gây dính bột talc qua NSMP
4.3.1. Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp
Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp tỷ lệ: 21.7% (5/23 BN) có RLTK hạn chế và 13% (3/23 BN) có RLTK hỗn hợp với thời gian theo dõi trung bình là 24.5 tháng với TLC trung bình là 76.2%, FEV1 trung bình 74.2%
và VC trung bình 78.7%. Không thấy có sự khác biệt về FEV1, VC, TLC và chỉ số Tiffeneau giữa hai nhóm BN có hút thuốc và không hút thuốc.
Theo Lange và cộng sự [52], theo dõi 114 BN sau 22 - 35 năm nhận thấy có sự rỗi loạn thông khí hạn chế mức độ nhẹ với TLC trung bình thấp hơn so với những bệnh nhân chỉ điều trị dẫn lưu khí đơn thuần (89% so với 96% giá trị lý thuyết). Có 1 BN có RLTK hạn chế mức độ nặng TLC 58%. Không có sự khác biệt giữa VC và FEV1 khi so sánh 2 nhóm bệnh nhân này. Theo dõi ngắn sau điều trị gây dính MP bằng bột talc không thấy có sự khác biệt về CNHH giữa 2 nhóm BN. Theo tác giả, sự RLTK hạn chế này có liên quan đến dày dính màng phổi.
Một nghiên cứu của Hallgrimsson [29] trên 58 BN TKMPTP nguyên phát theo dõi sau 5 - 6 năm cũng thấy trong số 8 BN có RLTK hạn chế (TLC = 80% giá trị lý thuyết) thì có tới 4 BN có dầy dính MP.
Nghiên cứu của Viskum và cộng sự [32] đánh giá sau 11 năm, thấy tỷ lệ RLTK hạn chế là 2% (1/50BN).
Cardillo [20] theo dõi 26 BN TKMPTP nguyên phát với thời gian theo dõi trung bình 60 tháng thấy tất cả các BN đều có chức năng hô hấp bình thường.
S. Gyorik và cộng sự theo dõi 53 BN TKMPTP nguyên phát điều trị gây dính MP bằng bột talc với thời gian theo dõi trung bình là 118 tháng thấy FVC trung bình ở 99% số BN này là 102% (CNHH bình thường), nhưng khi so sánh ở nhóm BN có hút thuốc với không hút thuốc thì thấy FVC và FEV1 giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm hút thuốc [64].
Tschopp JM và cộng sự [65] nghiên cứu trên 61 BN bao gồm cả TKMPTP nguyên phát và thứ phát cũng thấy có sự RLTK hạn chế mức độ nhẹ trong tháng đầu sau gây dính bằng bột talc với TLC trung bình là 75%
ở 23/61 BN (37.7%) nhưng tình trạng này đ• dần được cải thiện sau phẫu thuật 12 tháng (TLC trung bình tăng lên 95%).
Như vậy so với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, nghiên cứu của chúng tôi gặp tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp cao hơn: 34.7% (8/23BN), mức độ RLTK nặng hơn. Tuy nhiên, những bệnh nhân có RLTK này hầu hết đều rơi vào những trường hợp TKMP thứ phát (3/8BN) (TKMP/ COPD, TKMP/ Lao phổi cũ), có 1 BN bị TKMP 2 bên, 4 trong số 8 BN có tiền sử hút thuốc lá nhiều 20 - 40 bao năm. Mặt khác có thể do liều bột talc chúng tôi sử dụng để gây dính cao hơn các tác giả khác: 9.84±2.242 gram (so với liều bột talc 0.5 - 4 gram trong các nghiên cứu khác); hơn nữa tỷ lệ dầy màng phổi trong nghiên cứu của chúng lớn hơn trong nghiên cứu của các tác giả khác, điều này có lẽ là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ RLTK trong nghiên cứu của chúng tôi cao như vậy.
