1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vđồ án quy hoạch đô thị Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn huyện Sóc Sơn – TP.Hà Nội

61 779 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa đô thị và nông thôn là mức độ pháttriển của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.1.1.1.2 Khái niệm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị : Các công trình c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ

~~~~~~*~~~~~~

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý đô thị

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ

HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – T.P HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : ĐẶNG HỮU PHÚ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao

chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ

luật với Nhà trường

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2011

Ký tên

Đặng Hữu Phú

Trang 3

PHỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Phạm vi nghên cứu 6

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở ĐÔ THỊ 8

1.1 Đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thi 8

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.1.1 Khái niệm đô thị 8

1.1.1.2 Khái niệm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị : 9

1.1.1.3 Cấu trúc cơ bản của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 9

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 10

1.1.3 Các thành phần chủ yếu của các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 15

1.1.3.1 Hệ thống giao thông đô thị : 15

1.1.3.2 Hệ thống cấp nước đô thị : 15

1.1.3.3 Hệ thống thoát nước đô thị : 16

1.1.3.4 Hệ thống cung cấp năng lượng đô thị 16

1.1.3.5 Hệ thống cung cấp thông tin liên lạc đô thị 17

1.1.3.6 Hệ thống cơ sở vệ sinh môi trường 17

1.2 Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 18

1.2.1 Khái niệm về quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 18

1.2.2 Cơ sở quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 19

1.2.3 Nội dung công tác quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 23

1.2.3.1 Thực hiện việc cung cấp dịch vụ công cộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị…… 24

1.2.3.2 Bảo trì sữa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 25

1.2.3.3 Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 25

1.3 Kết luận chương I 26

Trang 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ

THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 26

2.1 Giới thiệu chung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 26

2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 26

2.1.1.1 Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên 27

2.1.1.2 Đặc điểm về phát triển xã hội 27

2.1.1.3 Hiện trạng phát triển kinh tế 29

2.1.1.4 Hiện trạng sử dụng đất đai 29

2.1.2 Tổng quan về cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 32

2.1.2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông 32

2.1.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cấp nước 33

2.1.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cấp điện 34

2.1.2.4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường 34

2.2 Thực trạng công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Sóc Sơn 35

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 35

2.2.2.1 Thực trạng việc cung cấp dịch vụ công cộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Sóc Sơn 35

2.2.2.2 Thực trạng công tác bảo trì sữa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 36 2.2.2.3 Thực trạng công tác cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 36

2.3 Đánh giá công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 37

2.3.1 Đạt được 37

2.3.2 Hạn chế 40

2.3.3 Nguyên nhân : 42

2.4 Kết luận chương II 44

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT HUYỆN SÓC SƠN 44

3.1 Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 44

Trang 5

3.2 Dự báo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 45

3.2.1 Dự báo nhu cầu cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn 45

3.2.2 Dự báo Quy mô đất đai dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương án chọn 48

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Sóc Sơn 50

3.3.1 Nâng cao năng lực quản lý đô thị 50

3.3.2 Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên đại bàn huyện Sóc Sơn 52

3.3.3 Mở rộng nguồn vốn và chính sách cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Sóc Sơn 53

3.3.4 Một số giải pháp trong các lĩnh vực 54

3.4 Kết luận chương III 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang 6

Bảng 01 Chỉ tiêu cung cấp điện sinh hoạt cho các loại đô thị 27

Bảng 02: Hiện trạng lao động toàn huyện Sóc Sơn năm 2009 31

Bảng 03: Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2009 32

Bảng 04: Thực trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn năm 2009 32

Bảng 05: Tỷ lệ kết cấu các loại mặt đường tại trung tâm thị trấn Sóc Sơn 35

Bảng 06: Chiều rộng tối thiểu của hè phố đi bộ dọc theo đường phố tại trung tâm thị trấn Sóc Sơn năm 2007 và năm 2009 40

Bảng 07: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong các khu phát triển đô thị trên địa bàn huyện Sóc Sơn 38

Bảng 08: Dự báo thu hút lao động phi nông nghiệp vào các khu đô thị 48

Bảng 09: Dự báo tỉ lệ ba thành phần lao động: 49

Bảng 10: Dân số huyện Sóc Sơn theo các đồ án quy hoạch năm 2000 và năm 2007 50

Biểu đồ 01: Dự báo cơ cấu dân số toàn huyện tới năm 2010 và năm 2020 50

Bảng 11: Dự báo nhu cầu sử dụng đất dành cho các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn tới năm 2020 51

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trang 8

Trong công cuộc xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn, hệ thống hạ tầng

kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, tạo dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững Ðược sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, sự nỗ lực của chính quyền các cấp cùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới,

hệ thống hạ tầng kỹ thuật các đô thị và các khu vực dân cư nông thôn tập trung ở nước ta đã từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, qua đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, hệ thống các quy định khung pháp lý cho công tác xây dựng, phát triển và quản lý hạ tầng kỹ thuật đã được tập trung nghiên cứu, xây dựng và ban hành Sau khi Luật Xây dựng được thông qua vào năm 2003, Chính phủ đã ban hành các Nghị định cùng với nhiều định hướng, chiến lược trọng tâm bao trùm hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Ðây là những cơ

sở quan trọng để các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai đầu tư xây dựng

và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn, bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ

Huyện Sóc Sơn có vị trí tự nhiên nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố, là một trong những huyện có diện tích đất lớn Trong những năm qua hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện cũng đã có những chuyển biến tích cực Hầu hết các trục giao thông chính (trục xã và liên xã) được rải nhựa và bê-tông hóa, 100% số xã được cấp điện, khoảng 90 - 95% số hộ dân được sử dụng điện từ các nguồn Tỷ lệ dân cư nông thôn tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 84,5% Ðây

là những kết quả bước đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển

cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương.

Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật còn rất hạn chế, những kết quả đã đạt được là

sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành trong thời gian vừa qua Tuy nhiên, trước những yêu cầu và nhiệm vụ của thực tiễn xây dựng phát triển kinh tế xã hội lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật ở huyện Sóc Sơn cũng như tại các đô còn nhiều yếu kém, cần được nhìn nhận và khắc phục một cách có hệ thống.

Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã thực hiện đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn huyện Sóc Sơn – TP.Hà Nội”

Trang 9

nhằm có những cái nhìn về thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật của huyên, đồng thờiđưa ra một số giải pháp sơ bộ để góp phần giải quyết vấn đề này.

2 Phạm vi nghên cứu.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Các phương pháp sử dụng trong quá tŕnh nghiên cứu là:

- Phương pháp thu thập số liệu, xử lư thông tin.

- Phương pháp phân tích tổng hợp.

- Phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp khác.

Chuyên đề tập trung những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Hà Nội Vỡ vậy ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn huyện Sóc Sơn – TP.Hà Nội.

