giáo án Ngữ văn 9

188 83 0
giáo án Ngữ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN: 1 Ngày soạn: 23/8/2010 BÀI: 1 Ngày dạy: 24, 25/8/2010 TIẾT: 1 - 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp, phong cách Hồ Chí Minh: kể, bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị: Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở của học sinh. 3. Bài mới: Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hỏi: Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý? Hỏi: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? Vấn đề đặt ra? Hỏi: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Tiết 2 Hỏi: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào? Hỏi: Người đã làm cách nào để có vốn tri thức văn hoá nhân loại? Hỏi: Điều gì đã thôi thúc người có được những tri thức ấy? - Em hày nêu dẫn chứng Hỏi: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí I. Đọc - hiểu v ăn bản: - Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” - Chính luận, loại văn bản nhật dụng. - Bố cục: Hai phần Phần 1: Hồ chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh. II. Phân tích: 1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: - Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ. - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. - Qua công việc lao động mà học hỏi - chìa khoá để mở ra kho tri thức nhân loại. - Ham hiểu biết, học hỏi. -Dẫn chứng: SGK → Hồ Chí Minh là Người thông minh, cần cù, yêu lao động, ham hiểu biết, học hỏi. Minh? Hỏi: Người đã có vốn tri thức nhân loại ở mức ntn? và theo hướng nào? Hỏi: Người tiếp thu văn hoá nhân loại dựa theo nền tảng nào? Hỏi: Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? Hỏi: Khi trình bày, tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện nào, cơ sở nào? Hỏi: Liên hệ với các nguyên thủ các nước? Hỏi: Qua đó, em có nhận được gì về lối sống của Bác? Hỏi: Để nêu bật lối sống giản dị của Bác, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hỏi: So sánh lối sống với Nguyễn Trãi? Hỏi: Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập, hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ? Hỏi: Từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó? Hỏi: Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá? Phi văn hoá? - Kết quả: Vốn kiến thức sâu rộng, tiếp thu có chọn lọc. + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động; + Tiếp thu cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực; → Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc. 2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh: - Thời kỳ Bác làm Chủ tịch Nước. - Ba phương diện: nơi ở, trang phục, ăn uống,(dẫn chứng, liên hệ) → Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị. * Nghệ thuật: + Kết hợp kể và bình luận; + Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; + Đan xen thơ, từ Hán việt; + Sử dụng nghệ thuật đối lập * Giống: giản dị, thanh cao. Khác: Bác gắn bó, chia sẽ khó khăn gian khổ cùng nhân dân. 3. Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh: - Thuận lợi: - Nguy cơ Ghi nhớ: SGK D. Củng cố, dặn dò: Đọc lại văn bản Ngày soạn: 23/8/2010 Ngày dạy: 25/8/2010 TIẾT: 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất; - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp; - Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. B. Chuẩn bị: bảng phụ, các đoạn hội thoại. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Học sinh đọc Hỏi: Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? Hỏi: Rút ra bài học gì khi giao tiếp? Hỏi: Vì sao truyện lại gây c ười? Hỏi: Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải trả lời ntn để người nghe đủ hiểu biết điều cần hỏi và trả lời? Hỏi: Từ câu chuyện rút ra nhận xét về việc thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? - Gọi học sinh đọc truyện cười SGK Hỏi: Truyện cười phê phán điều gì? Hỏi: Từ truyện cười và tình huống trên rút ra nhận xét về thực hiện tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? - Hướng dẫn học sinh làm bài tập I. Phương châm về lượng: 1. Đọc đoạn đối thoại: SGK - Giáo viên gợi ý bơi có nghĩa là gì? Di chuyển trong nước và trên mặt nước bằng cử động của cơ thể. - Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết (một địa điểm cụ thể) → Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp 2. Đọc truyện cười: - Lợn cưới, áo mới. - Khoe lợn cưới khi đi tìm lợn Khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn. - Anh hỏi: bỏ chữ “cưới” Anh trả lời: bỏ ý khoe áo. → Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. - Học sinh đọc ghi nhớ II. Phương châm về chất: - Đọc truyện cười: Quả bí khổng lồ - Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật. * Giáo viên đưa ra tình huống: Nếu không biết chăc bạn ấy nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không ? → Nói những thông tin có bằng chứng xác thực. - Học sinh đọc ghi nhớ. II. Luyện tập: - Các nhóm thảo luận - Lần lượt các nhóm trình bày Bài tập 1: a. Sai phương châm về lượng, thừa từ nuôi ở nhà, vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b. Tất cả các loài chim đều có hai cánh, vì thế, có hai cánh là một cụm từ thừa. Bài tập 2: a. Nói có sách, mách có chứng b. Nói dối c. Nói mò d. Nói nhăng, nói cuội e. Nói trạng → Vi phạm phương châm về chất Bài tập 3: Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không” người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều thừa) Bài tập 4: a. Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn. b. Các cụm từ không nhằm lặp lại nội dung cũ. Bài tập 5: - Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều - Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ - Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, không có lí lẽ. - Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác, phô trương. - Nói dơi nói cuội: lăng nhăng, linh tinh, không xác thực - Hứa hưu hứa vượn: để được lòng, không thực hiện. D. Củng cố, dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm lại các bài tập SGK Ngày soạn: 24/8/2010 Ngày dạy: 26/8/2010 TIẾT: 4 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật; - Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh; - Có phương pháp tìm hiểu tri thức đúng. B. Chuẩn bị: C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài vở của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hỏi: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? - Gọi học sinh đọc Hỏi: Văn bản thuyết minh vấn đề gì? Có trừu tượng không? Hỏi: Sự kỳ lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? Hỏi: Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê thì đã nêu được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Hỏi: Tác giả miêu tả sự kỳ lạ này là gì? Hỏi: Tác giả giải thích ntn để thấy sự kỳ lạ đó? Hỏi: Sau mỗi ý đưa ra giải thích về sự thay đổi của nước tác giả làm nhiệm vụ gì? Hỏi: Vấn đề thuyết minh ntn thì được sử dụng lập luận đi kèm? Hỏi: Nhận xét các dẫn chứng, lí lẽ trong I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thụậ t trong văn bản thuyết 1. Ôn tập: - Thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. - Tri thức khách quan, phổ thông. - Phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, ví dụ, so sánh, liệt kê, chứng minh, giải thích, phân tích… 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: * Đọc văn bản: Hạ Long – Đá và nước - Sự kỳ lạ của Hạ Long (đá và nước) - vấn đề trừu tượng, bản chất của sinh vật. * Phương pháp thuyết minh: Kết hợp giải thích những khái niệm, sự vận động của nước. - Chưa nêu được sự kỳ lạ của Hạ Long nếu dùng phương pháp liệt kê - “Chính nước……….có tâm hồn”. - Đưa các ý giải thích: + Nước tạo nên sự di chuyển; + Tuỳ theo góc độ và tốc độ; + Tuỳ theo hướng ánh sáng; + Thiên nhiên tạo nên thế giới. - Thuyết minh, liệt kê, miêu tả sự biến đổi là trí tưởng tượng độc đáo. - Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng – dùng thuyết minh + lập luận + tự sự + nhân hoá. văn bản trên? Hỏi: Giả sử đảo lộn ý dưới “khi chân trời đằng đông” lên trước trong thân bài có chấp nhận không? Nhận xét về các đặc điểm cần thuyết minh? Hỏi: Văn bản có tính chất thuyết minh không? Hỏi: Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Hỏi: Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng? Hỏi: Bài thuyết minh có gì đặc biệt? Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? - Lí lẽ, dẫn chứng xác thực, hiển nhiên, thuyết phục. - Các đặc điểm thuyết minh phải có liên kết chặt chẽ bằng trật tự trước sau hoặc bằng phương tiện liên kết. Ghi nhớ: II. Luyện tập: 1. Đọc văn bản: Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh - Truyện vui có tính chất thuyết minh hay là một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. - Giới thiệu loài Ruồi có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung, đáng tin cậy về loài Ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ý thức diệt Ruồi – hình thức nghệ thuật gây hứng thú cho người đọc. * Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới - Phân loại: các loài Ruồi. - Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp Ruồi. - Liệt kê: mắt lưới, chất tiết ra chất dính. * Một văn bản thuyết minh như một truyện ngắn, truyện vui có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. * Nhân hoá, có tình tiết Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức. Bài tập 2: Nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. - Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. D. Hướng dẫn học ở nhà: Lập dàn ý thuyết minh vấn đề tự học. Ngày soạn: 24/8/2010 Ngày dạy: 26/8/2010 TIẾT: 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh B. Chuẩn bị: Bài làm chuẩn bị trước ở nhà C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị Học sinh lập dàn ý Các nhóm thảo luận I. Chuẩn bị ở nhà: * Đề bài: Thuyết minh về chiếc xe đạp. 1. Yêu cầ u c ủ a luy ệ n t ậ p: - Về nội dung của thuyết minh: + Nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của chiếc xe đạp. + Về hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá. 2. Yêu cầu chuẩn bị: - Xác định đề bài cụ thể - Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài. II. Luy ện t ập: 1. Mở bài: Giới thiệu chiếc xe đạp 2. Thân bài: a. Các bộ phận chính: truyền động, điều khiển, chuyên chở. + Truyền động gồm: khung, bàn đạp, trục, đĩa răng cưa, ổ lip, bánh xe. + Hệ thống điều khiển gồm: ghi đông, bộ phanh. + Hệ thống chuyên chở gồm: yên xe, giá đèo hàng, giỏ đựng đồ. * Các bộ phận phụ: chắn bùn, chắn xích, đèn, chuông… * Kết hợp với miêu tả màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp; kết hợp với kể chuyện, biểu cảm như thích hay không thích, yêu mến hay rẻ rúng, tự hào hay tủi thân D. Củng cố, dặn dò: Đọc lại ghi nhớ TUẦN: 2 Ngày soạn: 28/8/2010 BÀI: 2 Ngày dạy: 31/8 – 01/9/2010 TIẾT: 6, 7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình; - Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Có quan điểm rõ ràng về vấn đề nguy hại của chiến tranh và hạnh phúc của hoà bình. B. Chuẩn bị: Câu hỏi thảo luận C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò TIẾT 6 - Học sinh đọc chú thích - Hướng dẫn học sinh đọc Hỏi: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ? - Học sinh đọc lại phần 1 Hỏi: Con số ngày tháng rất cụ thể và số liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân được nhà văn nêu ra mở đầu văn bản có ý nghĩa gì? Hỏi: Thực tế em biết được những nào đã sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân? Hỏi: Phân tích tính toán về nguy cơ của 4 tấn thuốc nổ có gì đáng chú ý? I. Đọc - hiểu văn bản: 1. Tác giả, tác phẩm: SGK 2. Chú thích: 3. Bố cục: - Có một luận điểm lớn là “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn thể loài người”- Đấu tranh loại bỏ nguy cơ đó là vấn đề cấp bách của nhân loại. * Luận điểm nhỏ: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân; - Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ; - Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí loài người; - Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình * Học sinh đọc lại phần 1 II. Phân tích: 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân: - Thời gian cụ thể: 08/08/1986 và số liệu chính xác 50,000 đầu đạn hạt nhân mở đầu văn bản – Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân. - Các cường quốc, các nước tư bản phát triển kinh tế mạnh: Anh, Mỹ, Đức. - 4 tấn thuốc nổ có thể huỷ diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời – Tính toán cụ thể hơn về sự tàn phá khủng Hỏi: Nhận xét về cách vào đề của tác giả? TIẾT 7 Hỏi: Những biểu hiện của cuộc sống được tác giả đề cập đến ở những lĩnh vực nào? Chi phí cho nó được so sánh với chi phí vũ khí hạt nhân ntn? Hỏi: Em có đồng ý với nhận xét của tác giả? Việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “dịch hạch hạt nhân”? Vì sao? - Học sinh phát hiện sự so sánh bằng những dẫn chứng cụ thể, số liệu chính xác, thuyết phục. Hỏi: Nhận xét gì về những lĩnh vực mà tác giả lựa chọn đối với cuộc sống con người? Sự so sánh này có ý nghĩa gì? Hỏi: Khi sự thiếu hụt về điều kiện sống vẫn diễn ra không có khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát triển, gợi suy nghĩ gì? Hỏi: Cách lập luận của tác giả có gì đáng chú ý? Hỏi: Giải thích lí trí của tự nhiên là gì? Hỏi: Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đưa ra những dẫn chứng về mặt nào? Hỏi: Những dẫn chứng ấy có ý nghĩa ntn? Hỏi: Luận cứ này có ý nghĩa ntn đối với vấn đề của văn bản? Hỏi: Phần kết bài nêu vấn đề gì? Hỏi: Phần kết tác giả đưa ra lời đề nghị gì? Em hiểu ý nghĩa của đề nghị đó ntn? Hỏi: Cảm nghĩ của em về văn bản? Hỏi: Nghệ thuật lập luận trong văn bản khiếp của kho vũ khí hạt nhân – Thu hút người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề. - Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng. 2. Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người: * Đầu tư cho nước nghèo * Vũ khí hạt nhân - 100tỷ USD - 100 máy bay, 7000 tên lửa - Calo cho 575 triệu người - 149 tên lửa MX thiếu dinh dưỡng. - Nông cụ cho nước - 27 tên lửa MX - Chi phí cho xoá nạn mù - 2 chiếc tàu ngầm mang vũ chữ khí - Y tế: phòng bệnh cho hơn - 10 chiếc tàu sân bay mang 1 tỷ người khỏi sốt rét, cứu vũ khí hạt nhân 14 trẻ em nghèo + Chỉ là giấc mơ + Đã và đang thực hiện * Tính chất phi lý và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang. - Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người. - Đơn giản mà có sức thuyết phục cao bằng cách đưa ví dụ so sánh nhiều lĩnh vực- những con số biết nói. - Quy luật tất yếu lôgic của tự nhiên. - Dẫn chứng khoa học về địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất: “380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hồng mới nở” - Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu huỷ mọi thành quả của quá trình tiến hoá. - Phản tự nhiên, phản tiến hoá 4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình: - Hướng tới thái độ tích cực: đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình - Đề nghị nhằm lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân III. Tổng kết: 1. Nội dung: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và sự sống trên trái đất, phá huỷ cuộc sống tốt đẹp và đi ngược lý trí và sự tiến hoá của tự nhiên. - Có thể đặt tên khác: Đấu tranh cho thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách . 2. Nghệ thuật: giúp em học tập được gì? - Lập luận chặt chẽ, xác thực giàu cảm xúc nhiệt tình của nhà văn * Ghi nhớ: SGK D. Củng cố, dặn dò: Hiện nay, cả thế giới đang có những nỗ lực gì để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Ngày soạn: 29/9/2010 Ngày dạy: 01/9/2010 TIẾT: 8 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: Giúphọc sinh - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự; - Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp; - Có cách ứng xử trong khi giao tiếp. B. Chuẩn bị: Các ví dụ về phương châm hội thoại đã học C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kể và nêu cách thực hiện các phương châm hội thoại đã học? cho ví dụ về sự vi phạm các phương châm đó? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Đọc ví dụ SGK - Cho tình huống Hỏi: Cuộc hội thoại có thành công không? Ứng dụng câu thành ngữ vào có được không? Vì sao? Hỏi: Rút ra bài học gì khi giao tiếp? - Đọc th ành ng ữ Hỏi: Nêu ý nghĩa của hai thành ngữ? Hỏi: Cách nói đó ảnh hưởng ntn khi giao tiếp? Rút ra bài học gì? Hỏi: Có thể hiểu câu trên theo mấy cách? Hỏi: Để người nghe không hiểu lầm, phải nói ntn? I. Phương châm quan hệ: 1. Ví dụ: SGK - Tình huống: - Nằm lùi vào! - Làm gì có hào nào. - Đồ điếc! - Tôi có tiếc gì đâu. * Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề. Ghi nhớ: II. Phương châm cách thức: 1. Ví dụ: -Dây cà ra dây muống: Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà. - Lúng búng như ngậm hột thị: Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. - Làm cho người nghe khó chịu, không hiểu. * Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn. 2.Ví dụ: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy. - Nếu của “ông ấy” bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu theo hai cách. * Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. . gì đáng chú ý? Hỏi: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? Vấn đề đặt ra? Hỏi: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Tiết 2 Hỏi: Những tinh hoa văn. 31/8/2010 TIẾT: 9 Ngày dạy: 02 /9/ 2010 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới. chính đáng D. Củng cố, dặn dò: Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận. Tiết: 14, 15 Ngày soạn: 05 /9/ 2010 Ngày dạy: 09/ 9/2010 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ

Ngày đăng: 04/05/2015, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan