Bài viết giới thiệu sơ bộ về tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay và những thực trạng liên quan đến nhất như quy mô đất, tình trạng ô nhiễm đất hay sự biến đổi tính chất đất. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, đất đai đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của loài người. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát trển của nền kinh tế thị trường thị các vấn đề về môi trường đất ngày càng trở lên nghiêm trọng. Nó không chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà ở cả các đang phát triển trong đó có Việt Nam ta. Và sau đây là một trong số những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và đang trở lên đáng báo động đối với môi trường đất ở Việt Nam.
A/ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, đất đai đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của loài người. Tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự phát trển của nền kinh tế thị trường thị các vấn đề về môi trường đất ngày càng trở lên nghiêm trọng. Nó không chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà ở cả các đang phát triển trong đó có Việt Nam ta. Và sau đây là một trong số những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và đang trở lên đáng báo động đối với môi trường đất ở Việt Nam. B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Quỹ đất đai thấp và ngày càng giảm Do dân số đông (tới năm 2006 Việt Nam đã có dân số trên 84 triệu người), nên diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người rất thấp (gầnêm vào 0.4 ha), chỉ bằng 1/6 bình quân của thế giới. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chỉ đạt khoảng 1/3 diện tích tự nhiên. Hiện nay, quá trình đô thị hóa và công nghiệp phát triển làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhiều. Thêm vào đó, độ phì của đất ở nhiều vùng đang có nguy cơ giảm xuống hoặc bị chua mặn, thoái hóa hay bị rửa trôi, xói mòn. Theo Cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa, chiếm 28% tổng số diện tích đát đai trên tàn quốc, trong đó có 2 triệu ha đất đang sử dụng bị thoái hóa nặng. Ngoài những vùng đất bị hoang mạc hóa, nhiều dải cát ven biển Việt Nam cũng bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 43000 ha. Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462000 ha cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87800 ha là đụn cát, đồi cát lớn di động . Trong gần 40 năm qua, sự di chuyển của các đụn cát đó làm cho quá trình hoang mạc hóa càng diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha canh tác bị cát lấn, dẫn đến độ phì nhiêu của đất bị suy giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc nhiều diện tích rừng đầu nguồn bị xâm hại mạnh, tình trạng khô hạn hoành hành ở một số nơi, nhất là ở miền Trung, Tây Bắc và Tây Nguyên, cũng là một trong những nhân tố làm tăng diện tích đất hoang hóa, sụt giảm hệ sinh thái vùng đầu nguồn và gia tăng tình trạng ô nhiễm nước. Để khắc phục thực trạng này chúng ta có thể thực hiện những biện pháp cải tạo như sau: - Xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đất ở một cách hợp lý. - Thực hiện các dự án về xây dựng các khu chung cư, đô thị tận dụng khoảng không để giải quyết vấn đề nhà ở. - Trồng cây chắn cát để ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa, cát lấn. - Sử dụng các biện pháp thủy lợi để cải tạo đất mặn. - Biện pháp lâu dài: hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do biến đổi khí hậu gây nên bằng cách sản xuất sạch, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn nhiên liệu, tìm kiếm nguồn nhiên liệu sạch có khả năng thay thế, trồng cây gây rừng…. - Kiểm soát quá trình sa mạc hóa, kiểm soát bề mặt che phủ bảo vệ mặt đất khỏi sự tác động trực tiếp cuả các yếu tố thời tiết bất lợi. 2. Tình trạng ô nhiễm đất. Hiện nay, cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia - Khái niệm ô nhiễm đất: + Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. + Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vài đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người. + Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Vậy nguyên nhân của sự ô nhiễm tài nguyên đất và thực trạng của nó ở Việt Nam ra sao ? - Xét về nguyên nhân tự nhiên. Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật đất, tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm - Xét về nguyên nhân nhân tạo + Do chiến tranh: Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Lượng chất độc trên được rải lên đất, làm ô nhiễm đất, thay đổi hệ sinh thái của đất, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sinh vật trong một thời gian rất dài. + Do hoạt động nông nghiệp Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp: Tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch, mở rộng các hệ tưới tiêu. Tuy nhiên, trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thường có sẵn các kim loại nặng và các chất khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ trở thành chất ô nhiễm. • Ô nhiễm đất do các loại phân bón hóa học Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở nước ta, lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng số lượng và chủng loại. Hiện nay, hàng năm trung bình Việt Nam sử dụng khoảng trên 1000 loại phân bón hóa học khác nhau. Lượng phân bón hóa học ở nước ta hiện sử dụng còn ở mức thấp, bình quân mới chỉ đạt 80 - 90 kg/ha; trong khi ở các nước khác thường sử dụng ở mức cao hơn nhiều (Hà Lan: 758kg/ha; Nhật Bản: 430kg/ha; Hàn Quốc: 467kg/ha; Trung Quốc: 390kg/ha). Tuy nhiên, nó lại gây sức ép đến môi trường. do người nông dân phần lớn vẫn sử dụng các loại phân bón hóa học không theo đúng qui trình kĩ thuật; dẫn tới tình trạng suy thoái tài nguyên đất ngày càng gia tăng. Do việc sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu quả sử dụng phân bón thấp; có gần 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lí như K 2 SO 4 , (NH 4 ) 2 SO 4 , KCl, super phôt phat còn tồn dư axit, làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm vá xuất hiện nhiều độc tố trng môi trường đất như Al 3+ , Fe 3+ , Mn 2+ , giảm hoạt tính sinh học của đất và giảm năng suất cây trồng. • Ô nhiễm môi trường do các loại hóa chất bảo vệ thực vật Các loại hóa chất bảo vệ thực vật gồm: thuốc trừ cỏ, thuốc sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột. Hiện nay, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng qui cách, thậm chí còn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm… cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất. Phần lớn các loại hóa chất bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước sẽ có tác dụng gây độc hại không phân biệt, có thể tiêu diệt cả những sinh vật có hại và có lợi với môi trường. Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam còn ít, trung bình từ 0,5 – 1,0 kg/ha/năm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Từ đó dẫn đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có cả trong các loại nông sản, đặc biệt là ở các loại nông sản thực phẩm. Việc áp dụng các biện pháp trên là không thể thiếu trong nền nông nghiệp hiện đại, tuy nhiên chúng đang bị lạm dụng và sử dụng một cách không phù hợp đã trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước. + Do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất ở đây là do chất thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề hoặc do khai thác mỏ. Kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp, khu đô thị lớn đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần… đã làm ô nhiễm cục bộ nguồn đất tại đó. Một khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phải phòng, chống ô nhiễm đất một cách tích cực. Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp giảm thiểu và cải tạo đất ô nhiễm như sau: - Điều tra và phân tích đất: Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ bản” để đánh giá. - Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm: Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận. Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp) - Làm sạch hóa đồng ruộng: Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch. Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan. Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược tồn lưu trong đất - Đổi đất, lật đất: Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng. - Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật: Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây hỏa, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất. Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các chất có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd. Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất. - Thực hiện luật Môi trường: Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần phải xử lý nghiêm khắc 3. Sự biến đổi các tính chất đất và mặt đất, làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp của đất. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Tuy nhiên trong thực tế sự gia tăng tự nhiên dân số nhanh, đói nghèo và kĩ thuật canh tác thấp thiếu hợp lý, tình trạng mất rừng, cháy rừng, mất lớp thảm thực vật trên mặt đất,… đã gây ra những biến đổi xấu đến các tính chất của đất và làm suy giảm diện tích đất. Thực trạng ở Việt Nam cho thấy đất đã bị thoái hóa trên nhiều mặt. Thoái hóa hóa học là tình trạng đất trở nên chua dần, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, nghèo các ion kiềm như Ca 2+ , Mg 2+ . Với tình trạng gia tăng dân số ngày càng nhanh như hiện nay của Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa của đất đã làm cho quỹ đất đai giảm và đồng thời quỹ đất canh tác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng trở nên ít ỏi hơn. Diện tích đất nông nghiệp giảm gây nên tình trạng khai thác, sử dụng đất liên tục không ngừng nghỉ. Cùng với kĩ thuật canh tác lạc hậu, kém hiệu quả đất bị khai thác kiệt quệ các dưỡng chất nên dẫn đến tình trạng thoái hóa đất về mặt hóa học. Trong tự nhiên đất không được giữ lại ở một nơi cố định mà được mang đi từ nơi này đến nơi khác, nhất là lớp đất phủ bề mặt do tác động của xói mòn. Xói mòn là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự suy thoái của đất về mặt lí học. Thoái hóa vật lí của đất là tầng lớp mặt ngày càng trở nên mỏng, mất cấu trúc hoặc cấu trúc kém hơn, sự thẩm thấu kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ những cây trộng ngắn ngày phát triển.Nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn đất là do nước và gió, đặc biệt là do con người. Hầu hết mọi người đều có thể nhận ra rằng tầng lá cây và rễ cây có vai trò bảo vệ đất chống lại sự xói mòn. Trong sản xuất nông nghiệp thì con người tiến hành khai thác rừng để lấy gỗ, lấy đất để canh tác nông nghiệp hay sử dụng cho mục đích khác đã đồng nghĩa với việc họ phá hủy đi tầng lớp đất phủ bề mặt, tạo điều kiên xói mòn đất.Sự xói mòn quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng đến sự tưới tiêu sự lưu thông đường thủy, các hồ chứa nước để lam thủy điện, cung cấp nước cho vùng đô thị,… Nếu tỉ lệ trung bình của sự xói mòn tầng đất mặt vượt quá tỉ lệ thành lập từ mặt đất mặt thì tầng đất mặt không được làm mới mà ngày càng nghèo chất dinh dưỡng trở nên mỏng dần. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, có lượng mưa tương đối lớn từ 1800 đến 2000 mm mỗi năm nhưng lại phân bố không đều ở các vùng và giừa các tháng trong năm, chúng chỉ tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa khoảng từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng Duyên hải Nam Trung Bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc muộn hơn 2-3 tháng. Lượng mưa lớn lại tập trung thành dòng chảy có cường độ rất lớn là nguyên nhân chính gây nên xói mòn. Hàng năm, nước của các con sông đổ vào biển Đông khoảng 200 triệu tấn phù sa, người ta ước tính trung bình 1 m 3 nước chứa khoảng 50-400 g phù sa, riêng đồng bằng sông Hồng thì khoảng 1000g/m 3 và có đợt lên tới 2000g/m 3+ . Việc phá rừng để lấy gỗ và đất để canh tác cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên xói mòn. Từ năm 1983 đến 1994 trên cả nước có khoảng 1.3 triệu ha rừng bị khai thác để lấy đất trồng trọt, gây nên sự xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt. Ở những nơi rừng đã bị khai thác này thì đất ngày càng trở nên bạc màu, chỉ riêng các vùng phía Bắc sông Hồng và dọc theo dãy Trường Sơn đã có khoảng 700000 ha đất bị bạc màu. Ngoài ra những nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở trên cũng góp phần làm cho quá trình suy thoái trở nên trầm trọng hơn nên khả năng sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ô nhiễm môi trường đất là nguyên nhân chính gây nên suy thoái về mặt sinh học: hoạt tính sinh học, đất kém do thiếu nhiều chất hữu cơ, đất chua và nhiều độc tố. Chính vì tình trạng biến đổi tính chất của đất và giảm diện tích đất nông nghiệp mà chúng ta đã đưa ra những biện pháp cải thiện môi trường đất, góp phần phát triển ngành nông nghiệp,… đặc biệt là làm giảm sự xói mòn, ngăn ngừa cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lam dụng quá mức đất canh tác. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm, phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một trong những chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt là ở những vùng núi. Đối với Việt Nam để phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý: áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn; đa dạng hóa cây trồng dưới nhiều hình thức như trồng xen canh gối vụ, luân canh; áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng, phong phú; kết hợp trồng, chăn nuôi; tăng cường phát triển mở rộng mô hình;… C/KẾT THÚC VẤN ĐỀ Về phương diện khoa học, môi trường là một lĩnh vực liên ngành, đa ngành; còn về phạm vi ảnh hưởng của nó là một trong những đối tượng mang tính toàn cầu rõ rệt nhất. Nếu sự ô nhiễm môi trường là một tai họa thì “ tai họa này không phải của riêng ai ”, mà là chung của tất cả các quốc gia, của toàn nhân loại . Những vấn đề liên quan đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng đang là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho môi trường đất bị biến chất và ô nhiễm đần dần. Vì thế con người phải biết xử lí nguồn đất và đảm bảo đạt chất lượng cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay co rất nhiều phương pháp xử lí khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm của nó, tùy theo từng loại đát mà ta sử dụng những phương pháp thích hợp. Là những sinh viên năng động, sáng tạo, là thế hệ trẻ của đất nước chúng ta phải là những người đi đầu, tuyên truyền, phổ biến cho mọi người về tầm quan trọng của đất đai. Từ đó đưa ra những biện pháp, những chương trình hành động thích hợp. Chúng em tin rằng môi trường của chúng ta sẽ ngày một trong lành. . - Thực hiện luật Môi trường: Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường, cần phải. nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng. quan đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng đang là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho môi trường