Nhận xét các tác dụng phụ xa trong điều trị TKMP bằng phương pháp gây dính bột talc qua NSMP

64 297 0
Nhận xét các tác dụng phụ xa trong điều trị TKMP bằng phương pháp gây dính bột talc qua NSMP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tràn khí màng phổi được định nghĩa là sự xuất hiện khí trong khoang màng phổi [27]. Khái niệm này được Itard đề cập đến đầu tiên từ năm 1803, sau đó các triệu chứng lâm sàng được Laennec mô tả vào năm 1819 [69]. Đây là một bệnh lý xảy ra đột ngột, đòi hỏi phải được xử trí nhanh để loại bỏ khí trong khoang màng phổi (MP) trong trường hợp tràn khí màng phổi (TKMP) nhiều, nhanh nếu không bệnh nhân có thể bị suy hô hấp và nguy hiểm tới tính mạng. Điều trị TKMP có 2 vấn đề cơ bản là: hút khí ra khỏi khoang MP và phòng ngừa tái phát. Nội soi màng phổi (NSMP) với sự hỗ trợ của video (VATS: video - assisted thoracoscopic surgery) ra đời đ• dần trở thành phương pháp điều trị có hiệu quả các trường hợp TKMP tái phát và TKMP hút dẫn lưu không kết quả mà không có chỉ định phẫu thuật cắt phổi vì nhiều lý do (bệnh nhân lớn tuổi có bệnh lý phổi mạn tính, TKMP mà phổi có nhiều bóng kén khí lan toả hoặc kén khí ở nhu mô phổi hai bên, hoặc bệnh nhân trẻ tuổi quá mà việc phẫu thuật cắt phổi có thể ảnh hưởng lớn tới sức lao động của người bệnh trong thời gian còn lại). Qua NSMP có thể chà sát MP, cắt bóng khí, cắt thuỳ phổi có bóng khí, khâu lỗ thủng, cắt bỏ MP, bơm hoá chất hay bột talc để gây dính MP. Trong số các hoá chất được sử dụng để gây dính màng phổi thì bột talc vẫn được coi là chất hóa học lý tưởng nên lựa chọn đầu tiên bởi vì bột talc có hiệu quả điều trị cao nhất, chi phí thấp, sẵn có, dễ sử dụng và hầu như không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra (Sahn (2000) [60]). Trên thế giới đ• có nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả của phương pháp NSMP gây dính bằng bột talc trong điều trị TKMP với tỷ lệ thành công từ 90 - 100%, tỷ lệ tái phát thấp từ 2 - 14%. Tuy nhiên cũng 1 có một số nghiên cứu thấy bên cạnh khả năng gây dính màng phổi, bột talc có thể gây nhiều tác dụng phụ. Những tai biến sớm có thể gặp như đau ngực, sốt, nhiễm trùng khoang MP, ARDS, suy hô hấp, rối loạn huyết động, thậm chí tử vong. Tác dụng phụ lâu dài của phương pháp gây dính MP bằng bột talc có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, đau ngực mạn tính, dầy dính MP, hình thành u bột talc (talcome) trong khoang màng phổi, và nguy cơ ác tính hóa [35,58]. Và một vấn đề đặt ra là liệu việc sử dụng bột talc để gây dính MP trong điều trị TKMP có thực sự an toàn, đặc biệt là khi những BN TKMP có chỉ định NSMP gây dính bằng bột talc có tuổi đời còn rất trẻ? Ở Việt Nam nói chung và ở khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai nói riêng, NSMP gây dính bằng bột talc đ• được thực hiện trong điều trị TKMP từ nhiều năm nay và đ• có một số nghiên cứu bước đầu cho thấy đây là phương pháp điều trị TKMP có hiệu quả cao với một số tác dụng phụ sớm hay gặp là đau ngực, sốt. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào tại Việt Nam theo dõi lâu dài những bệnh nhân TKMP được điều trị bằng phương pháp này về tỷ lệ tái phát, các tác dụng phụ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tỷ lệ tái phát TKMP sau điều trị gây dính bằng bột talc qua NSMP. 2. Nhận xét các tác dụng phụ xa trong điều trị TKMP bằng phương pháp gây dính bột talc qua NSMP. 3. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá hiệu quả xa của phương pháp NSMP gây dính bằng bột talc trong điều trị TKMP, đồng thời đánh giá bước đầu các tác dụng phụ xa có thể gặp khi gây dính MP bằng bột talc. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu, mô học, sinh lý khoang màng phổi 1.1.1. Giải phẫu màng phổi * MP là bao thanh mạc bọc quanh phổi, gồm có: lá thành và lá tạng. Giữa hai lá thành và lá tạng là một khoang ảo đơược gọi là khoang màng phổi. Tổng diện tích của hai lá màng phổi ở mỗi bên là 1m2. - Lá tạng phủ toàn bộ bề mặt nhu mô phổi trừ rốn phổi. Lá tạng lách vào khe liên thuỳ và ngăn các thuỳ với nhau. Mặt trong lá tạng dính chặt vào phổi, mặt ngoài lá tạng nhẵn bóng áp vào lá thành. - Lá thành bao phủ mặt trong của lồng ngực, cơ hoành, trung thất và liên tiếp với lá tạng ở rốn phổi tạo nên dây chằng tam giác đi từ rốn phổi tới cơ hoành. Lá thành quấn lấy phổi, dính vào các vùng xung quanh phổi tạo nên các túi cùng (góc): góc sườn hoành, góc sườn trung thất trước, góc sườn trung thất sau, góc hoành trung thất. - Khoang MP là một khoang ảo. Hai lá thành và lá tạng của MP áp sát nhau và có thể trượt lên nhau dễ dàng lúc hít vào hay thở ra. * Phân bố mạch máu: - Tơưới máu lá tạng do các nhánh của động mạch phổi. Các mao tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch phổi, riêng ở rốn phổi mao tĩnh mạch đổ về tĩnh mạch phế quản. - Tươới máu lá thành do động mạch vú trong, động mạch liên sườn và động mạch hoành, các động mạch này đều xuất phát từ động mạch chủ. Các tĩnh mạch đổ về hệ tĩnh mạch azygos và tĩnh mạch vú trong. Tĩnh mạch azygos đổ về tĩnh mạch chủ trên, còn tĩnh mạch vú trong đổ về tĩnh mạch không tên. 3 * Phân bố bạch mạch: Các bạch mạch dưới thanh mạc của cơ hoành có nhiều nhánh nối lớn đi xuyên cơ hoành. Do có sự nối thông này, khoang MP và ổ bụng có thể thông thương với nhau. Các quá trình bệnh lý trong ổ bụng có thể ảnh hưởng đến khoang MP. Hệ thống bạch mạch của MP còn tham gia vào sự dẫn lưu của các bạch mạch của nhu mô phổi. Do vậy, khi có bệnh lý ở khoang MP đều có ảnh hưởng đến nhu mô phổi và ngược lại. * Phân bố thần kinh: Thần kinh của lá thành được phân nhánh từ thần kinh liên sườn, thần kinh X, thần kinh giao cảm, thần kinh hoành. Ngược lại, lá tạng được phân bố rất ít thần kinh (trừ khu vực các r•nh liên thuỳ). Bình thường lá thành và lá tạng không nhìn thấy được trên phim Xquang chuẩn. Trong TKMP quan sát được lá tạng MP khi nhu mô phổi bị xẹp lại do có không khí trong khoang MP. 1.1.2. Mô học màng phổi Cấu trúc của màng phổi là màng liên kết từ trong ra gồm 5 lớp: [12] - Lớp biểu mô (còn gọi là lớp trung biểu mô vì có nguồn gốc từ trung bì): lớp này gồm các tế bào tựa lên một đáy dày 500-600 angstrom, phía khoang MP bào tương các tế bào nhô thành các lông dài 0,5-3?m. - Lớp liên kết dưới trung mô: là lớp liên kết mỏng chứa các sợi liên võng và sợi chun mảnh, không có tế bào và mạch máu. Trong trường hợp bệnh lý, lớp này dày lên và tăng sinh nhiều mạch máu. - Lớp sợi chun nông: gồm những sợi chun khoẻ, sợi lưới và các bó tạo keo. - Lớp liên kết dưới MP: giàu tế bào, mạch máu, mạch bạch huyết, thần kinh, cấu trúc lỏng lẻo dễ tách. 4 - Lớp xơ chun sâu: lớp này dầy hơn lớp dưới biểu mô, bao phủ phổi và thành ngực. Phía trong tiếp giáp với mô liên kết kém biệt hoá chứa nhiều mạch máu và mô bào. 1.1.3. Sinh lý màng phổi MP giữ một vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp, đồng thời cũng là nơi trao đổi, vận chuyển dịch và tế bào. MP tham gia vào phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm để đáp ứng với mọi tấn công của môi trường bên ngoài cũng như bên trong. Thể tích dịch MP sinh lý là 1-10ml hoặc 0,1- 0,2ml/kg cân nặng cơ thể. Nồng độ protein dịch MP khoảng 1g/dl . Dịch MP sinh lý được tạo ra chủ yếu từ các hệ thống mao quản ở lá thành. Sự kiểm soát dịch, các protein và các hạt trong khoang MP chủ yếu do MP thành, nhờ có mạng bạch huyết lưu thông thẳng với khoang MP. Bình thường quá trình bài tiết dịch thấm và tái hấp thu dịch ở MP được cân bằng để đảm bảo cân bằng động thể tích và thành phần dịch MP. Hệ thống bạch huyết của MP thành có vai trò chính trong hấp thu vào trong hệ tuần hoàn dịch MP và các hạt có kích thước bằng hồng cầu. Khả năng dẫn lưu của hệ thống bạch huyết của MP thay đổi từ vài chục ml cho đến 600ml trong 24 giờ [5]. Sự mất cân bằng giữa quá trình bài tiết và hấp thu dịch MP, sự cản trở lưu thông của hệ bạch huyết MP sẽ gây ra tràn dịch MP. 1.2. Tràn khí màng phổi 1.2.1. Định nghĩa, phân loại tràn khí màng phổi * Tràn khí màng phổi là sự xuất hiện khí ở trong khoang MP [26]. * Tràn khí màng phổi được phân loại [40,61]: - Tràn khí màng phổi tự phát: xảy ra không do chấn thương hoặc nguyên nhân nào khác trước đó. TKMPTP lại được phân chia thành: 5 Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát: xảy ra ở người khoẻ mạnh, không có bệnh lý về phổi. Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát: là biến chứng của bệnh phổi, hay gặp nhất là BPTNMT, viêm phổi do Pneumocystis carinii [61]. - Tràn khí màng phổi do chấn thương: xảy ra do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của chấn thương vào lồng ngực bao gồm cả TKMP do các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị. 1.2.1.1. Tràn khí màng phổi tự phát a) Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát Theo nghiên cứu của Melton LJ và cs từ 1950-1974, tỷ lệ TKMP tự phát nguyên phát mỗi năm là 7,4-18/100.000 với nam và 1,2-6/100.000 với nữ [42]. Bệnh thường gặp ở nam giới cao, gầy trong độ tuổi 10 - 30 tuổi, ít gặp ở những người trên 40 tuổi. Tỷ lệ mắc ở nam so với nữ là 6,2/1 [26]. Những người hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc TKMPTP nguyên phát: ở nam giới hút thuốc lá mức độ nhẹ (1-12 điếu/ngày) có nguy cơ mắc gấp 7 lần, TB 13-22 điếu/ngày