Đề 3. ôn thi HKII 2011 Câu 1.Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì bước sóng điện từ mạch chọn được sẽ có giá trị A. Tăng lên 4 lần. B. Tăng lên 2 lần. C. Giảm đi 4 lần. D. Giảm đi 2 lần. Câu 2: Chỉ ra câu phát biểu không đúng: Xung quanh một điện tích dao động: A. Có điện trường B. Có điện từ trường C. Có từ trường. D. Không có trường nào cả. Câu 3. Chọn câu không đúng: sóng điện từ: A. Có thể hình thành từ một điện tích dao động điều hoà. B. Là sóng ngang gồm hai thành phần điện và từ biến thiên tuần hoàn lệch pha π/2. C. Là sóng ngang gồm hai thành phần điện và từ biến thiên tuần hoàn theo phương vuông góc nhau. D. Có mật độ năng lượng tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số. Câu 4: Chỉ ra câu phát biểu không đúng : A. Sóng điện từ mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số. B. Trong sóng điện từ, dao động điện và dao động từ luôn đồng pha nhau. C. Sóng điện từ không truyền trong chân không. D. Sóng điện từ là sóng ngang. Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Tại mọi điểm bất kì trên phương truyền, vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn luôn vuông góc với nhau và đều vuông góc với phương truyền. B. Vectơ E có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ B vuông góc với E . C. Vectơ B hướng theo phương truyền sóng và vectơ E vuông góc với B . D. Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, cả hai vectơ E và B đều không có hướng cố định. Câu 6: Sóng điện từ được áp dụng trong tiếp vận sóng qua vệ tinh thuộc loại: A. Sóng dài B. Sóng trung C. Sóng ngắn D. Sóng cực ngắn. Câu 7. Khi sử dụng radio, động tác xoay nút dò đài là để: A. thay đổi tần số của sóng tới. B. thay đổi điện trở trong mạch LC C. thay đổi độ tự cảm của cuộn dây trong mạch LC để thay đổi tần số của sóng tới. D. thay đổi điện dung của tụ điện trong mạch LC chọn sóng. Câu 8: Tìm phát biểu sai về mạch LC với sóng điện từ. A. Để phát sóng điện từ ta kết hợp một ăng ten với mạch dao động của máy phát dao động. B. Ăng ten là một mạch LC đặc biệt, hoàn toàn kín, với dây trời và mặt đất đóng vai trò hai bản tụ C. C. Để thu sóng điện từ người ta áp dụng hiện tượng cộng hưởng. D. Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm một ăng ten thu kết hợp với một mạch dao động LC Câu 9. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện gồm L và C = 300 pF. Để thu được sóng có bước sóng 60π(m) thì cuộn dây phải có độ tự cảm bao nhiêu? A. 0,5 µH B. 500 µH C. 5 µH D. 50 µH Câu 10. Mạch chọn sóng LC cóthể chọn được sóng điện từ có tần số f 0 . Nếu tăng điện dung của tụ lên 9lần đồng thời giảm hệ số tự cảm 2,25lần thì tần số sóng điện từ mạch chọn được lúc này là A. 4f 0 . B. 2f 0 . C. 0,5f 0 . D. 0,25f 0 . Câu 11: một mạch dao động có C = 10 -6 F, L = 1H, R = 0,5 Ω. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là là 2 V. Để duy trì dao động trong mạch không tắt dần cần cung cấp cho mạch một công suất bằng A. 2.10 -6 W B. 2.10 -4 W C. 2,2.10 -6 W D. 2,5.10 -6 W Câu 12 : Trong mạch dao động lý tưởng, tụ điện có điện dung C = 5( µ F), điện tích của tụ có giá trị cực đại là 8.10 - 5 (C). Năng lượng dao động điện từ trong mạch là: A. 16.10 - 4 (J) B. 8.10 - 4 (J) C. 12,8.10 - 4 (J) D. 6,4.10 - 4 (J). Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô sô các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 1 Đề 3. ôn thi HKII 2011 D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ. Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cho các chùm ánh sáng sau : trắng, đỏ, vàng, tím. A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính. B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục. C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định. D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất. Câu 15. Cho một chùm sáng song song hẹp từ một bóng đèn dây tóc rọi từ không khí vào một chậu nước, thì chùm sáng: A. không bị tán sắc, vì nước không giống thuỷ tinh. B. không bị tán sắc, vì nước không có hình lăng kính. C. luôn bị tán sắc. D.chỉ bị tán sắc, nếu rọi xiên góc vào mặt nước. Câu 16. Tại sao khi đi qua lớp kính cửa sổ, ánh sáng trắng không bị tán sắc thành các màu cơ bản: A. Vì kính cửa sổ là loại thuỷ tinh không tán sắc ánh sáng. B. Vì kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng. C. Vì do kết quả của tán sắc, các tia màu đi qua lớp kính và ló ra ngoài dưới dạng những chùm tia chồng chất lên nhau, tổng hợp trở lại ánh sáng trắng. D. Vì ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng không kết hợp nên chúng không bị tán sắc. Câu 17. Một ánh sáng đơn sắc có f = 4.10 15 Hz. Cho vận tốc của ánh sáng trong chân không bằng 3.10 8 m/s. Chiết suất của nước là 4/3 A.Vận tốc của ánh sáng này trong nước là 2,25.10 8 m/s B. Vận tốc của ánh sáng này trong nước là 4.10 8 m/s C. Tần số của ánh sáng này trong nước là 3.10 15 Hz D. Tần số của ánh sáng này trong nước là 5,3.10 15 Hz Câu 18.Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2mm. Vị trí vân sáng thứ ba kể từ vân sáng trung tâm là : A. 0,4mm B. 0,5mm C. 0,6mm D. 0,7mm Câu 19. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,40µm đến 0,75µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ hai kể từ vân sáng trắng trung tâm là : A. 0,45mm B. 0,60mm C. 0,70mm D. 0,85mm Câu 20.Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, cho a = 3mm, D = 2m. Dùng nguồn sáng S có bước sóng λ thì khỏang vân giao thoa là i = 0,4mm. Tần số f của ánh sáng là: A. 5.10 14 Hz B. 7,5.10 15 Hz C. 5.10 17 Hz D. 7,5.10 16 Hz Câu 21. Trong thí nghiệm Iâng. Biết λ = 0,6μm, a = 2mm, D = 2m. Bề rộng miền giao thoa trên màn là 25,6mm. Số vân giao thoa quan sát được trên màn (kể cả hai biên nếu có) là: A. 43 B. 41 C. 23 D. 21 Câu 22. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính buồng tối là: A. tập hợp nhiều chùm tia song song màu trắng. B. chùm phân kì gồm nhiều màu đơn sắc khác nhau. C. chùm tia hội tụ gồm nhiều màu đơn sắc khác nhau. D. tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu. Câu 23 Chọn câu sai. Máy quang phổ: A. là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau. B. hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. C. dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra. D. có bộ phận làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là thấu kính. Câu 24.Chọn câu trả lời sai. Quang phổ vạch phát xạ: A. Là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối. 2 Đề 3. ôn thi HKII 2011 B. Do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện phát ra. C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về: số lượng các vạch màu, vị trí, màu sắc và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. D. Ứng dụng để nhận biết sự có mặt của một nguyên tố trong các hỗn hợp hay hợp chất, xác định thành phần cấu tạo của vật. Câu 25.Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Vật có nhiệt độ trên 3000 0 C phát ra tia tử ngoại rất mạnh. B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ. C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt. Câu 26.Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại. B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc bước sóng của chùm ánh sáng kích thích. C. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc tần số của chùm ánh sáng kích thích. D. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc cường độ của chùm ánh sáng kích thích. Câu 27.Theo quan điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn mang năng lượng. B. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn trong chùm. C. Khi ánh sáng truyền đi các phôtôn ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng. D. Các phôtôn có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau. Câu 26.Chọn câu trả lời sai. Trong thang sóng điện từ theo chiều giảm dần của bước sóng thì: A.Tính chất sóng càng mờ nhạt. B. Năng lượng photon càng tăng. C.Khả năng đâm xuyên càng mạnh. D. Hiện tượng giao thoa sóng càng rõ nét Câu 27. Chọn câu trả lời sai. A.Hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng là sóng. B.Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng là hạt. C. Các sóng điện từ có bước sóng càng ngắn, tính sóng càng thể hiện rõ. D.Các sóng điện từ có tần số càng lớn thì năng lượng photon càng lớn. Câu 28.Một ngọn đèn phát ra ánh sáng có bước sóng 0,6μm sẽ phát ra bao nhiêu photon trong 1s, nếu công suất phát xạ của đèn là 10W. A. 1,2.10 19 hạt/s B. 4,5.10 19 hạt/s C. 6.10 19 hạt/s D. 3.10 19 hạt/s Câu 29. Ở trạng thái dừng, nguyên tử: A. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng. B. không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng. C. không hấp thụ nhưng có thể bức xạ năng lượng. D. vẫn có thể bức xạ và hấp thụ năng lượng. Câu 30.Cho bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất là 0,53.10 -10 m. Bán kính quỹ đạo Bo thứ 5 là: A. 2,65.10 -10 m B. 0,106.10 -10 m C. 10,25.10 -10 m D. 13,25.10 -10 m Câu 31.không phải là đặc tính của tia laze A.tính đơn sắc cao B.tính định hướng cao C.cường độ lớn D.khả năng đâm xuyên mạnh Câu 32.Khả năng hấp thụ ánh sáng của một trường A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của môi trường đó B. chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng C. phụ thuộc vào bản chất của môi trường và bước sóng của ánh sáng D.không phụ thuộc vào bản chất của môi trường và bước sóng của ánh sáng . Câu 33.Chọn câu đúng : Các vạch thuộc dãy Banme ứng với sự chuyển của electron từ các quỹ đạo ngoài về. A. quỹ đạo K B. quỹ đạo L C. quỹ đạo M D. quỹ đạo O Câu 34.Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Dãy Banme nằm trong vùng tử ngoại B. Dãy Banme nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy 3 Đề 3. ôn thi HKII 2011 C. Dãy Banme nằm trong vùng hồng ngoại D. Dãy Banme một phần trong vùng ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại. Câu 35. Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng ngắn nhất là 6,21.10 – 11 m. Biết độ lớn điện tích êlectrôn (êlectron), vận tốc ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là 1,6.10 -19 C; 3.10 8 m/s; 6,625.10 -34 J.s. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectrôn. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống là A. 2,00 kV. B. 2,15 kV. C. 20,00 kV. D. 21,15 kV. Câu 36. Cho: 1eV = 1,6.10 -19 J; h = 6,625.10 -34 J.s; c = 3.10 8 m/s. Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo dừng có năng lượng Em = - 0,85eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng En = - 13,60eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng A. 0,4340 μm. B. 0,4860 μm. C. 0,0974 μm. D. 0,6563 μm. Câu 37. Chọn câu đúng A. Trong ion đơn nguyên tử số proton bằng số electron B. Trong hạt nhân nguyên tử số proton phải bằng số nơtron C. Lực hạt nhân có bàn kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử D. Trong hạt nhân nguyên tử số proton bằng hoặc khác số nơtron Câu 38. Hạt nhân nào có độ hụt khối càng lớn thì: A. càng dễ phá vỡ B. năng lượng liên kết lớn C. năng lượng liên kết nhỏ D. càng bền vững Câu 39. Phản ứng hạt nhân là: A. Sự biến đổi hạt nhân có kèm theo sự tỏa nhiệt. B. Sự tương tác giữa hai hạt nhân (hoặc tự hạt nhân) dẫn đến sự biến đổi của chúng thành hai hạt nhân khác. C. Sự kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng. D. Sự phân rã hạt nhân nặng để biến đổi thành hạt nhân nhẹ bền hơn. Câu 40. Chọn câu đúng. Lực hạt nhân là: A. Lực liên giữa các nuclon B. Lực tĩnh điện. C. Lực liên giữa các nơtron. D. Lực liên giữa các prôtôn. Câu 41 Chọn câu đúng: A. khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của các nuclon B. Trong hạt nhân số proton luôn luôn bằng số nơtron C. Khối lượng của proton lớn hơn khối lượng của nôtron D. Bản thân hạt nhân càng bền khi độ hụt khối của nó càng lớn Câu 42. Câu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ. A. Tổng khối lượng của hạt nhân tạo thành có khối lượng lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ. B. không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài. C. hạt nhân con bền hơn hạt nhân mẹ. D. Là phản ứng hạt nhân tự xảy ra. Câu 43.Phương trình phóng xạ: 14 4 6 2 2 A Z C He X β − + → + . Trong đó Z, A là: A. Z=10, A=18 B. Z=9, A=18 C. Z=9, A=20 D. Z=10, A=20 Câu 44. Khối lượng của hạt nhân 10 4 Be là 10,0113(u), khối lượng của nơtron là m n =1,0086u, khối lượng của prôtôn là m p =1,0072u và 1u=931Mev/c 2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân 10 4 Be là: A. 6,4332MeV B. 0,64332 MeV C. 64,332 MeV D. 6,4332 MeV Câu 45. Cho phản ứng hạt nhân sau: 2 3 4 1 1 1 2 0 D T He n + → + . Biết độ hụt khối tạo thành các hạt nhân 2 3 1 1 ,D T và 4 2 He lần lượt là Δm D =0,0024u; Δm T =0,0087u; Δm He =0,0305u. Cho 1u=931Mev/c 2 . Năng lượng tỏa ra của phản ứng là: A. 180,6MeV B. 18,06eV C. 18,06MeV D. 1,806MeV Câu 46. Các phản ứng hạt nhân không tuân theo các định luật nào? A. Bảo toàn năng lượng toàn phần B. Bảo toàn điện tích 4 Đề 3. ôn thi HKII 2011 C. Bảo toàn khối lượng D. Bảo toàn động lượng Câu 47.Bắn hạt α vào hạt nhân N 14 7 đứng yên, ta có phản ứng: 4 14 17 1 2 7 8 1 He N O H + → + . Biết các khối lượng m P = 1,0073u, m N = 13,9992u và m α = 4,0015u. m O = 16,9947u, 1u = 931 MeV/c 2 . Phản ứng hạt nhân này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng ? A. thu 1,94.10 -13 J B. tỏa 1,94.10 -13 J C. tỏa 1,27.10 -16 J D. thu 1,94.10 -19 J 5 . m p =1,0072u và 1u=931Mev/c 2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân 10 4 Be là: A. 6,4332MeV B. 0,643 32 MeV C. 64,3 32 MeV D. 6,43 32 MeV Câu 45. Cho phản ứng hạt nhân sau: 2 3 4 1 1 1 2 0 D T. điện từ có tần số f 0 . Nếu tăng điện dung của tụ lên 9lần đồng thời giảm hệ số tự cảm 2, 25lần thì tần số sóng điện từ mạch chọn được lúc này là A. 4f 0 . B. 2f 0 . C. 0,5f 0 . D. 0 ,25 f 0 . Câu. bản tụ điện là là 2 V. Để duy trì dao động trong mạch không tắt dần cần cung cấp cho mạch một công suất bằng A. 2. 10 -6 W B. 2. 10 -4 W C. 2, 2.10 -6 W D. 2, 5.10 -6 W Câu 12 : Trong mạch dao