1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông

35 5,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 270 KB

Nội dung

Trong các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Địa lý theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đa số giáo viên đều lựa chọn các phương pháp nhằm phát triển tư duy, tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên các phương pháp dạy học tích cực yêu cầu hướng vào việc rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát để rút ra kết luận về các thông tin thu thập được, kỹ năng trình bày kết quả nghiên cứu thông tin một cách khoa học, thuyết phục – còn gọi là kỹ năng báo cáo và các phương pháp mà giáo viên vận dụng để rèn luyện kỹ năng viết và trình bày báo cáo cho học sinh – thì giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình sử dụng.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Địa lý theo hướngphát huy tính tích cực của học sinh, đa số giáo viên đều lựa chọn các phươngpháp nhằm phát triển tư duy, tính tích cực của học sinh Tuy nhiên cácphương pháp dạy học tích cực yêu cầu hướng vào việc rèn luyện kỹ năng thuthập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kháiquát để rút ra kết luận về các thông tin thu thập được, kỹ năng trình bày kếtquả nghiên cứu thông tin một cách khoa học, thuyết phục – còn gọi là kỹ năngbáo cáo và các phương pháp mà giáo viên vận dụng để rèn luyện kỹ năng viết

và trình bày báo cáo cho học sinh – thì giáo viên vẫn còn nhiều lúng túngtrong quá trình sử dụng Đây là những phương pháp dạy học tích cực có tácdụng tốt trong dạy học phát triển các kỹ năng học tập của học sinh, phù hợpvới xu hướng rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, chủ động trong quá trìnhnhận thức Phương pháp này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phântích, liên hệ, trình bày,… khi tìm hiểu một vấn đề yêu cầu vận dụng kiến thức

đã học và liên hệ thực tiễn một cách hiệu quả hơn

Lớp 10 là lớp đầu cấp THPT nên các em chưa hình thành đầy đủ về kỹnăng viết báo cáo, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho các em làtiền đề để các em hoàn thiện hơn kỹ năng này đồng thời là cơ sở cho việc viếtbáo cáo ở các lớp sau

Để tăng cường việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thu thập, xử líthông tin, từ đó tổng hợp và trình bày thông tin góp phần hình thành nhữngnăng lực cần thiết của người lao động mới ở học sinh, góp phần nâng cao hiệuquả dạy học bộ môn Địa lý trung học phổ thông (THPT), tôi đã chọn nghiên

cứu vấn đề “Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông” Hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ

môn Địa lý

2 Mục tiêu của đề tài

Xác định được hệ thống kỹ năng viết báo cáo Địa lý và các phương pháp rèn luyện các kỹ năng đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lý 10 THPT.

3 Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận cho việc xác định hệ thống kỹ năng cần thiết cho việc viết báo cáo Địa lý trong dạy học.

Trang 2

- Tìm hiểu thực trạng dạy và học các bài viết báo cáo Địa lý trong chương trình Địa lý 10 THPT (ban cơ bản) hiện nay.

- Xác định hệ thống kỹ năng cần thiết cho việc viết báo cáo Địa lý trong dạy học Địa lý THPT, từ đó xác định phương pháp phù hợp để rèn luyện các kỹ năng đó.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để thấy được tính khả thi và hiệu quả của việc

sử dụng hệ thống kỹ năng viết báo cáo Địa lý trong dạy học Địa lý 10 THPT.

4 Phạm vi nghiên cứu

Các bài viết báo cáo Địa lý lớp 10 THPT (Ban cơ bản).

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lí thuyết.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Trang 3

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 10

- Báo cáo Địa lý là một dạng bài thực hành, mà trong đó học sinh dưới sựhướng dẫn của giáo viên, tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quáthóa thông tin địa lý, sau đó viết và trình bày báo cáo về một vấn đề địa lýtrước lớp hoặc trước nhóm

Báo cáo có thể tiến hành trong chương trình nội khóa hoặc ngoại khóa

1.2 Phân loại báo cáo Địa lý

Báo cáo Địa lý có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau:

- Báo cáo Địa lý trình bày dưới dạng một bài viết (dài hay ngắn) về mộtvấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia hay một vấn

đề toàn cầu Đây là loại phổ biến hiện nay trong chương trình phổ thông

- Báo cáo Địa lý có thể là một số sưu tập tranh ảnh được sắp xếp theo hệthống kèm theo lời thuyết minh, một số hệ thống lược đồ, hình vẽ, tranh ảnh,

sơ đồ thể hiện một chủ đề nhất định

1.3 Nội dung báo cáo Địa lý

Nội dung báo cáo địa lý rất phong phú Đó là các vấn đề về tự nhiên, kinh

tế - xã hội của địa phương, đất nước và toàn cầu

- Báo cáo có thể được tiến hành sau khi tổng kết bài học, một chủ đề, mộtchương, hay tổng kết chương trình nhằm hệ thống hóa kiến thức đã học

- Ngoài ra, báo cáo còn được tiến hành sau khi khảo sát, điều tra các đốitượng địa lí ở địa phương

1.4 Tầm quan trọng của báo cáo Địa lý trong dạy học

Trong dạy học báo cáo địa lý có vai trò quan trọng, nó rèn luyện cho họcsinh các khả năng như:

- Nói, giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước người khác

- Thu thập những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách vở, tài liệutham khảo, số liệu trên thực địa,

- Hiểu được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học dù là đơn giản

Trang 4

- Hiểu những vấn đề được trình bày một cách kỹ lưỡng theo hướng ”học qualàm”.

- Đối đáp hoặc thảo luận, tranh luận với người khác một cách lôgic

- Hợp tác với các bạn trong nhóm, tổ, lớp

- Nâng cao kĩ năng sống

Như vậy, kỹ năng báo cáo thường dùng cho học sinh ở THPT thể hiện

sự vận dụng tổng hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như tìm tòi, khám phá,quan sát, phỏng vấn, thuyết trình, đối thoại, Rèn luyện được kỹ năng nàynghĩa là HS đã đặt mình vào vị trí của người vừa có khám phá, tìm tòi,phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, vừa phổ biến các tri thức địa

lý cho những người xung quanh mình

1.5 Các hoạt động làm cơ sở hình thành kỹ năng viết báo cáo địa lý

1.5.1 Thu thập thông tin

Muốn thu thập thông tin thì cần thiết phải xác định được vấn đề báo cáo làgì? Cụ thể hơn là phải xác định tên hoặc nội dung mà bài báo cáo cần đề cậpđến Trên cơ sở xác định vấn đề báo cáo, người viết sẽ có cơ sở để tiến hànhthu thập thông tin liên quan đến vấn đề đó một cách nhanh nhất, hiệu quảnhất

Khi sử dụng các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, cầnchọn lọc những thông tin có liên quan đến chủ đề báo cáo Các thông tin chọnlọc nên ghi thành phiếu rời, hoặc photo thành tờ rời và bỏ vào túi hồ sơ báocáo, sắp xếp theo trật tự để dễ sử dụng khi viết báo cáo Các tập số liệu, bảng

số liệu, bản đồ, tranh ảnh, nên để riêng

- Tổng hợp tư liệu: bổ sung thêm những thông tin còn thiếu, lựa chọnnhững nội dung của tư liệu cần làm rõ cho nội dung của báo cáo, liên hệ cácthông tin với nhau nhằm xác lập tính thống nhất và rút ra các nhận xét cầnthiết phù hợp với bản chất của sự việc, hiện tượng trong chủ đề báo cáo

- Khái quát hóa: trong báo cáo cần nêu những nhận xét, ý kiến nhận địnhkhái quát hóa, hoặc từ kết quả hiện tượng có thể có những đề xuất thích hợp

về giải pháp, biện pháp

Trang 5

1.5.3 Trình bày thông tin

Hình thức trình bày thông tin có thể là bản báo cáo, hoặc trình bày miệng(trên cơ sở đề cương chuẩn bị sẵn)

Để trình bày thông tin địa lý khoa học, việc đầu tiên cần phải xây dựngđược đề cương (dàn ý) bài báo cáo Đề cương (dàn ý) bài báo cáo xây dựng ởmức độ khái quát, sau đó chi tiết hóa để làm cơ sở cho việc viết một bản báocáo hoàn chỉnh

a Bài viết báo cáo

- Bản báo cáo của học sinh nên có những nội dung sau:

+ Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề báo cáo: tên đề tài, địa điểm, thời gian,mục đích và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động

+ Trình bày vắn tắt các hoạt động và phương pháp đã thực hiện

+ Trình bày, mô tả những kết quả thực hiện được

+ Kết luận, đề xuất ý kiến (nếu có)

- Ngôn ngữ của báo cáo:

+ Văn phong khoa học, ngắn gọn, súc tích, không dùng văn nói trong báocáo

+ Trình bày vấn đề khách quan, không thể hiện cảm xúc của mình hoặc

mô tả theo hình thức văn học

+ Câu trong báo cáo nên dùng ở thể bị động Ví dụ: không viết: ”chúng tôi

đã nghiên cứu kỹ vấn đề trên và thấy rằng ” mà nên viết ”Từ kết quả nghiêncứu vấn đề trên, có thể thấy ”

+ Để báo cáo ngắn gọn và làm rõ vấn đề, nên tăng cường sử dụng bản đồ,lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, các số liệu rời,

- Trình bày bản báo cáo:

+ Các số liệu thống kê phải ghi rõ năm thống kê

+ Các báo cáo làm trong thời gian dài, có nhiều nội dung cần phải có danhmục tài liệu tham khảo (xếp theo vần A, B, C họ của tác giả)

Trang 6

b Trình bày miệng trên cơ sở đề cương đã chuẩn bị sẵn phải chú ý những điểm sau:

- Phần thuyết trình trước lớp bao gồm việc trình bày một nội dung báo cáo,kết luận vấn đề, nêu câu hỏi cho người nghe hoặc đề nghị người nghe đặt câuhỏi, liên hệ với các vấn đề liên quan vừa trình bày

- Báo cáo miệng thường dùng cho các học sinh lớp lớn, thể hiện sự vậndụng tổng hợp nhiều kĩ thuật khác nhau như: thuyết trình, đối thoại, Khi sửdụng phương pháp này nghĩa là học sinh đã đặt mình vào vị trí của người vừatìm tòi, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, vừa phổ biến trithức địa lý cho những người xung quanh

2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh THPT

2.1 Thực trạng về phía giáo viên

Qua điều tra thực tiễn về phía giáo viên, có thể thấy rằng đa số đều nhậnđịnh việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo là rất quan trọng và có ý nghĩa lớntrong việc rèn luyện kỹ năng địa lý Tuy nhiên, mức độ rèn luyện các kỹ năngnày còn chưa nhiều và gặp nhiều khó khăn trong khi tiến hành Các giáo viêntuy có chú ý rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh nhưng mới chỉ dừnglại ở mức độ hướng dẫn, học sinh làm theo Phương pháp để rèn luyện chohọc sinh các kỹ năng viết báo cáo nhìn chung còn lúng túng về các bước thựchiện, hoặc tiến trình rèn luyện các kỹ năng chưa lôgic nên học sinh rất khónắm bắt Giáo viên thường làm mẫu cho học sinh, ngay cả trong các bài thựchành Đa số các giáo viên chưa tiến hành rèn luyện kỹ năng viết báo cáo bằngcách đặt câu hỏi, ra bài tập, bài thực hành về các kĩ năng thu thập, xử lý, tổnghợp và trình bày thông tin Nói cách khác, giáo viên mới chỉ hình thành ở họcsinh một số kỹ năng viết báo cáo chứ chưa thực sự rèn luyện kỹ năng này chohọc sinh trong quá trình dạy học Điều này sẽ hạn chế việc rèn luyện kỹ năngđịa lí cho học sinh, đặc biệt với yêu cầu giáo dục ngày nay là chú trọng nhiềuhơn về kỹ năng bên cạnh kiến thức được cung cấp, hướng dẫn học sinh tựhọc

2.2 Thực trạng về phía học sinh

Qua phiếu điều tra 180 học sinh lớp 10 của trường THPT Trường Chinhtôi nhận thấy tỉ lệ học sinh thực hiện khá - tốt các kỹ năng viết báo cáo địa lýcòn rất thấp, đa số các em chỉ đạt ở mức trung bình - yếu (chiếm trên 80%).Ngoài ra, qua phỏng vấn chúng tôi cũng thu được ý kiến cho rằng các bài thựchành có nội dung viết báo cáo là rất khó thực hiện đối với các em (176/180,chiếm 97,8%) Đa số các em còn lúng túng về trình tự các bước để thực hiệnmột số kỹ năng viết báo cáo do các em ít được rèn luyện

Trang 7

Khi điều tra về các phương pháp, cách thức mà giáo viên thường tiến hànhtrong quá trình dạy học để rèn luyện cho các em về kỹ năng viết báo cáo thìchúng tôi thu được kết quả giáo viên thường làm mẫu cho các em thực hiệnbài viết báo cáo Việc ra bài tập, làm bài thực hành để rèn luyện kỹ năng, kíchthích các em chủ động, tích cực, tự học có thực hiện nhưng chưa nhiều.

2.3 Nguyên nhân của thực trạng

Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý thực sự là một nội dung khó đối với

cả giáo viên và học sinh Các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trình bàythông tin là các kỹ năng đòi hỏi sự tư duy, kết hợp với kiến thức có đượctrong quá trình học tập, phải qua quá trình rèn luyện thì mới nhuần nhuyễn vàhình thành kỹ năng tự học Các kỹ năng này góp phần định hướng cho họcsinh về cách học, định hướng cho giáo viên về cách dạy trong bối cảnh giáodục hiện nay Vì nó có tính tích cực, đổi mới tư duy trong dạy và học nên khitiến hành ít nhiều sẽ gây lúng túng

Thực tiễn cho thấy các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trình bày thôngtin (gọi tắt là kỹ năng viết báo cáo) chưa được chú trọng đúng mức Mặc dùtrong chương trình có đưa vào các bài thực hành viết báo cáo nhưng cũng chỉ

ở mức nêu vấn đề Ít tài liệu hướng dẫn các bước rèn luyện và nâng cao kỹnăng viết báo cáo cho học sinh Do đó, trong quá trình dạy học, các giáo viênthường sử dụng các kinh nghiệm dạy học của mình để tiến hành rèn luyện kỹnăng viết báo cáo cho học sinh, cách thức của mỗi người là khác nhau, chưa

có sự thống nhất, chưa mang tính lôgic

Mặt khác, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng viếtbáo cáo do sự hạn chế về mặt thời gian một tiết học, đặc biệt trong các bàithực hành viết báo cáo Do đó, các giáo viên thường chuẩn bị kĩ các tư liệu,thông tin sẵn để cung cấp cho học sinh, đồng thời quá trình rèn luyện cũngmang tính chất làm mẫu để học sinh bắt chước làm theo mẫu định sẵn, nhằmđảm bảo thời gian trong một tiết học Họ cho rằng đó là cách làm dễ dàngnhất khi tiến hành dạy các bài thực hành có nội dung viết báo cáo

Khi được hỏi vì sao không tiến hành các bước rèn luyện kỹ năng để địnhhướng cho các em, rồi tự các em thực hiện, hình thành và rèn luyện kỹ năngthì các giáo viên đều cho rằng: Tư duy của các em đa phần chưa thích ứng vớiviệc tự làm bài theo định hướng của giáo viên mà vẫn phụ thuộc vào mẫu.Việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo muốn thực hiện được thì cần một quátrình lâu dài, có thể từ các cấp, các lớp học ở dưới lên Ngay một lúc, trongmột tiết học các giáo viên khó có thể rèn luyện từng kỹ năng một cách cụ thểcho học sinh

Trang 8

CHƯƠNG 2 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÁO CÁO ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1 Hệ thống kỹ năng viết báo cáo Địa lý cần rèn luyện cho học sinh

- Kỹ năng xác định vấn đề báo cáo.

