Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
267,5 KB
Nội dung
Giáo án lớp 4 Tùn 5 NGÀY SOẠN : 20 - 9 - 2009 NGÀY DẠY : 21 - 9 - 2009 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009 TẬP ĐỌC TIẾT 8 TRE VIỆT NAM I.MỤC ĐÍCH U CẦU: -Đọc rành mạch, trơi chảy được tồn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. -Hiểu nội dung bài : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam:giàu tình thương u, ngay thẳng, chính trực.( trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ đầu) II.CHUẨN BỊ -Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài Một người chính trực và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS . 2.Bài mới: Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi : + Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Giới thiệu:Cây tre ln gắn bó với mỗi người dân Việt Nam. Tre được làm từ các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ mĩ nghệ. Cây tre ln gần gũi với làng q Việt Nam.“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, …” . Cây tre tượng trưng cho người Việt, tâm hồn Việt. Bài thơ Tre Việt Nam các em học hơm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó . * Hoạt động 1: Luyện đọc * Mục tiêu: -Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bao giờ, nắng nỏ, bão bùng, lũy thành, mang dáng thẳng, … -Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ khó trong bài : tự, lũy thành, áo cộc, nòi tre, nhường, - HS đọc thầm - Bài thơ được chia làm 4 đoạn + Đoạn 1 : Tre xanh nên thành tre ơi + Đoạn 2 : Ở đâu lá cành + Đoạn 3 : u nhiều cho măng + Đoạn 4 : Phần còn lại *Đọc mẫu:GV đọc, chú ý giọng đọc:tồn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. Đoạn 1:giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ thứ 3. Đoạn 2,3 : giọng đọc sảng khối. Trang 1 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 Đoạn 4:ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp, dấu luyến như trong bản nhạc. -Nhấn giọng ở các từ ngữ : tự, không đứng khuất mình, bão bùng, ôm, níu, chẳng ở riêng, vẫn nguyên cái gốc, đâu chịu, nhọn như chong lạ thường, dáng thẳng thân tròn, nhường, lạ, đâu, - HS đọc đoạn nối tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỗi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc. - HS đọc đoạn nối tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó. - HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm ( nhóm 4) - GV đọc mẫu toàn bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Mục tiêu: HS hiểu nội dung câu, đoạn và cả bài thơ. - HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi + Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người Việt nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng) + Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính cần cù? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. + Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất của người Việt Nam ? - Khi khó khăn,“ bão bùng ” thì “ tay ôm tay níu ”, giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ Việt Nam nhường cho con manh áo cộc. Tre biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên lũy thành, tạo nên sức mạnh bất diệt, chiến thắng mọi kẻ thù, mọi gian khó như người Việt Nam. + Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ? Hình ảnh : Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng. +Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng ? Vì sao ? Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. -Hình ảnh này cho thấy cây tre cũng giống như con người : biết yêu thương, đùm bọc nhau khi gặp khó khăn . + Có manh áo cộc tre nhường cho con : Cái mo tre màu nâu, không mối mọc, ngắn cũn bao quanh cây măng như chiếc áo mà tre mẹ che cho con. Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chong lạ thường Ngay từ khi còn non nớt măng đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong. + Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ? - Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ : xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc. + Nội dung chính: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam:giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. *Hoạt động 2: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng *Mục tiêu : Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung, cảm xúc. - Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc. Trang 2 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài. - HS thi đọc. 3. Củng cố – dặn dò: + Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì ? - Về nhà học thuộc lòng 8 dòng thơ. - Chuẩn bị bài: Những hạt thóc giống - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - KĨ THUẬT Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TOÁN TIẾT 20 GIÂY, THẾ KỈ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết đơn vị: giây, thế kỉ. - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II.CHUẨN BỊ Một chiếc đồng hồ thật,loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới : * Hoạt động 1:Giới thiệu giây, thế kỉ * Mục tiêu: Biết đơn vị: giây, thế kỉ. * Giới thiệu giây: -GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ. + Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ ? +Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút ? +Một giờ bằng bao nhiêu phút ? -GVchỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi:Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì ? -GV giới thiệu : Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây. -GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu? -Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây. -GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây. Trang 3 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 * Giới thiệu thế kỉ -GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài 100 năm. -GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu: +Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau. +Người ta tính mốc các thế kỉ như sau: +Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. +Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai. +Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba. +Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư + …………………………………… +Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi. -GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi: +Năm 1879 là ở thế kỉ nào ? +Năm 1945 là ở thế kỉ nào ? +Em sinh vào năm nào ? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? +Năm 2006 ở thế kỉ nào ? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào ? -GV giới thiệu : Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV. -GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã. * Hoạt động 2:Thực hành * Mục tiêu: Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. Bài 1 -HS tự làm bài. +Em làm thế nào để biết 1/3 phút = 20 giây ? Vì 1 phút = 60 giây nên 1/3 phút = 60 giây : 3 = 20 giây. +Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây ? …Vì 1 phút = 60 giây nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây. +Hãy nêu cách đổi 1/2 thế kỉ ra năm ? …1 thế kỉ = 100 năm, vậy 1/2 thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm. Bài 2 (a, b) -GV hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào vở. Bài 3 (Ghi chú: Dành cho HS khá, giỏi) -GV hướng dẫn phần a: +Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy ? +Năm nay là năm nào ? +Tính từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm ? +2009 – 1010 = 999 (năm). -GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép tính trừ hai điểm thời gian cho nhau. -HS làm bài theo nhóm câu b, thi đua giữa các nhóm. 3.Củng cố- Dặn dò: -Chuẩn bị bài :Luyện tập Trang 4 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 ĐẠO ĐỨC TIẾT 5 BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết được:Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác. II.CHUẨN BỊ: -Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi nhóm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: * Hoạt động 1 :Nhận xét tình huống. * Mục tiêu: HS biết trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. -GV nêu tình huống. +Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em nói bất kì điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai ? Vì sao ? -HS trả lời : Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến. …Sai, vì đi học là quyền của Tâm -Khẳng định : Bố bạn Tâm làm như vậy là chưa đúng. Bạn Tâm phải được phép nêu ý kiến liên quan đến việc học của mình. Bố bạn phải cho bạn biết trước khi quyết định và cần nghe ý kiến của Tâm. +Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em? -Khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp. +Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ? …Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến. -Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. *Hoạt động 2 :Em sẽ làm gì? * Mục tiêu: Biết xác định việc làm nào đúng việc làm nào sai. -GV cho HS làm việc theo nhóm trao đổi 4 tình huống sau: -HS thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày. + Tình huống1:Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng hoặc không phù hợp với sức khỏe của em. Em sẽ làm gì ? …Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giao cho việc khác phù hợp hơn với sức khỏe và sở thích. + Tình huống 2:Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. …Em xin phép cô giáo được kể lại để cô không bị hiểu lầm. + Tình huống 3:Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi. …Em hỏi bố mẹ xem bố mẹ có thời gian rảnh không ? Nếu được thì em muốn bố mẹ cho đi chơi. + Tình huống 4:Em muốn được tham gia vào một hoạt động của lớp, của trường. …Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình. Trang 5 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 -Kết luận : Khẳng định lại cách giải quyết trong các tình huống.Giải thích những tình huống trên đều là những tình huống có liên quan đến bản thân em. +Vậy, trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì ? …Em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẽ các mong muốn. +Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em ? …Việc ở khu phố, việc nơi ở, tham gia các câu lạc bộ, vui chơi, đọc sách báo… -Kết luận : Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, nơi các em sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tâp, các em đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẽ những mong muốn của mình. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ * Mục tiêu: Biết mạnh dạng bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. -GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. -GV phát giấy màu cho HS và yêu cầu HS thảo luận nhóm: Câu nào nhóm tán thành thì ghi số của câu đó vào giấy màu đỏ, phân vâng thì ghi vào giấy màu vàng, nếu không tán thành thì ghi vào giấy màu xanh. -HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến của nhóm mình. 1.Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2.Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác. 3.Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em. 4.Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải thực hiện. -HS các nhóm trình bày. Giải thích. *Kết luận : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp. 3.Củng cố - Dặn dò: -Về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. - Chuẩn bị bài:Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - NGÀY SOẠN : 21 - 9 - 2009 NGÀY DẠY : 22 - 9 - 2009 Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 9 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và Hán Việt thông dụng) về chủ điểm : Trung thực – Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1,BT2); nắm được nghĩa từ “tự trọng”(BT3). II.CHUẨN BỊ. -Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập. Trang 6 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và 2. -GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới . * Hoạt động :Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. - HS đọc yêu cầu của bài. -HS thảo luận nhóm và điền vào phiếu từ trái nghĩa với Trung thực và từ cùng nghĩa với Trung thực. +Từ cùng nghĩa với Trung thực : thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, thật tình,… +Từ trái nghĩa với trung thực : điêu ngoa, gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, lừa đảo, lừa bịp, lừa lọc,… -GV nhận xét sửa sai. Bài 2. -HS đọc yêu cầu của bài. -HS thực hiện vào vở, 3 HS lên bảng. +Bạn Minh rất thật thà. +Ông Tô Hiến Thành là một người chính trực. +Thẳng thắn là một đức tính tốt. +Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ. -GV nhận xét. Bài 3. -HS đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đôi -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -GV mở rộng và giải nghĩa một số từ : +Tự trọng : coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. +Tin vào bản thân : Tự tin. +Quyết định lấy công việc của mình : tự quyết. +Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác : tự kiêu, tự cao. -Yêu cầu HS đặt câu. +Trong giờ học chúng ta nên tự tin vào bản thân mình. -GV nhận xét . Bài 4. -HS đọc yêu cầu bài. -Cho HS thảo luận nhóm theo bàn. +Các thành ngữ, tục ngữ a,c,d : nói về tính trung thực. +Các thành ngữ, tục ngữ b,e : nói về lòng tự trọng. -GV nhận xét sửa sai. -GV giải nghĩa các câu trên. +Thẳng như ruột ngựa : Người có lòng dạ ngay thẳng. +Giấy rách phải giữ lấy lề : Khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn, vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình. 3. Củng cố – dặn dò: Trang 7 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 -Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào ? Vì sao ? -Về nhà học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ và các từ ngữ có trong bài. -Chuẩn bị bài :Danh từ - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - MĨ THUẬT Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TOÁN TIẾT 21 LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II.CHUẨN BỊ. -Kẻ sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : 1 giờ = ? phút ; 1 phút = ? giây ; 1 thế kỉ = / năm 2.Bài mới. * Hoạt động :Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài 1:. -GV yêu cầu HS nêu lại những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày ? *GV giới thiệu : Những năm tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận. *Bài 2. -HS tự đổi các đơn vị và yêu cầu HS nêu cách thực hiện. *Bài 3: -HS làm bài cá nhân vào vở, nêu miệng trước lớp. -GV yêu cầu HS nêu cách tính số năm từ khi Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay. …Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 năm đó thuộc thế kỉ XVIII. -HS thực hiện : 2009 – 1789 = 300 (năm) Nguyễn Trãi sinh năm : 1980 – 600 = 1380 Năm đó thuộc thế kỉ XIV -GV nhận xét – sửa sai. 3.Củng cố- Dặn dò: Trang 8 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 -Chuẩn bị bài :Tìm số trung bình cộng TẬP LÀM VĂN TIẾT 9 VIẾT THƯ (kiểm tra viết) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần : đầu thư, phần chính, phần cuối thư). II.CHUẨN BỊ : -Phong bì mua hoặc làm. -Phần ghi nhớ ( viết vào bảng phụ). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ +Trong các giờ học trước các em đã tìm hiểu và học cách viết thư.Vậy em hãy nêu cách trình bày của một bức thư ? …Một bức thư gồm 3 phần : 1.Mở đầu bức thư. +Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. 2. Nội dung bức thư. +Nêu lí do và mục đích viết thư. +Thăm hỏi người nhận thư. +Thông báo tình hình người nhận thư. +Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm. 3. Phần kết thúc bức thư. +Ghi lời chúc lời hứa hẹn. -GV treo bảng phụ phần ghi nhớ. -Nhiều HS nhắc lại. 2.Bài mới * Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu đề. * Mục tiêu:Nắm được nội dung yêu cầu của đề bài. - GV chọn đề 3 SGK. 2 HS đọc đề. -Hoạt động nhóm thảo luận đề bài yêu cầu gì, viết thư cho ai, nội dung viết để làm gì. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. -GV nhận xét bổ sung. + Em chọn viết thư cho ai ? viết thư với mục đích gì ? -GV giảng. +Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành. * Hoạt động 2 : Thực hành. * Mục tiêu: Biết viết một lá thư có đủ 3 phần : đầu thư, phần chính, phần cuối thư với nội dung : thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành. -HS thực hành viết thư. -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -Thu bài của HS, chấm nhanh một số bài. -GV đọc một bài hay của HS. 3.Củng cố – Dặn dò. -Về nhà xem lại bài. - Chuẩn bị bài : Đoạn văn trong bài văn kể chuyện Trang 9 Giaùo aùn lôùp 4 Tuuần 5 KHOA HỌC TIẾT 9 SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN. I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. -Nêu lợi ích của muối I-ốt ( giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao). II.CHUẨN BỊ: -Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa I-ốt và những tác hại do không ăn muối I-ốt. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra bài cũ +Gọi 2 HS trả lời câu hỏi bài cũ. -GV nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới Giới thiệu: +Yêu cầu HS mở sgk trang 20 và đọc tên bài. +Tại sao chúng ta nên sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này. * Hoạt động 1 :Trò chơi :”Kể tên những món rán (chiên) hay xào” * Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo. -GV tiến hành trò chơi theo các bước: +Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn. -Hoạt động nhóm. +GV cho 2 đội lên thực hiện dưới dạng trò chơi tiếp sức, mỗi em chỉ ghi một món rán (chiên) hay xào mà thôi. -HS lên bảng viết tên các món ăn:Thịt rán, cá rán, tôm rán, khoai tây rán, rau xào, thịt xào, rang cơm, nem rán, đậu rán, lươn xào,… +GV cùng các trọng tài đếm số các món 2 đội kể được và công bố kết quả. +Gia đình em thường rán (chiên) xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật ? -Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn. Để hiểu thêm về chất béo chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài. * Hoạt động 2 :Vì sao cần ăn kết hợp chất béo động vật và chất béo thực vật. * Mục tiêu: Biết tên số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật.Nêu ích lợi của việc phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong sgk và đọc kĩ các món ăn rồi thảo luận nhóm đôi. +Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ? …Những món ăn : thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào,… +Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? Trang 10 . cộng Bài 1. HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. a) ( 42 + 52 ) : 2 = 47 b) ( 36 + 42 + 57 ) : 3 = 45 c) ( 34 + 43 + 52 + 39 ) : 4 = 42 GV nhận xét Bài 2: +Bài toán cho biết gì ? +Bài toán. 1 9 45 . -Nhận xét câu văn của HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Danh từ là gì? - Về nhà tìm mỗi loại 5 danh từ. - Chuẩn bị bài : Danh từ chung và danh từ riêng Trang 19 Giáo án lớp 4 Tùn 5 -. can có 5 lít. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của 2 số 4 và 6. +Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu.Vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu? +Số trung bình cộng của 6 và 4