1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bai tap nhom- Kinh te thi truong tai VN.doc

23 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 228 KB

Nội dung

Bai tap nhom- Kinh te thi truong tai VN.

Trang 2

1 Bối cảnh ra đời và quan điểm hình thành đường lối đổi mới của Đảng ta

a Bối cảnh ra đời

♦ Bối cảnh trong nước:

Xây dựng XHCN ở Việt Nam được đánh dấu bằng cột mốc tại Đại Hội ĐạiBiểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng SảnViệt Nam) họp vào tháng 9- 1960 khi Đại Hội khẳng định: Đưa miền Bắc ViệtNam đi theo con đường XHCN

Đường lối chung của cách mạng XHCN ở Việt Nam về cơ bản là không thayđổi qua 3 kỳ Đại hội III, IV, V, mặc dù qua mỗi Hội nghị Trung Ương và qua mỗikỳ Đại hội nó đều được tiếp tục phát triển, hoàn thiện dần để phù hợp, một mặt,với hoàn cảnh cả nước có chiến tranh(1960-1975), mặt khác, với thực tiễn xâydựng CNXH trong 15 năm đầu (1960-1975) ở một nửa nước và hơn 10 năm tiếptheo (1975-1986) trên phạm vi cả nước Trong suốt hơn 25 năm đó, cơ chế quản lýkinh tế ở nước ta cũng như các nước XHCN trên thế giới là cơ chế Kế hoạch hóatập trung, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể cùng nguyên tắc phân phối theo laođộng ( mà trên thực tế là phân phối bình quân) là những đặc trưng cơ bản nhất,đóng vai trò chủ đạo nhất của mô hình CNXH trước đổi mới

Cần phải nói rằng việc thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trungtrong những năm chiến tranh, khi cần phải tập trung tất cả sức người, sức của chotiền tuyến vói tinh thần “ Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đã có tác dụngtích cực không thể phủ nhận Chính mô hình ấy đã đảm bảo cho miền Bắc hoànthành sứ mệnh là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn Nếu không có hậu phươnglớn ấy thì không thể có thắng lợ của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Tuy nhiên, trong điều kiện hòa bình, những khiếm khuyết của mô hình nàyđược bộc lộ ngày càng rõ

Trang 3

 Cuộc cách mạng quan hệ sản xuất đã biến nền kinh tế nước ta thành nềnkinh tế XHCN thuần nhất dựa trên hai hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sởhữu tập thể Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã biến các tư liệu sản xuất chủyếu của nền kinh tế quốc dân trở thành vô chủ, và được sử dụng hết sức bừa bãi,lãng phí, và biến người lao động trở thành những người làm thuê (làm thuê cho cácdoanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã); họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cảicho xã hội, nhưng lại không phải là chủ nhân của chúng Mọi của cải làm ra đềuđược phân phối bình quân (người ta vẫn thường dùng cụm từ: chia đều sự nghèokhổ cho tất cả mọi người) Có thể nói, dường như trong mọi hoạt động của nềnkinh tế, người lao động đều thờ ơ với công việc mình được đảm nhiệm Nền kinhtế do đó không còn động lực phát triển

 Với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mô hình CNXH trước đổi mới đã loạitrừ mọi quan hệ hàng hóa – tiền tệ, thực hiện việc quản lý nền kinh tế bằng mệnhlệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên giaoxuống, theo đó nhà nước quy định chặt chẽ mọi khâu của quá trình sản xuất, lưuthông Từ sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu đến bán cho ai, bán theo giá nào…Các cơ sở sản xuất chỉ còn biết làm theo mệnh lệnh trên, nhận cấp phát ở đầu vào,giao nộp sản phẩm ở đầu ra, không cần biết và càng không cần tính toán đến lỗlãi… Từ người lao động đến các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ làm việc một cáchthụ động Vì vậy, nền kinh tế vận động một cách thiếu năng động, kém hiệu quả

Bên cạnh những khiếm khuyết của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung,chúng ta còn có những sai lầm, chủ quan, nóng vội trong đường lối, muốn bỏ quanhững bước đi cần thiết, Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trongkhi chưa có đủ tiền đề cần thiết, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và nhữngcông trình quy mô lớn, coi nhẹ công nghiệp sản xuất tiêu dùng, kể cả tiểu thủ côngnghiệp và công nghiệp nhẹ Hậu quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả rất thấp

Trang 4

Chính vì vậy mà sản xuất ngày càng giảm sút, đất nước rơi vào tình trạngthiếu hụt kinh niên Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn Các căng thẳng xã hội

do vậy đã xuất hiện và ngày càng gia tăng

♦ Bối cảnh thế giới:

Từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ranhững biến đổi to lớn Trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc,trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khóa học-công nghệ, xu hướng toàncầu hóa kinh tế, chạy đua về kinh tế, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa tư bản có nhiều diễn biến phức tạp Điều đó đã đặt hệ thống XHCN trướcnhững thách thức mới Việc vượt qua thách thức đó lại diễn ra trong bối cảnh hầuhết các nước XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng.Trong khi đó các nước tư bản chủ nghĩa tuy cũng phải đối phó với những nguy cơmới, nhưng do có sự điều chỉnh cần thiết, đặc biệt là đã sử dụng được những thànhquả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên đã vượt qua đượckhó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Trung Quốc thực hiện cải cách, mởcửa từ 1978; Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tiến hành cải tổ, cải cách.Trong khi Trung Quốc có sự vương lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đángkể, thì những sai lầm về đường lối và cách làm đã khiến công cuộc cải tổ, cải cáchở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu ngày càng khó khăn, sự khủng hoảng toàndiện dần dần xuất hiện ở các nước này

Như vậy, tình hình kinh tế trong nước và bối cảnh thế giới với những côngcuộc cải cách, cải tổ ở các nước XHCN đã có nhiều tác động sâu sắc đến nước ta.Để đưa nước ta ra khỏi tình trạng đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải đổi mớimạnh mẽ, cơ bản cách nghĩ, cách làm

Trang 5

b Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới

Cuối những năm 70, ở một số địa phương ở nước ta đã bắt đầu có những tìmtòi, thử nghiệm cách làm ăn mới Có thể lấy ví dụ như chế độ khoán hộ trong nôngnghiệp do ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc đưa ra thực hiện với cách làmkhoán trực tiếp, giao ruộng cho người lao động Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kỹthuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì người nông dân chia lại mộtphần lúa cho hợp tác xã từ sản lượng lúa mà họ thu hoạch được Hạt lúa đã gắn vớicông sức và quyền lợi của người nông dân, do đó, năng suất lúa tăng lên đáng kể

… Còn rất nhiều những hiện tượng “làm chui’, “Phá rào” trong sản xuấtnông nghiệp, công nghiệp thời kỳ này là những cố gắng tìm kiếm cách làm ăn mớivượt ngoài khuôn khổ của cơ chế, chính sách lúc bấy giờ, mong tìm lối thoát rakhỏi những khó khăn gay gắt trong cuộc sống Kết quả của những đổi mới “từ bêndưới” đó đã tạo cơ sở cho sự đổi mới từng phần với các quyết định từ bên trên

 Bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta:

Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) với chủ trương quyết tâmlàm cho sản xuất “bung ra” Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắcphục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo XHCN; điều chỉnh những chủtrương, chính sách kinh tế lỗi thời, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất pháttriển; ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhànước hoặc lưu thông tự do khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đấthoang hóa; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức( quốc doanh, tập thể,gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lạichế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo địnhsuất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động,… Trọng tâm làđẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuấtkhẩu, điều chỉnh một số chính sách không còn phù hợp; cải tiến các chính sách lưu

Trang 6

thông, phân phối(giá, lương, tiền, tài chính, ngân hàng); đổi mới công tác kế hoạchhóa, kết hợp kế hoạch với thị trường; kết hợp ba lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhânngười lao động Chấn chỉnh công tác tổ chức và chỉ đaoh thực hiện.

- Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư TW về công nhậnmột phần khoán hộ đã phát huy quyền làm chủ và tính tích cực trong sản xuất củamỗi người, mỗi gia đình, khuyến khích hơn nữa lợi ích thiết thực của người laođộng, làm cho người lao động thực sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng, do đó màđem hết nhiệt tình lao động và khả năng ra sản xuất “Khoán 100” đã bước đầu tạo

ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp

- Quyết định 25/CP ngày 21-1-1981 của Chính phủ cùng với quyết định26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụnghình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh được áp dụng