nguy cơ gấp 21 lần. ở người hút thuốc lá nặng (> 22 điếu/ngày) nguy cơ này gấp 101 lần. ở nữ có hút thuốc lá, nguy cơ mắc TKMP tăng tương ứng là 4, 14 và 68 lần [16]. Người ta cho rằng hút thuốc gây ra tổn thương ở những đường dẫn khí nhỏ và tạo ra các kén khí dưới MP. Mặc dù TKMPTP nguyên phát xảy ra ở những người không có bệnh lý phổi rõ ràng nhưng người ta có thể phát hiện được các kén khí dưới MP ở 76 - 100% các bệnh nhân trong quá trình NSMP [62,63], và ở hầu hết các BN khi phẫu thuật mở ngực. Chụp cắt lớp ngực có sử dụng vi tính có thể phát hiện được các bóng khí cùng bên trong 89% BN TKMPTP nguyên phát [38,45]. 6 Cơ chế của sự hình thành kén khí vẫn còn đang được nghiên cứu. Có một giả thiết cho rằng đó là do sự xâm nhập của các bạch cầu trung tính và đại thực bào gây ra sự thoái biến của các sợi đàn hồi xảy ra trong phổi của những người hút thuốc. Sự thoái biến này gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống protease-antiprotease, chất oxy hoá và kháng oxy hoá [61]. TKMPTP nguyên phát được cho là kết quả của sự vỡ kén khí dưới MP, thường gặp tổn thương ở đỉnh phổi [62]. Bệnh sinh của vỡ kén khí chưa rõ ràng. Yếu tố tạo thuận lợi cho kén khí dễ vỡ là nhiễm khuẩn cấp (nhất là nhiễm virus) gây viêm phế nang hay do một gắng sức thể lực [7] và không khí từ chỗ vỡ của bóng khí đi vào khoang MP [49]. Phần lớn các BN TKMP không có tràn dịch MP trên phim xquang phổi chuẩn. Lý do là TKMP làm tăng áp lực trong khoang MP, ngăn cản dịch từ mô kẽ di chuyển vào khoang MP. Bệnh nhân bị TKMPTP nguyên phát thường xảy ra ở người cao, gầy. Điều này có thể giải thích: áp lực khoang MP giảm khoảng 0,2cm nước với mỗi cm chiều cao, áp lực khoang MP sẽ âm hơn ở đỉnh phổi của người cao so với người thấp nên các phế nang vùng đỉnh phổi sẽ căng hơn do chịu áp lực lớn hơn. Trong giai đoạn gi•n ra dễ dẫn đến hình thành kén khí dưới MP. Tỷ lệ tái phát TB của TKMPTP nguyên phát được điều trị bằng các phương pháp: nằm nghỉ tại giường, chọc hút khí và dẫn lưu MP là 30%, thay đổi từ 16 - 52% [13]. Sadikot RT và cs (1997) có nhận xét tỷ lệ tái phát không liên quan đến chiều cao và cân nặng của BN, điều trị ban đầu cũng như thể tích của TKMP. Tỷ lệ tái phát thường gặp ở nam giới cao hơn là nữ giới. Ngừng hút thuốc làm giảm nguy cơ tái phát TKMP [59]. Không có sự liên quan giữa số lượng của kén khí hoặc kích thước của kén khí trên phim CLVT ngực hoặc thấy trên bề mặt của phổi khi mở ngực với sự tái phát của TKMP. 7 b) Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát TKMPTP thứ phát xảy ra thường nặng hơn TKMPTP nguyên phát do tràn khí trên nền bệnh phổi có từ trước. Tỷ lệ mắc của TKMPTP thứ phát ở nam là 6,3/100.000 dân mỗi năm đối với nam và 2/100.000 dân đối với nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 3,2/1 [26]. Bệnh gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 60 - 65 và ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn m•n tính. Những nguyên nhân gây TKMPTP thứ phát: BPTNMT, hen phế quản, xơ phổi, viêm phổi kẽ, bệnh bụi phổi, lao phổi, viêm phổi do Pneumocystis carinii, viêm phổi hoại tử, ung thư phổi, ung thư di căn màng phổi TKMPTP thứ phát xảy ra khi áp lực phế nang vượt quá áp lực mô kẽ của phổi, khí từ các phế nang bị vỡ đi vào khoang MP [61]. Tỷ lệ tái phát của TKMPTP thứ phát thay đổi từ 39 - 47%. Những yếu tố nguy cơ tái phát của TKMPTP thứ phát là: tuổi, xơ phổi và khí phế thũng [41,63]. c) Tràn khí màng phổi ở BN đang có kinh nguyệt TKMP theo chu kỳ kinh đề cập đến TKMP xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh lý này chiếm 2,8 - 5,6% TKMPTP ở nữ [51]. Tình trạng bệnh lý này hay gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 - 40 tuổi, đặc biệt là có tiền sử lạc nội mạc tử cung (20 - 40%). Thường gặp tràn khí phổi phải (90 - 95%) và xảy ra trong vòng 72 giờ sau khi có kinh nguyệt. Tỷ lệ tái phát của TKMP ở những phụ nữ được điều trị bằng liệu pháp hormon là 50% trong 1 năm [26]. Cơ chế gây bệnh gồm nhiều yếu tố: [23] - Vỡ các bóng khí hoặc phế nang dưới tác động của Prostaglandin Fơ2 tăng cao trong thời gian có kinh nguyệt. 8 - Cơ hoành có lỗ thủng bẩm sinh, trong thời gian có kinh nguyệt, nút nhầy cổ tử cung bong ra, không khí đi vào tử cung rồi qua ống dẫn trứng vào ổ bụng, sau đó qua lỗ thủng cơ hoành gây TKMPTP. - Lạc nội mạc tử cung tại phổi, MP và cơ hoành [66]. 1.2.1.2. Tràn khí màng phổi do chấn thương TKMP do chấn thương là hậu quả của chấn thương ngực kín hoặc hở. Điều trị cần phải đặt dẫn lưu khoang MP, đặc biệt là khi có tràn máu MP kèm theo. TKMP do các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị là một týp của TKMP do chấn thương. Với sự phát triển của những thủ thuật có tính chất xâm lấn để chẩn đoán và điều trị, loại TKMP này ngày càng phổ biến, tuy nhiên phần lớn các trường hợp có ít các triệu chứng lâm sàng [26]. Những nguyên nhân hay gặp gây ra loại TKMP này là: chọc dò qua thành ngực, sinh thiết MP, sinh thiết xuyên vách phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 1.2.1.3. Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân AIDS TKMPTP có thể gặp ở 2 - 6% BN nhiễm HIV, trong đó 80% những BN này có liên quan đến viêm phổi do Pneumocystis carinii. Tỷ lệ chết trong bệnh viện là trên 25% và thời gian sống TB là 3 tháng. Cơ chế gây ra TKMP là sự vỡ của các kén khí lớn dưới MP có liên quan đến sự hoại tử tổ chức dưới MP. Tái phát của TKMP ở BN AIDS cùng bên hoặc đối bên rất thường gặp [26]. 1.2.2. Hậu quả sinh lý của tràn khí màng phổi Khoang MP bình thường không có khí. Có khí trong khoang MP là hiện tượng bất thường. Tuỳ theo lượng khí trong khoang MP nhiều hay ít có thể gây ra những ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trước hết là hô hấp và tuần hoàn 9 * Ảnh hưởng đến hô hấp: Không khí lọt vào khoang MP làm xẹp phổi. Khi hít vào khí không thể vào được các phế nang ở phần phổi xẹp, đồng thời các phế nang ở phần phổi không bị xẹp cũng bị dồn nén, khí không thể thoát ra ngoài trong động tác thở ra, khí cặn tồn dư trong phổi rất lớn, có thông khí nhưng không có sự trao đổi khí. Nếu toàn bộ phổi bên bị tràn khí bị xẹp, khả năng hô hấp của bên đó bị mất hoàn toàn. Nếu phổi chỉ bị