1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu nội dung cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 2000

22 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xã hội riêng biệt

Trang 1

Lời cảm ơn

Nhóm em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh, Khoa lí luận chínhtrị, đặc biệt là cô Lương Thị Thùy Dương tạo điều kiện để chúng em hòan thành bài tiểu luận củamình.Qua đó, chúng em hiểu biết hơn về chế đô hôn nhân và gia đình ở nước ta Từ đó, chúng em sẽ

cố gắng phấn đấu học tập để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, là những chủ nhân tương lai của đấtnước, xây dựng gia đình hạnh phúc – những tế bào lành mạnh của xã hội

Chúng em đã cố gắng hết sức cho bài luận của mình Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót,mong cô thông cảm chỉ dẫn thêm để chúng em có thể hòan thành tốt hơn Chúng em xin chân thànhcảm ơn!

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xãhội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác không có Các chức năng của gia đình hình thành gắn liềnvới sự phát triển của loài người và được chính con người xã hội hóa chúng Về cơ bản, gia đình có bachức năng: sinh đẻ, giáo dục và kinh tế, chúng là cơ sở để hình thành các quyền tự nhiên của conngười về gia đình và được xã hội hóa thành các quyền cơ bản

Trên thực tế, nhiều quyền con người cơ bản cũng hình thành hoặc chịu tác động từ sự tổng hợp của

ba chức năng nói trên, như quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền cư trú, các quyền về nhân thân,…Như vậy, quyền con người về hôn nhân và gia đình hình thành từ chính quá trình gia đình hình thành

và thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó, đây là một hiện tượng xã hội lịch sử – Quá trìnhhình thành, phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.Hiện nay, quyềncon người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộ phận cấu thành

cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người nói chung Thấy được

Trang 2

vai trò to lớn và tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình, nhóm em

đã chọn đề tài: “Tìm hiểu nội dung cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 2000” để xây dựng bàitiểu luận này Sau đây là phần trình bày chi tiết của đề tài

PHẦN 2: NỘI DUNG

I.Các nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình

1 Khái quát chung về Luật hôn nhân và gia đình

- Khái niệm: là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạmpháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân vàtài sắc

-Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:quan hệ nhân thân

và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người ruột thịt khác

-Phương pháp điều chỉnh: là nhũng cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật Hôn nhân và giađình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó,phù hợp với ý chí của nhànước

-Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình:

+ Hôn nhân tự nguyện,tiến bộ

+Một vợ,một chồng

+Bình đẳng vợ chồng,bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch

+Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con

+Bảo vệ bà mẹ và trẻ em

2 Một số nội dung cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình.

2.1 Kết hôn và hủy việc kế hôn trái pháp luật.(Điều 9,10,11)

2.1.1 Điều kiện kết hôn (Điều 9)

Trang 3

- Nam từ 20 tuổi trở lên,nữ từ 18 tuổi trở lên.

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào;

không ai được cưỡng ép hoặc cản trở

-Việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp sau thì bị cấm.(Điều 10):

+ Người đang có vợ hoặc có chồng

+ Người mất năng lực hành vi dân sự

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với condâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính

-Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của nhànước( Điều 12)

2.1.2Hủy việc kết hôn trái pháp luật.(Điều 16)

Việc hủy kết hôn trái pháp luật dựa trên những căn cứ sau:

-Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định mà vẫn kết hôn

-Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn

-Người đang có vợ hoặc có chồng lại kết hôn với người khác

Trang 4

-Hai người cùng giới tính mà kết hôn với nhau.

2.2 Quan hệ giữa vợ và chồng.

2.2.1Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng.(Điều 18,19,20,21,22)

-Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình

-Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng.(Điều 22)

- Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau(Điều 21)

2.2.2.Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng.

-Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng(Điều 27)

+Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.+vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng

Trang 5

-Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng: là việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứngnhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ, chồng không cùng chung sống mà gặp khó khăn, túng thiếu

do không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

-Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng(Điều 31): khi một bên vợ hoặc chồng chếttrước,người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ hoặc chồng mình đã chết

2.3.Quan hệ giữa cha mẹ và con.

2.3.1Quyền và nghĩa vụ nhân than giữa cha mẹ và con

-Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ(Điều 34):

+Đối với con chưa thành niên,cha mẹ có quyền quyết định chế độ pháp lí về nhân thân của con,quyền đặt họ tên,tôn giáo,quốc tịch,chỗ ở

+Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu chăm sóc,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôntrọng ý kiến của con,cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con,ngược đãi,hành hạ, xúc phạmcon, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên

-Quyền và nghĩa vụ của con(Điều 35):

+Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyênbảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

+Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi,hành hạ, xúc phạm cha mẹ

Trang 6

2.3.2 Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ và con.

- Các quyền và nghĩa vụ về tài sản khác giữa cha mẹ và con: con có quyền có tài sản riêng và con từ

15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha me quản lí, cha mẹ phải bồi thườngthiệt hai do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra

2.4 Cấp dưỡng(Điều 50): được thực hiện giữa cha mẹ và con,giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà

nội,ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo luật Hôn nhân và gia đình.Việc cấp dưỡng có thể đượcthực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người cónghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

2.5 Con nuôi(Điều 67):là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và

người được nhận làm con nuôi để đảm bảo lợi ích của người nuôi con nuôi và đồng thời cũng bảođảm lợi ích của người nhận con nuôi.Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi Nghiêm cấmlợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đíchtrục lợi khác

2.6 Chấm dứt hôn nhân:việc chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án

tuyên bố vợ, chồng đã chết Trường hợp vợ chồng còn sống thì hôn nhân chấm dứt khi có phán quyết

li hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi condưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn

Trang 7

2.7 Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

Theo quy định tại khoản 14 – Điều 8 thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan

hệ hôn nhân và gia đình :

-Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

-Giữa những người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam

-Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo phápluật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

2.7.1 Kết hôn có yếu tố nước ngoài(điều 103)

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nướcmình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.Việc kết hôngiữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuântheo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài

để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác

2.7.2 Ly hôn có yếu tố nước ngoài(điều 104)

Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tạiViệt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam khôngthường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nướcnơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.Việcgiải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó

II Hiện trạng thực tiễn việc thực hiện luật Hôn nhân và gia đình trong xã hội hiện nay.

Trang 8

Hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộphận cấu thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người nóichung Tôn trọng, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình đã thực sự là tiêu chí

để đánh giá tiến bộ xã hội không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu Trên thực tế,Liên hợp quốc đã ban hành nhiều công ước trực tiếp hoặc gián tiếp về công nhận, thực thi và bảo vệloại quyền con người này: Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền(1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)…

1 Đặc điểm quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam qua các thời kì.

Ở Việt Nam, trong lịch sử và hiện tại, gia đình đã luôn được xác định là thiết chế xã hội rất quantrọng – Tế bào của xã hội Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào, gia đìnhluôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật Dưới các chế độ

cũ (phong kiến, thực dân), quyền con người về hôn nhân và gia đình được xác định theo giáo lý nhogiáo Do vậy tư tưởng “phụ quyền” và “gia trưởng” là nguyên tắc chủ đạo trong các quan hệ hônnhân và gia đình Quyền được xác lập và ưu tiên cho người đàn ông: cha, chồng, con trai…, quyền vànghĩa vụ của người phụ nữ: mẹ, vợ, con gái mang tính phụ thuộc vào lợi ích của người đàn ôngtrong gia đình Mặt khác, quyền về hôn nhân và gia đình trong các chế độ xã hội này xác định theonguyên tắc phụ thuộc về thứ bậc “trên dưới”: phụ – tử, huynh – đệ Trong đó, quyền của người thuộcbậc dưới cũng phụ thuộc vào lợi ích của người thuộc bậc trên

Việt Nam cũng là đất nước cũng chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo, và tín ngưỡng Trong suốt các triều đạiphong kiến Việt Nam, tư tưởng nho giáo đã được du nhập và đề cao Trong đó, đức hy sinh của ngườiphụ nữ vì gia đình, sự phụ thuộc giữa các thế hệ, sự trọng nam – kinh nữ … là một trong các nội dung

cơ bản Quan niệm “phu xướng, phụ tùy”, “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “trai năm thê, bảy thiếp,

Trang 9

gái chính chuyên một chồng”… đã trở thành nguyên tắc phổ biến về ứng xử và xác định quyền tronggia đình truyền thống ở Việt Nam Ngoài ra, cùng với sự xuất hiện giao lưu Đông – Tây, đặc biệt ởgiai đoạn thuộc Pháp, đạo Cơ đốc đã xuất hiện và có ảnh hưởng ở nhiều vùng, địa phương của ViệtNam Giáo lý nhà thờ cũng có những tác động không nhỏ đến thực thi quyền con người, đặc biệt cácquyền về kết hôn, ly hôn… ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang là những rào cản rất lớntrong việc thực thi và bảo vệ các quyền cá nhân của thành viên gia đình.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp ở phương Đông thuộc nền văn minh lúa nước – nền văn minhgắn chặt gia đình trong vai trò là đơn vị xã hội cơ bản Kết cấu chặt chẽ gia đình – làng xã – Nhànước đi liền với toàn bộ tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam Do đó, khác với người phươngTây thường đề cao tự do cá nhân còn gia đình nhiều khi xếp vào hàng thứ yếu, người Việt Nam vàmột số nước Á Đông khác mỗi cá nhân gắn bó chặt chẽ với một gia đình, làng xã được cấu thành bởi

sự tập hợp nhiều gia đình và gia đình là tế bào của xã hội Quyền của cá nhân về hôn nhân và gia đình

vì thế thường bị hạn chế bởi lợi ích của gia đình và xã hội Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hànhcủa Việt Nam ghi nhận một nguyên tắc trong phương pháp điều chỉnh của luật là “các chủ thể thựchiện quyền trên cơ sở lợi ích chung của gia đình” Trong thực tiễn cuộc sống, một người phụ nữ ViệtNam hiện đại khi cần cân nhắc giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của gia đình, thì lựa chọn lợi ích giađình vẫn mang tính phổ biến

Đặc điểm này cho thấy, ở Việt Nam nếu công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân

và gia đình như quyền cơ bản của cá nhân mà không có sự quan tâm về mặt pháp luật, chính sách đốivới vai trò của gia đình, thì quyền con người về hôn nhân và gia đình mới chỉ dừng lại ở tính chấttuyên ngôn mà chưa thể sự tiếp nhận quyền cụ thể trên thực tế

Trang 10

Dưới chế độ của Nhà nước ta hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn, lyhôn, nhóm quyền được làm cha, làm mẹ và làm con, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền đạidiện, quyền về nơi cư trú, quyền xác định họ, tên, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, quyền về lao động, tư

do kinh doanh…) đã trở thành một trong các quyền cơ bản nhất của cá nhân được pháp luật ghi nhậntrong Hiến pháp, các văn bản luật có liên quan Nguyên tắc cơ bản trong công nhận và bảo đảm thựcthi quyền con người về hôn nhân và gia đình là bình đẳng, không phân biệt đối xử, kế thừa và pháthuy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc

2 Một số biểu hiện sai lệch trong xã hội tồn tại song song với luật Hôn nhân và gia đình.

Trong xã hội vẫn còn nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại, chúng đi ngược lai với nội dung của luật hôn nhân

và gia đình nhưng vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi,tiêu biểu nhất là: bạo lực gia đình và hiện tượngsống thử

Số liệu của Bộ Công an cho thấy: cứ 2 đến 3 ngày lại có 1 người bị giết có liên quan đến bạo lực giađình Còn theo Viện khoa học xét xử Toà án Nhân dân Tối cao, tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000- 2005)

Trang 11

Toà án Nhân dân các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình Trong đó 42% vụ án ly hôn

có nguyên nhân từ bạo lực gia đình

Nghiên cứu khảo sát về gia đình Việt Nam của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục Thống kê,Viện nghiên cứu về gia đình và giới và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc cho thấy hiện nay ở Việt Nam

có tới 21,2% các cặp vợ chồng đã từng trải qua một dạng bạo lực gia đình nào đó như đánh đập, nhục

mạ hay cưỡng ép tình dục Trong 12 tháng qua, có 26,2% các bà vợ “không nói chuyện và hờn dỗi”trong vài ngày, so với con số này ở các ông chồng là 16,7% Cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp từng trảiqua các hình thức bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất Phụ nữ thường là đối tượng của bạo lực, bởichỉ có 0,6% phụ nữ đánh chồng so với 3,4% số nam giới đánh vợ Trong các trường hợp bạo lực giađình, các cặp vợ chồng hiếm khi chia sẻ vấn đề của họ với bố mẹ, bạn bè hoặc chính quyền do lo sợ

bị mất mặt hoặc “vạch áo cho người xem lưng”

về thể chất là trực tiếp gây ra những thương tích trên cơ thể con người, thậm chí còn làm thiệt hại đếntính mạng của người khác thì hành vi bạo lực về tinh thần lại tạo ra một sự khủng hoảng về trạng thái

Ngày đăng: 10/04/2013, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w