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tăng cường công tác quản lý cơ sở

hạ tầng kĩ thuật tạ huyện Sóc Sơn.

Có thể nói rằng, công tác quản lý cơ sở hạ tầng là công việc hết sức phức tạp

và khó khăn, có nhiều vấn đề cần giải quyết đồng thời cũng là khâu quan trọng Do trình độ, tài liệu và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của thầy, cô giáo giúp em hoàn thiện tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Trang 10

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của anh, chị trong trung tâm thiết kế Đô thi – Viện kiến trúc, quy hoạch Đô thị và Nông thôn cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của ThS Nguyễn Thị Hoàng Lan Em xin chân thành cảm ơn giảng viên ThS Bùi Hoàng Lan và KT Phan Đình Ấn cùng tập thể các anh chị trong trung tâm đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo

em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ

THUẬT Ở ĐÔ THỊ 1.1 Đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thi.

Trang 11

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.

1.1.1.1 Khái niệm đô thị

Cho đến ngày nay chúng ta có khoảng trên 1000 điểm dân cư đô thị Đây là nhữngtrung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của toàn bộ đất nước Các đô thị này là nguồnđộng lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước nhằm phát huy triệt để nguồn lao động,nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho lợi ích cộng đồng

Các đô thị lớn giữ vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, đào tạo và là đầumối giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và quốc tế

Các đô thị trung bình và nhỏ giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ củakhu vực

Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trungtâm Chẳng hạn như ở nước ta một số thành phố trung tâm quốc gia như thủ đô Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng; thành phố trung tâm vùng như: Biên Hòa,Vũng Tàu, Nha Trang, Buôn Mê Thuật, Vinh… Ngoài ra còn có các đô thị trung tâmvùng, tỉnh, huyện và các tiểu vùng (cụm xã)

Hệ thống đô thị nước ta đã được hình thành từ lâu đời tại các địa điểm đã hội tụđược nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế và xã hội Vị trí và khoảng cách giữacác đô thị nhìn chung là tương đối hợp lý Ngày nay chúng ta cần phát triển mở rộng các

đô thị cũ đồng thời xây dựng thêm các đô thị mới nhằm hoàn thiện mạng lưới đô thị toànquốc Mỗi đô thị cần phát huy nguồn lực và đặc thù riêng của mình để phát triển Chẳnghạn như đô thị phát triển công nghiệp, có đô thị phát triển du lịch lại có đô thị phát triểndịch vụ…

Theo cách hiểu như trên thì đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau:Điểm dân cư đó là trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh

tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định (vùng cả nước, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùnghuyện, vùng liên huyện và tiểu vùng trong huyện)

Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người, mật độ dân số lớn hơn 2000 người/km2

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp không dưới 65% trong tổng số lao động (nội thị),

là nơi sản xuất và dịch vụ hàng hóa phát triển

Ở đó cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70%mức tiêu chuẩn (quy định đối với từng loại đô thị)

Như vậy, yếu tố không thể thiếu được với một đô thị là hệ thông hạ tầng kỹ thuật

Trang 12

Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa đô thị và nông thôn là mức độ pháttriển của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

1.1.1.2 Khái niệm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị :

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Các công trình giao thông,các công trình cấp thoát nước, các công trình vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng,chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc và các công trình ngầm khác

Đây là dịch vụ mà người dân sử dụng thường xuyên Khi các dịch vụ này khôngđáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hoặc hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị xảy ra sự cốthì người dân mới thấy được vai trò quan trọng của các dịch vụ này Khi các dịch vụ nàythuận lợi đầy đủ thì dân cư không thấy được vai trò quan trọng của nó Như vậy, xét khíacạnh cung cấp dịch vụ thì hệ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được đánh giá là tốtkhi người dân không phản ánh về dịch vụ này

1.1.1.3 Cấu trúc cơ bản của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Đối với mõi loại hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống giao thông, hệthống cấp điện, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin, hệ thốngquản lý rác thải…), người ta đều thấy có hai dạng công trình Đó là công trình dạng mạnglưới (tuyến ) và công trình dạng tập trung (dạng điểm)

Các công trình dạng tuyến được sử dụng cho việc truyền dẫn nguyên nhiên liệu,truyền dẫn bán thành phẩm và truyền dẫn phân phối sản phẩm dịch vụ Chẳng hạn nhưtruyền dẫn ống cấp nước (nguyên liệu) từ hồ chứa vào nhà máy nước, tuyến ống dẫnnước (bán thành phẩm) từ trạm xử lý nước sơ bộ đến trạm xử lý cuối cùng, tuyến dẫnnước sạch từ nhà máy nước đến các hộ tiêu thụ Đối với hệ thống giao thông đô thị thìchính các tuyến đường phố là tuyến vận chuyển của người và xe cộ

Các công tình dạng điểm thường là các công trình đầu mối, các công trình điểmnút của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Ví dụ như bến xe, bãi đỗ xe, nhà máynước, trạm xử lý nước thải, trạm biến thế điện, trạm bơm, hồ chứa…

Việc quản lý các công trình dạng tuyến và các công trình dạng điểm có những đặcđiểm khác nhau Tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật, hình thức công nghệ mà người ta đưa

ra các giải pháp quản lý khác nhau

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Khác với các công trình đô thị thông thường, hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng

kỹ thuật đô thị có những đặc điểm nổi bật mà chính quyền các cấp và người dân quantâm Các đặc điểm cơ bản của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:

Trang 13

1.1.2.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có vai trò quan trọng trong đời sống đô thị

Một trong những yếu tố quan trong thúc đẩy sự phát triển mọi mặt về kinh tế xãhội trong đô thị là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Đây cũng là tiêu chuẩn quantrọng quyết định sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn Chính vì vậy nhà nước đã quyđịnh phân loại đô thị phải dựa vào mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Đối với một đô thị thì mọi hoạt động ăn ở, làm việc, nghỉ ngơi giải trí của ngườidân đều chịu ảnh hưởng của mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, cungcấp thông tin, hệ thống đảm bảo vệ sinh môi trường… Chẳng hạn như tắc nghẽn giaothông ảnh hưởng đến giờ giấc làm việc, học tập của nhân dân; thiếu nước sạch cho sinhhoạt sẽ gây nhiều bệnh tật; ngập úng đô thị làm trì trệ mọi hoạt động của đô thị và ônhiễm môi trường; thiếu điện làm sản xuất trì trệ…

Vì lẽ đó hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng vớimọi mặt đời sống đô thị Bên cạnh những mặt tích cực của dịch vụ, hệ thống cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị còn gây ra các ngoại ứng Đó là những tác động đến lợi ích hoặc chiphí nằm bên ngoài thị trường phục vụ Các ngoại ứng tích cực và têu cực do hệ thống cơ

sở hạ tầng kỹ thuật đô thị mang lại cũng có vai trò quan trọng trong đời sống đô thị

1.1.2.2 Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cần chi phí đầu tư

lớn.

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đòi hỏi vốn đầu tư lớn Chẳng hạn nhưvốn xây dựng công trình kiến trúc được đầu tư hàng chục tỷ đồng có thể được coi là côngtrình lớn, nhưng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị: đường sá, hệ thống cấp thoátnước, hệ thống điện… thường chi phí hàng trăm tỷ đồng, nhiều công trình cơ sở hạ tầng

kỹ thuật đô thị cần đầu tư hàng ngàn tỷ đồng Thông thường vốn xây dựng và quản lý cơ

sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được lấy từ vốn nhà nước Vì vậy, nhà nước cần có chiến lược,chính sách về vấn đề này để cân đối lợi ích của các ngành trong xã hội Xu hướng mangtính tất yếu là nhà nước san sẻ đầu tư cho các tổ chức, các nhân cùng tham gia xây dựng

và quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Tuy việc làm này là khó khăn nhưng cần nghiêncứu kỹ lưỡng các phương pháp áp dụng nhằm mang lại hiệu quả cao cho xã hội Chẳnghạn như đối với đường ngoài đô thị có khả năng thu phí cầu đường thì việc mời gọi đầu

tư sẽ dễ hơn so với đường nội bộ Hệ thống cấp nước có thể thu phí theo khối lượng tiêuthụ, nhưng việc thoát nước thì việc thu phí là khó khăn hơn

Trang 14

Muốn giảm gánh nặng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, Nhà nước cần vạch racác giải pháp huy động vốn có hiệu quả nhất, nhưng mọi hoạt động xây dựng và quản lýphải dưới sự điều tiết của nhà nước, cụ thể là chính quyền đô thị.

1.1.2.3 Sản phẩm của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là hàng hóa công cộng.

Trong kinh tế học người ta phân biệt hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng.Hàng hóa công cộng không có tính “không kình địch” và tính “ không ngăn cản” Tínhkhông kình địch của hàng hóa công cộng ở chỗ nhiều người dùng Ví dụ như hệ thốngcung cấp nước sạch, có rất nhiều người dùng, thậm chí toàn bộ người dân đô thị dùng màchẳng ảnh hưởng lẫn nhau Tính không ngăn cản của hàng hóa công cộng ở chỗ mợingười đều có thể sử dụng và không có điều kiện gì Chẳng hạn như đường phố không thểthu phí thì mọi người dân đều có thể dùng vô điều kiện

Ngày nay còn có loại hàng hóa công cộng không thuần túy vì chúng có tính ngăncản chứ không có tính kình địch Đó là các dịch vụ công cộng có thu phí Người ta còngọi đây là loại hàng hóa câu lạc bộ

Như vậy, dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là loại hàng hóa công cộng hoặcnhiều khi là hàng hóa tư được cung cấp dưới hình thức công cộng

1.1.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có tuổi thọ dài và chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội.

Mỗi loại công trình đều có tuổi thọ thiết kế Nhưng tuổi thọ thực tế của công trìnhkhông những phụ thuộc vào độ bền của vật liệu, chất lượng xây dựng, mà còn phụ thuộcvào việc khai thác sử dụng có đúng hay không, việc bảo trì, duy trì và việc cải tạo nângcấp

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thường là các công trình lớn và phục

vụ đô thị theo thời gian dài nên chúng chịu tác động từ nhiều khía cạnh Đó là nhu cầutiêu dùng ngày càng tăng do sự gia tăng của dân số, do sự tăng của mức sống nhưngmạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không dễ gì tăng đươc Chẳng hạn như dân sốtăng làm cho nhu cầu cung cấp nước sạch tăng Bên cạnh đó mức sống ngày càng tăngcao thì nhu cầu dùng nước sạch tăng Trong khi đó khó có thể lắp đặt thêm một hệ thốngđường ống mới Thêm vào đó các tiêu chí về cung cấp nước sạch ngày càng sạch hơn vàcác tiêu chuẩn cấp nước ngày càng chặt chẽ hơn nhưng công nghệ sản xuất nước cũngkhông dễ gì thay đổi

Trang 15

Nếu các công việc vận hành, duy tu bảo dưỡng làm tốt thì tuổi thọ thực tế của cáccông trình còn vượt tuổi thọ thiết kế Trông nhiều trường hợp công trình cơ sở hạ tầng kỹthuật đô thị vẫn còn bền chắc nhưng chúng không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn pháttriển và việc vận hành không đạt hiệu quả kinh tế - xã hội thì người ta vẫn loại bỏ chúng.Trường hợp này gọi là công trình đạt tuổi thọ kinh tế Ngoài ra còn có các khái niệm tuổithọ dịch vụ là số năm mà cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có thể khai thác đạt các chỉ tiêu kỹthuật.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng bị già cỗi theo thời gian Người ta cần

có giải pháp chống già cỗi cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bằng cách bảo trì tudưỡng, sữa chữa, nâng cấp các công trình để cho việc cung cấp dịch vụ công cộng ngàycàng tốt hơn

Như vậy do tuổi thọ công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tương đối dài nênchịu ảnh hưởng các biến động kinh tế - xã hội làm cho công trình thực tế vẫn bền chắcnhưng nhiều trường hợp đã hết tuổi thọ dịch vụ

1.1.2.5 Dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có đặc điểm “độc quyền tự nhiên”

Theo quy luật chung, có những loại hàng hóa sản xuất cầng nhiều thì chi phí sảnxuất càng nhỏ Đối với những hàng hóa công cộng cũng vậy, nếu tập trung sản xuất từmột công ty thì chi phí sản xuất sẽ thấp hơn Chẳng hạn: có một khu dân cư cần đượccung cấp nước sinh hoạt, nếu ba công ty cấp nước thì sẽ có ba hệ thống đường ống dẫnnước tới khu dân cư Làm như vậy sẽ có tính cạnh tranh nhưng hiệu quả kinh tế sẽ rấtthấp vì chi phí xây dựng và quản lý rất tốn kém Do vậy trên thực tế thường chỉ có mộtcông ty cung cấp nước sạch cho khu dân cư đó và cũng chỉ có một hệ thống cung cấpnước sạch Trong trường hợp này thì độc quyền có lợi hơn là cạnh tranh, đó là độc quền

tự nhiên

Tuy nhiên từ độc quền sang lạm quyền rất dễ dàng bởi vì nhà độc quyền có quyềnchi phi giá cả hay giá cả thị trường là giá của nhà độc quền Do vậy chính quyền đô thịcần có giải pháp lý phù hợp để hạn chế tình trạng độc quền trong cung cấp hàng hóa là cơ

Trang 16

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính thống nhất cao cho nên khi xâydựng và quản lý người ta thường chỉ lưu ý đến tính hợp lý về mặt kỹ thuật và rất ít quantâm đến địa giới hành chính.

Khi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, cần quan tâm đến nhu cầu dịch vụ củatoàn bộ đô thị và tìm cách đáp ứng đầy đủ nhu cầu này Vì vậy công tác xây dựng vàquản lý công trình trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cần mang tính thống nhất

Tuy vậy, trong quá trình quản lý, nếu có thể kết hợp theo địa giới hành chính thìmức độ phức tạp sẽ giảm đi và có thể tận dụng được sự hỗ trợ của chính quyền địaphương

1.1.2.7 Dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị mang “tính tất nhiên”

Trên thực tế, đại đa số dân cư không đánh giá đúng vai trò của dịch vụ cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị Họ coi như việc cung cấp dịch vụ đó là việc “tất nhiên”, thậm chínhư dịch vụ của tự nhiên vậy Hàng ngày, hàng giờ, mọi người dân đều sử dụng dịch vụcông cộng như đi lại trên đường phố, sử dụng điện cho sinh hoạt và làm việc, sử dụngnước cho sinh hoạt và sản xuất…nhưng họ đều coi dịch vụ đó là bình thường Nói cáchkhác là việc cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ, chất lượng tốt đồngnghĩa với các hoạt động bình thường trong tự nhiên

Người dân đô thị chỉ có thể nhìn thấy vai trò quan trọng của dịch vụ cơ sở hạ tầng

kỹ thuật đô thị khi dịch vụ đó không đáp ứng được các yêu cầu sử dụng của họ như: khitắc nghẽn về giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước ngừng hoạt động…Tuy vậy, khi

mà các dịch vụ đã khắc phục sự cố, các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị lại đượccung cấp đầy đủ thì người dân lại nhanh chóng lãng quyên vai trò của dịch vụ cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị

Mặc dù vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn liệc tục cố gắng cung cấpnhu cầu sử dung của người dân một cách “tự nhiên” Không thể vì nhận thức chưa đầy đủcủa nhân dân mà không cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp không đầy đủ dịch vụ Hệ thốngquản lý đô thị luôn tìm cách phát huy mọi nguồn lực để duy trì, sữa chữa và nâng cấp hệthống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Những sự cố kỹ thuật xảy ra trong trường hợp bất khảkháng

Như vậy là cho dù dân cư không đánh giá đúng vai trò quan trọng của dịch vụ cơ

sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống quản lý không những vẫn liên tục cung cấp dịch vụ

mà còn phải phấn đấu để dịch vụ ngày càng tốt hơn

1.1.2.8 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là di sản đô thị

Trang 17

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị ra đời cùng với sự xuất hiện và pháttriển hay tiêu vong của mỗi đô thị Mọi hoạt động của đô thị, mọi thăng trầm của đô thịluôn gắn liền vói hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Chính vì vậy nói về di sản đô thịthì không thể bỏ qua di sản hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Những con đường, những đoạn cống thoát nước, những quản trường …đã sinh ra

và mất đi theo quá trình vận động của đô thị Đây là những di vật quý báu chứng minhcho trình độ phát triển của đô thị qua mỗi thời kỳ

1.1.2.9 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị vừa có tính truyền thống vừa có

tính hiện đại

Như đã nêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị sinh ra và phát triển cùngvới lịch sử phát triển đô thị Xét ở một thời điểm nào đó thì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹthuật đô thị mang tính truyền thống vì các công trình vì các công trình đã được xây dựnglâu đời những vẫn phát huy hiệu quả thì người ta vẫn duy trì khác thác chúng Tínhtruyền thống ở đây được biểu hiện từ nguyên vật liệu, công nghệ xây dựng cho đến côngnghệ cung cấp dịch vụ Chẳng hạn như thành phố Hà Nội đang sử dụng nhiều đoạn cốngthoát nước được xây dụng cách đây hàng trăm năm Vật liệu làm cống là gạch đất nung,kiểu cống được xây dựng dạng vòm Công nghệ dịch vụ của các đoạn cống này là thoátnước chung (vừa thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất vùa là thoát nước mưa)

Do xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu dịch vụ tăng về lượng và cả về chất chonên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị luôn phải đổi mới nhằm đáp ứng được nhữngnhu cầu thực tiễn Tính hiện đại đực thể hiện trong những công trình mới xây dựng Ví dụnhư hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội, ngoài những khu vực đang có cống cũ đang

sử dụng, các khu vực mới xây dựng thường được sử dụng cống bê tông cốt thép dạnghình tròn Nhiều khu đô thị mới và khu công nghiệp mới đã chọn hình thức dịch vụ thoátnước riêng, có nghĩa là có hai mạng lưới thoát nước là hệ thống thoát nước thải và hệthống thoát nước mưa

1.1.2.10 Nhu cầu dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có xu hướng mâu thuẫn

với khả năng cung cấp dịch vụ

Như đã nói trên, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng chịu sự tác động củakinh tế xã hội Kể từ khi công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị ra đời thì khả năngcung cấp dịch vụ giảm dần do sự lão hóa của hệ thống, đồng thời nhu cầu dịch vụ ngàycàng tăng do mức sống tăng, do mật độ dân số tăng Như vậy xuất hiện khoảng cách giữa

Trang 18

nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ nagy từ khi công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đôthị ra đời, khoảng cách ngày càng lớn.

Nhà quản lý cố gắng thu hẹp khoảng cách này bằng cách duy tu bảo dưỡng, bảotrì, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và thậm chí còn tìm mọi cách làmgiảm nhu cầu sử dụng Chẳng hạn như phí điện năng tiêu thụ tăng lũy tiến, ngời dùng ítthì giá thấp, người dùng nhiều thì giá cao Điều này đã kiềm chế nhu cầu ngày càng tăngtrong việc tiêu dùng điện năng

1.1.3 Các thành phần chủ yếu của các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị : 1.1.3.1 Hệ thống giao thông đô thị :

Nhiệm vụ chính của hệ thống giao thông đô thị là đáp ứng các yêu cầu về vận tảihàng hóa và vận tải hành khách Giao thông đô thị được hiểu là các công trình, cácphương tiện, các con đường đảm bảo liên hệ thuận lợi giữa các khu vực trong đô thị vớinhau và giữa đô thị với các khu vực bên ngoài đô thị Hệ thống bến bãi, đường phố, cầucống cần đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện giao thông và người đi bộ

Giao thông đô thị là một hệ thống khá phức tạp nhưng lại có vai trò đặc biệt quantrọng với tất cả các đô thị Nếu giao thông đường phố không đảm bảo thì dẫn tới tìnhtrạng ách tắc giao thông, tai nạn giao thông…Vì vậy, đô thị chỉ phát triển khi hệ thốnggiao thông phát triển

và nước đảm bảo chất lượng

Các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và đưa ra giá nước hợp lý cho cả người sảnxuất và người tiêu dùng đồng thời phải quan tâm đến các vấn đề tích lũy để tái sản xuất

mở rộng Các chi phí cấp nước và tái đầu tư mở rộng, sửa chửa đều lấy từ lợi nhuận Dodân số đô thị ngày càng tăng và nhu cầu nước ngày càng nhiều nên nhu cầu ưu tiên cảitạo và mở rộng kết hợp xây dựng hệ thống cấp nước mới để thỏa mãn nhu cầu sử dụngcủa cư dân đô thị

Về mặt tổ chức quản lý, các cấp thành phố và chính quyền tỉnh giao cho các cơquan chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý cung cấp hệ thống nước đô thị Chính sáchđối với đô thị là cung cấp nước phải đầy đủ về khối lương, nước phải đảm bảo chất lượng

Trang 19

và đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật bảo vệ nguồn nước Các nhà máy nước phảiđược xây dựng theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt Các hộ dùng nước phải

ký kết hợp đồng với cơ quan chuyên trách

1.1.3.3 Hệ thống thoát nước đô thị :

Chính quyền các cấp đô thị chịu trách nhiệm việc thoát nước mưa và thoát nướcbẩn ở đô thị Công việc này đòi hỏi phải dùy trì thường xuyên vì điều kiện sinh sống ở đôthị có yêu cầu vệ sinh môi trường cao Vấn đề xây dựng và vận hành các thiết bị thảinước và làm sạch nước đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí tài chính lớn

Về chuyên môn kỹ thuật thì các cấp chính quyền giao cho cơ quan chuyên tráchquản lý việc sử dụng và khai thác hệ thống các công trình thoát nước đô thị Vì vậy việcđấu nối cống rãnh, xã nước đều phải được cơ quan chuyên môn đồng ý và cấp thẩmquyền phê duyệt Cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng, vận hànhmạng lưới và đề xuất những yêu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình trong hệthống thoát nước Công việc thoát nước rất phức tạp và liên quan đến công trình ngầmcho nên lĩnh vực này thường được giao cho các cơ quan nhà nước quản lý Hiện nay, việcduy trì hệ thống thoát nước đô thị được giao cho các doanh nghiệp công ích Tuy nhiênviệc vận hành còn nhiều vấn đề bất cập, cần được tổ chức lại dưới sự phối hợp trực tiếpcủa chính quyền địa phương

Hiện nay kinh phí thoát nước chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước Việc thu phíthoát nước thông qua hợp đồng cấp nước có nhiều điểm hợp lý, cần nghiên cứu áp dụng

và hoàn thiện từng bước để làm giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước

1.1.3.4 Hệ thống cung cấp năng lượng đô thị

Việc cung cấp năng lượng cho yêu cầu sinh hoạt và yêu cầu ở những nơi côngcộng là nhiệm vụ của chính quyền đô thị Yêu cầu cung cấp năng lượng phải đáp ứng đầy

đủ nhu cầu của sản xuất, sinh hoạt và những nơi công cộng của đô thị với các chỉ tiêu trên

cơ sở cân bằng nguồn cung cấp năng lượng tại các vùng lãnh thổ và mạng lưới nănglượng toàn quốc

Quản lý đô thị cần quan tâm vấn đề cung cấp năng lượng một cách toàn diện để đôthị phát triển bền vững cho nên cần ưu tiên nguồn năng lượng điện, hơi đốt Hạn chếdùng các nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như than củi, dầu hỏa…

Chính quyền đô thị giao việc quản lý hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng

đô thị cho các ngành chuyên môn như công ty điện lực, công ty công trình công cộng…Việc sử dụng năng lượng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách quản lý và

Trang 20

các hộ sử dụng Mọi việc xây dựng cải tạo các công trình đô thị đều phải theo quy địnhcủa các cơ quan quản lý để đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, mạng lưới cấp hơi đốt,

an toàn phòng chống cháy nổ

Cung cấp năng lượng là một ngành dịch vụ công cộng, bên cạnh việc kinh doanh

là vấn đề xã hội, chính trị, an ninh… Cho nên các cơ quan quản lý càn tìm giải pháp tốtnhất nhằm đáp ứng đực những yêu cầu đa dạng tại đô thị

1.1.3.5 Hệ thống cung cấp thông tin liên lạc đô thị

Thông tin liên lạc truyền thông báo chí là dịch vụ công cộng Ủy ban nhân dân đôthị chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc, báo chí cho mọi người dân đôthị

Quán lý thông tin liên lạc là một công việc hết sức quan trọng vì ngoài việc nóphải đáp ứng nhu cầu của cư dân, nó còn là phương tiện để chính quyền các cấp thực thicác biện pháp quản lý đô thị Công tác quản lý đô thị luôn cần đến thông tin tuyên truyền

1.1.3.6 Hệ thống cơ sở vệ sinh môi trường

Môi trương đô thị bao gồm nhiều yếu tố: chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng

ồn, cây xanh…Ở những đô thị nhỏ, mật độ dân cư thấp, lượng rác thải ra hàng ngàykhông nhiều thì việc thu gom, vân chuyển và thanh toán phế thải rất đơn giản và ít gây ônhiễm môi trường Nhưng khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, cư dân đô thị ngày cànglớn thì vấn đề không đơn giản vậy Các đô thị lớn vấn đề bức xúc, đòi hỏi các cấp chínhquyền đô thị phải tổ chức việc này một cách quy mô và khoa học

Việc quản lý vệ sinh môi trường, nhất là việc quản lý chất thải rắn là một dịch vụcông cộng mà chính quyền đô thị phải chịu trách nhiệm Ủy ban nhân dân thành phố, thịtrấn, thị xã giao cho một hay nhiều đơn vị đảm nhận Phần lớn các doanh nghiệp công íchlàm nhiệm vụ này Các cấp chính quyền đô thị tổ chức phối hợp giữa các đơn vị này vàcác ngành liên quan như giao thông, năng lượng, nông nghiệp để việc quản lý chất thảiđược thực hiện một cách tốt nhất

Bên cạnh đó vấn đề nghĩa trang cũng là một dịch vụ công cộng mà chính quyền đôthị cần có kế hoạch đầu tư, quản lý và sử dụng Khu vực nghĩa trang liên quan đến vệsinh môi trường, văn hóa truyền thống cho nên chính quyền và các nhà quy hoạch đô thịcần quan tâm thích đáng để các đô thị có các nghĩa trang thoáng mát, hợp vệ sinh phùhợp với lối sống văn minh đô thị

Trang 21

1.2 Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

1.2.1 Khái niệm về quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một nội dung rộng lớn bao quát từ quyhoạch phát triển, kế hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu sửachữa, cải tạo nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu để thống kê, đánh giá kết quả hoạtđộng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Việc xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đòi hỏi nhữngchi phí lớn, nhưng nếu việc quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị kém hiệu quả thì sẽ đemlại gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra những món nợ lớn khó trang trải cho ngânsách nhà nước, gây những tác động nguy hại đối với môi trường

Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không chỉ xảy rađối với các nước đang phát triển, mà cũng đang thu hút sự quan tâm của các nhà hoạchđịnh chính sách, nhà kinh tế và chính phủ các nước phát triển

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường toàncầu, nhiều dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị không những có ý nghĩa quốc gia mà còn

có ý nghĩa quốc tế

Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức điều hành(phương thức, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định…) nhằm kết nối và đảm bảo sựtiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Mụctiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn khổ nguồn vốnđược cấp và kinh phí sử dụng

Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị yêu cầu phải có cách tiếp cận tổnghợp và sử dụng phương pháp luận hệ thống Khi xử lý các vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng

kỹ thuật đô thị, phải xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội và chính trị(bao gồm cả an ninh và quốc phòng)

Một phần rất quan trọng trong quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là việc quản lý

dữ liệu, bao gồm bảng liệt kê tài sản, nguồn gốc lịch sử, tài liệu thiết kế xây dựng, các kếtquả thí nghiệm, các tư liệu trong quá trình vận hành kể cả số liệu về môi trường… Ngàynay tin học và nhiều công nghệ mới như thiết bị nghe nhìn, ra đa, ảnh vệ tinh, kiểm địnhkhông tiếp xúc…ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đôthị

Trang 22

Cơ sở dữ liệu rất cần thiết trong việc ra quyết định, là thành phần quan trọng trong

hệ thống trợ giúp quyết định Hệ thống này thông qua máy tính, tổ chức quá trình xử lý,phân tích và cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định, do vậy nó là bộ phận cấuthành hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: các công trình giao thông,các công trình cấp nước, các công trình thoát nước, hệ thống điện, vệ sinh môi trường,cung cấp năng lượng…Quá trình cải tạo và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹthuật đô thị phải tuân theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh,thành phố, thị xã, thị trấn giao cho các cơ quan chuyên trách quản lý sử dụng và khai tháccông trình này

1.2.2 Cơ sở quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị baogồm hai nhóm :

+ Quản lý kỹ thuật: sử dụng các định mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quyphạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật…để quản lý các hoạt đông trong hệ thống cơ sở hạ tầng

Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công sau khi cải tạo và xây dựng công trình

Phát hiện các hư hỏng, sự cố kỹ thiuật và có các biện pháp sữa chữa kịp thời.Thực hiện chế độ duy tu bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp để duy trì chức năng sửdụng các công trình theo định kỳ kế hoạch

Hợp đồng cung cấp các dịch vụ công cộng (điện, nước, thông tin) với các đốitượng cần sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện đúng các quy định về hành chính cũng nhưcác quy định về kỹ thuật

Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác công trình cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị

Khi cải tạo và sữa chửa các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phải có giấyphép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và được sự đồng ý của cơ quan quản lý

Trang 23

cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị khác có liên quan Trong quá trình thi công cần phải đảmbảo giao thông thông suốt, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường và dọn trả lạimặt bằng sau khi hoàn thành công trình.

Các chủ sử dụng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phải chấp hành nghiêmchỉnh các quy định và hướng dẫn các cơ quan quản lý đô thị Nếu xảy ra vi phạm thì tổchức và cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và phải đền bù thiệt hại

Các công trình giao thông đô thị chủ yếu bao gồm mạng lưới đường phố, cầu,hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, cảng, sân bay, nhà ga Các công trình giao thông

đô thị có phạm vi bảo vệ các đường đỏ và ranh giới giữa đất của công trình giao thôngvới đất khác Đường đô thị được sử dụng để cho giao thông (lòng đường cho xe cộ, vỉa

hè dành cho người đi bộ); để bố trị các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (điện, nước,thông tin, vệ sinh môi trường, trạm đỗ xe, biển cáo, quảng cáo, tượng đài…); để trồngcây xanh công cộng và để sử dụng tạm thời cho các mục đích khác khi chính quyền đô thịcho phép (như để quầy sách báo, điện thoại công cộng, tổ chức các hoạt động văn hóa xãhội, tuyên truyền giáo dục)

Các công trình cấp nước đô thị bao gồm: Nguồn nước, các công trình sản xuấtnước, hệ thống phân phối nước Trong đó việc quản lý nguồn nước phải dựa vào luật Bảo

vệ tài nguyên nước Phạm vi bảo vệ các đường ống cấp nước thường được quy định trongkhoảng cách 0,5m về mỗi bên thành ống (tùy thuộc vào đường kính ống) Viêc khai thác

và sử dụng các công trình cấp nước được quản lý theo quy phạm kỹ thuật theo chuyênngành và các quy định cảu cơ quan quản lý nước sạch

Các công trình thoát nước đô thị bao gồm: Cống, rãnh, kênh mương, ao hồ, sông,

đê, đập, trạm bơm và trạm xử lý nước thải Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấngiao cho cơ quan chuyên trách quản lý việc sử dụng và khai thác các công trình thoátnước đô thị Khi đầu nối công trình thoát nước cục bộ vào hệ thống thoát nước đô thị phảiđược sự đồng ý của cơ quan quản lý đô thị Nước thải xả vào mạng lưới thoát nước đôthị, xã vào sông hồ tự nhiên phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường

Các công trình cấp điện và chiếu sáng đô thị bao gồm các nhà máy phát điện (nếucó), các trạm biến áp, tủ phân phối điện, hệ thống đường dây dẫn điện, cột điện, đènchiếu sáng

Phạm vi bảo vệ các công trình này được quy định theo các Nghị định, quy phạm,quy định riêng Ủy ban nhân dân đô thị giao cho cơ quan chuyên trách quản lý các côngtrình cấp điện và chiếu sáng đô thị Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ quản lý

Trang 24

việc cấp điện cần tổ chức phục vụ theo các yêu cầu chính đáng của các cá nhân và tập thểtrên địa bàn đô thị Mọi việc cải tạo, xây dựng các công trình đô thị có ảnh hưởng đếnphạm vi bảo vệ công trình điện đều phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép vàđảm bảo an toàn hành lang lưới điện.

Mọi công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị khi xây dựng xong phải được tổ chứcnhiệm thu Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giao cho các sở banngành của mình quản lý các công trình đó

Các tổ chức, cá nhân sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đôthị cần phải :

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ sử dụng đối với từng loạicông trình và phối hợp đồng bộ giữa các loại công trình;

Không lấn chiếm đất công cộng dành để xây dựng các công trình cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị đô thị; kế cả vùng được bảo vệ được khoanh định theo tiêu chuẩn quyphạm Nhà nước

Việc sử dụng hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phảiđược sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các sự cố kỹ thuật gây hư hỏng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị docác hành vi của người sử dụng gây ra phải được xử lý

Việc sửa chửa các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cần phải :

Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đượcmiễn theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Được sự đồng ý của cơ quan chuyên trách quản lý các công trình cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị khác trực tiếp có liên quan

Có các biển báo và các biện pháp che chắn, đảm bảo giao thông thông suốt,

vệ sinh môi trường và an toàn cho các hoạt động công cộng

Thu trả lại mặt bằng trong vòng 4 tiếng sau khi công việc hoàn thành

Điều chú ý khi quản lý một số công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị :

Quản lý các công trình giao thông đô thị:

Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng đường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch, các côngtrình đầu mối giao thông, sân bay, nhà ga, bến xe và bến cảng nằm trong phạm vi quản lýcủa các công trình giao thông đô thị

Đường đô thị (kể cả quốc lộ đi qua đô thị) được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ,bao gồm: Lòng đường , lề đường và vỉa hè, đường nội bộ trong các khu phố, khu tập thể,

Trang 25

ngõ xóm và đất lưu không ven hồ , sông được giới hạn từ chân rào hoặc chân tường hợppháp của công trình trở ra Các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông được xác địnhtrong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính và vùng bảo vệ xác định theo tiêuchuẩn quy phạm của Nhà nước và điều kiện thực tế của khu vực xây dựng.

Lòng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ, vỉa hè dành cho người đi bộ Trênđường phố có thể bố trí các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: chiếu sáng, cungcấp năng lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe và cácthiết bị an toàn giao thông Ngoài ra trên đường phố còn dùng để trồng cây xanh côngcộng, cây bóng mát, cây cách ly hoặc sử dụng tạm thời cho các mục đích khác khi được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Quầy sách báo, buồng điện thoại côngcộng, các dịch vụ công cộng, tập kết và chung chuyển vật liệu xây dựng, biển báo, bảngtin, quảng cáo, trông giữ các phương tiện giao thông, tổ chức các hoạt động văn hóa xãhội và tuyêntruyền

Quản lý các công trình cấp nước đô thị:

Các công trình cấp nước đô thị bao gồm: Các nguồn cung cấp nước hoặc nướcngầm, các công trình đô thị sản xuất, hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng áp vàđiều hòa)

Phạm vi bảo vệ hệ thống cấp nước đô thị: Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm cóphạm vi bảo vệ theo quy định hiện hành

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho cơ quan chuyêntrách quản lý hệ thống cấp nước đô thị Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng nướcphải làm đơn ký kết hợp đồng với các cơ quan chuyên trách quản lý hệ thống cấp nước

đô thị Việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm có quy mô trên 50m3/h và các nguồnnước mặt thì cần phải kể đến tính hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường và phải được phépcảu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Quản lý thoát nước đô thị:

Dựa vào tiêu chuẩn quy phạm do Nhà nước ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương quy định phạm vi bảo vệ các công trình thoát nước đô thị Mỗi

đô thị có cơ quan chuyên trách quản lý và các công trình thoát nước Trường hợp nướcthải độc hại, gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh, khi xả vào hệ thống thoát nước củathành phố phải được làm sạch theo tiêu chuẩn của luật bảo vệ môi trường quy định Khiđấu nối hệ thống thoát nước nội bộ với hệ thống thoát nước chung của thành phố phảiđược phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 26

Quản lý các công trình cấp điện:

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phạm vi bảo vệcác công trình cấp điện đựa theo các tiêu chuẩn quy phạm của Nhà nước và điều kiện cụthể của từng khu vực

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện cần làm đơn và ký hợp đồng với cơquan quản lý điện Mọi nhu cầu cải tạo sửa chữa các công trình cấp điện và chiếu sáng đôthị cần phải có biện pháp an toàn và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền

1.2.3 Nội dung công tác quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Hoạt động quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm các công tác chủ yếu sau:Lập dự án đầu tư cải tạo và xây dựng công trình, triển khai các dịch vụ (khai thác) và lập

kế hoạch tài chính ngân sách cho các hoạt động quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

đô thị

Lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Căn cứ nhu cầu dịch vụ, tiềm năng kinh tế kỹ thuật mà lập dự án đầu tư xây dựng,cải tạo, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Sau khi dự án được phê duyệt cần tổ chức thiết kế theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đápứng nhu cầu dịch vụ và phù hợp với khả năng kinh tế Việc lựa chon công nghệ là yếu tốrất quan trọng trong công tác lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật thi công Nếu vì lý donào đó mà chọn công nghệ lạc hậu thì tuổi thọ của dịch vụ công trình sẽ giảm và sẽkhông đạt hiệu quả kinh tế

Hoạt động triển khai các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Việc khai thác các dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cần được thực hiện mộtcách ổn định và có kế hoạch Nội dung bao gồm: Thực hiện cung cấp địch vụ công cộng,bảo trì sữa chữa hệ thống và nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

1.2.3.1 Thực hiện việc cung cấp dịch vụ công cộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

đô thị

Đối với mỗi hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có kế hoạch sản xuất, kế hoạchthu chi ngân sách, kế hoạch nhân lực Bên cạnh việc lập kế hoạch là việc tổ chức thựchiện kế hoạch cung cấp dịch vụ và là chế độ kiểm tra, kiểm soát khối lượng, chất lượngdịch vụ

Chẳng hạn như hệ thống cung cấp nước sạch, cần có kế hoạch về nguồn tiền, hóachất, xe máy, thiết bị hợp đồng dịch vụ, nhân lực cho các bộ phận sản xuất…Căn cứ vào

Trang 27

kế hoạch trên mà tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức sản xuất nước, tổ chức điều phối cungcấp nước, thu phí từ hộ tiêu thụ…Bên cạnh đó cần có hệ thống kiểm tra chặt chẽ.

Các cơ quan quản lý cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cần áp dụngphương pháp quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất để không ngừng nâng cao chấtlượng phục vụ Chẳng hạn như áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9000 vào các công tácsản xuất dịch vụ

Trong những năm qua thì chính quyền đô thị các cấp đã nêu lên một số tiêu chuẩncủa các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị ví dụ như: Quy chuẩn QCVN07:2010/BXD do Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam biên soạn với sự tham gia của Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Vụ Khoa học Cụng nghệ và Môi trường trình duyệt,

Bộ Xây dựng ban hành theo Thụng tư số 02/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010

Quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD là kết quả hoạt động của ”Hợp phần phát triểnbền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU) do Bộ Xây dựng chủ trì thựchiện trong khuôn khổ Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnhvực môi trường (DCE)

Ví dụ : Dựa bảng chỉ tiêu cung cấp điện sinh hoat của các loại đô thị mà người ta

có thể căn cứ lập kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp điện năng của cáckhu đô thị

Bảng 01 Chỉ tiêu cung cấp điện sinh hoạt cho các loại đô thị.

Đô thịloại I

Đô thịloại II,III

Đô thịloại IV,V

Đô thịđặcbiệt

Đô thịloại I

Đô thịloạiII,III

Đô thịloại

IV, V

Trang 28

1.2.3.2 Bảo trì sữa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Bên cạnh việc khai thác các dịch vụ công cộng phục vụ công cộng phục vụ dân cư

đô thị, các nhà quản lý cần có kế hoạch bảo trì sữa chữa hệ thống trang thiết bị côngtrình

Mỗi loại thiết bị có yêu cầu riêng về bảo dưỡng hệ thống Việc bảo dưỡng phảiđược thực hiện thường xuyên (theo chu kỳ), thực hiện liên tục thì cả hệ thống cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị mới có thể kéo dài tuổi thọ Ngược lại nếu việc bảo dưỡng khôngđược chú ý thì tuổi thọ thực tế của công trình sẽ ngắn hơn tuổi thọ thiết kế

Trong quá trình khai thác, các công trình và thiết bị thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng

kỹ thuật đô thị thường xảy ra hư hỏng Cơ quan quản lý cần lập kế hoạch duy tu, sữachữa tất cả những hỏng hóc để hệ thống không ngừng cung cấp dịch vụ công cộng

1.2.3.3 Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thường bị xuống cấp trong quá trìnhkhai thác mặc dù chế độ bảo trì duy tu định kỳ vẫn liên tục được thực hiện Vì vậy saumột khoảng thời gian nào đó, người ta phải cải tao nâng cấp hệ thống Việc cải tạo vànâng cấp hệ thống nhằm mục đích chống xuống cấp và việc nâng cấp thay đổi hẳn cấpdịch vụ làm cho khả năng cuung cấp dịch vụ cao hơn mức thiết kế ban đầu

Chẳng hạn như một tuyến đường phố bị hư hỏng mặt đường, người ta cải tạo nóbằng cách đào bỏ những phần kết cấu hư hỏng và thay vào đó các lớp kết cấu mặt đườngmới để sau khi cải tạo, con đường có chất lượng gần bằng chất lượng của bản thiết kế banđầu Nếu không cải tạo mà định nâng cấp thì có thể giải phóng mặt bằng để mở rộng mặtcắt ngang, thay lớp kết cấu mặt đường để cho xe có trọng tải lớn có thể lưu thông Lúc đó

Trang 29

tuyến phố mới có mức độ hoàn thiện cao hơn, các dịch vụ được đánh giá cao hơn thết kếban đầu Hoạt động này gọi là nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

1.3 Kết luận chương I

Công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế cũng như trong công cuộc nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương Nếu công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật không được chú trọng sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế bởi vì cơ sở hạ tầng là nền tảng của phát triển kinh tế Nếu một địa phương có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển thì địa phương ấy sẽ có tiềm năng phát triển kinh tế bởi khi hạ tầng kỹ thuật phát triển thì sẽ thu hút được vốn đầu tư từ các doanh nghiệp hoặc từ các tổ chức Mặt khác quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc phát triển bền vững tại các đô thị hiện nay Quản lý hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ giúp địa phương thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo nhanh hơn.

Ngược lại khi một khu đô thị có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kém phát triển, công tácquản lý không được chú trọng thì đô thị đó sẽ kém hấp dẫn hơn so với các đô thị khác, từ

đó sẽ không thu hứt được nguồn nhân lực có chất lượng cũng như nguồn vốn đầu tư đểphát triển

Việc quản lý và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị một cách khoa học vàhợp lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là cơ sởnền tảng đảm bảo sự phát triển bền vũng của cả một hệ thống đô thi quốc gia nói riêng và

sự phát triển bền vững của mộ quốc gia nói chung Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại vàvăn minh phải có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đầy đủ và phù hợp với quá trìnhphát triển của quốc gia đó

Nhận thức được vai trò của công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ giúp cácnhà quản lý đô thị quản lý một cách hợp lý và đạt hiệu quả

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG

KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sóc Sơn

2.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1.1 Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên.

Huyện Sóc Sơn có vị trí tự nhiên nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Khuvực nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ phạm vi địa giới hành chính huyện hiện nay,

Trang 30

cụ thể: Phía Bắc giáp Tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giápTỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, phía Nam giáp huyện Đông Anh - Hà Nội

Quy mô đất đai: diện tích khoảng 30.651,30ha

Dân số toàn huyện 265.961 người bao gồm 25 xã và 1 thị trấn;

Huyện Sóc Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuốngđồng bằng sông Hồng, địa hình đa dạng phức tạp, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuốngĐông Nam, bao bọc các phía là 3 con sông Cầu, Công, Cà Lồ và một số suối nhỏ, gồm 2vùng địa hình đặc trưng là vùng bán sơn địa, đồi núi thấp và vùng đồng bằng

Khí hậu huyện Sóc Sơn mang điều kiện khí hậu của vùng Hà Nội, chịu ảnhhưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10,mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm

Khu vực đô thị hóa của Sóc Sơn hiện nay tập trung tại Trung tâm thị trấnSóc Sơn và dọc theo đường quốc lộ 3, quốc lộ 2 Khu vực còn lại hầu như vẫn còn giữnguyên cảnh quan tự nhiên với những cánh đồng lúa, cánh đồng màu xanh ngát đan xenvới các làng xóm

Tại khu vực làng xóm vẫn còn giữ được nét đẹp của một vùng cảnh quanđồng bằng ven biển Bắc Bộ với những con đường làng, mương dẫn nước, rặng tre quanhlàng

2.1.1.2 Đặc điểm về phát triển xã hội.

Giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng dân số trung bình là 15,29‰/năm

Tỉ lệ tăng tự nhiên của huyện trong những năm gần đây khá ổn định, tuy nhiên tỉ lệ tăng

cơ học vẫn còn thấp so với các huyện trong vùng Hà Nội do Sóc Sơn ít chịu ảnh hưởngcủa quá trình đô thị hoá Năm 2009 số người nhập cư đến Sóc Sơn là 2.815 người, di cưsang các vùng khác là 2.508 người, điều đó chứng tỏ các điều kiện sống về kinh tế – xãhội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân

Biến động cơ học không ổn định, giai đoạn 2005-2009 ở mức 0,08%, đến

2003 tụt xuống -0,18% và hiện nay ở mức 0,4%

Phân bố dân cư ở huyện mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ86% (Dân số nông nghiệp khoảng 230.597 người) do vậy tỉ lệ hộ nghèo ở Sóc Sơn cònkhá cao Tổng số lao động xã hội trong các ngành kinh tế toàn huyện năm 2005 là170.802 người, trong đó lao động nông lâm nghiêp thuỷ sản chiếm một lượng lớn là128.100 người, chiếm tới 75%, lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng có25.620 người, chiếm 15% và dịch vụ là 17.082 người, chiếm 10%

Lực lượng lao động chất lượng lao động chưa cao, đội ngũ doanh nhân cònhạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu các nghệ nhân,

Ngày đăng: 07/05/2015, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Báo cáo thuyết minh tổng hợp dự án “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 định hướng tới năm 2020” - Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Huyện Sóc Sơn - năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 định hướng tới năm 2020
1. GS.TS. Nguyễn Đình Hương, TS. Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ biên) (2002), Giáo trình Kinh tế Đô thị, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
2. GS.TS. Nguyễn Đình Hương, TS. Nguyễn Hữu Đoàn (đồng chủ biên) (2003), Giáo trình Quản lý Đô thị, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
3. PGS.TS. Phạm Trọng Mạnh, (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng Khác
5. Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn đến năm 2020 – Viện kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn – năm 2009 Khác
6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.(Quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD do Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam biên soạn với sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Vụ Khoa học Công nghệ Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w