1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài Thảo Luận TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

5 1,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 22,59 KB
File đính kèm Tâm lý học đại cương.rar (19 KB)

Nội dung

Những đặc điểm của nhận thức cảm tính I. Những nét cơ bản của nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức thấp nhất của con người và là giai đoạn đầu tiên không có cảm tính thì không có tư duy, cảm giác, tri giác, … Trong đó cảm giác và tri giác là hai hình thức phản ánh tâm lý của con người cùng nằm trong nhận thức cảm tính. Cảm giác là một quá trình tâm lý nó phản ánh những thuộc tính riêng lẻ bên trong của sự vật hiện tượng, những cái đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. Ta nói cảm giác là giai đoạn đầu tiên thấp nhất và quan trọng nhất vì nó phản ánh những cái riêng lẻ. Tri giác là quá trình tâm lý nó phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng những cái đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. Tri giác là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác nó nằm ở một bậc cao hơn nhưng cùng thuộc ngưỡng của nhận thức cảm tính. Cảm giác và tri giác có mối liên hệ chi phối lẫn nhau. Tri giác khẳng định tính đúng của cảm giác.

Bài Thảo Luận TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Thành viên thực hiện: 1: Nguyễn Hoài Thu 2: Nguyễn Thị Thu 3: Vũ Thủy Tiên 4: Trần Thanh Thủy 5: Đặng Thị Thoa 6: Nguyễn Thị Trang 7: Nông Khánh Toàn 8: Cao Thị Trang 9: Trần Hà Trang Những đặc điểm của nhận thức cảm tính I. Những nét cơ bản của nhận thức cảm tính - Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức thấp nhất của con người và là giai đoạn đầu tiên không có cảm tính thì không có tư duy, cảm giác, tri giác, … Trong đó cảm giác và tri giác là hai hình thức phản ánh tâm lý của con người cùng nằm trong nhận thức cảm tính. - Cảm giác là một quá trình tâm lý nó phản ánh những thuộc tính riêng lẻ bên trong của sự vật hiện tượng, những cái đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. Ta nói cảm giác là giai đoạn đầu tiên thấp nhất và quan trọng nhất vì nó phản ánh những cái riêng lẻ. - Tri giác là quá trình tâm lý nó phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng những cái đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. Tri giác là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác nó nằm ở một bậc cao hơn nhưng cùng thuộc ngưỡng của nhận thức cảm tính. Cảm giác và tri giác có mối liên hệ chi phối lẫn nhau. Tri giác khẳng định tính đúng của cảm giác. II. Khái niệm nhận thức cảm tính. - Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. - Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn những đặc điểm, thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta III. So sánh cảm giác và tri giác. 1. Giống nhau - Đền nằm trong nhận thức cảm tính nên chúng có các đặc điểm chung giống nhau. - Đều là quá trình tâm lý, đều có 3 giai đoạn. + Mở đầu + Diễn biến + Kết thúc - Cảm giác và tri giác đều chỉ phản ánh bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan - Đều phản ánh cái bên ngoài - Đều mang tính chủ thể - Đều mang bản chất xã hội - Đều là con đường định hướng cho con người, con vật trong thế giới khách quan 2. Khác nhau • Cảm giác: + Phản ánh riêng lẻ + Cấu trúc rời rạc + Thụ động • Tri giác: + Phản ánh trọn vẹn + Chỉnh hệ thống + Quá trình tích cực IV. Mối quan hệ giữa cảm giác và tri giác 1. Cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nhận thức con người 2. Cảm giác là cơ sở, là nguyên liệu cho quá trình tri giác và ngược lại, tri giác là sự phát triển cao là một quá trình nhận thức khác xa về chất so với cảm giác, giúp cho cảm giác có hiệu quả hơn. VD. Giáo viên không nên nói quá to hoặc quá nhỏ, chữ viết trên bảng rõ ràng đủ to để học sinh có thể nhìn thấy, những điểm lưu ý và quan trọng của giáo viên khi cô giáo giảng bài trên mục giảng V. Ưu điểm 1. Cảm giác a, cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp + Thể hiện bản chất xã hội của cảm giác người • Đối tượng phản ánh: sự vận động trong tự nhiên và sự vật hiện tượng do lao động người tạo ra • Cơ chế sinh lý cảm giác không chỉ phụ thuộc vào hệ thống 1 mà còn chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu 2 ( hệ thống tín hiệu 1: con vật; hệ thống tín hiệu 2: con người ) • Mức độ: sơ đẳng • Phương thức tạo ra cảm giác + Cảm giác là một hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan, tạo mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường. + Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn + Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động vỏ lão của con người + Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với người bị khuyết tật. + Các loại cảm giác cho ta biết phản ánh những biến đổi xảy ra trong các sự vật hiện tượng và con người. 2. Tri giác + Tri giác phản ánh hiện thức khách quan một cách trực tiếp + Tri giác có mức độ phản ánh cao hơn cảm giác • Tính trọn ven: do tính khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định • Tính kết cấu: phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định • Tính tích cực: gắn liền với hoạt động của con người + Các loại tri giác. • Tri giác không gian: là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan VD: Hình dáng, độ lớn, vị trí,… Tri giác không gian còn là điều kiện cần thiết để định hướng trong môi trường • Tri giác vận động: là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của sự vật hiện tượng trong không gian • Tri giác thời gian • Tri giác nhìn, sờ mó, nghe và con người + Là thành phần chính của nhận thức cảm tính nhất là ở người trưởng thành + Tri giác là điều kiện quan trọng trong sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh + Tri giác là hình thức cao nhất trở thành phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học  Là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người VI. Nhược điểm 1. Cảm giác + Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ + Cảm giác chưa phản ánh được một cách trọn vẹn, đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Cảm giác chỉ cho ta từng cảm giác cụ thể, riêng lẻ về từng thuộc tính của vật kích thích. + Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác: trong sự tác động qua lại, các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và diễn ra theo quy luật, kích thích yếu nên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích và ngược lại + Các yếu tố tác động đến cảm giác • Tuổi: độ nhạy cảm của giác quan tăng dần lên cùng với lứa tuổi và đạt điểm cực đại ở tuổi 20 đến 30, sau đó độ nhạy cảm giảm dần • Kiểu hệ thần kinh: có ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động của các giác quan • Các yếu tố tâm lý: làm thay đổi trong hệ thống nhu cầu, động cơ mục đích, ảnh hưởng tới cảm giác • Các trạng thái của cơ thể: làm thay đổi đáng kể độ nhạy cảm của giác quan 2. Tri giác + Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật hiện tượng đa dạng tác động mà chỉ tác động các đối tượng ra khỏi bối cảnh + Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất vô định, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh tri giác VD: Sự tri giác của những bức tranh đa nghĩa VII. Kết luận - Những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính + Nội dung phản ánh của nhận thức cảm tính là những thuộc tính trực quan, cụ thể, bề ngoài của sự vật vật, những mối liên hệ và quan hệ về không gian, chứ chưa phải là những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng trong thế giới + Phương thức phản ánh của nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp bằng các giác quan chứ chưa phải là giác tiếp, khái quát bằng ngôn ngữ. + Sản phẩm của hoạt động nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới chứ chưa phải là những khái niệm, quy luật về thế giới.  Những đặc điểm trên cho thấy, nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức ban đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người. The End

Ngày đăng: 05/05/2015, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w