1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.DOC

33 1,1K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trang 1

ra cũng là nền tảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Từ 1986, nhận ra những sai lầm trong cơ chế quản lí, sự tụt hậu của kinh tế Việt Nam so với thế giới, Đảng ta quyết định đổi mới nền kinh tế Đó là chuyển đổi nền kinh

tế tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Qua hơn 15 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra trang sử mới cho lịch sử phát triển đất nước Tuy nhiên, nhận thức tư tưởng là sự vận động luôn biến đổi và phức tạp, không phải mọi người đã thừa nhận nền kinh tế nước

ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Có những người khi đã tiếp cận được tư tưởng này, song cũng không phải là đã có sự nhất quán về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó để nhận thức đúng đắn, rõ ràng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

góp phần phát triển nền kinh tế tôi chọn đề tài: “Kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” cho bài viết của mình Qua bài viết này, với

mong muốn tìm hiểu them thực trạng nền kinh tế Việt Nam, một số vấn đề còn tranh cãi và nhận thức không đúng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tôi hy vọng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho sự nghiệp phát triển đất nước, giúp mọi người nhận thức đúng đắn hơn về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo bộ môn: đã nhiệt tình hướng dẫn để

em hoàn thành bài viết này Mặc dù đã cố gắng nhưng bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo và độc giả.

Trang 2

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.Kinh tế thị trường

1.1.Kinh tế hàng hoá

Chúng ta biết rằng sản xuất tự cung tự cấp là hình thức sản xuất đầu tiên củaloài người nhằm đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng của nội bộ, người sản xuấtđồng thời cũng là người tiêu dùng Vì thế có thể nói rằng quá trình sản xuất củanền kinh tế tự nhiên chỉ gồm hai khâu: sản xuất-tiêu dùng Các quan hệ trong nềnkinh tế tự nhiên đều mang hình thái hiện vật Khi lực lượng sản xuất phát triểncao, phân công lao động được mở rộng, nhu cầu trao đổi hàng hoá xuất hiện Khinhu cầu trao đổi trở thành mục đích thường xuyên thì sản xuất hàng hoá ra đời.Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất

ra để bán trên thị trường Trong nền kinh tế hàng hoá mục đích của sản xuất làtrao đổi hay là để bán Mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất và cótính khách quan Sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất đều gắn với thịtrường, do thị trường quyết định

Quá trình xuất hiện vận động và phát triển của kinh tế hàng hoá diễn ra với

sự tác động mạn mẽ của những tiền đề: phân công lao động xã hội, sự độc lậptương đối về kinh tế giữa những người sản xuất, lưu thong hàng hoá và lưu thongtiền tệ, hệ thống thông tin và giao thông vận tải

Phân công lao động xã hội đã tạo ra những ngành nghề sản xuất khác nhau

Do vậy mỗi người chỉ làm một việc trong một ngành với một nghề nhất định vàchuyên sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm nhất định Mà nhu cầu của họ lạicần nhiều loại sản phẩm khác nhau Do đó làm nảy sinh những quan hệ kinh tếhàng hoá giữa những người sản xuất với nhau Trong điều kiện tư hữu về tư liệusản xuất những người sản xuất độc lập với nhau và có lợi ích kinh tế khác nhau

Do đó sản phẩm làm ra thuộc về từng người hay từng nhóm người trong xã hội.Nên muốn dùng sản phẩm của nhau thì họ phải trao đổi với nhau Khi trao đổitrở thành tập quán và là một mục đích của sản xuất thì có sản xuất hàng hoá.Phân công lao động xã hội phát triển thì quan hệ trao đổi cũng được mở rộng vàngày càng phức tạp Phân công lao động xã hội phát triển thì xuất hiện thủ côngnghiệp và thương nghiệp Khi thương nghiệp ra đời người sản xuất và người tiêudùng quan hệ với nhau qua người thứ ba là thương nhân Thông qua hoạt độngmua-bán của mình, thương nhân đã thực hiện vai trò nối liền sản xuất với sảnxuất và sản xuất với tiêu dùng Thương nghiệp phát triển làm cho sản xuất và lưuthông hàng hoá và lưu thông tiền tệ được phát triển nhanh chóng Điều này dẫntới sự mở rộng quan hệ trao đổi giữa các vùng đồng thời liên kết những ngườisản xuất với nhau, cuốn hút họ vào quỹ đạo kinh tế hàng hoá

Trang 3

Quan hệ trao đổi được mở rộng và phát triển đòi hỏi hệ thống giao thông vậntải cũng phải mở rộng vàphát triển Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống giaothông vận tải có vai trò thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển caohơn, dẫn tới sự ra đời của các hoạt động dịch vụ, chế biến… làm cho dân cư chịu

sự chi phối của những quy luật phổ biến của sản xuất và lưu thông hàng hoá

1.2 Ưu thế của kinh tế hàng hoá.