xẹp một phần thì khả năng hô hấp của bên đó bị mất đi một phần, phần đó không chỉ tương ứng với thể tích phổi bị suy giảm mà còn lớn hơn rất nhiều vì phần hoạt động thông khí của phần phổi còn lại không bị xẹp cũng bị ảnh hưởng. Máu chứa nhiều CO2 từ động mạch phổi đưa đến phổi không thể thải được CO2 ra, các phế nang cũng không nhận được O2, do vậy, có tưới máu mà không có thông khí, hậu quả là giảm dung tích sống cũng như áp lực oxy máu động mạch. Phổi bên đối diện phía không có tràn khí cũng giảm hoạt động do: áp lực dương bên phía phổi bị tràn khí làm trung thất bị đẩy sang bên phổi lành và khuynh hướng tự co lại của phổi bên không bị tràn khí kéo trung thất sang. Các rối loạn nêu trên gây ra rối loạn thông khí hạn chế. TKMPTP nguyên phát BN có thể chịu đựng được. Nếu chức năng phổi của BN bất thường trước đó thì có thể dẫn đến suy hô hấp với sự giảm thông khí phế nang và nhiễm toan hô hấp. Sau khi không khí được lấy ra khỏi khoang MP, các rối loạn về hô hấp được cải thiện. * ảnh hưởng đến tuần hoàn: áp lực âm tính trong lồng ngực giúp cho máu tĩnh mạch trở về tim, tuần hoàn của hệ bạch huyết về tĩnh mạch azygos dễ dàng. Trong TKMP, áp lực âm bị mất đi, tuần hoàn sẽ bị trở ngại, đặc biệt là khi áp lực này trở nên dương tính. 10 [...]... 24.5 tháng, trong đó ngắn nhất là 6 tháng, dài nhất là 62 tháng 3.2 Tái phát TKMP sau NSMP gây dính bằng bột talc 3.2.1 Tỷ lệ tái phát Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tái phát TKMP sau NSMP gây dính bột talc Nhận xét : tỷ lệ tái phát TKMP sau NSMP gây dính bột talc là 2.7% (1/37 BN) 3.2.2 Thời gian tái phát TKMP sau NSMP gây dính bột talc : Chỉ có một trường hợp tái phát TKMP sau NSMP gây dính bột talc, thời gian... gian tái phát sau gây dính là 9 tháng 3.3 Tác dụng phụ xa của gây dính màng phổi bằng bột talc qua NSMP Bảng 3.6: Tác dụng phụ xa của gây dính bột talc qua NSMP (n = số BN) Tác dụng phụn % RLTK hạn chế (N = 23) 5 21.7 RLTK hỗn hợp (N = 23) 3 13.0 Đau ngực mạn tính (N = 37) 2 Dầy MP (N = 23) 23 5.4 100 Talcome (N = 23) 0 0 Ung thư (N =23) 0 0 Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn CNHH là 34.7%, trong đó RLTK hạn... nghiệp Tiền sử bệnh tật : tiền sử TKMP trước đó (mấy lần, khi nào, đ• được điều trị bằng phương pháp nào), tiền sử lao phổi, tiền sử chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh lý hô hấp khác Tiền sử tái phát TKMP sau khi NSMP gây dính bằng bột talc : số lần tái phát TKMP, thời gian xuất hiện tái phát TKMP sau NSMP gây dính bằng bột talc là bao lâu, phương pháp điều trị Tiền sử tràn dịch màng phổi... (29/37BN) sử dụng 10g bột talc để gây dính MP, 8.1% (3/37 BN) sử dụng liều bột talc là 15g 3.1.7 Thời gian theo dõi sau NSMP gây dính bột talc Bảng 3.5: Thời gian theo dõi sau NSMP gây dính bột talc (n = số BN) Thời gian theo dõi (tháng) n 6 - 12 7 18.9 13 - 24 12 32.4 25 - 36 12 32.4 % 36 37 - 48 5 13.5 = 48 2.7 1 Tổng 37 100 Nhận xét: thời gian theo dõi trung bình sau NSMP gây dính bằng bột talc là 24.5... tổn thương trên các tế bào này Hiệu quả gây dính màng phổi cao hơn ở những BN ít có tổn thương MP, điều đó cho thấy tế bào trung biểu mô MP có vai trò quan trọng trong cơ chế gây dính MP 18 1.3.3 Các biện pháp gây dính màng phổi bằng bột talc Bột talc được sử dụng để gây dính màng phổi thông qua việc bơm trực tiếp vào khoang màng phổi qua ống dẫn lưu màng phổi Có 2 biện pháp bơm bột talc vào khoang... và điều trị trong quá trình phẫu thuật NSMP giúp quan sát trực tiếp MP, có thể dễ dàng phát hiện các bóng khí, can thiệp đốt bằng phương pháp thông thường hoặc bằng điện đông cao tần, thắt bóng khí kết hợp gây dính bột talc Theo Sawada S và cs (2005) hiệu quả điều trị của NSMP tương đương với phẫu thuật mở ngực Tỷ lệ thành công của NSMP gây dính bột talc khoảng 97% [46] Tỷ lệ tái phát 16 TKMP của phương. .. 1.4.2 Các tác dụng phụ lâu dài 1.4.2.1 ảnh hưởng đến chức năng hô hấp (CNHH) Lange và cộng sự đánh giá chức năng hô hấp ở những bệnh nhân được điều trị TKMP với gây dính MP bằng bột talc sau 22 - 35 năm nhận thấy, những bệnh nhân được điều trị gây dính MP bằng bột talc có dung tích phổi toàn phần thấp hơn so với những bệnh nhân chỉ điều trị dẫn lưu khí đơn thuần (89% so với 96% giá trị lý thuyết) Trong. .. trên những BN TKMP thứ phát được gây dính MP bằng bột talc qua sonde dẫn lưu gặp tỷ lệ sốt sau gây dính MP là 15.3% [2] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) gặp tỷ lệ sốt sau gây dính MP bằng bột talc qua NSMP cao hơn: 63,3% BN với nhiệt độ TB là 38,1 ± 0,50C, mức độ sốt chủ yếu là sốt nhẹ và vừa (84,2%) Thời gian xuất hiện sốt phần lớn các BN là từ ngày thứ 2 sau NSMP gây dính bột talc và kéo dài trong khoảng... tránh được tình trạng bột talc tập trung thành đám ở MP, lượng bột talc mỗi lần bơm thường thấp 1.4 Các tác dụng phụ của bột talc Bên cạnh khả năng gây dính màng phổi, bột talc có thể gây nhiều các tác dụng phụ Những tai biến sớm có thể gặp như đau ngực, sốt, nhiễm trùng khoang MP, ARDS (nguy cơ có thể liên quan đến kích thước của hạt), suy hô hấp, rối loạn huyết động Tác dụng phụ lâu dài là ảnh hưởng... là 1,36% so với 2,41% ở nhóm NSMP gây dính bột talc đơn thuần [20] Nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho thấy tỷ lệ tái phát từ 2 - 5% và không gặp biến chứng hay tác dụng phụ nặng nào [32, 57] 28 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tươợng nghiên cứu Bao gồm tất cả các BN được chẩn đoán TKMP và được điều trị gây dính màng phổi bằng bột talc qua NSMP tại khoa Hô hấp Bệnh viện . trong điều trị TKMP bằng phương pháp gây dính bột talc qua NSMP. 3. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá hiệu quả xa của phương pháp NSMP gây dính bằng bột talc trong điều trị TKMP, đồng. phụ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tỷ lệ tái phát TKMP sau điều trị gây dính bằng bột talc qua NSMP. 2. Nhận xét các tác dụng phụ xa trong điều. trạng bột talc tập trung thành đám ở MP, lượng bột talc mỗi lần bơm thường thấp. 1.4. Các tác dụng phụ của bột talc Bên cạnh khả năng gây dính màng phổi, bột talc có thể gây nhiều các tác dụng phụ.

Ngày đăng: 05/05/2015, 16:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan