1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn 8- T 28 - Tư tưởng HCM+ Kĩ năng sống

5 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 863 KB

Nội dung

Giáo án : Ngữ văn 8 Giáo viên : Nguyễn Thị Diễm S: 05.3.11 D: 07.3.11 Tiết 105 +106: THUẾ MÁU( Nguyễn Ái Quốc) A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh: - Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp. - Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc. 1. Kiến thức - Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản. - Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc. 2. Kỹ năng a. Kĩ năng chuyên môn: - Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, trình bày, phê phán, vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp. - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận. - Xác định giá trị bản thân: trao đổi, tìm ra lí tưởng đúng cho bản thân. 3. Thái độ : ( Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) - Yêu nước, thương dân, tinh thần vô sản quốc tế. B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài - Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Khởi động - KTDHTC: Động não, hỏi – đáp dẫn dắt HS vào bài giảng bằng cách trả lời câu hỏi sau: ? Chương trình Ngữ văn 7 các em đã học những văn bản nào của tác giả Nguyễn Ái Quốc? Năm học : 2010 -2011 TUẦN 28: - Tiết 105+106 : Thuế máu - Tiết 107+108 : Viết bài Tập làm văn số 6 Giáo án : Ngữ văn 8 Giáo viên : Nguyễn Thị Diễm ( Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu) GV gới thiệu: cùng với chủ đề lên án thực dân Pháp, thời gian Bác hoạt động cách mạng ở Pháp và Châu Âu, người còn viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu chương I của tác phẩm này với nhan đề “ Thuế máu”. Năm học : 2010 -2011 Giáo án : Ngữ văn 8 Giáo viên : Nguyễn Thị Diễm Năm học : 2010 -2011 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung: ? Dựa vào kiến thức đã học và sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu sơ lược về tác giả ? - GV: Nguyễn Ái Quốc tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ 1919- 1941 bút danh này gắn với tờ báo “ Người cùng khổ”. “ Truyện kí Nguyễn Ái Quốc” mà chúng ta đã học một VB ở lớp 7 “ Những trò lố hay là Va- Ren và Phan Bội Châu”, “ Vi hành” ( NV 12) và đặc biệt là tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”. Sau năm 1945 Người lấy tên là chủ tịch Hồ Chí Minh . ? Văn bản “ Thuế máu” có xuất xứ từ đâu ? Dựa vào chú thích * / sgk / 90, em hãy nêu vài nét sơ lược về tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” ? - GV bổ sung thêm: “ Bản án …” được viết bằng tiếng Pháp xuất bản ở Pa- ri (1925) và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam (1946). Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục, đoạn trích “ Thuế máu” là toàn bộ chương I của tác phẩm. Mỗi chương viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng đanh thép về tội ác tày trời của CNTD đối với người dân các xứ thuộc địa. Để hoàn thành tác phẩm Người tìm đọc nhiều tài liệu, gặp gỡ nhiều nhân chứng, thống kê công phu nhiều con số -> với thiên phóng sự này, lần đầu tiên trên thế giới chế độ thuộc địa bị lên án một cách có hệ thống, toàn diện và chính xác . - GV giới thiệu: Tác phẩm được viết theo thể loại Phóng sự điều tra chính luận: Là một thể của kí nhằm phản ánh kịp thời những vấn đề có tính thời sự, tìm hiểu và đưa ra các cứ liệu xác thực giúp người đọc nhận thức đúng đắn đầy đủ về vấn đề ấy- Bác viết nhằm mục đích chính trị: Tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với các nước thuộc địa Á- Phi, bước đầu vạch ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa. ? Xét về mặt hình thức “ Thuế máu” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết ? (Nghị luận- Vì người viết chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề “ Thuế máu”) ? Kể tên những văn bản nghị luận mà em đã được học ở học kì II ? ? Nếu là văn bản nghị luận thì luận đề “ Thuế máu” được triển khai bằng hệ thống các luận điểm nào ? ( 3 luận điểm- Đó chính là bố cục của đoạn trích ) . - GV: Bố cục 3 phần từ “Chiến tranh và người bản xứ -> Chế độ lính tình nguyện” và “ Kết quả của sự hi sinh” có MQH chặt chẽ vừa theo lô- gíc thời gian vừa trọn vẹn một qui trình công nghệ đưa thân xác người dân thuộc địa vào guồng máy chiến tranh. ? Em có nhận xét gì về cách đặt tên chương “ Thuế máu” ? - GV gợi ý: Trong các nghị định văn bản của bất cứ một xã hội nào có qui định nộp thuế bằng máu không? Cách đặt tên như vậy nhằm mục đích gì ? - GV: Người dân thuộc địa phải chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí: thuế gạo, thuế muối, thuế sắt,…song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả (chú thích * sgk) 2. Tác phẩm: - Trích “ Bản án chế độ TDP” ( 1925) - Thể văn Nghị luận phóng sự điều tra Giáo án : Ngữ văn 8 Giáo viên : Nguyễn Thị Diễm 4. Hướng dẫn về nhà: a. Học bài: - Học bài, phân tích để nắm vững những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Tìm đọc thêm một số tư liệu khác thể hiện những tội ác của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa của chúng . - Đọc chú thích. - Tìm hiểu các từ trái nghĩa được sử dụng trong văn bản. - Sưu tầm một số tranh, ảnh lịch sử minh họa cho nội dung bài học. - Đọc diễn cảm văn bản Thuế máu( lưu ý giọng điệu mỉa mai, đanh thép trong bút pháp trào phúng của tác giả) b. Soạn bài: - Ôn tập tất cả kiến thức về văn nghị luận tiết sau viết bài TLV số 6: + Ôn tập kiến thức Văn – Tiếng Việt để hoàn thành trắc nghiệm. +Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập về luận điểm, tập thiết lập hệ thống luận điểm cho một số đề văn được giới thiệu trong SGK , tập triển khai các luận điểm ấy thành đoạn văn để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới. * Rút kinh nghiệm: S: 08/ 03/ 11 D:10 / 03/ 11 Tiết 107+ 108 Năm học : 2010 -2011 Giáo án : Ngữ văn 8 Giáo viên : Nguyễn Thị Diễm VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm: 1. Kiến thức : Hồn thnh tốt cc cu hỏi trắc nghiệm. Vận dụng những kiến thức về trình bày luận điểm thành đọan văn vào việc một bài văn nghị luận chứng minh hay giải thích một vấn đề xã hội hoặc vănhọc gần gũi với các em. 2. Kỹ năng : Tự đánh giá chính xác trình độ và kĩ năng tập làm văn của bản thân mình. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài tập làm văn sau có kết quả tốt hơn. 3. Tư tưởng :Ý thức khi làm bài B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Đề, đáp án kèm theo - Học sinh: Ôn tập kiến thức chuẩn bị để viết bài. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành. 3. Tiến trình tiết dạy: * Đề bài : Gồm 2 phần ( Trắc nghiệm và Tự luận). Ma trận +Đề và đáp án kèm theo 4. Củng cố: - Nhắc HS xem lại bài của mình xem có phải sửa chữa gì không . - GV thu bài và nhận xét giờ làm bài của HS 5. Dặn dò: - Về tiếp tục ôn lại lí thuyết về văn TM - Soạn : Hội thoại + Thế nào là hội thoại + Trong hội thoại , thường gặp những vai hội thoại nào ? Tìm ví dụ? * Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Năm học : 2010 -2011 . bén trong m t văn bản chính luận. - Xác định giá trị bản thân: trao đổi, t m ra lí t ởng đúng cho bản thân. 3. Thái độ : ( T ch hợp t m gương đạo đức Hồ Chí Minh) - Yêu nước, thương dân, tinh thần. Ôn t p kiến thức Văn – Tiếng Vi t để hoàn thành trắc nghiệm. +Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn t p về luận điểm, t p thi t lập hệ thống luận điểm cho m t số đề văn được giới thiệu trong SGK , t p. của bản thân mình. T đó, r t ra những kinh nghiệm cần thi t để các bài t p làm văn sau có k t quả t t hơn. 3. T t ởng :Ý thức khi làm bài B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Đề, đáp án kèm theo - Học sinh:

Ngày đăng: 07/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w