Có thể nhìn nhận những ý tưởng đột phá về kinh tế được thể hiện trong Nghịquyết Hội nghị TW 6 khóa IV, trong chỉ thị 100-CT/TW của ban bí thư và trongcác quyết định của chính phủ thời kỳ này như sau:

-Đó là những ý tưởng ban đầu, uy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diệnnhưng là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng

-Tư tưởng nổi bật trong những tìm tòi đó là “giải phóng lực lượng sản xuất”trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hộichủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất: chú ý kết hợp các lợi ích, quan tâm hơn lợiích thiết thân của người lao động

-Tác dụng thực tiễn của những ý tưởng đổi mới ban đầu còn có nhiều hạnchế Những thiếu sót trong chỉ đạo cải tạo XHCN, trong quản lý giá, trong chínhsách tiền lương được thực hiện ở thời kỳ trước khi có những chủ trương đổi mới đó

Trang 7

cho thấy rõ trong một thời gian dài, chúng ta đã quản lý kinh tế theo lối tập trungquan liêu, bao cấp, nặng nề về động viên chính trị hơn là tính toán hiệu quả kinh tế.

 Bước đột phá thứ hai:

Hội nghị TW 8 khóa V (tháng 6-1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai bằngchủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chếmột giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; chuyển ngânhàng sang nguyên tắc kinh doanh Điểm quan trọng là Hội nghị này đã thừa nhậnsản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa

 Bước đột phá thứ ba:

Tháng 8 – 1986, trong quá trình chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị trình Đạihội VI, Bộ Chính Trị đã xem xét kyc ba vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnhvực kinh tế, từ đó đưa ra kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinhtế:

-Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặttrận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng được phát triểncó chọn lọc

-Trong cải tạo XHCN, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặctrưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

-Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm nhưng đồng thờiphải sử dụng đúng quan hệ hàng hóa-tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trungquan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận hành theo quy luật giá trị, tiến tới thựchiện cơ chế một giá

Trang 8

Đây là bước đột phá thứ ba, có ý nghĩa lơn trong đổi mới tư duy lý luận vềCNXH, có vai trò định hướng cho việc soạn thảo lại một cách căn bản dự thảo báocáo chính trị trình Đại Hội VI của Đảng.

Nhìn một cách khái quát, những đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên CNXH ở nước ta trước Đại hội VI của Đảng là nhận thức đúngđắn hơn về tính khó khăn, phức tạp của con đường đi lên CNXH từ một nền kinhtế lạc hậu; sự cần thiết của sản xuất hàng hóa; sự cần thiết phải thay đổi cơ chếquản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; thực hiện hạch toán kinh tế vàkinh doanh xã hội chủ nghĩa; sự cần thiết phải tạo ra động lực mạnh mẽ cho ngườilao động,…Những tư tưởng đổi mới đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộphận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạotiền đề cho bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI

2 Quá trình chuyển biến trong tư duy về chuyển nền Kinh tế chỉ huy sang Kinh tế thị trường

2 1 Các bước chuyển đổi trong quá trình tư duy

Nền kinh tế Việt Nam tiến hành xây dựng CNXH từ một điểm xuất phát rấtthấp, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, hệ thống chính trị kiểu cũ cũng chưa hoànchỉnh nên không thể xác định được điểm xuất phát Bên cạnh đó, Việt Nam bỏ quagiai đoạn phát triển TBCN và sự thống trị của thành phần kinh tế TBCN cùng vớihậu quả nặng nề của chiến tranh trong nhiều năm làm cho cơ sở hạ tầng nền kinh tếcàng tiêu điều Về mặt lý luận, dựa trên quan điểm lực lượng sản xuất phải phùhợp với quan hệ sản xuất, cho thấy lực lượng sản xuất của Việt Nam chưa pháttriển và thấp kém, trong khi quan hệ sản xuất thời kỳ trước Đổi Mới mang tính ápđặt chủ quan, duy ý chí, hoàn toàn không phù hợp với tính chất và trình độ của lựclượng sản xuất

Trang 9

a Quá trình chuyển đổi tư duy quản lý vĩ mô

Cụ thể là từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước So với công cuộc cải cách và chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung sangnền kinh tế thị trường ở các quốc gia khác, đổi mới ở Việt Nam có những nét đặcthù khá riêng biệt nó diễn ra theo hai chiều: một là “từ dưới lên”, tức là từ các hợptác xã, doanh nghiệp và hai là “từ trên xuống”, tức là các quyết định của Đảng vàNhà nước Mối liên hệ hai chiều ấy đã làm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn

ra không có sự xung đột giữa “phía trên” và “phía dưới”, cũng như không có các

“cú sốc” quá mạnh được tạo ra bởi các chính sách và biện pháp điều chỉnh vĩ môquá cứng rắn và duy ý chí của bộ máy lãnh đạo “phía trên” và do đó, đổi mới đãdẫn đến những thành công đặc biệt là trên phương diện tư duy lý luận như sau:

Thứ nhất là, chúng ta đã đạt được chuyển biến từ tư duy dựa trên mô hình kinh tế

hiện vật với sự tuyệt đối hoá sở hữu nhà nước và tập thể với sự phát triển vượttrước của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất sang tư duy mới là xây dựngnền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng của các hình thức sở hữu vàphân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu,đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quảsản xuất – kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội nhằm thúc đẩy pháttriển sản xuất

Thứ hai là, chúng ta đã đạt được chuyển biến từ tư duy quản lý kinh tế dựa trên

mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hoá với cơ chế bao cấp và bình quân sang tưduy quản lý mới thích ứng với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận độngtheo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủnghĩa

Trang 10

Thứ ba là, chúng ta đổi mới tư duy về chính trị theo hướng xoá bỏ phương thức

quản lý hành chính mệnh lệnh để thực hiện dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sốngxã hội, dân chủ gắn liền với tôn trọng pháp luật, pháp chế, kỷ cương xã hội, pháthuy quyền làm chủ của nhân dân

Thứ tư là, Đảng ta quan niệm sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội

phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và điều kiện thực tiễn cụ thể

Thứ năm là, Đảng ta quan tâm đến các nhận thức mới về nhân tố con người, khắc

phục những hạn chế và khiếm khuyết của nhận thức về xã hội chủ nghĩa có liênquan đến vấn đề con người đó là phải thừa nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng củacá nhân, coi lợi ích cá nhân của người lao động là một trong những động lực trựctiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội…

b. Quá trình chuyển đổi tư duy trong Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện

Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi

từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đổi Mới ở Việt Nam có 4 đặc điểm chính sau:

- Đảng và Nhà nước cho rằng kinh tế thị trường là thành tựu chung của loàingười, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội Định hướng xã hội chủ nghĩa đượchiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theoquan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đềuthuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho

nhân dân

- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phầnkinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần X quy định có 5

Trang 11

thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinhtế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sởhữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) Tuy nhiên, kinh tếNhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo

- Nền kinh tế là nền kinh tế hỗn hợp có sự quản lý và điều tiết của Nhà nướcnhằm khắc phục các khuyết tật thị trường và đảm bảo công bằng xã hội

- Nền kinh tế chuyển từ khép kín, tự cung tự cấp, sang mở cửa, hội nhập vớikinh tế quốc tế

2.2 Các biển hiện của quá trình chuyển đổi tư duy trên phương diện chính sách vĩ mô

* Cơ cấu chung:

- Về sở hữu, nền kinh tế Việt Nam là hệ thống nhiều thành phần, trong đókinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo, đảm nhận chức năng dẫn dắt các thành phầnkhinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN, KTTN phát triển bình đẳng vớimọi thành phần kinh tế khác

- Nhà nước Việt Nam cho phép các thành phần kinh tế đầu tư trên mọivùng lãnh thổ theo quy hoạch thống nhất của Nhà nước Luật Khuyến khích đầu

tư trong nước sửa đổi (1998) đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ và ưu đãi mạnh mẽ cáchoạt động đầu tư trong nước nhằm phát huy tôí đa nội lực của nền kinh tế, đặc biệtdành nhiều ưu đãi cho các dự án đầu tư vào những địa bàn khó khăn

- KVTN không bị giới hạn lĩnh vực kinh doanh Luật DN mới ban hành gầnđây nhất cho phép mọi loại hình kinh tế, trong đó có KTTN, được đầu tư kinhdoanh trong mọi ngành nghề, trừ lĩnh vực an ninh quốc phòng

- Trong tiến trình CNH - HĐH, và phát triển theo định hướng XHCN,ViệtNam dành những ưu tiên đặc biệt cho đầu tư phát triển kinh tế ở các vùng sâu,

Ngày đăng: 18/08/2012, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w