4.3.2. Các tác dụng phụ xa khác:
- Đau ngực mạn tính:
Trong số 37 bệnh nhân, chỉ có 2 trường hợp gặp tác dung phụ đau ngực mạn tính (5.4%) với mức độ đau ngực nhẹ (VAS 2 điểm), thời gian đau ngực ngắn dưới 15 phút và tự hết mà không cần phải xử trí gì.
Richard Milton (2003) [56] đ• báo cáo một trường hợp BN nam 27 tuổi bị TKMP hai bên với TKMP phải xảy ra trước được điều trị NSMP gây dính bằng bột talc, TKMP trái xảy ra sau đó 1 tháng được điều trị bằng NSMP đốt bóng khí. Sau khi ra viện 1 tháng, BN xuất hiện triệu chứng đau ngực bên phải mạn tính (mà không hề đau ngực bên trái - bên NSMP đốt bóng khí đơn thuần) kéo dài 2 năm, hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực của BN cho thấy dầy và calci hoá MP vùng đỉnh phổi phải. BN này sau đó đ• phải phẫu thuật bóc tách phần MP trên, kết quả giải phẫu bệnh là một u hạt talc có calci hoá.
Theo S. Gyorik và cộng sự [64] khi theo dõi các BN gây dính MP bằng bột talc qua NSMP thấy trong số 38 BN, 27 BN (71%) không bị đau ngực mạn tính (VAS là 1 điểm), 8 BN có VAS là 2 điểm và ở mức điểm VAS 3, 4, và 5 điểm có một BN.
Các nghiên cứu của các tác giả khác hầu như không gặp tác dụng phụ đau ngực mạn tính.
- Dầy màng phổi:
100% ( 23/23 BN) số bệnh nhân đến khám lại có biểu hiện dầy màng phổi bên gây dính trên phim XQ phổi chuẩn, trong đó 87% (20/23) trường hợp chỉ dầy khu trú MP vùng đáy phổi (góc sườn hoành), 13% (3/23) trường hợp dầy MP lan toả cả vùng đỉnh và đáy phổi. 100% số trường hợp chỉ dầy MP bên gây dính bằng bột talc, trong đó có 2 trường hợp bị TKMP 2 bên có biểu hiện dầy MP cả hai bên phổi.
Viskum và cs theo dõi sau 21 năm thấy có 2/50 BN (4%) có biểu hiện dầy màng phổi trên phim chụp XQ phổi thường quy.
Tschopp JM và cs [65] cũng gặp tỷ lệ dầy màng phổi khu trú trên phim chụp XQ phổi là 8.75% (7/80)
Lange và cs theo dõi trong khoảng 22 - 35 năm [52], tỷ lệ dầy màng phổi nói chung trên phim XQ phổi thường quy là 51/75 BN (68%), trong đó ở nhóm TKMP được điều trị gây dính bột talc qua NSMP là 78%, còn ở nhóm TKMP chỉ mở MP tối thiểu dẫn lưu khí đơn thuần là 55%, tác giả không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ dầy màng phổi giữa 2 nhóm BN này.
Như vậy so với các nghiên cứu của các tác giả khác thì tỷ lệ dầy MP trên phim chụp XQ phổi thường quy của chúng tôi cao hơn, điều này có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi sử dụng liều bột talc để gây dính cao hơn 9.84±2.242 gram (so với liều bột talc 0.5 - 4 gram trong các nghiên cứu khác).
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có BN nào có biến chứng talcome trên hình ảnh XQ phổi thường quy.
Ahmed Zahoor và cộng sự (2003) [13] đ• báo cáo một trường hợp nữ trẻ tuổi xuất hiện một khối u calci hóa ở trung thất trước 18 tháng sau NSMP trái gây dính bằng bột talc, BN này sau đó đ• được phẫu thuật cắt bỏ khối u và giải phẫu bệnh là một u hạt talc.
Nghiên cứu của John G. Murray và cộng sự [33] khi theo dõi 7 BN được NSMP gây dính bằng bột talc sau 2 năm thấy 2/7 BN (28.5%) có hình ảnh u bột talc (trên 3 cm) ở nửa lồng ngực bên gây dính.
