DE CUONG BAI TAP TQVHVN

4 262 0
DE CUONG BAI TAP TQVHVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH MÔN: TỔNG QUAN VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM Đề bài: Hãy trình bày vắn tắt tiến trình vận động của bộ phận văn học Hán Nôm trong tiến trình chung của văn học Việt Nam. Nêu nhận xét của anh (chị) về hai bộ phận văn học này. TRẢ LỜI: Để có cái nhìn tổng quát về văn chương Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn vào chính bản thân của nền văn văn chương nước nhà trong suốt cả quá trình tồn tại và phát triển của nó. Văn chương bao giờ cũng phản ánh hiện thực cuộc sống và có mối liên hệ mật thiết với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy, trong suốt tiến trình vận động và phát triển, văn chương Việt Nam đã đồng hành và cùng trải qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Vì thế, Lịch sử văn chương luôn có quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc, đến cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi khi dân tộc bước vào một thử thách mới, lập tức, nội dung văn chương cũng phải có sự chuyển biến và dần dần diễn ra những thay đổi về nội dung, hình thức thể hiện. Lịch sử văn chương có những quy luật nội tại và tính độc lập tương đối của nó. Trong từng giai đoạn, từng thời kì có thể không có sự trùng hợp hoàn toàn giữa lịch sử văn chương và lịch sử dân tộc nhưng vẫn có thể căn cứ vào lịch sử dân tộc để phân kỳ lịch sử văn chương. Bởi vì, xét đến cùng, văn chương bao giờ cũng là tấm gương phản ánh trung thành thời đại, nó phản ánh đầy đủ và chân thực tất cả những diện mạo cuộc sống của dân tộc ta trong suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cũng như lịch sử, trong suốt tiến trình vận động và phát triển của mình, văn chương Việt Nam cũng được chia làm nhiều giai đoạn, nhiều thời kì đó là văn học Dân gian và văn học Viết. Văn học Dân gian do quần chúng nhân dân lao động sáng tác nên nó mang tính tập thể và tính truyền miệng. Văn học viết là sản phẩm của trí thức dân tộc. Ngày xưa, các tầng lớp trí thức luôn chịu ảnh hưởng rõ rệt của Nho học. Từ lâu, Nho gia đã gắn văn với đạo: “Văn sở dĩ tải đạo dã”. Chu Ðôn Di đời Tống, qua nhận định của mình, thừa nhận một quan niệm rất quan trọng của rất nhiều thế hệ Nho gia trước đó về tính chất và ý nghĩa của văn học. Quan niệm này coi văn là cái hình thức, cái để chứa, để chuyên chở đạo lý. Vì vậy, đạo mới chính là nội dung. Mệnh đề “văn dĩ tải đạo” và “thi ngôn chí” có thể khái quát được một cách căn bản quan niệm sáng tác của các nhà văn thời trung đại. Người xưa đòi hỏi tác phẩm phải thực sự chân thành, văn chương phải là tiếng nói phát ra từ đáy lòng nhưng nội dung đó phải được thống nhất trong một hình thức đẹp để phục vụ, làm cho nội dung thêm hay. Do nhận thức rằng văn là dùng để biểu hiện các chân lý phổ biến, là hình thức đẹp để chuyển tải nội dung đi xa “Ngôn nhi vô văn, hành chi bất viễn”(Khổng Tử) nên ở thời kỳ trung đại, phạm vi của văn học được quan niệm rất rộng. Từ công việc chép sử, luận triết học, viết chiếu, chế, biểu, cáo, hịch, đều trau chuốt hình thức câu văn sao cho ý đẹp lời hay. Văn dùng để chuyên chở đạo lý nên người xưa rất xem trọng văn chương. Nó có chức năng giáo hóa (giáo dục, làm thay đổi nhân cách của con người theo hướng tốt đẹp hơn) và di dưỡng tính tình (giúp bản thân nhà văn thanh lọc tâm hồn, bày tỏ tâm sự trung quân ái quốc, nuôi dưỡng nhân cách người quân tử). Nhìn chung, quan niệm Văn chở đạo ảnh hưởng rất rõ đến mục đích viết văn, phạm vi đề tài, hình thức thể hiện. Tuy nhiên, càng tách rời khỏi giáo điều Nho gia, càng gần với thực tế cuộc sống dân tộc, các tác giả trung đại càng phát huy được mặt tích cực của quan niệm đó. Xu hướng này thể hiện rất rõ trong suốt chiều dài phát triển của VHTÐ. Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Trong tình hình cụ thể của văn học trung đại VN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyên nhân sau: Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Nam cần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc. Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quần chúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất. Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từ VHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDG chưa được đặt ra đúng mức). Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. Những tác động trở lại của văn học viết đối với văn học dân gian. Ngoài ra, Sự du nhập của các học thuyết vào Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau: Vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một vấn đề mang tính quy luật. Từ xưa, nước ta và các vùng phụ cận đã có sự giao lưu văn hóa nhưng chỉ trong phạm vi hẹp, chủ yếu là từ Trung Quốc sang. Hơn 1000 năm bắc thuộc, dân tộc ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng văn hóa và nhất là âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Những tên quan lại phương Bắc sang đô hộ Việt Nam không chỉ bóc lột, vơ vét tài nguyên mà còn truyền bá rộng rãi các học thuyết triết học có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam một cách khéo léo và thâm hiểm. Khi nhà nước phong kiến Việt Nam bắt đầu hình thành, giai cấp thống trị không có mẫu mực nào khác hơn là nhà nước phong kiến Trung Quốc đã tồn tại trước đó hàng nghìn năm và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng các học thuyết triết học như một công cụ đắc lực trong việc củng cố ngai vàng, thống trị nhân dân. Các học thuyết Nho- Phật- Lão đều có những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời Trung đại đã chú ý khai thác, tinh lọc, vận dụng sao cho nét tích cực đó phát huy tác dụng trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Văn học Trung đại chủ yếu gồm hai thành phần tồn tại song song và có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, đó là một hành phần văn học được viết bàng chữ Hán và một thành phần văn học được viết bằng chữ Nôm (Tuy cuối thế kỉ XIX, ở Nam Bộ xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có ảnh hưởng đáng kể trong đời sống văn học đất nước). Văn học chữ Hán có thơ và văn (bao gồm các loại chiếu, biểu, hịch, cáo, chép sử, bình sử, truyện, kí, bình luận văn chương ). Văn học chữ Nôm hầu hết là thơ, phú. Văn học chữ Hán ra đời ngay từ buổi đầu của nền văn học viết (từ thời Bắc thuộc đã xuất hiện một số thơ, văn chữ Hán). Tuy viết bằng chữ Hán, thành phần văn học này vẫn là văn chương Việt Nam, vẫn đậm đà tính dân tộc. Tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học Trung Hoa, nhưng căn bản vẫn diễn tả hiện thực Việt Nam, tâm hồn, vẻ đẹp và tài hoa Việt Nam . Đến đầu thế kỉ XX, thành phần văn học chữ Hán tuy ít nhiều vẫn còn nở hoa kết trái nhưng không còn giữ vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc như ở thời Trung đại. Từ khoảng những năm hai mươi của thế kỉ XX, văn học viết nước ta hầu như chỉ còn được sáng tác bằng tiếng Việt và ghi bằng chữ quốc ngữ (thay cho chữ Nôm). Nói như vậy không có nghĩa là từ đó về sau không còn ai sáng tác bằng chữ Hán; thực tế vẫn có một vài trường hợp đặc biệt tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh). Trong thời kì Pháp thuộc, cũng có xuất hiện một số tác phẩm của người Việt Nam viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, những tác phẩm ấy chưa đủ tạo nên một thành phần đáng kể trong nền văn học nước nhà. Trong suốt 4000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với biết bao kẻ thù cướp nước. Phải kể đến đó là suốt 1000 năm nhân dân ta đã phải đương đầu với các thế lực phong kiến Phương Bắc. Trong quá trình ấy, các chế độ phong kiến phương Bắc luôn tìm mọi cách để đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, nhất là về văn hóa. Chúng mở trường dạy tiếng Hán, truyền bá văn hóa Hán, …nảy sinh ra tàng lớp Nho học phổ biến trong thời kì này. Chính vì thế sự giao lưu, tiếp biến văn hóa văn chương ngoại lai với văn học nước nhà là điều không thể tránh khỏi. Trong sự giao lưu văn hóa ấy, văn chương Việt Nam đã tiếp nhận một số yếu tố ngoại lai nhất là văn học Hán và chuyển hóa trên cơ sở vốn dân tộc của mình nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, bộ phận văn học chữ Hán đã có mặt và phát triển trở thành một bộ phận không thể thiếu trong thời kì văn học Trung đại Việt Nam. Văn học chữ Hán hình thành từ TK X, tồn tại cho đến đầu TK XX. Trong quá trình tồn tại và phát triển, bộ phận văn học chữ Hán tiếp nhận những học thuyết phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo,…và sử dụng các thể loại văn học của Văn học Trung Quốc như: Thơ Đường luật, các thể Biền văn,…Nhìn chung bộ phận văn học chữ Hán trong thời kì này đã có nhiều thành tựu. Gồm thơ văn yêu nước thời Lý Trần ở các thể loại văn xuôi như truyền kì (Truyền kì mạn lục), kí sự (Thượng Kinh kí sự), tiểu thuyết chương hồi (Hoàng Lê nhất thống chí), … với nhiều tác gia lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Quốc Tuấn, … Tuy ra đời muộn hơn nhưng cùng tồn tại và phát triển song song với bộ phận văn học chữ Hán thời kì này là bộ phận văn học chữ Nôm. Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi mà ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp trí thức. Với ý thức dân tộc sâu sắc, họ sáng tạo ra Chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, cách viết chữ Nôm là dựa vào cách ghi các kí tự của chữ Hán) Chính vì thế, chữ Nôm nói riêng và văn học viết bằng chữ Nôm nói chung trưởng thành một cách nhanh chóng và có nhiều tác gia lớn với những tác phẩm ưu tú, đặc biệt trong lĩnh vực thơ ca. Ngay từ khi được các nhà văn mạnh dạn đưa vào sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càng khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn học thời Lý Trần. Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao, biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Thời Lý, Trần, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học chưa được phổ biến. Văn học chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển mạnh từ TK XV và đạt đỉnh cao ở TK XVIII với nhiều thành tựu quan trọng như: thơ thất ngôn xen ngũ ngôn của Nguyễn Trãi, thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, …Nhất là khi Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ Nôm vào sáng tác văn học. Thơ ông tuy chưa được trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Thành công của Nguyễn Trãi chính là tiền đề cho con đường phát triển của văn học chữ Nôm đến đỉnh cao mới. Đặc biệt, phải kể đến sự xuất hiện của truyện thơ Nôm sáng tác theo thể lục bát của Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Đoạn trường tân thanh” của Trung Hoa nhưng lại nói lên khát vọng của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là số phận của người phụ nữ đã được đặt ra một cách rất nhân văn, nhân đạo. Vì thế, “Truyện Kiều” đã trở thành áng văn bất hủ trong nền văn chương Việt Nam không chỉ ở giai đoạn này và mãi mãi về sau. Mặt khác, các thể thơ dân gian Việt Nam cũng được chú trọng và mở rộng như thể lục bát, song thất lục bát,… Nhìn chung, hai bộ phận văn học Hán – Nôm trong tiến trình vận động và phát triển của nền văn học dân tộc đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của nền văn học nước nhà. Trong tiến trình ấy, hai bộ phận văn học này đã đạt được những thành tựu to lớn cả về đội ngũ sáng tác, hệ thống thể loại, thi pháp và nội dung. Về hệ thống thể loại, là dấu hiệu quan trọng. Qua hệ thống thể loại, ta có thể thấy được sự vận động thay đổi của các giai đoạn văn học. Hai bộ phận văn học Hán - Nôm ở thời kì này cũng vậy, đã có một hệ thống thể loại khá phong phú và đa dạng. Các thể loại Cáo,Chiếu, Biểu là những thể loại chính và là các thể loại có chức năng bên cạnh các thể loại văn học khác như các thể thơ Đường luật, thơ ngũ ngôn,…. Về hệ thống thi pháp, để miêu tả, người ta cho rằng cần phải có những mẫu mực mà qua nhiều thời kỳ đã được mặc nhiên chấp nhận sử dụng. Quan điểm ước lệ không chú ý đến logic đòi sống, đến mối quan hệ thực tế của các hình ảnh mang tính chất mẫu mực, công thức. Vì thế, khi phân tích các hình ảnh ước lệ, chúng ta không cần đặt vần đề có lý hay không có lý, đúng hay không đúng thực tế mà chỉ xem xét sức mạnh khơi gợi của hình tượng có sâu sắc hay không, hình tượng có được dùng đúng tình đúng cảnh và thể hiện được tư tưởng tình cảm của nhà thơ hay không Về nội dung, hai chủ đề lớn vận mệnh dân tộc và vận mệnh nhân dân; hai tư tưởng yêu nước và nhân đạo, nhân văn là hai nội dung chủ đạo của văn học thời kì này. Hai nội dung ấy đã có từ trong văn học thời kì đầu dựng nước và được tiếp nối và phát triển trong hai bộ phận văn học Hán – Nôm. Giai đoạn này, các tác phẩm nổi tiếng đều phản ánh số phận của con người lên tiếng phê phán những mặt trái của chế độ phong kiến. Số phận của con người ở đây luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Biểu hiện của tinh thần yêu nước trong văn học thời kì này là những cảm xúc về quê hương, về con người. Văn chương phát triển theo hai chủ đề chính như vậy cũng là phát triển trong sự thấm nhuần của hai dòng tư tưởng lớn: tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân đạo, nhân văn đã có từ trước và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài của nền văn chương nước nhà. Đến giai đoạn này nó lại càng được nở rộ và phát triển một cách vượt bậc. Thơ văn chống ngoại xâm bằng chữ Hán, chữ Nôm thời kì này từ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô đến cả một chương dài trong Hoàng Lê nhất thống chí, đặc biệt thơ văn các đời Lý - Trần, đầu Lê là tiêu biểu. Đó là sự ca tụng đất nước tươi đẹp trong thơ văn Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi,…; Nói về tài nguyên giàu đẹp của đất nước trong thể Phú của Nguyễn Bá Thông; đề cao tài đức của con người Việt Nam trong thơ văn Lê Thánh Tông,… Tư tưởng nhân đạo của văn học thời kì này cũng tiến thêm một bước mới, mang một sắc thái riêng. Đó là sự ca ngợi, đề cao con người bằng nhiều sắc thái khác nhau. Sự xẻ chia, đùm bọc, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn,… đó chính là cái tình giữa người với người. Tình cảm, số phận của con người luôn được đề cao và coi trọng. đặc biệt là số phận của người phụ nữ, … nếu không bằng nội dung trực tiếp thì cũng bằng ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm. Văn thơ giai đoạn này phê phán giai cấp thống trị, phơi bày nỗi khổ của nhân dân. Rất nhiều áng thơ, văn chan chứa lòng nhân đạo cao cả như trong thơ của Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh. Thơ văn của các vị thiền sư, các vị vua theo đạo Thiền với nội dung “Vô ngã, vô úy” nêu cao giá trị của con người trước thiên nhiên, trước cuộc đời. Đặc biệt, tư tưởng nhân đạo, nhân văn từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX lại được dâng lên thành trào lưu mới, sôi nổi chiếm lĩnh hầu hết văn chương giai đoạn này. Văn chương viết bằng chứ Hán, chữ Nôm thời kì này phản ánh cả một trào lưu đòi quyền sống không chỉ đòi cơm áo mà còn đòi tự do, hạnh phúc cá nhân của con người, chống lại các hủ tục hà khắc của chế độ phong kiến, những giáo điều Nho giáo và sự vùng lên oanh liệt, bền bỉ của các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Đây là một sự phát huy làm thay đổi bộ mặt văn chương và có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Đó là các tác phẩm: Truyền kì mạn lục, Song tinh, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, đến thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, … mỗi tác gia, mỗi tác phẩm là một nốt nhạc vàng trong bản nhạc hòa tấu về tư tưởng nhân đạo, nhân văn vang dài hàng thế kỉ về sau. Sự thành công của hai bộ phận văn học Hán - Nôm cũng chính là sự thành công của cả thời kì văn học Trung đại. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, văn học Hán – Nôm đã gắn bó với vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước càng về sau thì tinh thần ấy càng rõ ràng và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, do nằm trong quan niệm chung về “mĩ học” của thời kì Trung đại và quan niệm về văn chương của thời kì này là “Văn chuyên chở đạo đức” nên hai bộ phận văn học Hán - Nôm cũng không nằm ngoài những quan niệm ấy. Vì vậy, văn chương trung đại nói chung, văn chương chữ Hán và chữ Nôm nói riêng trong thời kì này, đặc biệt bộ phận văn học chữ Hán, còn mang tính “hàn lâm”, ít gần gũi với quần chúng. Nghệ thuật ước lệ, cách điệu cao nên đã hạn chế sự tiếp nhận của người đọc. Mặt khác, văn chương lại còn gắn với nhiều quy định chặt chẽ về niêm, luật, đối, vần,…vv… làm cho quá trình sáng tác của các tác giả gặp không ít trở ngại trong việc bày tỏ tư tưởng cũng như cảm xúc của mình. Đó chính là những mặt còn hạn chế của hai bộ phận văn học này./.

Ngày đăng: 04/05/2015, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan