CHIA SẺ LÍ THUYẾT VÀ ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂU BÀI SO SÁNH TRONG KÌ THI QGTHPT NĂM 2015 I/ Về Ngữ liệu đề ra dạng so sánh: theo chủ trương của Bộ, đề ra chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn 12. Trong đề minh hoạ ngày 31-3 vừa qua, Bộ GD cũng lấy ngữ liệu từ 2 đoạn thơ thuộc bài Tây Tiến và Việt Bắc, nghĩa là trong phần Đọc văn chương trình chính thức, chứ không lấy ngữ liệu phần đọc thêm, không lấy ngữ liệu ngữ văn 11, 10. Năm nay học sinh khối THPT thi chung đề với GDTX. Nếu lấy PPCT bậc GDTX làm chuẩn thì 2 tác phẩm Những đứa con trong gia đình và Đàn ghi ta của Lorca thuộc phần chính thức của khối THPT được chuyển sang đọc thêm của khối GDTX. Hy vọng 2 tác phẩm này không có mặt trong Ngữ liệu đề ra phần so sánh ở câu NLVH, vì nếu ra sẽ gây khó cho khối GDTX, trừ trường hợp ra dạng đề mở, thí sinh tự chọn lựa ngữ liệu để làm bài. Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc bài tập này, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Tài liệu (có phí) chuyển qua bưu điện hoặc Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. II/ Về cách giải quyết yêu cầu của đề văn đối sánh: có 2 cách: Cách thứ nhất là phân tích lần lượt từng đối tượng rồi chỉ ra điểm giống nhau, điểm khác nhau và lí giải nguyên nhân. Trong đáp án đề minh hoạ, Bộ GD đã chọn cách này. Cách thứ hai là tiến hành so sánh đồng thời với việc phân tích, phần thân bài của bài viết được chia làm ba luận điểm lớn: Luận điểm 1 là điểm giống nhau; luận điểm 2 là điểm khác nhau, (trong mỗi luận điểm lại có những phương diện so sánh phù hợp); luận điểm 3 là lí giải nguyên nhân. III/ Về các dạng bài so sánh: có 6 dạng sau đây ( tham khảo ý kiến của thầy Tiết Tuấn Anh - Giáo viên tổ Văn (Trường THPT Chuyên Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên đăng trên báo Giáo dục và thời đại) 1/Với dạng bài đối sánh ở cấp độ tác phẩm Học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể phân tách các đối tượng ra thành những bình diện tương ứng với đặc trưng thể loại để so sánh. a/Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện sau đây: Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, không gian khơi nguồn cho thi cảm); nội dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình); các phương thức nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp ); phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những bài thơ đang phân tích. b/Với thể loại truyện ngắn, có thể phân tích, đối sánh theo các bình diện sau: Nội dung hiện thực được phản ánh (bức tranh về đời sống và con người được khắc hoạ trong tác phẩm); nội dung tư tưởng (tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, các thông điệp nhân sinh được gửi vào tác phẩm); Các phương thức nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm lí nhân vật, ngôn từ, giọng điệu ); phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những truyện ngắn đang phân tích. 2/Với dạng bài đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn Đối với dạng bài này, học sinh vừa phải thâm nhập được vào các đoạn thơ, đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặt chúng trong mối liên hệ với chỉnh thể tác phẩm để việc phân tích, luận giải được xác thực, thoả đáng hơn. 1 Học sinh cũng phải nắm được đặc trưng thể loại để lấy đó làm hệ quy chiếu cho quá trình giải quyết vấn đề. a/Với đoạn thơ, bám vào đặc trưng thể loại, có thể phân tích và chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau theo các bình diện: Bối cảnh trữ tình được nói đến trong các đoạn thơ; nội dung cảm xúc của chủ thể trữ tình trong các đoạn thơ; các yếu tố nghệ thuật được sử dụng; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn thơ đang phân tích. b/Với dạng đề cảm nhận về các đoạn văn, có thể phân tích, chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau theo các bình diện sau: Nội dung hiện thực được phản ánh trong các đoạn văn; nội dung tư tưởng của các đoạn văn; những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn; Ý nghĩa của các đoạn văn trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn văn ấy. c/Riêng đối với các đoạn văn thuộc thể kí (chẳng hạn các đoạn văn trong Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông) thì ngoài những nội dung trên, học sinh còn phải chú ý đến phương diện cái “tôi” của người cầm bút được thể hiện trên những trang kí, vì sức hấp dẫn của thể loại này phụ thuộc rất nhiều vào sự thể hiện cái “tôi” của tác giả trên trang văn. 3/Dạng bài đối sánh cấp độ các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm a/Với dạng bài đối sánh tư tưởng hiện thực: Tư tưởng hiện thực của một nhà văn là cách nhìn, quan niệm của nhà văn ấy về hiện thực đời sống. Tư tưởng hiện thực thể hiện ở sự nhận thức, lí giải của người cầm bút về cuộc sống, khả năng phát hiện những mối quan hệ nhân sinh phức tạp, nhìn ra những mâu thuẫn trong lòng hiện thực Mỗi nhà văn có thể có cái nhìn khác nhau về cùng một hiện thực. Tư tưởng hiện thực chi phối việc xây dựng thế giới nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm vì hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người cầm bút. Tư tưởng hiện thực thường gắn bó chặt chẽ với tấm lòng nhân đạo của tác giả. Khi phân tích, đối sánh tư tưởng hiện thực của các nhà văn, cần chú ý các bình diện sau: Cách nhìn nhận, quan niệm của các nhà văn ấy về cuộc sống và con người; tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy mang tính lạc quan hay bi quan, thể hiện được điều gì trong tấm lòng nhân đạo của tác giả; các phương thức, phương tiện nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng hiện thực của các nhà văn ấy. Với dạng bài phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo, trên cơ sở nắm chắc khái niệm, các biểu hiện của phạm trù này, học sinh lưu ý đến các bình diện: Sự trân trọng, ngợi ca của các tác giả đối với những giá trị, vẻ đẹp, phẩm chất của con người; thái độ bênh vực, đồng tình của các tác giả đối với những khát vọng sống chính đáng của con người; Niềm cảm thương của các tác giả đối với những khổ đau, bất hạnh của con người; thái độ lên án, tố cáo của các tác giả với những đối tượng chà đạp lên quyền sống con người. b/Với dạng bài phân tích, đối sánh tư tưởng (hoặc cảm hứng, chủ nghĩa) yêu nước, học sinh chú ý đến các bình diện: Lòng tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc (ý thức về chủ quyền đất nước, về phong tục, tập quán, cương vực lãnh thổ, truyền thống văn hoá ); tình yêu thương đồng bào, nhân dân; Lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu, tinh thần xả thân vì Tổ quốc; khát vọng dựng xây đất nước giàu mạnh; lòng yêu mến, gắn bó với cảnh trí non sông; các yếu tố nghệ thuật thể hiện lòng yêu nước. 4/Dạng bài đối sánh cấp độ các vấn đề hình thức nghệ thuật của tác phẩm a/Với vấn đề nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ở các tác phẩm khác nhau, cần chú ý đến các bình diện dưới đây khi phân tích, đối sánh: Các tình huống truyện ấy thuộc loại nào? (tình huống hành động, tình huống tâm trạng hay tình huống nhận thức); Việc tổ chức tình tiết, tổ chức mối quan hệ giữa các nhân vật trong tình huống truyện được thực hiện như thế nào? 2 Ngôn ngữ xây dựng tình huống truyện được sử dụng ra sao? Tình huống truyện được xây dựng như vậy góp phần thể hiện các giá trị nội dung như thế nào? b/Với nghệ thuật phân tích và diễn tả và tâm lý nhân vật, cần chú ý đến các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Các yếu tố bên ngoài góp phần thể hiện nội tâm (cử chỉ, điệu bộ, diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại); yếu tố bên trong thể hiện nội tâm (độc thoại nội tâm); Tương quan giữa các yếu tố trên (mức độ sử dụng các yếu tố ấy - yếu tố nào được sử dụng nhiều hơn, yếu tố nào được sử dụng ít hơn); Phương thức diễn tả tâm lý theo hình thức tuyến tính hoặc hồi cố (nhân vật suy nghĩ trong hiện tại theo mạch thời gian tuyến tính hoặc hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ). c/Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cần chú ý các bình diện dưới đây khi phân tích, đối sánh: Mô hình ngữ pháp của ngôn từ (các kiểu câu theo chức năng ngữ pháp được sử dụng; thể thức cấu tạo của câu văn, câu thơ; cách thức liên kết giữa các câu văn, câu thơ ); Tính tạo hình của ngôn từ (qua việc sử dụng hình ảnh, các từ ngữ gợi đường nét, màu sắc ); Tính nhạc của ngôn từ (qua sự tổ chức nhịp điệu, phối hợp thanh điệu của câu văn, câu thơ); Các phương tiện, biện pháp tu từ được sử dụng; tính cổ điển, tính hiện đại (nếu có) của ngôn từ. Tất nhiên, ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi, học sinh cần tuỳ theo đối tượng so sánh mà ứng biến cho phù hợp. Nếu đề bài yêu cầu so sánh toàn bộ các yếu tố hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm (hay hai đoạn văn, đoạn thơ) thì học sinh phải linh hoạt, dựa vào đặc trưng thể loại để phân tích, đối sánh một cách hợp lý. 5/Dạng bài đối sánh ở cấp độ hình tượng a/Với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cần lưu ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh : Loại hình của các nhân vật (đó là nhân vật hành động hay nhân vật tư tưởng ); lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh sinh sống của các nhân vật; số phận của các nhân vật; Đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật; ý nghĩa của các nhân vật trong việc thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm; nghệ thuật xây dựng nhân vật. b/Với hình tượng cái “tôi” trong tác phẩm trữ tình hoặc tác phẩm kí, cần chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hoàn cảnh xuất hiện của cái “tôi” (không gian, thời gian); cảm xúc, suy tư của cái “tôi” , quan niệm, cảm nhận của cái “tôi” về thế giới khách quan; các yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện cái “tôi”; Hình tượng cái “tôi” nói lên được đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật của các tác giả? c/Với hình tượng thiên nhiên, có thể chú ý các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh: Hình tượng thiên nhiên được thể hiện qua những yếu tố không gian, thời gian như thế nào? Hình tượng thiên nhiên đặc trưng cho miền đất nào, vùng quê nào? Sắc diện, tính chất của hình tượng thiên nhiên (hùng vĩ, dữ dội hay thơ mộng, trữ tình; lớn lao, kì vĩ hay bình dị, gần gũi ). Hình tượng thiên nhiên thể hiện điều gì trong cách nhìn, quan niệm của người cầm bút về thế giới khách quan, thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả, trong mối quan hệ của tác giả với quê hương đất nước? Các yếu tố nghệ thuật góp phần xây dựng, khắc tả hình tượng thiên nhiên? Hình tượng thiên nhiên cho thấy điều gì trong phong cách nghệ thuật của người cầm bút? 6/Dạng bài đối sánh ở cấp độ chi tiết Cần chú ý đến các bình diện sau đây khi phân tích, đối sánh các chi tiết: Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết; chi tiết thể hiện điều gì trong số phận, tính cách, tâm hồn của nhân vật? Chi tiết thể hiện điều gì trong giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm và trong quan niệm nhân sinh của người cầm bút? Chi tiết được thể hiện qua một ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào? Việc sử dụng chi tiết như vậy có phản ánh điều gì trong phong cách nghệ thuật của nhà văn không? 3 Như vậy, với các đối tượng so sánh khác nhau, học sinh nên lưu ý những bình diện tương ứng để hệ thống ý được triển khai thoả đáng và đầy đủ. IV/ Phần đề luyện thi thử ( Câu NLVH-4 điểm) 1/ Cảm nhận của anh/chị về tình huống truyện trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân và truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 2/Cái mới của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX là“ tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường” ( Trích SGK Ngữ văn 12, trang 17,Tập I, NXBGD năm 2008) Từ cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng chài của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” ( Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Hồn Trương Ba thuộc đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Lưu Quang Vũ), anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 3/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Dít trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và nhân vật Chiến trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. 4/“ Đã từ nãy Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêungười có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấynước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường. "Anh ném pao Em không bắt Em không yêu Quả pao rơi rồi ". A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm haivòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngàymấy đêm. Nó còn đương rình bắt nhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũngchẳng bao giờ Mỵ nói. Bây giờ Mỵ cũng không nói. Mỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.Trong đầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi. Mỵ cũng sắp đi chơi. Mỵ quấn lại tóc. Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách” (Vợ chồng A Phủ- SGK Ngữ văn 12 tập 2) “Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” (Vợ Nhặt- SGK Ngữ văn 12 tập 2) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên. 5/Vẻ đẹp của người dân miền núi qua nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. 6/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp qua hai đoạn thơ sau: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 4 Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành" ("Tây Tiến" - Quang Dũng) "Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu sỳng bạn cựng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đỏ muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên ("Việt Bắc" - Tố Hữu) 7/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn văn sau: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế? Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét vang dội. Tiếp theo là tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng rào rào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về ( Trích Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành) Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ Việt đã bò được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong ( Trích Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi) 5 8/Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" ( Trích Mặt đường khát vọng- Chương Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức ( Trích Sóng – Xuân Quỳnh) 9/Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu). 10/ Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân và truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 11/ Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ (Tây Tiến - Quang Dũng) Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo (Việt Bắc- Tố Hữu) 12/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên qua 2 đoạn văn sau: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng 6 ( Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành) Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn. Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm "liên thanh" một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pratica cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại. ( Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu) 13/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của 2 đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu) “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ”. ( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm) 14/ Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 7 Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.110) Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.156) 15/ Cảm nhận của anh(chị) vẻ đẹp của hai đoạn văn sau: (…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…) (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157) (…)Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. Phải nhiều thế kỷ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. (…) ( Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông-Hoàng Phủ Ngọc Tường) ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) (1)Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa ( Trích Bếp lửa-Bằng Việt) (2)Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi 8 Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! (Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy) Đọc 2 văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4: 1/ Xác định phương thức biểu đạt chính và giọng thơ trong văn bản(1) và (2)? 2/ Xác định từ láy và nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy đó trong văn bản (1)? 3/ Nêu nét riêng trong tình cảm “thương bà” của mỗi nhà thơ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc “thương bà” của riêng Anh/chị. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 : (1)Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non… (2)Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80- 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời. (Nguồn: Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế) 5/ Xác định lỗi chính tả, dấu câu trong văn bản trên? 6/ Đoạn văn (2) sử dụng thao tác lập luận gì? Câu chủ đề của đoạn văn là gì? 7/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? 8/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Chỉ khi nào ngoái nhìn lại, chúng ta mới có thể hiểu được cuộc sống. Nhưng để sống cho thật tốt, ta luôn luôn phải nhìn về phía trước. Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu). Mời thầy cô và các em học sinh cùng tìm hiểu đáp án còn lại và nội dung cụ thể TRONG CD DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP TRONG KỲ THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 (100 Đề đọc hiểu, có đáp án chi tiết với ngữ liệu văn 11, văn 12 , ngoài chương trình và 25 đề thi thử , đáp án theo cấu trúc đề minh hoạ của Bộ) 1. Tiện ích của CD : 9 - Với giáo viên: sẽ có thêm tư liệu để sọan giảng các trích đọan, không cần tìm thêm tư liệu bên ngoài, chỉ cần lấy tư liệu hình ảnh, diễn ngâm…ngay trên trang web để bổ sung cho bài giáo án điện tử. Với CD này, thầy cô và các em học sinh có đầy đủ tư liệu để đọc hiểu tác phẩm văn học, xem tranh minh hoạ ; nghe nhạc và làm bài tập trắc nghiệm v.v. -Với học sinh : có thể sử dụng CD để đọc hiểu rộng hơn về chương trình Ngữ Văn lớp 12 . Các em sẽ tự ôn thi Quốc gia THPT theo sự hướng dẫn cụ thể. 2. Các phần chính của CD: 2.1/ Phần Bài tập trắc nghiệm của trang web gồm có: - Trắc nghiệm Phần Văn - Trắc nghiệm Tiếng Việt -Trắc nghiệm Làm văn: Thầy cô cũng dựa vào hệ thống bài tập trắc nghiệm để thiết kế câu hỏi Đọc hiểu văn bản trong PISA. CD cũng chuyển toàn bộ bài tập trắc nghiệm sang tập tin word ( có đáp án) để thầy cô chỉnh sửa và in ấn. 2.2/Ôn tập nghị luận văn học: Gồm nghị luận về thơ ( HKI) và nghị luận về tác phẩm văn xuôi ( HKII). Đặc biệt có phần 100 bài tập và đáp án Đọc hiểu và 30 đề thi thử theo dạng mới ( thang điểm 10, có đáp án của 3 câu: Câu 1: Đọc hiểu, Câu 2: Nghị luận xã hội, Câu 3: Nghị luận văn học, có liên hệ vấn đề xã hội. 2.3/Bồi dưỡng thi học sinh Giỏi (trong dia CD 2) : Gồm những đề thi và gợi ý làm bài giúp GV và học sinh có cơ sở luyện tập để dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao. 10 . THUYẾT VÀ ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂU BÀI SO SÁNH TRONG KÌ THI QGTHPT NĂM 2015 I/ Về Ngữ liệu đề ra dạng so sánh: theo chủ trương của Bộ, đề ra chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn 12. Trong đề minh. trong văn bản trên? 6/ Đoạn văn (2) sử dụng thao tác lập luận gì? Câu chủ đề của đoạn văn là gì? 7/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? 8/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên? Phần II. Làm văn. THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 (100 Đề đọc hiểu, có đáp án chi tiết với ngữ liệu văn 11, văn 12 , ngoài chương trình và 25 đề thi thử , đáp án theo cấu trúc đề minh hoạ của Bộ) 1. Tiện