Lange và cộng sự theo dõi 114 BN sau 22 - 35 năm không thấy trường hợp nào có biểu hiện talcome trên hình ảnh XQ phổi thường quy [52]. Nghiên cứu của Viskum và cộng sự cũng cho thấy kết quả tương tự [32]
- Biến chứng ung thư hoá:
ở thời điểm được phỏng vấn không có BN nào trong nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng ung thư hoá sau nội soi màng phổi gây dính bằng bột talc.
Trong một nghiên cứu của Chappell và cộng sự khi đánh giá lại các BN TKMPTP nguyên phát đ• được NSMP gây dính bằng bột talc, thời gian theo dõi là 14 - 40 năm, tác giả ghi nhận trong số 152 BN liên lạc được không thấy có trường hợp nào xuất hiện ung thư phổi hay ung thư trung biểu mô màng phổi [32].
Lange và cộng sự theo dõi sau 20 - 35 năm những trường hợp sử dụng bột talc dạng phun mù để gây dính màng phổi không thấy có trường hợp nào xuất hiện ung thư phổi hay ung thư trung biểu mô màng phổi [52].
Nghiên cứu của hiệp hội lồng ngực Anh theo dõi 14 - 40 năm sau nội soi màng phổi gây dính bằng bột talc trong điều trị TKMP cũng không thấy có sự gia tăng nguy cơ ung thư phổi và ung thư trung biểu mô màng phổi [55].
Như vậy chúng tôi cũng có cùng nhận xét với nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới. Tuy nhiên, vì thời gian theo dõi của chúng tôi còn ngắn, số lượng BN còn ít nên cũng không thể bàn luận thêm về biến chứng ung thư hoá ở những BN được NSMP gây dính bằng bột talc.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 37 BN TKMP được điều điều trị bằng NSMP gây dính bột talc, theo dõi trong khoảng thời gian 6 tháng đến 62 tháng (trung bình 24.5 tháng), chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm chung
- Các loại TKMP: TKMPTP nguyên phát 81.1%. TKMPTP thứ phát chiếm 18.9%.
- Tỷ lệ nam/nữ là 5.2/1.
- Tuổi TB nhóm TKMPTP nguyên phát 31.0 ± 10.2 tuổi. Tuổi TB của nhóm TKMPTP thứ phát 51.1 ± 13.7 tuổi.
- 62.2% BN có hút thuốc lá - lào, số bao năm TB là 6.8±11.8 bao năm. - Tiền sử bệnh tật: tiền sử TKMP gặp 51.4%, tiền sử lao phổi: 5.4%, BPTNMT: 10.8%.
- Liều bột talc trung bình bơm vào khoang MP để gây dính là 9.84±2.242 gram
2. Tỷ lệ tái phát TKMP sau điều trị gây dính bằng bột talc qua NSMP
- Tỷ lệ tái phát TKMP sau nội soi màng phổi gây dính bằng bột talc là 2.7% (1/37 BN) với thời gian theo dõi trung bình 24.5 tháng
3. Các tác dụng phụ xa của NSMP và gây dính bột talc qua NSMP trong điều trị TKMP
- Tỷ lệ RLTK sau nội soi gây dính MP bằng bột talc: 34.7% (21.7% RLTK hạn chế, 13% RLTK hỗn hợp)
- Các tác dụng phụ xa khác: đau ngực mạn tính mức độ nhẹ gặp 5.4% (VAS 2 điểm), dày màng phổi khu trú: 100%, không gặp các tác dụng phụ như talcome và ung thư hoá.
KIẾN NGHỊ
- NSMP gây dính bằng bột talc trong điều trị TKMP là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao, chi phí ít tốn kém với tỷ lệ tái phát TKMP thấp và ít tác dụng phụ, vì vậy nên tiếp tục phát triển phương pháp điều trị này. Tuy nhiên nên giảm bớt liều bột talc sử dụng để gây dính cho nhóm đối tượng TKMPTP nguyên phát nhằm giảm bớt tác dụng phụ (rối loạn chức năng hô hấp, dầy màng phổi,...) mà vẫn cho hiệu quả gây dính cao.
