1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế thị trường

22 782 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

Kinh tế thị trường

Trang 1

2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN 3

II.TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KTTT 3

III.ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT CỦA NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN 6

1.Đăc trưng của nền kinh tế kinh tế thị trường 6

2.Bản chất của nền kinh tế thị trường 8

IV.THỰC TRẠNG NỀN KTTT TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN 9

1.Trình độ phát triển kinh tế còn sơ khai 9

2.Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường 10

V.CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC XHCN 10

1.Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước 10

2.Cơ chế thị trường 11

3.Ưu điểm, hạn chế của cơ chế thị trường 12

4 Nhà nước XHCN trong nền kinh tế thị trường 13

VI.CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN 14

1.Những yêu cầu chung 14

2.Những giải pháp 19

KẾT LUẬN

Trang 2

lời nói đầu

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của thời đại, lôicuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sứcép cạnh tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.Việc hội nhập kinh tếquốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, nhất là đối vớiViệt Nam, khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tínhđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang theođuổi thể hiện ở mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng trưởng kinh tếgắn với tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời phải đảm bảo được vai trò địnhhướng và điều tiết nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình pháttriển kinh tế tổng quát của nước ta hiện nay Đây là quá trình nhận thức, hoàn thiệntư duy lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng để thấy rõ hơn về sự tất yếu kháchquan, những nội dung và đặc trưng cơ bản, những việc cần thực hiện để đẩy mạnhphát triển kinh tế ở nước ta.

Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự nắm bắtvà vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngàynay Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thờiđại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới,đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, đểđưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủnghĩa xã hội Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tếtrong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đây là một kiểu kinh tế thị trường mớitrong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếuphù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đấtnước Nó cũng là con đường để thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để thuhẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển Tuy nhiên, đây là sựnghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ, chưa có tiền lệ,phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm Riêng về mặt lý luận cũng còn không ít vấn đềphải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ Chẳng hạn như: các vấn đềvề chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản lýdoanh nghiệp nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thế nào đểthực hiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; vấn đề bảnchất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thànhphần; các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủnghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v

Trang 3

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

I.KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán Quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất Trong những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tất nhiên, chịu sự tác động của những quan hệ xã hội nhất định hình thành nên các chế độ kinh tế – xã khác nhau Vì vậy, không thể nói kinh tế hàng hóa là sản phẩm của một chế độ kinh tế – xã hội nào mà phải hiểu rằng nó là một sản phẩm của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất xả hội và đạt đến trình độ cao hơn đó là kinh tế thị trường.

2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế vận hành của nền kinh tế đó là “thị trường điều tiết kinh tế, nhà nước điều tiết thị trường “ trong mối liên hệ hữu cơ thống nhất giữa thị trường – nhà nước – các chủ thể kinh tế Định hướng phát triển kinh tế thị trường là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, ý nghĩa quyết định đến sự đúng hướng hay chệch hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải thể hiện được những giá trị đặc trưng chung của kinh tế thị trường: tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể sản xuất kinh doanh; tự do mua bán trên thị trường; cạnh tranh tự do, một hệ thống kinh tế mở, mở rộng thị trường dân tộc, hội nhập thị trường thế giới

II Tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế thị trường ở việt nam

Sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền

với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu "đi tắt, đón đầu" đang

đặt ra như một yếu tố sống còn Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường

Trang 4

định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thể nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện

Trong văn kiện Đại hội VI và Hội nghị Trung ương 6 khoá VI, Đảng ta mới đề ra quan

điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã

hội, coi đây là vấn đề "có ý nghĩa chiến lược và mang tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội,đến Đại hội VII, Đảng đã khẳng định: "phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước" Tới Đại hội Đảng IX , kinh tế thị trường lại được khẳng định một

cách sâu sắc, đầy đủ hơn như là mô hình kinh tế tổng quát hay mô hình mới của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, bắt nguồn từ bối cảnh thời đại và điều kiện lịch sử – cụ thể của đất nước.

Việc lựa chọn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là do những quy định tất yế sau:

1- Mô hình chủ nghĩa xã hội cổ điển, đặc trưng bởi hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập

trung, sau gần 70 năm tồn tại với tất cả những ưu thế và nhược điểm, đã tỏ ra không còn sức sống và khả năng tự phát triển nội sinh về mặt kinh tế, bị va vấp nặng nề trong thực tiễn Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận đã lợi dụng tối đa những mặt mạnh của kinh tế thị trường để tạo ra động cơ về lợi ích và sự cạnh tranh mạnh mẽ, phát triển các lực lượng sản xuất cũng như tiềm năng kinh doanh Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng vai trò nhà nước như một chủ thể xã hội sáng tạo và hùng mạnh để can thiệp – quản lý các quá trình kinh tế vĩ mô, nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển, xã hội hoá các lực lượng sản xuất

2- Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam.

3- Nền kinh tế thị trường hiện đại ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tiến hoá tất yếu để chuyển sang giai đoạn mới cao hơn - hậu thị trường, hậu công nghiệp và kinh tế tri thức Trong những điều kiện hiện đại, con đường phát triển rút ngắn như C.Mác đã từng dự báo, trở thành một khả năng hiện thực xét cả về hai phương diện: tính tất yếu kinh tế

-xã hội và tính tất yếu công nghệ - kỹ thuật Nếu như nền văn minh công nghiệp ra đời trên

cơ sở phủ định nền văn minh nông nghiệp thì trái lại, nền văn minh hậu công nghiệp - kết quả của làn sóng cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba lại có thể hàm chứa và gần

Trang 5

gũi với nền văn minh nông nghiệp Thực tế cho thấy, công nghệ cao có khả năng áp dụng trong hoàn cảnh nông nghiệp và tương ứng, một nền nông nghiệp truyền thống có thể đi tắt sang hậu công nghiệp mà không bắt buộc phải trải qua tất cả các giai đoạn của quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa nặng nề, tốn kém

4- Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu nếu đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá; thế giới đang bước vào giai đoạn quá độ sang trình độ xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường và kinh tế tri thức; yêu cầu phát triển rút ngắn và hội nhập Đây không phải là sự gán ghép khiên cưỡng, chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là trên cơ sở nhận thức sâu sắc tính quy luật tất yếu của thời đại, sự khái quát hoá, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, và đặc biệt, từ tổng kết thực tiễn mấy chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và gần hai thập kỷ đổi mới của Việt Nam

Kinh tế thị trường như là một chế độ kinh tế hay phương thức sản xuất có tính lịch sử, là thành quả của văn minh nhân loại, nó có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung của mọi quốc gia, dân tộc mà không phải là tài sản riêng của chủ nghĩa tư bản, chỉ phục vụ cho riêng chủ nghĩa tư bản Thoát khỏi giới hạn chỉ làm giàu cho tư bản, kinh tế thị trường sẽ có những mục tiêu và động lực xã hội mới, phù hợp với những đặc tính xã hội hóa vốn có, để trở thành công cụ phát triển kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc tạo ra của cải và mang lại sự giàu có chung cho toàn xã hội

Việc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân tộc, khi chúng ta chủ trương sử dụng hình thái kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu phát triển, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nó cũng là con đường để thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển.

III.ĐẶC TRƯNG, BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNHHƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

1.Đăc trưng của nền kinh tế thị trường

1.1.Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Mục đích phát triển của nền kinh tế định hướng XHCN là phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.Từ đó giải phóng sức sản xuất,đọng viên mọi nguồn lực để thực hiện công nghiêp hóa hiện đại hóa, nâng cao hiệu

Trang 6

quả kinh tế- xã hội Phát triển sản xuất gắn với cải thiện đời sống nhân dân xóa đói giảm nghèo, , phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến, về mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nhằm: thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn, về mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nhằm: thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

1.2.Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế Nhànước giư vai trò chủ đạo.

Do nền kinh tế nước ta LLSX nhiều trình độ phát triển khác nhau, điều đó dẫn tới tồn tại nhiều hình thức sở hữu TLSX Tương ứng với mỗi hình thức sản xuất là một thành phần kinh tế Vì vậy nền kinh tế nước ta hiện nay tồn tại nhiều thành phần kinh tế Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa nền kinh yế thị trường TBCN Mục đích của phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là khai thác mọi nguồn lực kinh tế, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

1.3.Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện nhiều hình thức phânphối thu nhập , trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện đa dang hóa các hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu Cơ chế phân phối này vưa tạo động lực kích thích của các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh , hạn chế những bất công trong xã hội Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từn bước và từng chính sách phát triển.

Phân phối theo lao động là đặc trưng ,bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu tư liệu sản xuất Do vậy đây là hình thức phân phối chủ yếu ở nước ta hiện nay Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo

Trang 7

dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

1.4.Cơ chế vận hành có sự quản lý của Nhà nước XHCN

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

Cơ chế thị trường có những mặt tích cực, nhưng cũng có những mặt hạn chế như :Nhận thức không đúng bản chất các quá trình kinh tế nên có thể đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, bản thân Nhà nước quản lý nền kinh tế có thể dẫn đến độc quyền Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Nhà nước quản lý nền kinh tế là Nhà nước XHCN Đây là đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế thị trường ở nước ta làm cho nền kinh tế thị trường ở nước ta khác với nền sản xuất hàng hóa giản đơn trước đây và với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa Vì vậy cơ chế vận hành nền kinh tế đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và vai trò quản lý của Nhà nước.

1.5.Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập

Trong điều kiện hiện nay , do tác động của cách mạng khoa học- công nghệ đang diễn ra quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của thời đại, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Việc hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, nhất là đối với Việt Nam, khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang theo đuổi thể hiện ở mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời phải đảm bảo được vai trò định hướng và điều tiết nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Đánh giá đúng về tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới, nhận rõ vai trò của việc mở rộng quan hệ quốc tế, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế đất nước, Đảng ta đã sớm đề ra chủ trương, đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn gắn liền với công cuộc đổi mới nền kinh tế Nhờ đó, trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, thu được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng: quy mô

Trang 8

xuất nhập khẩu tăng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế ngày càng nhiều, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Vì vậy mở cửa hội nhập là tất yếu đối với nước ta.

2.Bản chất của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển đầy đủ và chín muồi Về nội dung và thực chất, đây là nền kinh tế quá độ của xã hội quá độ, đang trong quá trình chuyển biến cách mạng lên nấc thang mới Do đó, nó vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của bản thân hệ thống (kinh tế thị trường), lại vừa chịu sự chi phối của những nguyên tắc và quy luật nằm ngoài hệ thống (nguyên tắc xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa và những quy luật phản ánh bản chất xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tư cách là nền kinh tế quá độ, tiềm tàng những lực lượng cách mạng, những nhân tố mới và những khả năng cũng như phương án phát triển rộng lớn

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế quá độ thuộc dạng

đặc biệt: "tiến hoá - cải cách", khác biệt với các bước quá độ thông thường: "tiến hoá - tựnhiên" từng diễn ra trong lịch sử Về nguyên tắc, nền kinh tế thị trường hiện đại không thể ra

đời tự phát như trong các thế kỷ trước Đây phải là nền kinh tế thị trường được định hướng cao về mặt xã hội và phát triển theo xu hướng xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa Hơn nữa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đặc trưng bởi "thuộc tính kép" hay "quá độ bậc hai": kết hợp đồng thời giữa bước quá độ sang nền kinh tế thị trường mà nhân loại đã đạt được với bước quá độ toàn nhân loại sang xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường và nền kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đây cũng là nền kinh tế thị trường kiểu mới, có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Nó hoạt động trên cơ

sở kết hợp giữa sự nhận thức tính tất yếu khách quan với phát huy vai trò năng động sáng tạo của chủ thể, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn, đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành quốc gia phát triển trong thế kỷ XXI.

IV.THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN ỞVIỆT NAM

1 Trình độ phát triển kinh tế còn sơ khai

Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.Cơ sở vật chất , kỹ thuật còn ở trình độ thấp Trong nông nghiệp các phương pháp canh tác còn lạc hậu, cơ cấu chuyển dịch sản xuất nông nghiệp còn thấp.Công nghiệp phát triển chưa tương ứng với tiềm năng,chất lượng va hiệu quả chưa được cải thiện, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm chậm tiền bộ.Năng lực cạnh tranh

Trang 9

của từng sản phẩm, của từng doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã có cải thiện nhưng vẫn khá thấp so với khu vực va thế giới.Quy mô nền kinh tế còn thấp bé so với một số nước trong khu vực va thế giới Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH,cơ sở hạ tầng đô thị và các hoạt động dịch vụ đô thị còn bất cập chưa đáp ứng được quá trình đô thị hóa nhanh chóng ,các dịch vụ bổ trợ kém phát triển, kêt cấu hạ tầng còn lạc hậu Tuy chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc tạo dựng và chuẩn bị các tiền đề cho đất nước phát triển theo hướng CNH-HĐH nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới Một số cân đối vĩ mô trong nền kinh tế còn hạn hẹp và không ổn định Thị trường nội địa nhất là ở vùng sâu vùng xa phát triển chậm chạp,thị trường chứng khoán phát triển chậm,có nhiều khuyết tật, chưa tạo được khả năng huy động vốn cho phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong các doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là khi tiến hành cổ phần hóa Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, trốn, lậu thuế còn nhiều, chậm được khắc phục Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý Chính sách tiền lương còn mang tính bình quân, chưa bảo đảm đời sống của người hưởng lương, chưa khuyến khích, thu hút và sử dụng được người tài Hệ thống thuế chưa thực hiện tốt chức năng điều tiết và bảo đảm công bằng xã hội, thúc đẩy đầu tư, đổi mới công nghệ, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp Cải cách hành chính chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra Tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí vẫn nghiêm trọng Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo còn thấp Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng ngày càng lớn Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội thấp Nhiều vấn đề bất cập, bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt Từ những thực trạng bất cập trên đặt ra yêu câu chúng ta phải có những chính sách đường lối phù hợp để khắc phục những yếu kém trên, tạo điều kiện, tiền đề phát triển kinh tế đưa đất nước bước vào hội nhập.

2.Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường

Qua thực tiễn của 20 năm đổi mới , tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta có năm thành phần Đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập mà đan xen vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau, là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Các

Trang 10

thành phần kinh tế đều hoat động trong cùng một môi trường thống nhất, cùng phát triển

lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Vì vậy chúng ta phải tiếp tục thực hiện một cáchnhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh

doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

V.CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC XHCN

1.Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước

Mô hình chủ nghĩa xã hội cổ điển, đặc trưng bởi hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế tập trung bao cấp với những đặc trưng cơ bản: nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh, chỉ tiêu pháp lệnh triển khai từ trên xuống dưới Cơ quan quản lý hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở Các đơn vị sản xuất lãi thì nộp cho nhà nước, lỗ htif nhà nước bù Coi thường quan hệ hàng hóa – tiền tệ Hạch toán kinh tế là hình thức , nhà nước quản lý theo kế hoạch bằng ché độ cấp sách và giao nộp ngân sách Bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian, kém năng động , các bộ quản lý quan liêu, năng lực yếu kém Tất cả những điều đó đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế- xã hội.

Cơ chế quản lý đó cũng có ưu điểm là tập trung được các nguồn lực vào những mục tiêu chủ yếu nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học kỹ thuật, coi thường lợi ích kinh tế cá nhân Để phát triển kinh tế- xã hội tất yếu phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

2.Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế do tác đông của các quy luật vốn có của nó Cụ thể hơn cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung cầu cạnh tranh trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường.

Khác với cơ chế hành chính - bao cấp, cơ chế thị trường với các quy luật khách quan của nó, thường biểu hiện ra như là một cơ chế tự phát hơn, tự nhiên hơn và nằm xa sự chi phối của con người hơn Bởi vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay, việc nắm được các yếu tố tự giác và tự phát của nền kinh tế hiểu được phương thức hoặc tìm ra được phương pháp kiểm soát thích hợp là điều hết sức có ý nghĩa Thực tiễn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã cho chúng ta thấy, sản xuất hàng hoá cùng với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, là cơ hội để các cộng đồng mở cửa, tiếp xúc với bên ngoài, kinh tế thị trường rõ ràng là xu thế phát triển khách quan và tất yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trang 11

Cơ chế thị trường ở nước ta tuy đã hình thành, nhưng còn ở giai đoạn sơ khai, còn mang nhiều yếu tố tự phát Cơ chế, chính sách kinh tế chậm đổi mới, cải cách hành chính còn chậm chạp đang là trở ngại cho đổi mới và phát triển kinh tế Tại hội thảo khoa học về kinh tế thị trường, Hội đồng lý luận Trung ương nhận định rằng: "Chúng ta đã chuyển một bước quan trọng sang kinh tế thị trường, nhưng chưa kết thúc bước chuyển đó Do vậy, còn đan xen nhưng yếu tố của nền kinh tế chuyển đổi Những yếu tố của nền kinh tế thị trường văn minh còn ít hơn là những yếu tố sơ khai" Cơ chế thị trường hiện nay vẫn còn đang ở những bước sơ khai, đòi hỏi phải được hoàn thiện theo xu hướng thị trường văn minh Mặc dù đã có những yếu tố của thí trường hiện đại xuất hiện trong nền kinh tế nước ta (chúng ta đã tham gia buôn bán với nhiều nền kinh tế phát triển, đã là thành viên chính thức của khối ASEAN, đã gia nhập khu vực mậu địch tự do AFTA và sẽ mặt chính sách lẫn pháp lý hướng dẫn nền kinh tế Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế biểu tham gia nhiều liên minh kinh tế khác nữa với chủ nghĩa tư bản hiện đại), nhưng tính chất quá độ của nền kinh tế đang tiến tới cơ chế thị trường vẫn còn khá rõ Cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tiến tới một cơ chế thị trường đích thực, văn minh, nhưng hiện tại vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế kinh tế cũ Cơ chế quản lý kinh tế mới bước đầu đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, đang ở giai đoạn sơ khai, mang nhiều yếu tố tự phát, chưa tạo được môi trường thực sự lành mạnh và an toàn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với vẫn còn những yếu kém cả về hoạch hoá, quy hoạch, xây dựng, quản lý đất đai, thủ tục hành chính đã đổi nhưng chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn Lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu có những sơ hờ, tiêu cực, một số trường hợp đã gây tác động xấu đối với sản xuất Chế độ phân phối thu nhập còn bất hợp lý Vẫn còn hiện tượng bội chi ngân sách và nhập siêu.

3.Ưu điểm và hạn chế của cơ chế thị trường

3.1.Ưu điểm

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa.

Khi bước vào nền kinh tế thị trường sẽ giúp cho nền kinh tế kích thích được tính năng động, tạo ra sự thích ứng tự phát giữa cung cầu, kích thích đổi mới kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, việc phân phối các nguồn lực phát huy tối ưu, và cơ chế thị trường mềm dẻo có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi của nền kinh tế sẽ giúp cho nền kinh tế luôn ổn định phát triển cân đối.

Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển không ngừng Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả.Từ đó thúc đẩy nền sản xuất phát triển, thúc đẩy nền kinh tế tăng trương trưởng bề vững với tốc độ cao

Ngày đăng: 17/08/2012, 07:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w