Do trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất cũng đồng thời là người tiêudùng, không có quan hệ ra bên ngoài do đó nó kìm hãm sự phát triển của conngười, trái với quy luật tự nhiên, nó mang tính chất bảo thủ, trì trệ, bị giời hạnbởi nhu cầu hạn hẹp

Sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá là quá trình kinh tế khách quan,phù hợp với quy luật phát triển So với kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá cónhững ưu thế cơ bản:

Một là: Trong kinh tế hàng hoá do sự phát triển của phân công lao động xã

hội cho nên sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng

mở rộng Điều đó tạo điều kiện cho phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗiđơn vị sản xuất., thúc đẩy việc cải tiến công cụ lao động, nâng cao trình độ kỹthuật, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển

Hai là: Trong kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất không phải là để tiêu

dùng cho chính bản thân người sản xuất mà là để thoả mãn nhu cầu ngày càngcao của thị trường Chính điều này đã làm hình thành động lực mạnh mẽ cho sựphát triển của sản xuất hàng hoá Người tiêu dùng được coi là thượng đế, đượcquyền tự do lựa chọn những hàng hoá phù hợp với nhu cầu có khả năng thanhtoán và thị hiếu của mình trên cơ sở căn cứ vào chất lượng và giá cả của hànghoá Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao thì sản xuất phải mở rộng cả về chiềurộng và chiều sâu

Ba là: Trong kinh tế hàng hoá, cạnh tranh ngày càng gay gắt Yêu cầu của

cạnh tranh đòi hỏi những đơn vị sản xuất hàng hoá phải thường xuyên quan tâmtới tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… để thu được lợinhuận ngày càng nhiều hơn Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận siêu ngạch đã làmcho lực lượng sản xuất có những bước tiến bộ dài

Bốn là: do sản xuất xã hội ngày càng phát triển, quan hệ hàng hoá tiền tệ

ngày càng mở rộng, cho nên sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú và đadạng, giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng, các địa phương, các quốc giangày càng phát triển Đời sống vật chất tinh thần và văn hoá của dân cư ngàycàng được nâng cao

2.Kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, đó là nềnkinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Trong nền kinh tế này sản xuất cái gì?Sản xuất như thế nào? Sản xuất do ai là do thị trường quyết định Như vậy nóitới kinh tế thị trường, thực chất là nói tới cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là

Trang 4

một cơ chế mà trong đó tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản vận động dưới

sự chi phối của quy luật thị trường, trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợinhuận

2.1.Về các nhân tố, quan hệ, quy luật, môi trường vận động của cơ chế thị trường.

2.1.1Nhân tố và quan hệ cơ bản.

Nói tới thị trường trước hết phải nói tới các nhân tố cơ bản cấu thành thịtrường đó là hàng hoá và tiền, người mua, người bán Từ đó hình thành các quan

hệ hàng hoá- tiền tệ, mua- bán, cung-cầu và giá cả hàng hoá

Hàng hoá là một vật phẩm dùng để thoả mãn một nhu cầu nào đó thông quatrao đổi mua bán Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hàng hoá nhưng cóthể chia thành hai loại là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất (sức laođộng, đất đai, vốn, dịch vụ sản xuất…) và hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng(nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần: cơm ăn, áo mặc,… sách báo, phim ảnh…).Nhu cầu càng cao càng tạo động lựcthúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường.Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, được tách ra làm vật ngang giá chung,phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá Nó biểu hiện quan

hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá Nhờ có tiền mà hàng hoá vậnđộng thông suốt từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng, đảm bảo cho quátrình tái sản xuất diễn ra liên tục, không ngừng, tạo nên quan hệ hàng-tiền tronginh tế thị trường Chính vì vậy A Smith đã nói tiền là bánh xe vĩ đại của lưuthông hàng hoá

Hộ kinh doanh là người sản xuất và cung ứng hàng hoá trên thị trường tiêudùng, ở thị trường tiêu dùng họ là người bán hay sức cung Song để có nguồn lựcsản xuất hàng hoá tiêu dùng họ phải mua chúng trên thị trường các yếu tố sảnxuất, ở thị trường này họ là người mua hay sức cầu

Hộ tiêu dùng là người đi mua hàng hoá tiêu dùng, ở thị trường hàng tiêudùng, họ là người mua Để có tiền mua hàng tiêu dùng và dịch vụ, họ phải cómột hàng hoá nào đó bán trên thị trường yếu tố, do vậy ở thị trường này họ làngười bán Họ bán sức lao động nếu họ là công nhân, bán đất đai nếu họ là chủđất, cho vay vốn nếu họ có vốn… Với vai trò khác nhau như vậy của các chủ thểtham gia, các thị trường vốn tách biệt với nhau được nối liền với nhau thànhvòng tròn vận động thông suốt

2.1.2.Quy luật cung- cầu.

Kinh tế thị trường vận động dưới sự chi phối của các quy luật khách quan

mà trước tiên phải kể đến là quy luật cung cầu

Cung là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵnsang bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định

Cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sangmua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định

Trang 5

Trên thị trường khi một loại hàng hoá nào đó có nhiều người mua, thì ngườibán sẽ tăng giá lên để phân phối một lượng cung hạn chế Giá tăng làm giảm bớtmột số người mua không đủ khả năng thanh toán, nhưng lại khuyến khích ngườibán đưa ra thị trường nhiều hàng hoá hơn Khi hàng hoá được đưa ra thị trườngnhiều hơn mà người mua giảm xuống thì giá và hàng hoá sẽ giảm xuống Giá cảgiảm làm cho người bán giảm lượng hàng cung ứng trên thị trường, nhưng lạikhuyến khích người mua nhiều hơn, điều đó lại làm cho giá cả hàng hoá tănglên Chính sự vận động này của quy luật cung-cầu đã chi phối sự hoạt động củanhững thành viên tham gia thị trường

2.1.3 Môi trường vận động

Kinh tế thị trường vận động trong môi trường cạnh tranh Cạnh tranh là sựganh đua giữa các thành viên tham gia thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận.Cạnh tranh xảy ra thường xuyên và có tính chất quyết liệt, sống còn Có cạnhtranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh (trong kinh tế cí cạnh tranhtrong sản xuất và cạnh tranh trong lưu thông)

Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh bằng thủ đoạn lừa gạt, bịp bợmnhư bán hạ giá đế đánh bại đối phương rồi khi độc chiếm được thị trường sẽnâng giá lên Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh bằng chất lượng, bằng các điềukiện giao nhận Có 2 loại cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh trong sản xuất và cạnhtranh trong lưu thông Cạnh tranh trong sản xuất là cạnh tranh diễn ra trong lĩnhvực sản xuất Nó gồm cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngànhnhằm thu lợi nhuận siêu ngạch và tìm nơi đầu tư có lợi Cạnh tranh trong lưuthông là cạnh tranh trong lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hoá Nó gồm có cạnhtranh giữa người bán và người mua, người bán với người bán, người mua vớingười mua Các hình thái cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo; cạnh tranh khônghoàn hảo Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người bán và nhiều ngườimua; sản phẩm đồng nhất; các yếu tố sản xuất có tính linh họat cao; gia nhập, rời

bỏ thị trường dễ dàng và doanh nghiệp là người chấp nhận giá Thị thị trườngđộc quyền là thị trường do một người bán hoặc một người mua, sản phẩm làđồng nhất; gia nhập rời bỏ thị trường khó khăn; giá cả do tổ chức độc quyềnquyết định Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường vừa có tính cạnhtranh vừa có tính độc quyền, bao gồm cạnh tranh độc quyền và thị trường thiểuquyền Các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường bằng nhiều cách khác nhau:cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng giá cả, cạnh tranh phi giá cả Trongnền kinh tế hiện đại cạnh tranh bằng chất lượng trở thành vấn đề then chốt.Người tiêu dùng luôn yêu thích những hàng hoá với cùng mức giá nhưng chấtlượng tốt hơn Cạnh tranh bằng giá cả dưới các góc độ: dựa vào năng suất, bánphá giá, phân biệt giá, cấu kết với nhau để thoả thuận giá, hình thành nên cacten

về giá, chỉ đạo giá Cạnh tranh phi giá cả dựa vào sự phân biệt sản phẩm vàquảng cáo, triển khai sản phẩm mới

Trang 6

Nhìn chung các doanh nghiệp thiểu quyền thích áp dụng các biện phápcạnh tranh phi giá cả hơn vì khi các doanh nghiệp đối thủ thích ứng một cáchnhanh chóng với mọi sự thay đổi về giá cả thì việc quảng cáo hoặc phát triển sảnphẩm một cách thông minh có thể có tác động lâu bền đối với sở thích của kháchhàng

2.1.4 Động lực chi phối.

Các nhà kinh tế học đều thừa nhận: Lợi nhuận là động lực chi phối sự hoạtđộng của kinh tế thị trường Adam Smith khẳng định lợi nhuận là động lực củacác nhà kinh doanh, họ chỉ thấy tư lợi, chỉ biết tư lợi và chỉ làm theo tư lợi

Cac Mac cũng nói: Nhà tư bản ghét cay ghét đắng tình trạng không có lợi nhuận

và lợi nhuận quá ít, giống như giới tự nhiên ghê sợ chân không Lợi nhuận thoảđáng người ta sử dụng tư bản ở khắp nơi Lợi nhuận 50%, tư bản hăng máu lên.Lợi nhuận 100% tư bản táo bạo không biết sợ là gì Lợi nhuận 300% chẳng mộttội ác nào mà tư bản không dám phạm đến, dù có bị treo cổ cũng không sợ Vậylợi nhuận là gì? Theo Cac Mac, lợi nhuận là giá trị thặng dư được quan niệm làcon đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra để sản xuất kinh doanh Còn theo T.B.Say:

“Lợi nhuận là do ích lợi của tư bản tạo nên, nó còn là hiệu quả của việc sử dụng

tư bản

Kinh tế học hiện nay cho rằng lợi nhuận là kết quả của việc sử dụng có hiệu quảcác yếu tố sản xuất: Nếu biết sử dụng tốt các yếu tố sản xuất thì sẽ bù đắp đượcchi phí sản xuất và sẽ có lãi, ngược lại sẽ bị lỗ

2.2.Ưu điểm của kinh tế thị trường

Trước hết, kinh tế thị trường là một nền kinh tế năng động Ở đây, tồn tại mộtquy luật là hễ ai là người đầu tiên đưa ra thị trường một loại hàng hoá mới, thì họ

có khả năng thu được nhiều lợi nhuận Còn nếu biết sản phẩm của mình khôngcòn nhu cầu nên họ ngừng sản xuất và cung ứng sản phẩm đó, thì sẽ tiết kiệmđược chi phí Chính điều đó đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải năng động sangtạo, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu trên thị trường để cung ứng cho thị trường nhữngsản phẩm mới và bỏ đi những sản phẩm không còn yêu cầu Vì vậy, thị trườngngày càng có nhiều loại hình sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu

đa dạng, phong phú của con người

Thứ hai, kinh tế thị trường kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật,tăng năng suất lao động, nâng cao trình đỗ xã hội hoá sản xuất Kinh tế thịtrường lấy lợi nhuận siêu ngạch làm động lực hoạt động Động lực này đòi hỏicác doanh nghiệp thường xuyên hạ thấp chi phí lao động cá biệt xuống thấp hơnchi phí lao động xã hội cần thiết Điều này, đòi hỏi phải nâng cao năng suất laođộng trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, công nghệ Thứ ba, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có nhiều hàng hoá và dịch vụ Điềunày khác hẳn với nền kinh tế tổ chức theo kiểu kế hoạch hoá tập trung trước đâyluôn bị chi phí bởi tình trạng khan hiếm hàng hoá Trong nền kinh tế thị trườngkhông còn tình trạng người chờ hàng mà ngược lại là hàng chờ người Ở đây

Trang 7

người mua được nâng lên vị trí quý khách, là “thượng đế” trên thị trường Chínhnhờ có nhiều hàng hoá và dịch vụ nên kinh tế thị trường có khả năng thoả mãnngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có khuyết tật cũng giống như tấm huy chươngbao giờ cũng có mặt trái của nó

2.3.Khuyết tật.

Trước hết, phải nói tới tình trạng khủng hoảng thất nghiệp Khủng hoảng kinh tế

là tình trạng sản xuất thừa, sản xuất tăng lên lớn hơn tiêu dùng, còn tiêu dùngkhông đầy đủ, dẫn đến tình trạng hàng hoá không bán được, doanh nghiệp không

có thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất nhằm tiếp tục quá trình tái sản xuất nênphải đóng cửa Tình trạng đó làm cho doanh nghiệp không có lợi nhuận, ngườilao động bị thất nghiệp không có việc làm, không có tiền lương Điều đó làmtăng mâu thuẫn kinh tế xã hội trong nền kinh tế Nguyên nhân của tình trạng trên

là do mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Mâu thuẫnnày được thể hiện ở tính kế hoạch cao độ trong từng doanh nghiệp với tính vôchính phủ trên toàn bộ nền sản xuất xã hội Xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn

độ mâu thuẫn với sức mua có giới hạn của quần chúng Mâu thuẫn đối khánggiữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

Gắn liền với khủng hoảng kinh tế là nạn thất nghiệp, đây là tình trạng có tínhquy luật của nền kinh tế thị trường Người ta không thế xoá bỏ nó nhưng có thểđiều chỉnh nó đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế

Hai là tình trạng phân hoá giàu nghèo bất bình đẳng Dù nền kinh tế thị trường

có hoạt động tốt như thế nào thì bản thân nó cũng tạo ra sự phân hoá giàu nghèobất bình đẳng Nguyên nhân của tình trạng này là ở chỗ trong quá trình sản xuấtkinh doanh, do tác động của cạnh tranh, mục tiêu chạy theo lợi nhuận giảm giátrị hàng hoá, có người tài giỏi gặp may phát tài làm giàu Trong khi đó nhiềungười kém cỏi, không gặp may bị lỗ vốn phá sản Điều đó dẫn đến sự phân hoáxuất hiện quan hệ chủ thợ, tư sản-vô sản, thống trị-bị thống trị, bóc lột-bị bóc lột

Sự phân hoá ngày càng gay gắt vì quá trình tích luỹ tư bản, tích luỹ sự giàu có vềphía giai cấp chủ tư sản, thống trị, bóc lột và tích luỹ sự nghèo khổ về phíanhững người làm thuê, bị thống trị và bị bóc lột Điều đó gây nên sự đối khánggay gắt, dẫn đến sự khủng hoảng về chính trị, xã hội, các cuộc chiến tranh vàcách mạng, đe doạ sự tồn tại của xã hội tư bản chủ nghĩa

Ba là tình trạng độc quyền đã lấn át cạnh tranh làm mất tính năng động và hiệuquả của nền kinh tế Độc quyền là hiện tượng một doanh nghiệp nào đó độcchiếm việc cung ứng và sản xuất hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Nhờ đó màdoanh nghiệp độc quyền định giá cả, thu lợi nhuận độc quyền Nhờ ưu thế độcquyền nên tổ chức độc quyền không cần cải tiến, phát huy sang kiến vẫn thuđược lợi nhuận cao Sự độc quyền làm cho nền kinh tế trì trệ, vì vậy V I Leningọi độc quỳên là hiện tượng ăn bám Thêm vào đó tổ chức độc quyền lại dùng

Trang 8

lợi nhuận độc quyền mua chuộc ảnh hưởng của chính phủ nhằm bảo vệ lợi íchcủa mình

Bốn là tình trạng suy thoái môi trường Kinh tế thị trường gây ra sự tàn phá môitrường, làm ô nhiễm bầu không khí, bẩn nguồn nước, tàn phá rừng đầu nguồn,bạc màu đất đai… do chạy theo lợi nhuận mà các doanh nghiệp sử dụng cạn kiệtnguồn tài nguyên làm cho môi trường bị ô nhiễm dẫn đến mức độ báo động cho

sự bình yên của loài người

Tất cả các khuyết tật trên là do kinh tế thị trường sinh ra nhưng bản thân nókhông thể nào khoắc phục được Vì vậy phải có sự tác động từ bên ngoài cơ chếthị trường Các nhà kinh tế học tìm thấy ở đó vai trò kinh tế của nhà nước Vaitrò này thể hiện ở sự tác động của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, đốivới thị trường nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những khuyết tậtcủa nền kinh tế thị trường Vì vậy sự can thịêp của nhà nước vào nền kinh tế thịtrường là tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội

2.4.Vai trò của nhà nước.

Cơ chế thị trường có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hànghoá, chi phối sự vận động của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường vừa có ảnhhưởng tích cực vừa tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế xã hội loài người Mặtkhác các chủ thể tham gia thị trường hoạt động vì lợi ích riêng của mình cho nên

sự vận động của cơ chế thị trường tất yếu dẫn tới các mâu thuẫn và xung đột Cóngười giàu lên và có người nghèo đi Cạnh tranh khó tránh khỏi sự lừa gạt, phásản và thất nghiệp Tất cả đã gây nên tình trạng không bình thường trong quan hệkinh tế và dẫn tới sự mất ổn định xã hội Vì vậy xã hội đòi hỏi phải có sự kiểmtra, điều tiết định hướng một cách có ý thức đối với sự vận độngcủa kinh tế thịtrường Đó là lý do cần thiết phải thiết lập vai trò quản lý của nhà nước ở tất cảcác nước có nền kinh tế thị trường Chức năng, vai trò của nhà nước được thểhiện trên các mặt:

Thứ nhất, nhà nước đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và thíêt lập

khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế, vì ổn địnhchính trị xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế Nhà nước còn phải tạo

ra hành lang luật pháp cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơbản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động thị trường, đặt ra những quy định chitiết cho hoạt động của các doanh nghiệp

Hai là, nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết

các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định.Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vàomột số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động của các cuộc khủnghoảng kinh tế và lạm phát, nhà nước phải sử dụng chính sách tài chính và chínhsách tiền tệ để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triểnkinh tế

Trang 9

Ba là, Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả Các doanh

nghiệp vì lợi ích hẹp hòi của mình có thể lợi dụng tài nguyên của xã hội, gây ônhiễm môi trường sống của con người Vì vậy nhà nước phải thực hiện nhữngbiện pháp nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh

tế xã hội Sự xuất hiện độc quyền cũng làm giảm tính hiệu quả của hoạt động thịtrường Vì vậy nhà nước có nhiệm vụ rất cơ bản là bảo vệ cạnh tranh và chốngđộc quyền để nâng cao hiệu quả của hoạt động thị trường

Bốn là, nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị

trường, thực hiện công bằng xã hội Sự tác động của cơ chế thị trường có thể đưalại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xãhội cố gắng vươn tới, không tự động đi đến sự phân phối thu nhập cân bằng Nhànước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăngtrưởng kinh tế gắn với cải thịên đời sống nhân dân với tiến bộ và công bằng xãhội

3.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

3.1Chủ trương phát triển kinh tế thị trường của nhà nước.

Lịch sử đã chứng minh rằng không thể chuyển nền sản xuất nhỏ lên sản xuấtlớn nếu thiếu “đòn xeo” là kinh tế hàng hoá Nhận thức được điều này, đại hộiđảng VI năm 1986 đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát

triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo nguyên lý xã hội chủ nghĩa ở nướcta: “Sử dụng đầy đủ và đúng đắn các quan hệ hàng hoá-tiền tệ trong kế hoạchhoá nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan” Quan điểm này đã được táikhẳng định rõ hơn ở đại hội VII và VIII của đảng ta Ở nước ta có đầy đủ cácđiều kiện cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường

Thứ nhất: phân công lao động xã hội với tính cách và cơ sở chung của sản

xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả vềchiều rộng và chiều sâu Phân công lao động trong từng khu vực, từng địaphương cũng ngày càng phát triển Sự phát triển của phân công lao động đượcthể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩmđưa ra trao đổi trên thị trường

Thứ hai trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn

dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu

tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp Qua đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợiích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hànghoá tiền tệ

Thứ ba, thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ

công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhấtđịnh, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng Mặt khác, cácđơn vị kinh tế còn có sự khác biệt về trình độ tổ chức quản lý nên chi phí sảnxuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau

Trang 10

Thứ tư, quan hệ hàng hoá tiền tệ còn cần thiết trong quann hệ kinh tế đối ngoại,

đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càngsâu sắc, vì mỗi nước và mỗi quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với cáchàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới Sự trao đổi ở đây phải tuântheo quy tắc ngang giá

3.2.Các thành phần kinh tế, các quan hệ sở hữu.

Trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta, lực lượng sản xuấtphát triển chưa cao và có trình độ khác nhau Do đó trong nền kinh tế tồn tạinhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất.: sở hữu tư nhân, sở hữu công cộng về tưliệu sản xuất và sở hữu hỗn hợp Trong mỗi loại hình sở hữu tư liệu sản xuất tồntại những hình thức sở hữu khác nhau và vì thế trong nền kinh tế có nhiều hìnhthức sở hữu như: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể, sở hữu tư bản

tư nhân, sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân Các hình thức sở hữu tư liệusản xuất không tồn tại độc lập mà đan xen nhau và tác động lẫn nhau Đây là cơ

sở thực hiện lợi ích của các chủ thể và tác động với nhau trên tất cả các phươngdiện: tổ chức quản lý, phương pháp thu nhập, năng suất, chất lượng, hiệu quả.Lợi ích của các chủ thể còn đòi hỏi các hình thức sở hữu liên kết với nhau và từ

đó hình thức sở hữu hỗn hợp xuất hiện

Trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, lực lượng sản xuất tồn tại ởnhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiềuhình thức tức là nền kinh tế có nhiều thành phần

Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam Đảng CộngSản Việt Nam xác định: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội

ở Việt Nam có 6 thành phần:

Một là kinh tế nhà nước: Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở

hữu toàn dân về những tư liệu sản xuất chủ yếu Kinh tế nhà nước bao gồm cácdoanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước,các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể dưa vào vòng chu chuyển kinh tế Kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, làm trụ cột, mởđường, tạo điều kiện và hướng các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại, pháttriển nhằm xây dựng nền kinh tế theo mục tiêu đã định

Hai là thành phần kinh tế tập thể Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình

thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất trên cơ sở những người lao động tựnguyện góp sức, góp vốn để kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi

và dần dần từ thấp đến cao Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác

đa dạng trong đó hợp tác xã là nòng cốt nhằm phát huy được sức mạnh lao độngtập thể mà mỗi lao động cá nhân không làm được, giải quyết việc làm, cung cấpvật phẩm tiêu dùng cho xã hội, tư liệu cho công việc, hàng hoá cho xuất khẩu,phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát huy các tiềm năng kinh tế ở mọi vùngkinh tế của đất nước, đặc biệt là ở nông nghiệp nông thôn

Trang 11

Ba là kinh tế cá thể tiểu chủ Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức

tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất Họ là những lao động cá thể, tự tổ chức sản xuất,phổ biến nhất là kinh tế hộ gia đình hoặc là những lao động cá thể có thuê themmột số lao động làm thuê Kinh tế cá thể giữ vai trò quan trọng, nó đã phát huyđược mọi tiềm năng kinh tế ở các vùng, các lĩnh vực mà các thành phần kinh tếkhác chưa có điều kiện phát triển: vùng sâu vùng xa, nông thôn; phát huy đượcnhững ngành nghề truyền thống, phát huy được lao động tiền hàng

Bốn là kinh tế tư bản tư nhân Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư

nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Đó là các doanh nghiệp tư nhân lớn cóthuê nhiều lao động Thành phần này có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệmquản lý… Nó thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo việc làm,góp phần tăng thu nhập quốc dân Nhưng đây là thành phần kinh tế có tính tựphát cao: bóc lột, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, làm

hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh… Văn kiện đại hội Đảng IX đã nêu:

“Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngànhnghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm… Khuyến khích trở thànhdoanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh liên kết vớinhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”

Năm là kinh tế tư bản nhà nước Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở

hữu hỗn hợp Đó là sự kết hợp giữa nhà nước với các nhà tư bản tư nhân trong

và ngoài nước trong các quá trình phát triển kinh tế dưới sự kiểm kê kiểm soátcủa nhà nước Thành phần kinh tế này tạo điều kiện cho chúng ta tranh thủ đượcvốn, công nghệ hiện đại kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản ngoài nước, do

đó mở rộng được thị trường, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập quốcdân và tạo cho chúng ta một thế và lực trong quá trình hội nhập vào kinh tế khuvực và quốc tế

Sáu là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: dựa trên sở hữu hỗn hộp, đó là sự

liên kết giữa nhà nước với các chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế trongcác quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Nhà nước tạo mọi điều kiện môitrường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hướng thành phần kinh tế nàyphát triển trên những lĩnh vực công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, giaothông thông tin điện nước… và phát triển hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu

Trong các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Việcxác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sựkhác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Tính định hướng xã hội chủ nghĩacủa nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vaitrò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Bởi lẽ mỗi chế độ xã hội đều

có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thểtạo nền tảng cho chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa ở nước ta Các thành phầnkinh tế trên có bản chất kinh tế xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật

Trang 12

kinh tế riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế còn cónhững khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khảnăng phát triển theo những phương hướng khác nhau Vì vậy, kinh tế nhà nướcphải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo củamình, đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội

để đảm bào cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

3.3.Sự quản lý của nhà nước.

Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thiếu các mặtkhuyết tật Do đó để điều tiết kinh tế thị trường thì phải có sự quản lý của nhànước Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm

sửa chữa “những thất bại của thị trường”, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhânđạo mà bản thân cơ chế thị trường không thể làm được, đảm bào cho nền kinh tếthị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vai trò quản lý của nhànước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng Nhà nước phải điều tiết nền kinh tếthị trường như thế nào để vừa đáp ứng được những yêu cầu chung, đồng thời vừabảo vệ được nền kinh tế dân tộc, không biến nó thành một nơi du nhập vo tội vạnhững sản phẩm của nước ngoài mà trong nước cũng có thế sản xuất được.Chính đường lối của nhà nước đã tạo ra bộ khung thể chế có khả năng đảm bảonhững quy mô và cấu trúc đầu tư cần thiết để vượt lên trình độ một nước côngnghiệp hiện đại

Không chỉ có đầu tư, những lĩnh vực ngoại thương, tiền tệ, thúê cũngchịu sự chi phối về mặt đường lối của nhà nước một cách khá chặt chẽ Trongcác cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới nhà nước có những chính sách đảmbảo cho khả năng cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh của nước mình trongnhững sự đối đầu kinh tế gay go khốc liệt

Nhà nước phải thực hiện đường lối và chính sách nhằm bảo đảm những lợiích xã hội của tất cả mọi người dân Nhà nước cần đề ra những chính sách vềviệc làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội và ủng hộ xã hội sao cho cái kinh tế khônglàm tổn hại tới cái xã hội, làm sao cho hai mặt đó thúc đẩy lẫn nhau lên đến trình

độ cao hơn

Nhà nước phải đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quảcao, nhà nước xã hội gắn với ý tưởng phúc lợi và đoàn kết, là đối trọng với cáctầng lớp phi xã hội, phá hoại xã hội, do vậy nhà nước phải đề cao ý thức tráchnhiệm và nghĩa vụ tự giác của mỗi công dân trước những công dân khác, trước

xã hội và loài người Đặc biệt nhà nước phải tạo ra những điều kiện công bằng

xã hội, không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu vànghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong kinh tế thịtrường

Nhà nước quản lý bằng các công cụ:

Thứ nhất là kế hoạch và thị trường: thị trường là một bộ phận cấu thành

của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có

Trang 13

của nó Còn kế hoạch là hình thức thực hiện có tính kế hoạch, nó là sản phẩmchủ quan của chủ thể quản lý Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương thứckhác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế Việc tận dụng hai công cụ nàykhông thể tách rời nhau mà là sự vận dụng quy luật phát triển có kế hoạch đểđiều tiết tác động của quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị nhằm quản lýnền kinh tế phát triển theo kế hoạch Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần, kế hoạch phải bao quát được tất cả các thành phần kinh tế, các quan hệ thịtrường, không chỉ các quan hệ thị trường trong nước mà cả các quan hệ thịtrường quốc tế Kế hoạch hoá của nhà nước bao gồm kế hoạch dài hạn và kếhoạch ngắn hạn Thông qua kế hoạch dài hạn nhà nước cụ thể hoá chiến lượcphát triển kinh tế xã hội, từ đó vạch ra các chương trình kinh tế để định hướngđầu tư, điều tiết các hoạt động kinh tế và đề ra các chính sách kinh tế thích hợp

Thứ hai là xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả Hai thành phần kinh tế này có vai trò quyết định nhất đối với việc quản lý

nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Các thànhphần kinh tế này có vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khácphát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế Nhờ đónhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thực hiệncác mục tiêu kinh tế xã hội do kế hoạch định ra

Thứ ba là hệ thống pháp luật Tạo ra khuôn khổ pháp luật cho các chủ thể

kinh tế hoạt động, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hệthống pháp luật bao trùm mọi hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm những điều luật

cơ bản về hoạt động của các doanh nghiệp (luật doanh nghiệp) về hợp đồng kinh

tế và hộ lao động bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường… Các luật đó điều chỉnhhành vi của các chủ thể kinh tế buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điềutiết của nhà nước

Thứ tư là các chính sách đòn bẩy kinh tế: Chính sách tài chính và chính sách

tiền tệ Đây là biện pháp quản lý chủ yếu Chính sách tài chính, đặc biệt là ngânsách nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

và xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng ngân sách nhà nước Nội dungcủa ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu và các khoản chi Bộ phận chủyếu của các khoản thu là thuế Chính sách thuế đúng đắn không chỉ tạo nguồnthu cho ngân sách mà còn khuyến khích sản xuất, điều tiết tiêu dùng Chính sáchtiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu, chính sách tiền tệ phải khống chếđược lượng tiền phát hành và tổng quy mô cho tín dụng Trong chính sách tiền

tệ, lãi suất là công cụ quan trọng để điều tiết cung cầu tiền tệ Việc thắt chặt haynới nỏng cung ứng tiền tệ, kìm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thốngngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế

Thứ năm là các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại Để mở rộng và nâng

cao hệ thống kinh tế đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ

Trang 14

yếu là thuế xuất-nhập khẩu, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu.Thông qua các công cụ đó nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp

lý sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước ta, giữvững độc lập chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốctế

3.4.Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra quátrình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụthuộc lẫn nhau Vì vậy mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới

là tất yếu đối với nước ta Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật côngnghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năngthế mạnh của nước ta, thựchiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng

và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn

Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá

và đa dạng hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trườngkhu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tếnhưng vẫn giữ vững được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia,dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Trong thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoáquan hệ kinh tế đối ngoại; có bước đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực vàthế giới; phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọngđiểm của kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới,chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần chuyên cácthị trường quen thuộc, tranh thủ cơ hội để mở ra thị trường mới; cải thiện môitrường đẩu tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài

Trang 15

Phần II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

Sau đổi mới chúng ta mở cửa hội nhập kinh tế, nền kinh tế bắt đầu chuyểnmình Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, tăng ở tất cả các ngành, mặc dù tốc độtăng có khác nhau nhưng nó đã góp phần quyết định vào việc kìm chế và giảmlạm phát, nền kinh tế đi dần vào ổn định Cơ cấu ngành có những bước chuyểndịch tích cực và tiến bộ: gia tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọngnông nghiệp phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu trong quá trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá

Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định, đã kiểm soát được tỉ lệ lạm phát

từ lạm phát 4 con số xuống còn không đáng kể Từ 67,5% năm 1991 xuống còn14,4% năm 1994 và 4% năm 2002 Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xãhội Từ chỗ bị bao vây cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầukhắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chứckinh tế quốc tế và khu vực Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cảithiện rõ rệt

Trang 16

Bảng 1 Cơ cấu GDP theo khu vực (%)

nghiệp

Công nghiệp xây dựng

Thương mại dịch vụ

Ngoài quốc doanh tăng 19,22% Năm 2003, tốc độ tăng trưởng là 16% cao nhất

từ trước tới nay Khu vực ngoài quốc doanh dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng caonhất 18,7%, tiếp là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18,3%, khu vực doanhnghiệp nhà nước tăng 12,4%

Ngày đăng: 01/09/2012, 11:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh 1994) - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.DOC
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh 1994) (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w