- Nên tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ lâu dài của phương pháp NSMP gây dính bằng bột talc trong điều trị TKMP với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian theo dõi lâu hơn.
1. Nguyễn Thanh Bình (1999). Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm
lâm sàng, xquang và nguyên nhân của tràn khí màng phổi. Luận văn
bác sĩ chuyên khoa 2, Đại học Y Hà nội.
2. Ngô Thanh Bình (2005). Làm dày dính màng phổi bằng bột talc
trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát tái phát. Luận văn Thạc sỹ
y học, TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Đình Minh, Nguyễn Thị Thành, Bùi Thương Thương. “Nhân 6 trường hợp soi lồng ngực”. Báo cáo sinh hoạt khoa học năm 1985-1986, Viện lao và bệnh phổi, tập I và II, 89-93. 4. Dược điển Việt Nam III (2002) Bột talc, NXB Y học, 38-39.
5. Trịnh Bỉnh Dy (2001). “Sinh lý học màng phổi”, Bài giảng sinh lý học, tập 1, NXB Y học, 280-281.
6. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006). Nghiên cứu giá trị của nội soi
màng phổi trong chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi. Luận văn
tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
7. Huỳnh Quang Khánh, Hoàng Văn Thiệp, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Tấn Cường và cs. "Một số kinh ngiệm bơước đầu trong phẫu thuật nội soi lồng ngực tại khoa Ngoại lồng ngực - Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy 6/2000 - 9/2002". Y học thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt thành tựu khoa học 5 năm bệnh viện Chợ Rẫy 1996 - 2001, 260 - 264.
8. Hoàng Minh (1999). "Tràn khí màng phổi". Giải đáp về một số
Hồ Chí Minh.
10. Trần Nhươ Hưng Việt (2003). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi
lồng ngực. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Ngoại
lồng ngực - Tim mạch, TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thế Vũ (2003). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang, chỉ
định điều trị tràn khí màng phổi tự phát. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại
học Y Hà nội, 2003.
12. Nguyễn Vươợng (2000), “Bệnh hô hấp”, Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, Hà Nội, 80-89.
II. Tiếng Anh:
13. Ahmed Zahoor, Shrager Joseph B (2003). " Mediastinal talcoma masquerading as thymoma". The Annals of thoracic surgery ISSN ; vol 75: 568-569.
14. Andrivet P, Djedaini K, Teboul JL, et al (1995). "Spontaneous pneumothorax: comparison of thoracic drainage vs immediate or delayed needle aspiration". Chest; 108: 335-340.
15. Ayed AK, Al-Din HJ (2000). "The results of thoracoscopic surgery for primary spontaneous pneumothorax". Chest; 118: 235-238.
16. Bense L, Eklund G, Wiman LG (1987). "Smoking and the increased risk of conơtracting spontaneous pneumothorax". Chest; 92: 1009- 1012.
17. Berk JL (1997). "Pneumothorax". A practical approach to pulmonary medicine, 206-223.
talc pleurodesis". Chest; 135: 2356-2360.
19. Brant A, Eaton T (2001). "Serious complications with talc slurry pleurodesis". Respirology, Volume 6, Number 3, September 2001; 5:181-185.
20. Cardillo G, Carleo F, Giunti R, et al (2006). "Videothoracoscopic talc poudrage in primary spontaneous pneumothorax: A single - Institution experience in 861 cases". J Thorac Cardiovasc Surg; 131: 322-328.
21. Chen JY, Zheng MF, Zhu QK, et al (2003). "Video-assisted thoracoscopic surgery for spontaneous pneumothorax". Zhonghua Jie He He Hu Xi Za Zhi; 26(4): 227-229.
22. Christophe Doddoli et al (2004). "Video-assisted thoracoscopic management of recurrence primary spontaneous pneumothorax after prior talc pleurodesis: a feasible, safe and efficient treatment option". Eur J Cardiothorac Surg; 26: 889-892.
23. Clayton TC, William FD, Claude D (1999). "Visualization of diaphragmatic fenestration associated with catamenial pneumothorax". Ann Thorac Surg, 68: 1413-1414.
24. Doddoli C, Barlési F, Fraticelli A, et al (2004). "Video - assisted thoracoscopic management of recurrent primary spontaneous pneumothorax after prior talc pleurodesis: a feasible, safe and efficient treatment option". Eur J Cardiothorac Surg; 26: 889-892. 25. Dumont P, Diemont F, Massard G, et al (1997). "Does a
26. Fahad MA, Sat S, Bruce M (2003). "Pneumothorax". eMedicine Specialties. Radiology. Chest.
27. Galbis Caravajai JM, Gómez B, Carrión SB, et al (2003). "Video -assisted thoracoscopic surgery in the treatment of pneumothorax: 107 consecutive procedures". Arch Bronconeumol; 39: 310-313. 28. Gupta KB, Mishra DS, Tandon S, et al (2003). "Role of chest CT scan in determining etiology of primary spontaneous pneumothorax". Indian J Chest Dis Allied Sci; 45(3): 173-177.
29. Hallgrimsson JG (1978). "Spontaneous pneumothorax in Iceland with special reference to the idiopathic type: a clinic and epidemiological investigation". Scand and J thorax Cardiovasc surg;21: 9 – 85.
30. Henry M, Arnold T, Harvey J (2003). "BTS guidelines for the management of spontaneous pneumothorax". Thorax; 58: 39-52. 31. Huseyin Yildirim et al (2006). "Talc pleurodesis: Systemic
Inflamatory Response". Turkish Respiratory Journal; 7(2): 65-70. 32. Ian Hunt, Brendan Barber, Rachel Southon (2007). "Minimal long-
term adverse effects reported in patients who have undergone talc pleurodesis following a spontaneous pneumothorax".
33. John G. Murray, Edward F. Parz, Jr. Jeremy, J Erasmus Robert C. Gilkeson (1996). "C.T Apperance of the pleural space after talc pleurodesis". AJR; 169: 89-91.
34. José Ribas Milanez de Campos et al (2001). "Thoracoscopy talc poudrage: A 15 –Year Experience". Chest; 119: 801-806.
36. Kirchner JT, DO Sahn S, Heffner JE (2000). "Diagnosis and management of spontaneous pneumothorax". Brief article American family physician.
37. L. Bense, G Eklund, LG Wiman (1987). "Smoking and the increased risk of contracting spontaneous pneumothorax". Chest; 92: 1009- 1012.
38. Lesur O, Delorme N, Fromaget JM, et al (1990). "Computed tomography in the etiologic assessment of idiopathic spontaneous pneuơmothorax". Chest; 98: 341-347.
39. Light WR (2002). "Talc for pleurodesis". Chest; 122: 1506-1508. 40. Light WR, Broaddus VC. "Pneumothorax, chylothorax, hemothorax,
and fibrothorax". Textbook of respiratory medicine, third edition, 2043-2067.
41. Lippert HL, Lund O, Blegvad S, Larsen HV (1991). "Independent risk factors for cumulative recurrence rate after first spontaneous pneumothorax". Eur Respir J; 4: 324-331.
42. Lisa Kennedy and Steven A. Sahn (1994). "Talc pleurodesis for the treatment of pneumothorax and pleural effusion". Chest; 106: 1215- 22.
43. Melton LJ, Hepper NG, Offord KP (1979). "Incidence of spontaneous pneumothorax in Olmsted County, Minnesota: 1950– 1974". Am Rev Respir Dis; 29: 1379-1382.
44. Mendis D, Shanawany TEI, Mathur A, Redington AE (2002).