Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
679,88 KB
Nội dung
I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIÀY HUẾ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Tiền thân của công ty cổ phần Da Giày- Huế là xí nghiệp Da Giày xuất khẩu Bình Trị Thiên trực thuộc sở công nghiệp. Tháng 7 năm 1989 tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành ba tỉnh độc lập như ban đầu nên xí nghiệp chỉ trực thuộc sở công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 22 tháng 4 năm 1994 theo quyết định số 675/QĐ-VB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển giao xí nghiệp sang cho tổng công ty Da Giày Việt Nam thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Đến ngày 07/09/1996 xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy Da Giày-Huế theo quyết định số 43 TCLĐ- QĐ 106/2006 QĐBCN ngày 11/10/2004 của bộ trưởng BCN về việc chuyển nhà máy Da Giày- Huế thuộc công ty XNK Da Giày Sài Gòn thành công ty cổ phần Da Giày –Huế Hiện nay, nhà máy gồm có hai cơ sở: Cơ sở 1: Nhà máy Hương Sơ Địa chỉ: Đường số 5- Khu công nghiệp An Hòa- TP Huế Điện thoại: 054 3537763 Cơ sở 2: Nhà máy Tứ Hạ Địa chỉ: Khu CN Tứ Hạ, Hương Trà- TP Huế Điện thoại: 054 3624216 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: Chức năng: Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Sản xuất kinh doanh các loại giày dép bằng da phục vụ thị trường trong và ngoài nước Nhận gia công các mặt hàng giày dép cho các đơn vị trong và ngoài nước Ngoài ra nhà máy còn sản xuất thêm mặt hàng ba lô, cặp da các loại Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng Thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khác Giải quyết việc làm, tạo thu nhập, chăm lo, cải thiện đời sống cho người lao động Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản và các quỹ về chế độ hạch toán, kiểm toán và chế độ khác do nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các hoạt động tài chính của công ty 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Xuất phát từ tính chất hoạt động và quy mô bộ máy của công ty được xây dựng theo dạng trực tuyến chức năng nên được xây dựng như sau Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Phân xưởng Tứ Hạ Phòng kế hoạch P.tổ chức hành chính P.kế toán tài vụ P. kỹ thuật Phân xưởng sản xuất Phân xưởng Hương Sơ Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Thủ kho kiêm thủ quỹ Kế toán vật tư hàng hóa Kế toán thanh toán Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Công ty cổ phần Da Giày- Huế vận dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 20/03/2007 của Bộ Trưởng Tài Chính. Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 Đơn vị tính: Việt Nam đồng. Hạch toán: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Da Giày- Huế Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo Tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi chú: Căn cứ vào quy mô và đặc điểm hoạt động của đơn vị nên công ty đã tổ chức công tác kế toán ứng dụng phần mềm kế toán với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Sơ đồ 2.3: Tổ chức kế toán chứng từ ghi sổ tại Công ty CP Da Giày- Huế II GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM GIÀY DA Giày da là một sản phẩm quan trọng của nước ta trong việc xuất khẩu cũng như bảo đảm nhu cầu đi lại của con người , góp phần làm tôn thêm vẻ đẹp cho chúng ta. Ngày nay giày da được sản xuất nhiều trên thế giới cũng như trong nước chúng ta với nhiều công ty sản xuất giày mọc lên và sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng Khi nói đến da hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chúng ta đang đề cập đến da bò, nhưng thật ra nó có thể là bất kì loại da động vật nào đã trải qua quá trình thuộc để tạo thành chất liệu cuối cùng (gọi chung là Da).Da thuộc của bê non thì vẫn gọi là da bê đơn giản bởi vì da thuộc đó được làm từ con bê. Loại da này có kết cấu hạt và sợi da chặt chẽ hơn, mỏng và sáng hơn da bò nên có thể làm ra da giày với chất lượng cao hơn da bò. Một số loại da thú khác như Kidskin (làm từ da dê), Pigskin/Peccary (làm từ da heo), Cordovan Shell (làm từ da ngựa), và đương nhiên sẽ có những động vật khác như trâu, voi, chuột túi Thậm chí còn có cả da của những con thú thuộc họ chim như đà điểu, bò sát như cá sấu, thằn lằn, rắn. Da bò sát thường bền hơn và dễ bảo quản hơn, tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ. Da bò (nói chung bao gồm cả da bò, da bê) cho đến nay vẫn là loại da phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép.Những đôi giày chất lượng cao sẽ dùng chất liệu da để làm những bộ phận sau: -Đế giày: gồm đế trong và đế ngoài (phần chạm đất) -Lót mặt trong giày (nơi chúng ta xỏ chân vào) -Phần gót giày ( gồm nhiều lớp tạo độ cao cho gót) -Lớp da bao ngoài (là mặt ngoài thấy được, bao bên ngoài lớp lót giày) Một đôi giày không hẳn chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu là da, thường đế giày được làm bằng cao su, bên trong có thể được lót bằng rất nhiều chất liệu khác nhau và phần gót có thể làm bằng gỗ, cao su hoặc nhựa. Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên sử dụng hoàn toàn bằng da trừ gót giày nếu bạn cần đi trong môi trường lạnh và ẩm ướt thì nên dùng cao su. Da có thể được cạo thành nhiều lớp với độ dày khác nhau: Đế ngoài giày nam thường có độ dày trung bình khoảng 4.78mm. Bên trong thường dày khoảng 5.56mm. Phần da bọc ngoài khoảng 1.98mm cho loại giày thường và giày công sở. còn da lót trong dày 0.40mm. Tất cả những độ dày này có thể thay đổi theo từng loại da, cách may và kiểu giày. Ví dụ như giày Ý thường có dáng thanh lịch, mềm mại hơn vì thế họ sử dụng miếng da mỏng hơn cho phần đế và bao ngoài. Đế giày có thể được gắn hoặc may và không nhất thiết phải dày như đế giày Goodyear. Lưu ý rằng giày dán thì phần đế chỉ đơn giản là được dán vào bằng keo và không có bất kì đường may nào cả. Chất lượng của da giày được sử dụng cho từng dòng sản phẩm riêng biệt được xác định bởi loại của da mà nhà sản xuất sử dụng. Người ta phân loại da theo hai cách: 1/ Theo chất lượng miếng da (số lượng sẹo, khuyết điểm ) 2/ Vùng da được sử dụng (lưng, bụng, vai ) Chất lượng da thường được chia thành 4 cấp: với cấp 1 chất lượng cao nhất và cấp 4 là thấp nhất. Nghĩa là thậm chí một miếng da loại 1 (rất ít thậm chí không có khuyết điểm) cũng có da cấp 4 (da bụng). Loại 1: chỉ chiếm 13% diện tích miếng da, sợi da có kết cấu chặt chẽ và chống thấm nước. Loại 2: chiếm 30% diện tích miếng da, cho chất lượng tốt. Loại 3: chiếm 32% diện tích miếng da, đã mất rất nhiều sợi da, xốp và không chống thấm nước, cho chất lượng tốt. Loại 4: chiếm 25% diện tích miếng da, chỉ có thể dùng làm lót mặt trong giày. Loại da được sử dụng sẽ quyết định chất lượng phần da bao ngoài, nếu đánh giá da giày chỉ qua bề ngoài thì đây là phần da dễ thấy nhất. Nếu phần này được làm từ vùng da lưng của miếng da loại 1 thì đây sẽ là đôi giày chất lượng tốt nhất mà bạn từng có (và dĩ nhiên rằng giá thành cũng sẽ rất đắt đỏ). Da để làm phần này thường là da mặt hạt. nhưng những loại da như da Cordovan hay da bóng thì lại lật mặt ngược lại. Riêng da lộn sẽ được loại bỏ hoàn toàn những hạt da. Da lộn thường được ép dưới áp suất rất lớn để nén những sợi da tạo thành một bề mặt nhẵn. Da bị hạt nổi, xước nhẹ thường được đánh bóng để loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt. Ở đây chúng da sẽ nhắc lại một chút về da full grain và da top grain để tránh nhầm lẫn cho các bạn khi phân biệt da. a. Da full-grain: Là loại da chưa được mài, đánh bóng, lót hoặc dập (trái ngược hẳn với da top-grain) để loại những gì không hoàn hảo (những vết hằn tự nhiên) trên bề mặt của miếng da. Những hạt trên tấm da tạo sự liên kết chắc chắn cho từng thớ sợi và tăng độ bền với thời gian. Hạt cũng có thể thở được nên miếng da luôn thoáng khi, độ ẩm thấp sau khoảng thời gian dài tiếp xúc với mội trường. Thay vì phải bọc thêm 1 lớp bảo vệ thì bản thân nó có thể tự phát triển một lớp patina làm cho da bóng mịn. Những đồ nội thất bọc da và giày da chất lượng cao thường được làm từ da full-grain. Da full grain thành phẩm thường được chia thành ba loại: aniline, semi-aniline và da napa. b. Da top-grain: Da top-grain (đây là loại da được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm da cao cấp) là loại da có chất lượng tốt thứ hai chỉ sau da full-grain. da top-grain có một lớp da đã được tách đi nên mỏng và mềm hơn. Bề mặt da đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào có cảm giác lạnh hơn và giống như nhựa. Lớp phủ này không thở được và cũng không sản sinh ra patina. Loại da này thường rẻ hơn và chống bám bụi tốt hơn da full-grain miễn là sản phẩm vẫn chưa hư hỏng. Tuy nhiên ở công đoạn cuối cùng những nhà sản xuất giày có thể thêm vào một lớp riêng của họ để giày bóng sáng hơn hoặc có thể thêm một lớp phủ màu để tạo kiểu màu bắt mắt hơn. c. Da điều chỉnh (corrected-grain): Là bất kì loại da nào có sử dụng hạt nhân tạo phủ lên bề mặt da. Miếng da được sử dụng để làm ra loại da này không đủ tiêu chuẩn để tạo ra da màu rám (vegetable-tanned) và da aniline. Đối với loại da này thì những vết không hoàn hảo đã được chỉnh sửa hoặc chà bóng, thêm vào đó là những hạt nhân tạo để tạo ấn tượng và được bọc ngoài bằng màu nhuộm. Hầu hết da corrected-grain được sử dụng để làm da nhuộm màu và màu sắc sẽ giúp che giấu những khuyết điểm và những dấu chỉnh sửa. Da corrected-grain có thể chia thành hai loại thành phẩm chính là semi-aniline và da nhuộm màu. d. Da split: Da split là loại da được làm bằng phần xơ của phần da còn lại sau khi phần da được sử dụng làm da top-grain đã được tách ra. Trong suốt công đoạn tách phần top-grain và phần da split, phần da split có thể chia thêm (mỏng hơn) thành middle split và flesh split. Một miếng da rất dày như middle split có thể tách thành rất nhiều lớp cho đến khi quá mỏng không thể tách thêm được nữa. Da split sau đó sẽ được phủ một lớp nhân tạo lên bề mặt và được dập nổi bằng hạt da (da bycast). Da split còn được sử dụng để làm da lộn. Những tấm da lộn chắc nhất thường được làm từ da split đã được loại bỏ hạt hoặc từ da flesh spilt(da đã được cạo đến một độ dày chuẩn). Da lộn thường được làm sần sùi cả 2 mặt. Ngày nay, nhà sản xuất sẽ sử dụng những kỹ thuật khác nhau để làm da lộn từ da full-grain để tăng chất lượng sản phẩm. Tùy mục đích sử dụng người ta cũng có thể lật ngược tấm da lộn để làm các sản phẩm khác nhau (mặt thấy được thì không có hạt sần sùi). Tuy nhiên đây không được coi là dạng chuẩn của da lộn. Hiện nay, giày da được sản xuất với rất nhiều chủng loại như loại rẻ tiền thô sơ, loại trung bình và cả những hàng cao cấp nữa nhưng tất cả các loại giày da đều có kết cấu chung như nhau. Kết cấu sản phẩm giày: Gồm phần mũ và phần đế giày. -Phần mũ giày là một phần phía trên của đôi giày, gồm các chi tiết: Mặt ngoài của mũ giày làm bằng da đối với giày cao cấp, Simili đối với giày giá rẻ, ngoài ra có thể là vài hoặc giả da. Chi tiết lót (mặt lót): làm bằng da, Simili, vải dệt hoặc vật tư xốp. Chi tiết tăng cường: Chemisheet, Chi tiết trang trí: Đèn nháy, tem mác, hoa văn, -Phần đế giày: Phần tiếp xúc trực tiếp với lòng bàn chân: Tẩy giấy hoặc cao su, lót tẩy, dây, Chi tiết tiếp xúc với mặt đất, (đế và lót) Chi tiết tăng cường: Độn sắt để tránh gãy đối với giày có lớp cao su mỏng, lỗ thông khí, III .QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIÀY DA Giai đoạn sản xuất bán thành phẩm Giai đoạn sản xuất thành phẩm [...]... cụ dụng cụ Gang tay, áo quần lao động của công nhân d e f Kéo , dao, kim, búa ….vv Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao máy móc , thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất Chi phí dịch vụ thuê ngoài Chi phí điện , nước , điện nước, bảo hiểm cháy nổ Chi phí bằng tiền khác V PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GIÀY DA Công ty Cổ phần Da giày Huế áp dụng quy trình sản xuất phức tạp bao... phẩm GĐn - Đối với chi phí nhóm II CPSX GĐi trong Z = thành phẩm Số lượng thành phẩm GĐn x VI Số liệu kế toán minh họa (tháng 2/2015) Công ty cổ phần Da giày Huế sản xuất giày gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau, bán thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu đầu vào cho giai đoạn sau, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn 2 là thành phẩm Tài liệu về chi phí sản xuất tháng 2/2015 của công ty như sau: ( đơn... : BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 2 năm 2015 Tên sản phẩm: Giày da Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tổng chi phí Chi phí nguyên vật liệu chính 22.620.105,3 Chi phí nguyên vật liệu phụ 2.331.200 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 1.CPSX dở dang đầu kỳ GĐ1 2.CPSX phát sinh trong kỳ GĐ1 3.CPSX GĐ1 trong Z thành phẩm 4.CPSX dở dang đầu kỳ GĐ2 5.CPSX phát sinh trong kỳ GĐ2 6.CPSX GĐ2 trong... : Chi phí nguyên vật liệu chính = Chi phí nguyên vật liệu phụ = x 350.000 = 88.759.919,47 đ 350.000 = 14.521.557,77 đ Chi phí nhân công trực tiếp = x 350.000 = 68.493.422,3 đ Chi phí sản xuất chung = x 350.000 = 75.536.312,27 đ x 350.000 = 21.940.503,53 đ - x CPSX GĐ2 trong giá thành của thành phẩm gồm: Chi phí nguyên vật liệu phụ = Chi phí nhân công trực tiếp = Chi phí sản xuất chung = x 350.000 =... IV CÁC LOẠI CHI PHÍ THEO NỘI DUNG KINH TẾ SẢN PHẨM GIÀY DA a b - c - Chi phí nguyên vật liệu: Các loại da, cao su Phẩm màu , hóa chất, mực in Chỉ, keo Latex, vật tư xốp hoặc vải dệt, dây, khóa Các loại nguyên vật liệu khác Chi phí nhân công Lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Lương và các khoản trích theo lương của quản lý phân xưởng Chi phí công cụ dụng cụ... đoạn sản xuất bán thành phẩm là các mũ giày , đế giày ; giai đoạn sản xuất thành phẩm là các sản phẩm giày da hoàn thành và đưa vào nhâp kho Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của giai đoạn cuối cùng Kỳ tập hợp là hàng tháng Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song : - Đối với chi phí nhóm I CPSX GĐi trong = Z thành phẩm...NVL mũ giày Chặt, thêu, in, ép, may Mũ giày Gò ráp NVL đế giày Cán ép Sản phẩm hoàn thành Đế giày Căn cứ vào đặc điểm gia công, nên phải tiến hành tuần tự hay tiến hành song song nhau, chia làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn sản xuất bán thành phẩm và giai đoạn sản xuất thành phẩm Chuẩn đầu tư đầu vào sản xuất bán thành phẩm: Giai đoạn này có thể tiến hành may mũ giày nếu giày có các chi tiết phải... Khoản mục chi phí CP nguyên vật liệu chính CP nguyên vật liệu phụ CP nhân công trực tiếp CP sản xuất chung CP nguyên vật liệu chính CP nguyên CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Kết quả sán xuất 22.620.105,3 66.332.550 Hoàn thành 520.000 sp 2.331.200 12.221.890,3 Dở dang 500 sp 16.303.112 52.290.115 %M 50% 18.441.690,2 1 - 57.204.689,2 6 - Hoàn thành 350.000 sp 5.290.205,19 16.660.300 Dở dang 260... phụ CP nhân công trực tiếp CP sản xuất chung 24.255.360,2 5 59.988.265 28.640.212,6 7 %M 30% 62.660.292,5 5 Yêu cầu : Tính giá thành và lập bảng tính giá thành sản phẩm trong tháng 2/2015 Biết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tham gia từ đầu quy trình sản xuất, các chi phí khác tham gia vào sản xuất sản phẩm theo mức độ hoàn thành Ta có : - CPSX GĐ1 trong giá thành của thành phẩm gồm : Chi phí nguyên... phải thêu – in – ép thì phải làm trước khi đem may Quy trình sản xuất đế giày bao gồm quá trình cán luyện ép đế cao su bằng khuôn gia nhiệt, cắt phần dư ra và vệ sinh đóng bao Tập hợp bán thành phẩm sản xuất thành phẩm hoàn chỉnh: Gồm chuẩn bị sản xuất, sản xuất gò ráp Giai đoạn này đòi hỏi tính đồng bộ và chính xác cao, mũ và đế giày sẽ được gò ráp với nhau để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh Nếu mũ và đế . QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIÀY HUẾ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Tiền thân của công ty cổ phần Da Giày- Huế là xí nghiệp Da Giày xuất khẩu Bình Trị Thiên trực thuộc sở công nghiệp. Tháng. Giày- Huế thuộc công ty XNK Da Giày Sài Gòn thành công ty cổ phần Da Giày Huế Hiện nay, nhà máy gồm có hai cơ sở: Cơ sở 1: Nhà máy Hương Sơ Địa chỉ: Đường số 5- Khu công nghiệp An Hòa- TP Huế Điện. các loại giày da đều có kết cấu chung như nhau. Kết cấu sản phẩm giày: Gồm phần mũ và phần đế giày. -Phần mũ giày là một phần phía trên của đôi giày, gồm các chi tiết: Mặt ngoài của mũ giày làm