. Đến với đồng dao, chúng ta như hòa mình vào một nguồn suối mát vô tận của thiên nhiên. Nó sưởi ấm tâm hồn ta mỗi khi cảm thấy cô đơn, lạnh giá. Đồng dao với sự giản dị, cô đúc, ngắn gọn, hồn nhiên cả trong nội dung lẫn hình thức nghệ thuật đã gắn bó với chúng ta từ thuở ấ u thơ. đến khi đã trưởng thành, ta vẫn tìm về với đồng dao như để tìm lại sự thanh thản, hồn nhiên thuở nhỏ, gạt bỏ mọi xô bồ, tất bật, tranh đua trong cuộc sống thường nhật. Mặt khác, “đồng dao đã có lịch sử từ lâu đời. Nó được hình thành phát triển cùng với sự phát triển của xã hội” [Trần Gia Linh, 2006 : 4]. Do đó, tìm hiểu đồng dao giúp ta có điều ki ện tiếp cận hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn dân tộc. Đó chính là những chiếc nôi xinh, ấm áp nghĩa tình, nồng nàn tiếng mẹ ru sưởi ấm tâm hồn ta. Không ai trong mỗi chúng ta thuở nhỏ lại không thuộc một vài bài đồng dao không thông thạo một số trò chơi dân gian gắn với những bài đồng dao. Chính vì thế mà việc tìm hiểu đồng dao có một ý nghĩa thiết th ực hết sức to lớn. Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc. đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn các em. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu đồng dao chính là để góp phần bổ sung, làm giàu nguồn sức mạnh tinh thần cho tuổi thơ. Đồng thời, đó cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của tất cả m ọi người, vì ai cũng từng có một tuổi thơ cho riêng mình. Không chỉ có thế, trong đồng dao còn có sự hội tụ, giao thoa của rất nhiều thể loại tiểu loại như : vè, câu đố, hát ru,…Cho nên, việc tìm hiểu đồng dao sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những ai muốn nghiên cứu các thể loại này những kiến thức cần thiết. Như vậy, thông qua việc tìm hiểu đồng dao ta có điều kiện hiểu thêm về các thể loại văn học dân gian khác. Đồng thời, giữa đồng dao thơ thiếu nhi của văn học hiện đại có mối liên hệ rất gần gũi. Chính vì thế, việc tìm hiểu đồng dao sẽ giúp cho chúng ta tiếp cận với thơ thiếu nhi một cách thuận lợi hơn. Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển. Sự xuất hiện “thống trị” của công nghệ thông tin đem đến rấ t nhiều tiện nghi, lợi ích cho cuộc sống, nhưng đồng thời cũng đẩy chúng ta vào những tất bật, ngột ngạt, xô bồ,…của một xã hội cơ khí tự động hóa. Các chính sách mở cửa, hội nhập một mặt giúp chúng ta có điều kiện tiếp cận với các nền văn hóa tri thức tiên tiến trên toàn thế giới, nhưng đồng thời cũng kèm theo mặt trái của nó. Khi bản sắc văn hóa truyề n thống của dân tộc có dấu hiệu bị mai một, người ta bắt đầu có ý thức tìm lại nguồn cội, bản Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 2 nguyên. Những di sản văn hóa tinh thần được khôi phục. Tinh thần tự hào dân tộc lại trỗi dậy mãnh liệt ở mỗi con người Việt Nam. Từ những cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy rằng công tác khảo sát, nghiên cứu đồng dao là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Nó phù hợp với xu hướng chung của thời đại, góp phần làm sống dậy những tinh hoa văn hóa dân tộc kêu gọi ý thức giữ gìn truy ền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta. Bên cạnh những lý do đã trình bày, việc nghiên cứu đề tài này còn mang một ý nghĩa sư phạm quan trọng, đó là phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của bản thân người làm khóa luận sau này. Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. II/ L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ : Đồng dao có lịch sử lâu đời. Nó được hình thành phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất hiện sớm được lưu truyền tương đối rộng rãi. Không ai trong chúng ta lúc còn bé lại không biết đến đồng dao. Mặc dù vậy, chưa có một công trình nghiên cứu Folklore nào tìm hiểu đồng dao một cách chuyên sâu hoàn chỉnh. Các tập sưu tầm v ăn học dân gian bằng chữ Hán hay chữ Nôm từ “Nam phong giải trào” của Trần Danh Án (đỗ tiến sĩ 1787) Ngô Đình Thái (đỗ cử nhân 1819), “Quốc phong thi hợp thái” Nguyễn Đăng Tuyển (soạn 1850), đến “Thanh hóa quan phong” của Vương Duy Trinh (soạn năm 1904) không thấy có đồng dao. Hai tập “Quốc ngạn” của Đái Nam Lương Thúc Kì (in năm 1931) thì xếp những câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục vào loại dành cho trẻ, lại kèm vào đó những câu dịch hoặc lấy nguyên văn tương tự trong các sách chữ Hán. Mãi đến năm 1935, trên “Tứ dân văn uyển” số 1 mới in tập “Trẻ con hát, trẻ con chơi” của Nguyễn Văn Vĩnh. Tập này đến năm 1943 thì được Nhà xuất bản Đắc Lộ cho tái bản. Còn “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc thì không phân loại, ông viết : “Chúng tôi chỉ vụ thu thập cho được nhi ều câu không phân biệt thế nào là thành ngữ, tục ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao gì cả” [Nguyễn Văn Ngọc, 1991 : 8]. Chỉ từ sau cách mạng Tháng Tám, đồng dao mới được để ý hơn. Sau tập sưu tầm của Vũ Ngọc Phan, cuốn “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - văn học dân gian” mới xuất bản gần đây (1972) đã in 17 trang dành cho hai mục : Hát vui chơi trẻ em Hát ru em [V ũ Ngọc Phan, 1972 : 277-293]. Trước đó, nhà xuất bản Kim Đồng cho in hai tập “Gọi nghé”(1967) “Túng dinh”(1969) rất mỏng hình như văn bản cổ đã được chỉnh lý khá nhiều [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 251]. Năm 1977, Vũ Ngọc Phách viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” [Trần gia Linh, 2006 : 4]. Năm 1997, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản cuốn “Đồng dao Việt Nam” giới thiệu 176 bài đồ ng dao do Trần Gia Linh tuyển chọn giới thiệu [Trần Gia Linh, 1997]. Tháng 8 năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin cho xuất bản quyển “Đồng dao Việt Nam” do Nguyễn Nghĩa Dân biên soạn Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 3 [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đến tháng 10 năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản quyển “Kho tàng đồng dao Việt Nam” [Trần Gia Linh, 2006] do Trần Gia Linh tuyển chọn giới thiệu với gần 300 bài đồng dao xoay quanh 6 chủ đề lớn : Đồng dao về thiên nhiên đất nước (gồm 46 bài), đồng dao - trò chơi tuổi thơ (26 bài), đồng dao - những bài ca tập làm người lao động (56 bài), đồng dao - cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ (47 bài), đồng dao – những câu đố lý thú (57 bài), những bài hát ru (47 bài). Về trò chơi trẻ em, trước năm 1945 cũng đã được nhắc đến. Phần lớn là sưu tầm của người Pháp, viết theo góc độ dân tộc học : Cố đạo Cađie chẳng hạn, từ năm 1902 đã ghi chép về các trò chơi bán lợn, trò lộn chuồn chuồn, trò đánh khăng trong “Phong tục dân gian ở thung lũng Nguồn Sơn (Quảng Ninh)”, đăng trên tạp chí “Viễ n Đông bác cổ”. Năm 1944, Ngô Quí Sơn ghi chép được một tập trò chơi trẻ em cho xuất bản “Hoạt động vui chơi của xã hội nhi đồng”, nhưng lại viết bằng tiếng Pháp. Tập này được Nguyễn Văn Tố Nguyễn Văn Huyên nhận xét trong bài điểm báo, ở tập san “Viễn Đông bác cổ”, cũng viết bằng tiếng Pháp. Gần đây nhất, trong một tập sư u tầm nhỏ xuất bản ở địa phương, tiểu ban văn nghệ dân gian Thanh Hóa có giới thiệu trò “Nàng Quắc” (dân tộc Mường), trò “Đánh đu” (dân tộc Thái). Cũng cần nói thêm là đồng dao trò chơi trẻ em miền núi ở nước ta, xưa cũng như nay, đều chưa được chú ý lắm. Không rõ các sách sưu tầm ở địa phương khác đã có nhiều tài liệu về loại này chưa ? [Vũ Ngọc Khánh, 1999 : 251-252]. Cho đến hiện nay, chúng tôi cũng chưa được đọc một tài liệu lí luận hay nghiên cứu hoàn chỉnh về đồng dao Việt Nam. Những công trình văn học sử đã ra đời, kể từ “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm [Dương Quảng Hàm, 1993], đến hai tập “Văn học dân gian” được coi là biên soạn tương đối công phu có nhiều đóng góp của Đinh Gia Khánh Chu Xuân Diên [Đinh Gia Khánh Chu Xuân diên, 1992] cũng không có ph ần nào dành riêng để bàn đến đồng dao, mà chỉ có ít dòng nói qua đến “bài hát trò chơi” của trẻ em [Đinh Gia Khánh Chu Xuân Diên, 1992 : 291-292]. Cuốn “Văn học dân gian” xuất bản gần đây của tập thể tác giả do Lê Chí Quế chủ biên xuất bản 1990 [Lê Chí Quế, 1990], cũng không hề nhắc đến đồng dao. Riêng cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong khi nghiên cứu về thể loại ca dao đã dành một phần giớ i thiệu tương đối gọn về đồng dao [Hoàng Tiến Tựu, 1998]. Do điều kiện hạn chế ấy nên công trình nghiên cứu này của chúng tôi chỉ mới là một vài điều ghi nhận bước đầu. Mong rằng có thể đem đến cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về đồng dao một tài liệu hữu ích để nghiên cứu vậy ! Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung hình thức phù hợp với trẻ, thườ ng do trẻ trực tiếp diễn xướng. Chúng tôi thiết nghĩ đây là một thể loại rất hấp dẫn thú vị. Việc nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta ngược về với tuổi thơ, khoảng thời gian mà ai cũng có, để khám phá những suy nghĩ, thói quen của trẻ nhỏ, thông qua đó ta có thể hiểu rõ thêm về giai đoạn của một đời người. Đồng thời, trẻ em là tương lai của đất n ước mà đồng dao lại gắn liền với các em, là “nguồn sữa” bồi đắp nuôi dưỡng tinh thần cho trẻ. Do đó, việc tìm hiểu đồng Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 4 dao sẽ góp phần tìm ra biện pháp hữu hiệu để giáo dục chăm sóc tâm hồn trẻ nhỏ. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi mong rằng được góp phần tìm hiểu một cách cụ thể bước đầu phát hiện ra những giá trị to lớn cả về “nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam". III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI : 1/ Phạm vi nghiên cứu : Với đề tài “Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam”, người viết tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những đặc sắc nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam trong 279 bài đồng dao được chúng tôi tuyển chọn từ hai quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuấ t bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. 2/ Đối tượng của đề tài : Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là 279 bài đồng dao được chúng tôi tuyển chọn từ hai quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005] “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi bắt đầu từ việc tìm hiểu khái quát về đồng dao, trong đó chúng tôi có sự đối sánh : Đồng dao với ca dao, với dân ca, với vè câu đố,…Trên cơ sở lí luận thu nhận được, chúng tôi lần lượt làm sáng tỏ các vấn đề : Khái niệm đồng dao (đến nay còn chưa thống nhất); về nội dung; nghệ thuật đồng dao; phân loại chỉ ra những đặ c trưng nội dung, nghệ thuật đồng dao. Do phạm vi đề tài nghiên cứu tương đối rộng mà mức độ, khả năng cũng như thời gian thực hiện khóa luận có hạn cho nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích, khái quát, tổng hợp nội dung, nghệ thuật đồng dao, bước đầu rút ra những kết luận khoa học chứ chưa thể đi vào những khía cạnh chi tiết. Để làm sáng tỏ đề tài, chúng tôi sử dụ ng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau : 1/ Phương pháp thống kê, phân loại : “Phương pháp thống kê là một trong những phương pháp nghiên cứu chính xác. Nó giúp phát hiện ra những qui luật của hiện thực khách quan, từ một sự vật, hiện tượng,…” [Triều Nguyên, 2001 : 29]. Trong đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp thống kê để lựa chọn trong các tài liệu những bài đồng dao tiêu biểu. Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát phân loại các bài đồ ng dao sưu tầm được thành các tiểu loại nhỏ. Dựa trên các tiểu loại đó, chúng tôi tiếp tục thống kê tần số xuất hiện của những bài đồng dao trong từng tiểu loại. Trong các cách sử dụng này, phương pháp thống kê luôn tỏ ra có tác dụng đắc lực giúp cho Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 5 việc phân tích, phân loại, đánh giá đối tượng thuận lợi, hiệu quả có cơ sở thuyết phục hơn. 2/ Phương pháp so sánh : “Phương pháp so sánh là phương pháp đặt đối tượng trong các mối quan hệ, liên hệ với một số đối tượng cùng loại hoặc tương tự nhằm phát hiện ra những nét chung cũng như cái riêng biệt, cái đặc trưng của đối tượng” [Triều Nguyên, 2001 : 30]. Trong quá trình khảo sát đề tài này, chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh để phát hiện điểm tương đồng dị biệt giữa đồng dao với các thể loại liên quan như ca dao, dân ca, vè, câu đố. Đặc biệt, chúng tôi luôn quan tâm đối chiếu tần số xuất hiện của các bài đồng dao trong từng tiểu loại cũng như tần số xuất hiện của các dạng kết cấu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật,…trong đồng dao; để từ đó rút ra những kết luận liên quan đến đặc trưng thể loại cũng như quan điểm thẩm mĩ của tác giả dân gian. Mỗi phương pháp đều có tác dụng thiết thực trong những mục đích sử dụng cụ thể, hợp lí. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng biệt một vài phương pháp thì không thể khai thác vấn đề một cách triệt để được bởi mỗi phươ ng pháp nghiên cứu đều có hạn chế nhất định. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của đề tài này tương đối rộng cho nên bên cạnh hai phương pháp chủ yếu đã trình bày, chúng tôi còn kết hợp với các thao tác khác như : thao tác đọc sách, thao tác tổng hợp tư liệu, thao tác phân tích, tổng hợp…sao cho quá trình tiếp cận chiếm lĩnh đối tượng đạt hiệu quả cao nhất. Về nguồn tư liệu về đồng dao để khảo sát, trong khóa luận này chúng tôi chủ yếu trích dẫn từ quyển “Đồng dao Việt Nam” tác giả Nguyễn Nghĩa Dân - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin [Nguyễn Nghĩa Dân, 2005]. Đây là một công trình sưu tầm khá công phu qui mô. Tác giả đã tổng hợp rất nhiều bài đồng dao ở cả ba miền Bắc – Trung - Nam, sắp xếp chúng theo mẫu tự chữ cái ở đầu mỗi bài. Tuy nhiên, bộ sách cũng còn nhiều thiếu sót do chưa có điều ki ện cập nhật đầy đủ tất cả những bài đồng dao mới được sưu tầm. Chính vì vậy, để nguồn tư liệu thêm phong phú, bên cạnh bộ sách này, chúng tôi có trích dẫn thêm một số câu đồng dao từ “Kho tàng đồng dao Việt Nam”, tác giả Trần Gia Linh - Nhà xuất bản Giáo dục [Trần Gia Linh, 2006]. Đồng dao là sản phẩm của quần chúng nhân dân. Mặc dù từ trước đến nay có khá nhiều tác giả đã dành thời gian công sức để sư u tầm, biên khảo đồng dao nhưng kết quả thu được vẫn còn nhiều thiếu sót. Khi thực hiện đề tài này, dù chúng tôi đã rất cố gắng để tập hợp, sưu tầm tất cả những bài đồng dao từ các nguồn tư liệu khác nhau nhưng công trình cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể trở lại đề tài này ở những công trình thuộc các cấp học cao hơ n, để có thể nghiên cứu sâu sắc hoàn chỉnh hơn về nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. V/ ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN : Đến với vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, bằng năng lực trình độ hạn hẹp của bản thân, chúng tôi nhận thức được rằng những gì trình bày trong khóa luận này chỉ là kết quả của bước khởi đầu. Tuy vậy, bởi sự hấ p dẫn tính Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Trần Thị Quí Trang 6 cần thiết của vấn đề, sự cuốn hút mạnh mẽ của những lời ca dân gian tràn đầy vẻ thơ ngây, tinh khiết, trong trẻo, chúng tôi luôn ý thức cố gắng hoàn thành những đóng góp thiết thực sau : Thứ nhất : Mở ra một hướng nghiên cứu để tiếp cận thế giới đồng dao Việt Nam trên phương diện nội dung nghệ thuật. Chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát phân loại những bài đồng dao sưu tầm được thành những tiểu loại nhỏ dựa trên đặc điểm nội dung hình thức nghệ thuật. Qua đó tạo điều kiện cho người đọc khám phá vẻ đẹp của đồng dao dưới góc nhìn Folklore học. Thứ hai, khóa luận không chỉ đơn thuần là sự thống kê nội dung, nghệ thuật trong đồng dao Việt Nam qua sự phân chia thành các tiểu loại, mà bên cạnh đó chúng tôi tiếp tụ c làm sáng tỏ những đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao. Từ đó, tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn. Thứ ba, khóa luận còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực. Thông qua việc tìm hiểu những nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao sẽ góp phần giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về những nét văn hóa truyề n thống của người Việt xưa. Đồng thời, đồng dao với những câu ca ngọt ngào, ấm áp đã nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Do đó, tìm hiểu đồng daotìm hiểu về cả một thời thơ ngây của mỗi con người, về lịch sử, văn hóa dân tộc. Từ đó, sẽ giúp học sinh có điều kiện để khám phá ra cái hay, cái đẹp của đồng dao cũng chính là khám phá ra truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó mà giáo dục cho các em lòng tự hào về bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, khóa luận được hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh viên, giảng viên Ngữ Văn những người yêu thích, nghiên cứu thơ ca dân gian có thêm một nguồn tư liệu để tham khảo. VI/ MỤC ĐÍCH C ỦA KHÓA LUẬN : Đồng dao là một thể loại văn học dân gian ra đời đã khá lâu có vai trò to lớn trong cuộc sống chúng ta, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đồng dao một cách chuyên sâu hoàn chỉnh. Chúng tôi đến với đề tài này với mong muốn có thể đạt được những mục đích thiết thực sau : 1/ Thứ nhất, khóa luận nhằm đưa ra một khái niệm mới về đồng dao Việt Nam, trên cơ sở tổng hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu, mong rằng có thể khái quát đầy đủ những thuộc tính bản chất của thể loại này. 2/ Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu thu nhận được, chúng tôi mong rằng có thể cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung hình thức nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. 3/ Thứ ba, trên cơ sở những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao Việt Nam, chúng tôi đi đến khẳng định giá trị đặc sắc vai trò to lớn của tiểu loại này trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nước nhà. [...]... không thuộc một vài bài đồng dao không thông thạo một trò chơi đồng dao Tuy vậy, Trần Thị Quí Trang 9 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về đồng dao một cách chuyên sâu hoàn chỉnh Công trình nghiên cứu sưu tầm đồng dao sớm nhất là của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong Đồng dao trò chơi trẻ em người Việt [Nguyễn.. .Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam VII/ BỐ CỤC KHÓA LUẬN : “TÌM HIỂU NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM ` A Phần dẫn luận : I/ Đối tượng nghiên cứu lý do chọn đề tài II/ Lịch sử vấn đề III/ Phạm vi nghiên cứu đối tượng của đề tài IV/ Nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu V/ Đóng góp của khóa luận VI/ Mục đích của khóa luận VII/ Bố cục khóa luận B Phần nội dung. .. Chương I: Khái quát về đồng dao 1 Khái niệm ca dao – dân ca 2 Khái niệm đồng dao 3 So sánh phân biệt : 3.1 Đồng dao với ca dao, dân ca 3.2 Đồng dao với vè 3.3 Đồng dao với câu đố Chương II : Tìm hiểu nội dung đồng dao : I Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên : 1 Những bài đồng dao phản ánh về giới thực vật 2 Những bài đồng dao phản ánh về giới động vật 3 Những bài đồng dao phản ánh về không... một nội dung được phản ánh trong đồng dao Song, giữa vè đồng dao vẫn có những điểm khác biệt khá lớn đó là : 1/ Đối tượng hướng tới của vè khác đồng dao, đối tượng của vè rất rộng không giới hạn tuổi tác, trình độ,…mọi người đều có thể kể Trần Thị Quí Trang 14 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam vè, còn ở đồng dao đối tượng là trẻ em, bị hạn chế về trình độ nhận thức 2/ Nội dung. .. siêu nhiên 4 Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên Chương III : Tìm hiểu nghệ thuật đồng dao : I Kết cấu II Ngôn ngữ nghệ thuật III Thể thơ IV Thời gian không gian nghệ thuật V Một số biểu tượng trong đồng dao C Phần kết luận : Trần Thị Quí Trang 7 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam B PHẦN NỘI DUNG : CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG DAO : Đồng dao là một thể loại văn... nghĩa - Nội dung - Trong sáng, - Rất - Phong phú, - Thuộc (đề tài) : hồn nhiên phong phú, thể hiện nhiều diễn tả nhiều phương những tình cung bậc diện : cảm phức tình cảm, sinh hoạt, tạp - Phong phú lịch sử, sự vật, → tính thời sự cao Trần Thị Quí Trang 17 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam CHƯƠNG II : TÌM HIỂU NỘI DUNG ĐỒNG DAO Theo kết quả chúng tôi khảo sát, trong đồng dao có... 28 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Còn có cả những bài đồng dao thể hiện tình cảm thân thiết, tương thân, tương ái giữa các loài trong tự nhiên : “Cá bống đi tu Cá thu thì khóc Cá lóc thì sầu…” Nhìn chung, nhận thức tinh tế tỉ mỉ của các tác giả đồng dao đã thâu tóm một cách sinh động thế giới các loài động vật vào đồng dao Chúng ta không thể phủ nhận sự phong phú, đa dạng của. .. đó ta có thể thấy rằng : Việc thể hiện nội dung bằng cách tạo sự nghịch lí, phi logic là một đặc điểm đặc trưng của đồng dao Bên cạnh đó còn có những bài đồng dao nội dung phản ánh hình dáng mặt trăng vào từng ngày trong một tháng : “Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Trần Thị Quí Trang 31 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm giật... liệng, hoa bông đá xuống nước sẽ bị chìm,…Rõ ràng phải hiểu gắn bó với thế giới trẻ thơ lắm, tác giả mới có được sự suy luận như vậy điều đó rất phù hợp với những nhận thức ban đầu của trẻ nhỏ : Nhận thức bằng sự suy luận từ tên gọi của sự vật, hiện tượng Trần Thị Quí Trang 19 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam như vậy, đồng dao đã đánh dấu một bước nhận thức, mặc dù còn đơn... dần đi vào tiềm thức của trẻ, như một phản xạ không cần điều kiện : Hễ nghe tiếng gà gáy là trẻ thức dậy Tiếng gáy trong trẻo ấy Trần Thị Quí Trang 23 Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của đồng dao Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ nhỏ (nói riêng), của con người (nói chung), đặc biệt là người dân ở nông thôn Bài đồng dao thể hiện tình cảm đẹp đẽ, thắm thiết của các . không thuộc một vài bài đồng dao và không thông thạo một trò chơi đồng dao. Tuy vậy, Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam . sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của đồng dao Việt Nam. 3/ Thứ ba, trên cơ sở những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao Việt Nam, chúng

Ngày đăng: 06/04/2013, 09:51

Hình ảnh liên quan

Bảng so sánh: - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Bảng so.

sánh: Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng so sánh: - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Bảng so.

sánh: Xem tại trang 19 của tài liệu.
Câu đố là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương  pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụđặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa - chuyển  cái nọ thành cái kia) để - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

u.

đố là hình thức sáng tác dân gian có chức năng miêu tả, phản ánh đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụđặc biệt (hay phương pháp chuyển hóa - chuyển cái nọ thành cái kia) để Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng so sánh chung : - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Bảng so.

sánh chung : Xem tại trang 21 của tài liệu.
Mô hình đầy đủ : - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

h.

ình đầy đủ : Xem tại trang 46 của tài liệu.
hình ảnh này đều rất gần gũi với đời sống của trẻ nhỏ, chúng tồn tại xung quanh các em, gắn chặt với cuộc sống thường nhật của trẻ - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

h.

ình ảnh này đều rất gần gũi với đời sống của trẻ nhỏ, chúng tồn tại xung quanh các em, gắn chặt với cuộc sống thường nhật của trẻ Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng so sánh: - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Bảng so.

sánh: Xem tại trang 48 của tài liệu.
- Mô hình :A bằng B1, B2, B3,…A’ nhất là B A’ nhất là B  - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

h.

ình :A bằng B1, B2, B3,…A’ nhất là B A’ nhất là B Xem tại trang 49 của tài liệu.
- Bảng so sánh: - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM

Bảng so.

sánh: Xem tại trang 50 của tài liệu.
PHẦN PHỤ LỤ C: - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM
PHẦN PHỤ LỤ C: Xem tại trang 77 của tài liệu.
“HÌNH ẢNH NHỮNG TRÒ CHƠI ĐỒNG DAO” - TÌM HIỂU  NỘI DUNG VÀ NGHỆTHUẬT  CỦA ĐỒNG DAO VIỆT NAM
“HÌNH ẢNH NHỮNG TRÒ CHƠI ĐỒNG DAO” Xem tại trang 77 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan