1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp phát triển HTX DVNN huyện Bình Giang- Hải Dương

28 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế Thế Giới, phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm và xác định nông nghiệp là nền tảng cơ bản để thực hiện quá trình CNH- HĐH đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Nước ta là nước có truyền thống lúa nước lâu bền. Đến nay truyền thống đó vẫn được duy trì và đang phát huy. Đảng và nhà nước ta định hướng xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh và bền vững, với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú và dân số đông, trong đó có khoảng 70% dân số làm trong nông nghiệp. Nông nghiệp càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình CNH_HĐH đất nước. Bình Giang là 1 huyện của tỉnh Hải Dương, với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với diện tích của huyện do đó ngành nông nghiệp được huyện quan tâm và chú trọng phát triển. Phòng nông nghiệp & PTNT là cơ quan hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp lớn vào sự phát triển của huyện nhà nói chung và đất nước nói riêng. Trong suốt giai đoạn thực tập tốt nghiệp, giúp tôi có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về nông nghiệp nói chung và phòng nông nghiệp & PTNT nói riêng, cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Sau đây là báo cáo tổng hợp trong suốt giai đoạn thực tập vừa qua tại Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Bình Giang. Bản báo cáo tổng hợp gồm các nội dung sau: Một số vấn đề cần nắm vững về phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Giang- Hải Dương. Tổng quan về đề tài cho chuyên đề thực tập. Đề cương sơ bộ cho đề tài lựa chọn. PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN NẮM VỮNG VỀ PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG. A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN BÌNH GIANG. Huyện Bình Giang là huyện nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, mảnh đất thân yêu này đã bao lần thay tên gọi, địa giới, làng, xã, tổng huyện, bao lần thay đổi phương thức thâm canh trồng trọt, chăn nuôi. Các cơ quan lãnh đạo của huyện, cũng được xây dựng lập đi lập lại ở nhiều làng xã địa phương. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, trụ sở cơ quan huyện về đặt ở phố Sặt, nhưng đến thời chống Mỹ năm 1962 lại rời về Phủ Cũ( khu đất thuộc làng Hoạch TRạch tức làng Ninh Bình) hiện nay là khu đất giữa huyện có 1 trường THPT, 1 Trung Tâm Y Tế của huyện. Ngày 1 tháng 4 năm 1997 lập lại Huyện Bình giang trụ sở mới kiến thiết trên đất thuộc Thị Trấn Kẻ Sặt. Gần 1tháng sau khi được tái lập công tác tổ chức và củng cố các phòng, ban đã căn bản được hoàn thành. Các đồng chí Trưởng phòng ban và thủ trưởng các cơ quan được phân công đội ngũ, cán bộ đã ổn định nơi làm việc. Từ năm 1999, trụ sở các cơ quan lãnh đạo các ngành, lĩnh vực trong huyện được xây dựng kiên cố nhiều tầng, trang bị hiện đại trên khu đất thuộc thị trấn Kẻ Sặt Bình Giang – Hải Dương. Phòng Nông nghiệp & PTNT cũng được xây dựng từ đó với khu nhà 2 tầng kiên cố, có nhiều phòng ban có liên quan: phòng họp của cán bộ công chức thuộc phòng, phòng trưởng phòng, …từ đó đến nay, phòng nông nghiệp & PTNT huyện bình Giang đã từng bước đi lên, lãnh đạo các cơ sở thành công trong việc gieo trồng, chăn nuôi, thủy lợi, phòng chống lụt bão úng vv… Gần đây theo Quyết Định về việc sắp xếp và kiện toàn tổ chức, cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình giang. Chủ tịch UBND huyện Bình Giang đã: •Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003. •Căn cứ vào Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính Phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. •Căn cứ quyết định số 2115/2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành quy định về quản lý công tác tổ chức và cán bộ công chức, viên chức thuộc tỉnh. •Căn cứ Quyết định số 19/2008/QĐ- UBND ngày 17 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Hải Dương về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện BÌnh Giang. Theo đề nghị của phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện Quyết Định: Điều 1: sắp xếp và kiện toàn tổ chức, cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình giang gồm các ông (bà) có tên dưới đây: 1.Ông Nguyễn Phương Vụ - Trưởng phòng. 2.Ông Trần Văn Chuyên - Phó trưởng phòng. 3.Ông Nhữ Hồng Chuyên - phó trưởng phòng. 4.Ông Nguyễn Văn Châu - cán bộ. 5.Ông Vũ Văn Luyện - cán bộ. 6.Ông Trần Văn Tuân - cán bộ. 7.Ông Vũ Huy Dũng - cán bộ. 8.Ông Vũ Thanh Tùng - cán bộ. Điều 2: chức năng nhiệm vụ quyền hạn của phòng nông nghiệp và PTNT huyện thực hiện theo nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính Phủ và Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bình Giang. Thời gian Phòng Nông Nghiệp và PTNT đi vào hoạt động kể từ ngày 1/4/2008. Điều 3: lương và phụ cấp (nếu có) của các ông bà có tên tại điều 1 được hưởng theo chế độ hiện hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2008. Điều 4: chánh văn phòng HĐND và UBND huyện : trưởng phòng Nội vụ- Lao động Thương Binh và Xã hội; Trưởng phòng tài chính – kế hoạch; thủ trưởng các cơ quan có liên quan; phòng nông nghiệp và PTNT huyện và các ông (bà) có tên tại điều 1 căn cứ quyết định thi hành B. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN BÌNH GIANG. Căn cứ Nghị định số 172/2004/NĐ –CP ngày 29/9/2004 của chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện: thông tư số 11/2004/TTLT – BNN – BNV ngày 2/4/2004 cuả liên bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng và nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thuộc quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện quyết định số 54/5/2004/QĐ – UBND ngày 24/12/2004 của UBND tỉnh Hải Dương về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện. Phòng nông nghiệp & PTNT Huyện Bình Giang xây dựng quy chế hoạt động của phòng như sau: I. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG. I.1. Chức năng: Phòng nông nghiệp& PTNT là cơ quan chuyên môn của UBND huyện tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi, kinh tế mới và HTX trên địa bàn huyện; chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế , công tác cuả UBND huyện và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn , kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của sở nông nghiệp & PTNT. I.2. Nhiệm vụ và quyền hạn : Phòng nông nghiệp & PTNT có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a. Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước về quản lý nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn. b.Hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, thủy sản, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển kinh tế trang trại. c.Trình UBND huyện quy hoạch thủy lợi, xây dựng chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và PTNT để UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt. d.Tổ chức thực hiện việc bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình cấp thoát nước nông thôn, công trình phòng chống lũ lụt bão, quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. e.Là đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn ; tổng hợp tình hình báo cáo UBND huyện việc xây dựng & phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực : •Phát triển kinh tế hộ trang trại, kinh tế HTX. •Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn. •Chế biến nông sản, thủy sản. f.Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản. g.Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. h.Chỉ đạo các dự án phát triển nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện. i.Phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật về các dịch vụ kinh doanh vật tư nông nghiệp các loại, giống cây trồng , giống con, các loại thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản vv… trên địa bàn huyện quản lý. Tham mưu cho UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. j.Thực hiện nhiệm vụ thường trực BCh phòng chống lụt bão úng của huyện, đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão,hạn hán, úng ngập, chua mặn, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi trên địa bàn huyện. k.Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại xã. l.Thực hiện công tác thống kê, thong tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định về UBND huyện và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. m.Quản lý cán bộ, công chức, viên chức: tài sản của phòng theo quy định của nhà nước và của địa phương. n.Tổ chức chỉ đạo công tác phân bổ lao động, dân cư phát triển vùng kinh tế mới và định canh, định cư. o.Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác của UBND huyện. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ: tổng số người: 8 người. II.1. Lãnh đạo phòng: gồm 3 đ/c. II.1.1. Trưởng phòng: Đ/c Nguyễn Phương Vụ. Phụ trách chung toàn bộ công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện, giám đốc sở nông nghiệp & PTNT về toàn bộ hoạt động của phòng. Trực tiếp phụ trách thủy lợi và KCHKM, kinh phí hoạt động của phòng. Chủ tài khoản và theo dõi thu chi 2 quỹ kinh tế mới và phòng chống lụt bão. Điều hành các cán bộ của phòng theo công việc đã được phân công, và tính chất công việc của các bộ phận. Thừa ủy quyền của chủ tịch UBND huyện cho phép cán bộ phòng nghỉ lý do cá nhân không quá 1 ngày. Ký ban hành các văn bản của phòng theo chức năng quản lý của phòng. II.1.2. Phó phòng: Đ/c Trần Văn Chuyên. Giúp việc cho trưởng phòng được trưởng phòng ủy quyển phụ trách quản lý kinh tế HTX, kinh tế trang trại, công tác di dân phát triển vùng kinh tế mới, ngành nghề chế biến nông sản. II.1.3. Phó phòng: Đ/c Nhữ Hồng Chuyên. Giúp việc cho trưởng phòng được trưởng phòng ủy quyền phụ trách lĩnh vực trồng trọt, BVTV, chăn nuôi thú y, thủy sản, trồng cây, công tác khuyến nông, KHKT, quản lý chất lượng sản phẩm hang hóa vật tư nông nghiệp, phòng chống lụt bão … II.2. Các bộ phận: II.2.1. Bộ phận trồng trọt, chăn nuôi thú y, thủy sản… Do Đ/ c Nhữ Hồng Chuyên trực tiếp phụ trách gồm các cán bộ chuyên viên giúp việc sau; Đ/c: Vũ Văn Luyện: Theo dõi chỉ đạo về sản xuất cây lúa, cây vụ đông, chuyển giao KHKT, chỉ đạo theo dõi các dự án về trồng trọt, vùng giống lúa nhân dân, trồng cây nhân dân… Đ/c: Trần Văn Tuấn: theo dõi chỉ đạo về chăn nuôi, thú y, thủy sản, kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, và làm công tác tổng hợp báo cáo tiến độ cho phòng… và làm kế toán 2 quỹ phòng chống lụt bão và quỹ kinh tế mới. Đ/c: Vũ Huy Dũng: Theo dõi chỉ đạo về công tác thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, phòng chống lụt bão, theo dõi lượng nước mưa, các cơn bão trong năm… Đ/c: Vũ Thị Hoài Anh: Theo dõi chỉ đạo về các dự án trồng trọt, tham gia tập huấn KHKT các chương trình về nông nghiệp, theo dõi các công văn đến, công văn đi, ghi tổng hợp và các nghị quyết của phòng… và các công việc khác. II.2.2. Bộ phận quản lý kinh tế HTX NN và kinh tế mới… Do Đ/c Trần Văn Chuyên phó phòng trực tiếp phụ trách gồm các chuyên viên giúp việc sau: Đ/c: Nguyễn Văn Châu: theo dõi chỉ đạo giúp các HTXNN về chuyên môn nghiệp vụ trong hạch toán thu chi, báo cáo tài chính thanh quyết toán kết quả sản xuất KĐV của HTX; theo dõi kinh phí quản lý, kinh phí sự nghiệp, lĩnh lương cho cơ quan, lập sổ theo dõi tài sản của phòng; làm thủ quỹ 2 quỹ KTM và phòng chống lụt, bão, úng… Ngoài ra còn phụ trách một số đồng chí cán bộ của phòng có liên quan tới công việc của bộ phận. Trên đây là phân công công việc chuyên trách cuj thể cho từng bộ phận, từng cán bộ công chức của phòng phải tuân thủ thực hiện. Ngoài ra tùy theo từng tính chất công việc và thời điểm công việc Trưởng phòng sẽ phân công các bộ phận phối hợp làm các công việc để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan. Và các cán bộ công chức còn trực tiếp phụ trách các xã, HTX và một số công việc khác theo sự phân công trực tiếp của trưởng phòng và của lãnh đạo UBND huyện. III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT. Phòng nông nghiệp & PTNT làm việc theo tinh thần dân chủ tập trung, chế độ một thủ trưởng, người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của phòng. III.1.Chế độ sinh hoạt. Mỗi tháng họp một lần vào tuần đầu hang tháng để kiểm điểm công tác trong tháng và bàn nội dung chương trình công tác tháng tới. Các bộ phận, các cán bộ công chức phải báo cáo kết quả công tác của mình và đề xuất công tác tháng tới. Mỗi tuần lãnh đạo phòng họp 1 lần vào sang thứ 2 hàng tuần. Bàn nội dung chương trình của các bộ phận, công tác trong tuần của phòng. III.2.Chế độ đi công tác tại cơ sở. Các đồng chí trong cơ quan từ phó phòng trở xuống phải trực tiếp phụ trách các xã, thị trấn, các HTXNN trong toàn huyện, theo sự phân công cụ thể của phòng đối với từng Đ/c phụ trách từng cơ sở theo từng thời điểm tính chất công việc cụ thể. Ngoài ra phân công công tác nói trên. Thì tất cả từ lãnh đạo đến cán bộ công chức của phòng phải chủ động lịch đi xuống cơ sở để kiểm tra, giúp đỡ giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ do mình phụ trách và nắm tình chung của ngành. Nắm bắt những ý kiến đề nghị tâm tư nguyện vọng của nông dân đóng góp với ngành. Về thời gian đi cơ sở cụ thể như sau: Trưởng phòng trong một tuần ít nhất di cơ sở 1 ngày. Các phó phòng; trong tuần ít nhất đi cơ sở 2 ngày. Các chuyên viên: đi cơ sở ít nhất 3 ngày trong tuần. Việc đi công tác cơ sở là nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ nông nghiệp vì vậy khi đi cơ sở phải có nội dung chương trình làm việc với cơ sở cụ thể, kết thúc các đợt đi phải báo cáo kết quả với lãnh đạo phòng. III.3.Chế độ hội nghị thông tin báo cáo. Các báo cáo phục vụ triển khai, hội nghị chỉ đạo sản xuất, triển khai các văn bản của huyện ủy – HĐND – UBND, của ngành, công văn chỉ đạo hướng dẫn cơ sở thuộc bộ phận cán bộ phụ trách phải viết báo cáo trưởng phòng duyệt chỉnh sửa nội dung. Tất cả các báo cáo, công văn, các văn bản của phòng đều do trưởng phòng ký trước khi ban hành. Trong từng trường hợp cụ thể trưởng phòng có thể ủy quyền cho các phó phòng được ký thay các văn bản, báo cáo, công văn vv… trong lĩnh vực các phó phòng phụ trách. III.4.Chế độ quản lý đối với cán bộ trong phòng. Tất cả cán bộ từ lãnh đạo đến nhân viên phải tuyệt đối chấp chủ trương chính sách của đảng nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, chấp hành sự phân công của cấp trên. Bảo đảm giờ giấc có hiệu quả, đến cơ quan làm việc phải đúng giờ quy định làm việc giờ hành chính, đi cơ sở làm việc tùy theo tính chất công việc cụ thể đảm bảo đúng giờ đã lịch với cơ sở, và mục tiêu quan trọng đảm bảo chất lượng hoàn thành công việc ở cơ sở. Đi công tác cơ sở phải báo cáo các lãnh đạo, trường hợp nghỉ việc riêng báo cáo lãnh đạo và có sự đồng ý của lãnh đạo mới được nghỉ (trường hợp ốm đau đột xuất không lên được thì phải thông báo điện thoại trực tiếp, hoặc nhắn cho lãnh đạo biết để bố trí công việc, không được nghỉ tự do.) Tuyệt đối không được uống rượu bia, hoặc đóng cửa ngủ trong giờ làm việc. III.5.Chế độ quản lý con dấu, công văn, báo chí, điện thoại các tài sản của phòng. Con dấu của phòng được quản lý theo quy định người giữ dấu chỉ được phép đóng dấu khi có chữ ký của lãnh đạo phòng (không đóng dấu lưu không). Công văn đến đi hang ngày bộ phận nhận được đưa về cho trưởng phòng (trừ gửi đích danh) trưởng phòng có trách nhiệm chuyển đến các bộ phận theo nội dung công văn liên quan. Về báo chí các loại: mọi người đều xem và bảo quản. Xem xong trả lại nơi quy định. Việc dùng điện thoại chỉ dùng cho công việc chung công tác của phòng. Các cán bộ trong phòng khi cần giao dịch công tác gặp người quản lý máy để thực hiện công việc. Các tài sản của phòng mọi người đều có trách nhiệm bảo quản, tài sản như bàn ghế, giường tủ, quạt điện, máy vi tính, máy chiếu, máy in vv… giao cho và để ở phong có lý do thì cán bộ công chức ở phòng đó có trách nhiệm bồi thường. III.6.Chế độ quản lý nguồn ngân sách quản lý nhà nước và ngân sách sự nghiệp. Hàng năm căn cứ vào nguồn ngân sách của UBND huyện. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo công khai nguồn ngân sách hàng năm trước phòng. Trưởng phòng xây dựng kế hoạch chi hàng tháng, hàng quý, hàng năm và là người trực tiếp ký đề nghị dự trù, lập chi với phòng TC –KH, 6 tháng và cả năm sẽ báo cáo cụ thể trước phòng. Chế độ chi phí và tiếp khách của phòng, ngoài công việc chi thường xuyên và định kỳ của phòng có chương trình cụ thể, chế độ tiếp khách tùy thuộc vào đối tượng khách phải tiếp các đồng chí lãnh đạo trực tiếp ( hoặc ủy quyền cho cán bộ trong phòng) làm việc và tiếp khách theo quy định chế độ nhà nước sau khi tiếp khách hoàn tất chứng từ chi trình trưởng phòng duyệt chi. Tất cả các chứng từ chi sau khi đã được lãnh đạo phân công các đồng chí trong phòng chi sau 1 tháng kể từ ngày chi phải hoàn tất thủ tục trình lên trưởng phòng ký cà chuyển Đ/c thủ quỹ lĩnh tiền mặt, nếu Đ/c nào không làm thủ tục chi theo quy định trên thì Đ/c có phải chịu số tiền chi đó, phòng không chịu trách nhiệm, trừ trường hợp có lý do cụ thể và được sự đồng ý của lãnh đạo phòng. •Trên đây là quy chế hoạt động đã có bổ sung và sửa chữa của phòng nông nghiệp &PTNT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tất cả các thành viên từ lãnh đạo đến nhân viên đều phải thực hiện nghiêm túc một cách tự giác, nếu ai vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định. C. THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG. I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN BÌNH GIANG. 1.1. Về sản xuất nông nghiệp. Ban quản trị đã thực hiện dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp của phòng nông nghiệp & PTNT huyện Bình Giang, Đảng ủy – HĐND – UBND huyện cùng các xã đã tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, vận động xã viên bỏ các loại giống lúa kém chất lượng, năng suất, thay thế vào đó là các loại giống lúa mới có năng suất chất lượng cao, bố trí mùa vụ hợp lý, vụ chiêm tăng trà xuân muộn và áp dụng sản xuất lúa lai và lúa có chất lượng cao, gieo cấy bằng phương thức gieo vãi và gieo mạ trên sân. Đối với vụ Mùa tăng diện tích mùa sớm, mùa sớm trung để tạo điều kiện để các hộ xã viên phát triển trồng cây màu vụ đông. Thực hiện chương trình ký kết hợp tác giữa huyện nhà với viện cây lương thực, thực phẩm về việc chuyển giao KHKT, cung cấp giống cây con mới cho nông dân, xây dựng các mô hình và đưa các giống cây, con mới vaò sản xuất như: mô hình cấy lúa lai, lúa chất lượng cao, mô hình gieo cấy một số giống lúa mới PC6,P6,P 290,CH207 ở các xã Cổ Bì,tân việt, Tân Hồng, Tráng Liệt, mô hình trồng trồng gấc lai ở xã Hùng Thắng, mô hình trồng bí xanh số 1 ở xã Tráng Liệt, Cổ Bì, mô hình trồng Đại táo ở Cổ Bì, mô hình chăn nuôi tập trung ở xã Bình Xuyên… năm 2007 cả huyện gieo cấy trên 1117 ha diện tích lúa lai thương phẩm, 25 ha diện tích cấy lúa lai F1 HYT83. Vụ chiêm xuân 2008, rét đậm, rét hại đã làm chết hầu hết diện tích mạ và giống lúa lai đã ngâm ủ. Song phòng nông nghiệp& PTNT đánh giá là huyện có diện tích lúa lai trong toàn huyện đạt 706 ha, được sở Nông nghiệp & PTNT đánh giá là huyện có diện tích lúa lai cao trong tỉnh. Hiện nay giống lúa này vẫn tiếp tục được nông dân đón nhận và ngày càng nhân rộng. Để sản xuất lúa hàng hóa đảm bảo chất lượng Hàng năm chỉ đạo gieo cấy từ 4-6 loại giống lúa có giá trị năng suất cao, ổn định và phù hợp với đồng đất của huyện nhà, góp phần tăng năng suất sản lượng lương thực, thực hiện thắng lợi mục tiêu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường công tác chuyển giao KHKT đến tận cơ sở. để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể ;của các xã thị trấn đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Năm 2006, 155 lớp cho 9000 lượt người tham gia. Năm 2007, tổ chức được 175 lớp cho hơn 11000 lượt người tham gia.Đồng thời, lãnh đạo phòng phối kết hợp với cán bộ kỹ thuật của TBVTV huyện để ra các thông báo kịp thời hướng dẫn các hộ xã viên, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu [...]... chung Để phát huy và khai thác tốt mặt mạnh của Huyện nhà: em quyết định lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp phát triển HTX DVNN huyện Bình Giang- Hải Dương ’ cho chuyên đề thực tập của mình I.2 ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp phát triển HTX DVNN Huyện Bình giang, tỉnh Hải Dương Mục lục Lời mở đầu Chương 1: một số vấn đề lý luận về HTX 1.1 Lý luận chung về HTX 1.2... hình thành và phát triển HTX 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của HTX DVNN Chương 2: Thực trạng phát triển của HTX DVNN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 2.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Bình Giang 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.2 Một số chính sách của nhà nước về HTXDVNN huyện Bình Giang 2.3 Thực trạng phát triển HTX DV của huyện Bình Giang... Giang Chương 3: Một số giải pháp phát triển và phương hướng nhiệm vụ của HTX DVNN huyện Bình Giang 3.1 Giải pháp phát triển 3.2 Phương hướng nhiệm vụ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THẢM KHẢO 1.3, Một số tài liệu có liên quan Để đưa ra được quyết định, lựa chọn vấn đề này cho chuyên đề của mình Em đã nghiên cứu và tìm hiểu về loại hình HTX DVNN của huyện Bình Giang- Hải Dương Đồng thời kết hợp với một số sách báo,... trong huyện Những khó khăn và thuận lợi trên, được Đảng bộ và nhân dân trong huyện hết sức quan tâm và đang tìm các biện pháp tháo gỡ Với mong muốn tìm hiểu về quá trình này trong quá trình thực tập khi về thực tập tại địa phương, em đã chọn đề tài:” Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 2.2, Đề cương sơ bộ ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ Đề tài: Thực trạng và giải. .. Dân số và lao động I.2.3 Sử dụng đất đai I.3 I.4 II Cơ cấu kinh tế của huyện Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KTXH Thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Bình Giang- Hải Dương II.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành II.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ II.3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP... GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN HUYỆN BÌNH GIANG- HẢI DƯƠNG.\ I Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện II Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện III Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2.3, Một số tài liệu liên quan Qua quá trình học tập trên trường và thực tập tại địa phương em đã thu thập được một số tài liệu có liên quan tới vấn... HTX đã thu được những kết quả đáng tự hào và phấn khởi Sau khi chuyển đổi HTX theo luật 1996 huyện Bình Giang đã củng cố và kiện toàn được 38 HTXDVNN, trong đó có 13 HTX quy mô toàn xã, 3 HTX quy mô liên thôn và 22 HTX quy mô thôn, do hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ kéo dài HTXNN Châm Khê đã giải thể sau đó chia tách và thành lập mới 3 HTX (Châm mòi, Châm Giữa, Châm Phúc), cho đến nay toàn huyện. .. đến nay toàn huyện có 40 HTXDVNN Với tổng số hộ nông nghiệp: 25.185 hộ Tổng số xã viên: 23.064(xã viên đại diện hộ) Ban quản trị HTX: 79 người, bình quân 2 người /HTX Ban kiểm soát HTX: 43 người, bình quân 1 người /HTX trong đó 2HTX không có kiểm soát Kế toán: 39 người, bình quân 1 người /HTX, trong đó 4 HTX không có kế toán Nhân viên giúp việc BQT HTX: 41 người, bình quân mỗi HTX 1 người Tuy nhiên bên... động • Một số HTX quy mô toàn xã không thực hiện khâu dịch vụ điện gặp rất nhiều khó khăn cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và anh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh dịch vụ Qua quá trình nghiên cứu thực tập và tìm hiểu về cơ sở thực tập cho thấy nhiều mặt mạnh, cũng như hạn chế mà cơ sở đạt được và chưa đạt được thì HTXDVNN là một loại hình đang được phát triển ở huyện Bình GIang noi riêng và cả nước... cơ cấu KTNN của huyện Bình Giang nói riêng và cả nước nói chung Giáo trình KTNN nông thôn NXB thống kê Giáo trình chuyển dịch cơ cấu nước ta hiện nay NXB thống kê HN Giáo trình KTNN NXB Đai học KTQD Giáo trình QTKD NN trường ĐH KTQD Qua một số Báo cáo quy hoạch phát triển huyện Bình Giang Niên giám thống kê của Huyện Bình Giang Các tạp chí: kinh tế phát triển, kinh tế lao động, báo Hải Dương, nông thôn . Huyện nhà: em quyết định lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp phát triển HTX DVNN huyện Bình Giang- Hải Dương ’ cho chuyên đề thực tập của mình. . HTXDVNN là một loại hình đang được phát triển ở huyện Bình GIang noi riêng và cả nước nói chung. Để phát huy và khai thác tốt mặt mạnh của Huyện nhà: em quyết định lựa chọn đề tài: “ Thực trạng. HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG. A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN BÌNH GIANG. Huyện Bình Giang là huyện nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương. Trải qua mấy

Ngày đăng: 07/05/2015, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w