Để xác định vấn đề báo cáo thường có hai cách:

Một là, giáo viên xác định vấn đề báo cáo cho học sinh

Hai là, học sinh tự xác định vấn đề báo cáo HS có thể có sự hướng dẫn,định hướng giúp đỡ của giáo viên trong việc xác định vấn đề báo cáo

Tuy nhiên, trong dạy học hiện nay, giáo viên nên sử dụng cách thứ hai,yêu cầu và rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự xác định vấn đề báo cáo

- Kỹ năng thu thập thông tin báo cáo.

Dựa vào vấn đề báo cáo vừa xác định được để tiến hành thu thập thông tincho bài viết báo cáo Do đó, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh biết cáchthu thập thông tin báo cáo bám sát chủ đề đưa ra Đây là kỹ năng cần đượcrèn luyện nhiều lần để tạo thành kỹ xảo, mang tính sáng tạo Từ đó, mỗi họcsinh sẽ tự phát triển các kỹ năng vừa rèn luyện được để hình thành cho mìnhcách thu thập thông tin thế nào là nhanh và hiệu quả nhất

- Kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin.

Xử lý, tổng hợp thông tin là kỹ năng khó và rất cần thiết không chỉ nhằmphục vụ cho việc viết báo cáo mà còn hỗ trợ cho học sinh các kỹ năng tư duy,tổng hợp tri thức trong quá trình học tập môn địa lý

- Kỹ năng lập đề cương báo cáo.

Để khắc phục sự lúng túng về cách trình bày, sắp xếp các ý tưởng, thôngtin trong bài báo cáo, lại vừa tiết kiệm thời gian để viết báo cáo hoàn chỉnh thìhọc sinh cần biết cách lập đề cương (dàn ý) bài báo cáo Việc xây dựng được

bộ khung sườn cho bài viết sẽ giúp học sinh sớm hình dung ra được các nộidung chính cần trình bày, giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc triển khai các

ý chính thành các ý chi tiết

- Kỹ năng trình bày báo cáo.

Đây là kỹ năng vừa mang tính kỹ thuật vừa có tính sáng tạo Mỗi học sinh

sẽ có nhiều cách trình bày bài báo cáo khác nhau Do đó, giáo viên cần địnhhướng rèn luyện cho học sinh cách trình bày báo cáo sao cho rõ ràng, mangtính thuyết phục và hạn chế được những sai phạm mắc phải trong khi trìnhbày bài báo cáo

Trang 9

2 Các nguyên tắc, quy trình rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh

2.1 Các nguyên tắc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh

2.1.1 Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý phải gắn liền với việc củng cố và phát triển kiến thức đã học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Để việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh thì cần phảinắm vững chương trình, nội dung SGK, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năngtheo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo

2.1.2 Đảm bảo tính sư phạm

Quy trình và phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho họcsinh cần phải đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với cơ sở khoa học của lý luậndạy học Các phương pháp giảng dạy được tiến hành để rèn luyện kỹ năngnày phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, kích thích sự học hỏi, tuduy của học sinh

2.1.3 Đảm bảo tính khả thi

Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý là một vấn đề khó đối với giáo viên

và học sinh, do đó khi tiến hành cần chú ý tính khả thi của quy trình vàphương pháp thực hiện Nếu quy trình và phương pháp thực hiện khó có thểtiến hành trong thực tiễn dạy học thì nó chỉ là lý thuyết suông Các cách thứchướng dẫn, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thu thập, xử lý, tổng hợp, trìnhbày thông tin địa lý cần phải được xem xét sao cho phù hợp với điều kiện sưphạm của ngành giáo dục, đảm bảo tính giáo dục, dễ thực hiện đối với ngườidạy và người học thì mới đạt kết quả cao

2.2 Quy trình rèn luyện kĩ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh

Bước 1 Xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng

Đây là bước khởi đầu quan trọng đối với việc rèn luyện một kỹ năng bất kìcho học sinh Viết báo cáo địa lý là một vấn đề khó vì nó bao gồm nhiềukhâu, nhiều giai đoạn mà giáo viên phải rèn luyện cho học sinh trong một thờigian dài để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh Do đó, để có được mộtbài viết báo cáo hoàn chỉnh, chất lượng thì học sinh cần nắm vững các khâu,các kỹ năng cụ thể của bài viết báo cáo địa lý Việc xác định mục tiêu rènluyện kỹ năng địa lý sẽ góp phần bám sát mục tiêu của môn học, của bài họccần hướng tới Trên cơ sở đó, giáo viên thiết lập các hoạt động dạy học phùhợp với mục tiêu rèn luyện kỹ năng đặt ra, tổ chức các hình thức, phươngpháp dạy học sao cho phù hợp với việc đạt được mục tiêu về rèn luyện kỹnăng đó một cách tối ưu nhất

Trang 10

Ví dụ: Khi dạy bài thực hành bất kỳ, việc đầu tiên là giáo viên yêu cầu họcsinh xác định rõ mục tiêu, yêu cầu kỹ năng cần thực hiện của bài thực hành

đó Bước này giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh nhận thức rõ mục tiêu,yêu cầu và các nhiệm vụ cần thực hiện Học sinh phải xác định được các bướcthực hiện và sản phẩm của các bước là gì Thông qua đó học sinh sẽ nhậnthức được các kỹ năng cần thực hiện, rèn luyện trong suốt giờ học

Bước 2 Trang bị cho học sinh các kiến thức về kỹ năng cần thiết

Để rèn luyện bất kĩ kỹ năng địa lý nào cho học sinh thì cần phải trang bịcho học sinh các kiến thức về kỹ năng cần thiết để vận dụng vào quá trìnhnhận thức của học sinh Sau khi xác định kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh,giáo viên cần xem xét đối tượng học sinh của mình về năng lực học tập, kỹnăng liên quan ở mức độ nào, còn thiếu hay cần bổ sung các kiến thức, kỹnăng gì để cung cấp, trang bị cho các em Khi đã có đầy đủ các kiến thức và

kỹ năng cơ bản, việc rèn luyện kỹ năng đó sẽ tiến hành được dễ dàng, thuậnlợi hơn

Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin địa lý thì giáo viên cầntrang bị cho học sinh vốn kiến thức địa lý nhất định về chủ đề địa lý cần thuthập Nhờ đó, thông tin thu thập được sẽ có trọng tâm và quá trình tìm kiếm,thu thập thông tin dễ dàng hơn, phạm vi tìm kiếm thông tin được thu hẹp hơn.Ngoài ra học sinh cần có một số kỹ năng như: kỹ năng đọc tài liệu, kỹ năngtìm kiếm, sưu tầm tài liệu, thông tin, đôi khi còn cần cả kỹ năng khảo sát,phỏng vấn, điều tra để thu thập thông tin từ thực tế đối với các đề tài mangtính thực tế cao

Bước 3 Lựa chọn phương pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh

Sau khi học sinh đã có được các kiến thức và kỹ năng địa lý cơ bản, giáoviên cần xác định các cách thức, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để rènluyện kỹ năng đó Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được lựa chọncần bám sát mục tiêu bài học (kiến thức, kỹ năng), phù hợp với đối tượng họcsinh và dễ tiến hành trong điều kiện cơ sở giáo dục hiện tại Ngoài ra, giáoviên cần chú ý đến việc chọn các phương pháp dạy học mới theo hướng tíchcực, lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh

Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin, giáo viên có thể lựa chọn cácphương pháp dạy học thích hợp như: phương pháp đàm thoại gợi mở, phươngpháp thảo luận nhóm, Giáo viên có thể hình thành và rèn luyện cho học sinh

kỹ năng này bằng cách bước đầu làm mẫu, sau đó ra các bài tập từ dễ đến

Trang 11

khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh thực hiện rèn luyện kỹ năng đó chothuần thục.

Bước 4 Thiết lập các hoạt động của GV và HS để rèn luyện kỹ năng

Dựa vào việc lựa chọn phương pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng tươngứng mà giáo viên thiết lập các hoạt động của giáo viên và học sinh một cách

cụ thể trong quá trình dạy học Các hoạt động của giáo viên và học sinh có thểđược thiết kế linh hoạt, không nhất thiết tất cả các bước, các khâu của quátrình rèn luyện kỹ năng phải tiến hành tại lớp, trong một tiết học, mà có thểtiến hành ở nhà, trong thời gian dài tùy theo nội dung, kỹ năng cần đạt được.Khi thiết lập các hoạt động của giáo viên và học sinh thì cần chú ý đến cáchoạt động của học sinh nhiều hơn, đề cao chủ thể học tập của học sinh nhiềuhơn là hoạt động dạy của giáo viên Học sinh phải làm việc nhiều hơn trongquá trình nhận thức thì mới hình thành và rèn luyện kỹ năng Giáo viên có thểđóng vai trò bước đầu làm mẫu, sau đó hướng dẫn và học sinh từ việc làmtheo đến việc tự thực hiện kỹ năng đó Mặt khác, các hoạt động dạy và họcphải linh hoạt, kích thích tính tò mò, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh, phảikhiến tất cả học sinh trong lớp chủ động tham gia vào các bước của quá trìnhrèn luyện kỹ năng Giáo viên nên tránh việc thiết lập các hoạt động dạy họcđơn thuần chỉ dành cho các học sinh khá, giỏi, các học sinh tích cực, màkhông bao quát toàn bộ lớp học

Ví dụ: Khi rèn luyện kỹ năng viết báo cáo, giáo viên có thể thiết lập hoạtđộng của học sinh là yêu cầu mỗi học sinh đều tự mình viết thành một bài báocáo về chủ đề của nhóm sau quá trình làm việc theo nhóm Việc này có thểtránh được tình trạng nếu chỉ làm một bài viết báo cáo chung cho cả nhóm thìchỉ có một số học sinhng nhóm tham gia rèn luyện kỹ năng viết/trình bày báocáo cho cả nhóm Các học sinh khác nghiễm nhiên giao khoán cho bạn vàkhông quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo đó như thế nào.Còn khi trình bày, giáo viên có thể gọi bất kì học sinh trong nhóm trình bày,sau đó các bạn trong nhóm có thể bổ sung thêm các ý kiến để hoàn thiện bàitrình bày của nhóm

Bước 5 Kiểm tra, đánh giá kết quả

Kiểm tra đánh giá là để xem hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng đạt đượcđến đâu Thông qua việc kiểm tra kết quả rèn luyện kỹ năng địa lý có thểđánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu kỹ năng đã được quyđịnh, từ đó đề xuất các điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả của công việc đó Bên cạnh việc ghi nhận những gì đạt được, giáoviên có thể sử dụng nó làm cơ sở để xây dựng tiếp các kế hoạch rèn luyện kỹnăng khác ở mức độ cao hơn Ngoài ra, qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên có

Trang 12

thể điều chỉnh các phương pháp dạy học, các cách thức rèn luyện kỹ năng saocho phù hợp nhất, mang tính phát triển nhất Giáo viên còn có thể nắm được

sự tiến bộ rõ rệt hay giảm sút của học sinh để động viên hay giúp đỡ kịp thờiqua việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên

Cũng qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên có thể làm sáng tỏ được năng lực

và kết quả rèn luyện kỹ năng nói riêng và kết quả học tập nói chung của họcsinh, từ đó giúp các em có khả năng tự đánh giá, tự nhận ra được sự tiến bộcủa mình, có thêm động cơ trong học tập Nhờ kiểm tra, đánh giá, học sinh sẽ

có điều kiện để tiến hành các thao tác tư duy như ghi nhớ, tái hiện, khái quáhóa, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng vừa được hình thành, học sinh sẽ có thểvận dụng các tri thức vừa có được để thực hiện các hành động khác, thực hiệncác kỹ năng khác một cách thuần thục

Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng lập dàn ý báo cáo, sau khi giáo viên hướngdẫn học sinh các bước cần thiết để lập một dàn ý bài báo cáo, giáo viên rènluyện cho học sinh bằng cách ra bài tập về nhà cho học sinh là viết dàn ý báocáo cho một chủ đề khác Nhưng nếu chỉ dừng lại ở hoạt động ra bài tập vềnhà cho học sinh mà giáo viên không tiến hành kiểm tra, đánh giá việc họcsinh có thực hiện bài tập đó hay không, thực hiện nó như thế nào thì việc rènluyện kỹ năng sẽ không thể đạt kết quả như mong muốn Giáo viên nên bố tríthời gian phù hợp để có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá qua đó biết được mức

độ thực hiện của học sinh; còn về phía học sinh nhờ có hoạt động kiểm tra,đáng giá mà có động cơ thực hiện việc rèn luyện kỹ năng, đồng thời có thể tựđánh giá khả năng của mình thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của giáoviên

3 Các phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý trong dạy học

3.1 Rèn luyện kỹ năng xác định vấn đề báo cáo

Bước 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.

Giáo viên có thể đưa ra các vấn đề địa lý cần quan tâm trong chương trìnhcác học sinh được học Phân tích các chủ đề, xem xét tính cấp thiết của chủ

đề, xem xét về khả năng thực hiện được và sở thích của mình Cần trả lời cáccâu hỏi: Vấn đề đó có nội dung gì? Có cấp thiết không? Có khả năng thựchiện được không? Vấn đề đó có hấp dẫn đối với mình không? Sau khi chọnđược chủ để báo cáo thì cần đặt tên cho bản báo cáo Tên của bản báo cáophải ngắn gọn, súc tích, khoa học, bám sát chủ đề được chọn Tên chủ đềthường bắt đầu bằng một động từ, mà động từ này quyết định các hoạt độngcần tiến hành đối với chủ đề được chọn, ví dụ như: tìm hiểu, phân tích, nghiêncứu,

Trang 13

Ví dụ: Đối với một bài thực hành có nội dung viết báo cáo cụ thể, giáoviên nên định hướng cho học sinh xác định chủ đề báo cáo dựa vào yêu cầu,mục tiêu của bài học Giáo viên có thể đặt câu hỏi để học sinh tự đề xuất têncủa bài viết báo cáo, sau đó cùng cả lớp thảo luận nhanh để chọn ra tên chủ đềbáo cáo thích hợp nhất Ví dụ như: khi dạy bài thực hành ”Viết báo cáo vềkênh đào Xuyê và Panama” (chương trình Địa lý 10), giáo viên sau khi yêucầu học sinh đọc kĩ SGK để nêu nhiệm vụ của bài thực hành thì yêu cầu họcsinh xác định vấn đề báo cáo bằng cách để học sinh thảo luận với nhau và đềxuất tên của báo cáo (học sinh lên ghi trên bảng) Sau đó, cả lớp cùng giáoviên phân tích để lựa chọn tên thích hợp cho báo cáo.

Bước 2 Giáo viên ra bài tập cho học sinh.

Để học sinh có thể rèn luyện thêm về kỹ năng xác định vấn đề báo cáo,giáo viên sau khi làm mẫu nên đưa ra bài tập về nhà cho học sinh Lí do ra bàitập về nhà là vì ở lớp học, trong một tiết học (lý thuyết hay thực hành) sẽkhông có nhiều thời gian để học sinh làm bài tập rèn luyện thêm về kỹ năngnày

Bước 3 Kiểm tra, đánh giá.

Giáo viên có thể sử dụng thời gian đầu giờ hoặc cuối giờ để kiểm tra việcthực hiện bài tập về nhà của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh nộp lại bàitập để thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá Đồng thời sau khi đánh giá, giáoviên cũng cần dành thời gian để tiến hành nhận xét, định hướng lại cho họcsinh, động viên, khuyến khích để các em làm tốt hơn

Tương tự, giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh làm bài tập xác định vấn đềbáo cáo sau khi học xong một chương, nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh,hình thành nên thói quen, học sinh sẽ có kỹ năng thuần thục hơn trong việcxác định vấn đề báo cáo ở các chương sau và việc xác định vấn đề báo cáocũng sẽ nhanh hơn Về sau, giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác định vấn đềbáo cáo sau khi học xong một chương nào đó vào cuối giờ học Khi đó, họcsinh có thể xác định dễ dàng tại lớp, trình bày ý tưởng, lí do của mình khichọn vấn đề đó Việc lặp lại nhiều lần các kỹ năng xác định vấn đề báo cáobên cạnh việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo, còn củng cố kiến thức trọngtâm của chương, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

3.2 Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin Địa lý

Bước 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.

Bước này thường được tiến hành trong các giờ lên lớp, có thể là giờ học cóhoặc không có yêu cầu thực hành viết báo cáo

Trang 14

Giáo viên đặt câu hỏi để yêu cầu học sinh thu thập thông tin cụ thể từnhiều nguồn thông tin như: sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, tư liệutham khảo, Câu hỏi đặt ra một cách cụ thể, tiệm cận vấn đề cần thu thập sẽgiúp học sinh có định hướng thu thập thông tin nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi có thể là do giáo viên đặt ra hoặc có thể sử dụng các câu hỏi cótrong sách giáo khoa nhằm thu thập thông tin cần thiết

Câu hỏi có thể có nhiều dạng khác nhau như: nhận xét, trình bày, chứngminh, so sánh, phân tích,

Ví dụ: Khi dạy bài 38 (Địa lý 10) – ”Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê

và kênh đào Pa-na-ma”, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để yêu cầu học sinhthu thập thông tin cho bài viết báo cáo như sau:

- Dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và bản đồ tự nhiên thế giới, hãytrình bày đặc điểm về vị trí địa lý của kênh đào Xuy-ê?

- Dựa vào thông tin trong phần tư liệu tham khảo (SGK), hãy trình bày quátrình xây dựng và hoàn thành kênh đào Xuy-ê?

- Hãy tính xem quãng đường vận chuyển qua kênh Xuy-ê được rút ngắnbao nhiêu hải lí và bao nhiêu phần trăm so với tuyến đường đi vòng qua châuPhi?

- Sự hoạt động đều đặn của kênh Xuy-ê đem lại lợi ích gì cho ngành hànghải thế giới?

- Nếu đóng cửa kênh đào Xuy-ê thì sẽ gây tổn thất kinh tế như thế nào đốivới Ai Cập, đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen?

Các câu hỏi trên có thể ghi ra thành phiếu học tập để phát cho học sinhnhằm giúp học sinh nắm rõ yêu cầu của công việc thu thập thông tin Sau khiđặt câu hỏi, giáo viên tiến hành các hoạt động như: trao đổi, thảo luận, trìnhbày, góp ý, chuẩn xác kiến thức, để hoàn thiện thông tin

Ví dụ: Để thu thập các thông tin trên, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.Giáo viên phát phiếu học tập (có ghi nội dung các câu hỏi nêu trên) cho mỗinhóm Các thành viên trong mỗi nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câuhỏi Sau đó, đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, góp ý.Giáo viên nhận xét và bổ sung một số thông tin còn thiếu

Bước 2 Giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh.

Bước này nhằm rèn luyện về kỹ năng thu thập thông tin cho học sinh Mụcđích là để học sinh được tiến hành công việc thu thập thông tin thường xuyên,

từ đó hình thành thói quen, kỹ năng kỹ xảo thu thập thông tin, phục vụ đắclực cho các bài viết báo cáo sau này

Trang 15

Các bài tập ra cho học sinh có thể là bài tập về nhà để thu thập thông tincho bài mới, nhằm tìm hiểu bài mới, hoặc có thể sử dụng bài tập về nhà đểcủng cố kiến thức đã học Để rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin hiệu quả,các giáo viên nên tiến hành thường xuyên việc ra bài tập về nhà với các câuhỏi cụ thể để tìm hiểu bài mới hoặc củng cố bài học Các bài tập về nhà nhằmtìm hiểu bài mới hay củng cố bài cũ dưới dạng các câu hỏi sẽ giúp học sinhhọc tập có định hướng cụ thể, có trọng tâm, đồng thời cũng giúp giáo viên dễdàng hơn trong khâu kiểm tra, đánh giá Các câu hỏi, bài tập giáo viên nên ghi

ra phiếu học tập để phát cho học sinh nhằm tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quảcao khi ra bài tập về nhà cho học sinh

Học sinh trên cơ sở hoàn thành các câu hỏi trên không những củng cố kiếnthức vừa học một cách sâu sắc, có liên hệ thực tiễn, mà còn rèn luyện thêm kỹnăng thu thập thông tin, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin từthực tiễn, từ các tư liệu tham khảo phong phú khác ngoài SGK như tài liệuđọc thêm, các trang web thông tin, Không những thế, ngoài việc thu thậpthông tin dưới dạng kênh chữ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thu thậpthông tin dưới dạng kênh hình

Bước 3 Kiểm tra, đánh giá.

Sau khi tiến hành các bước rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin dưới dạngđạt câu hỏi, bài tập cho học sinh, giáo viên cần tiến hành bước kiểm tra, đánhgiá

Kiểm tra, đánh giá kỹ năng thu thập thông tin có thể tiến hành ở đầu giờ,trong quá trình dạy học

Ví dụ: Đầu giờ học, giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinhthông qua việc hoàn thiện các bài tập về nhà mà giáo viên đã giao, với mụcđích thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc tìm hiểu bài mới Giáo viên

có thể đánh giá để cho điểm kỹ năng cũng như nhận xét về thái độ thực hiệnbài tập về nhà của học sinh, từ đó có biện pháp nhắc nhở, định hướng họcsinh kịp thời

Trong quá trình dạy học, giáo viên kiểm tra, đánh giá kỹ năng thu thậpthông tin của học sinh bằng cách tổ chức các hoạt động dạy học như: sau khitiến hành thảo luận thì yêu cầu học sinh phải trình bày kết quả thảo luận trướclớp Giáo viên cùng học sinh cả lớp có những nhận xét, góp ý về kết quả thảoluận đó Sau cùng, giáo viên có nhận xét, định hướng cụ thể để chốt lại thôngtin cần thiết phải thu thập

Trang 16

Kiểm tra, đánh giá còn là căn cứ để giáo viên tiến hành tăng hay giảm mức

độ khó, dễ của các câu hỏi, bài tập rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin cho họcsinh sau này

3.3 Rèn luyện kỹ năng xử lí, tổng hợp thông tin Địa lý

Bước 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.

Để hướng dẫn học sinh xử lý, tổng hợp thông tin, giáo viên cần đặt câu hỏi

để giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh Câu hỏi có yêu cầu xử lý, tổng hợpthông tin được đặt ra từ mức độ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát hóa để rènluyện kỹ năng

Giáo viên nên đặt câu hỏi rèn luyện kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin đikèm với yêu cầu học sinh làm việc với bảng số liệu, bản đồ, lược đồ, biểu đồ,tranh ảnh, thông tin Yêu cầu của các câu hỏi thường dưới dạng: so sánh, xử

lý số liệu, phân tích, chứng minh, rút ra nhận định, Để dễ dàng hơn trongviệc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin, các câuhỏi đặt ra cần thiết kế theo dạng phiếu học tập, sau đó phát cho học sinh (theonhóm/ cá nhân)

Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác thông tin, tổng hợp thông tin đểhoàn thành phiếu học tập, học sinh trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau

và điền vào phiếu học tập Sau đó, đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác

bổ sung Giáo viên chuẩn kiến thức

Bước 2 Giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh.

Bài tập về nhà với yêu cầu xử lý, tổng hợp thông tin là rất cần thiết để họcsinh rèn luyện thêm về kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin Do đây là kỹ năngkhó nên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên Giáo viên có thể ra các bàitập xử lý, tổng hợp thông tin thuận lợi nhất là sau khi học xong một bài học,yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập Các bài tập đặt ra để rèn luyện kỹ năng

xử lý, tổng hợp thông tin tại lớp rất khó tiến hành vì thời gian không chophép Bài tập về nhà có yêu cầu xử lý, tổng hợp thông tin ngoài ý nghĩa rènluyện kỹ năng còn có thể giúp học sinh củng cố tri thức, tiếp thu tri thức, pháttriển tư duy và khả năng vận dụng tri thức Học sinh thông qua việc làm bàitập rèn luyện kỹ năng này sẽ có điều kiện phát triển kỹ năng tự học: tự phântích, tự tổng hợp, khái quát hóa các thông tin

Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài 41 (Địa lý 10) – ”Môi trường và tài nguyênthiên nhiên”, để rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa thông tin, giáoviên ra bài tập về nhà cho học sinh là: ”Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộcủa khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng đe dọakhan hiếm tài nguyên khoáng sản” Với câu hỏi này, học sinh về nhà phải thu

Trang 17

thập thông tin về các tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó xử lý, phân tích, tổnghợp các thông tin để làm rõ vấn đề giải quyết tình trạng khan hiếm tài nguyênkhoáng sản.

Bước 3 Kiểm tra, đánh giá.

Để hoàn thiện kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin, sau khi ra bài tập về nhàcho học sinh, giáo viên cần tiến hành kiểm tra, đánh giá kịp thời Đây là kỹnăng khó nên công tác kiểm tra, đánh giá càng được chú trọng Kiểm tra,đánh giá kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin có thể tiến hành vào đầu giờ học(kiểm tra học sinh làm bài tập về nhà được giao) Ngoài ra, giáo viên cũngnên đưa yêu cầu về kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin vào trong các bài kiểmtra định kì (1 tiết, kiểm tra học kì) để phân hóa học sinh trong kiểm tra, đánhgiá Các câu hỏi kiểm tra có thể đưa vào ở mức độ phân tích, vận dụng Việclàm này hoàn toàn phù hợp với xu hướng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá, từ

đó thúc đẩy quá trình đổi mới trong dạy và học của giáo viên và học sinh,giúp học sinh chú trọng phát triển tư duy, kỹ năng một cách chủ động, sángtạo

3.4 Rèn luyện kỹ năng lập đề cương viết báo cáo

Bước 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.

Trong bước này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách lập đề cươngbài báo cáo địa lý bằng cách đặt các câu hỏi như:

- Chủ đề nội dung báo cáo là gì?

- Cấu trúc bao gồm mấy phần? Đó là các phần nào? Ý chính của từngphần?

Phần lập dàn ý (đại cương và chi tiết) rất quan trọng, nó giúp người viếtphác họa ra một bố cục trình bày bao quát một số đặc điểm khái quát, quantrọng GV nên hướng dẫn HS xác định giới hạn trong khoảng 2 – 4 đặc điểmchủ chốt thể hiện rõ nét, tạo nên khung sườn cho bản báo cáo Nhờ đó, việcchi tiết hóa nội dung của bản báo cáo trên cơ sở dàn ý đại cương sẽ dễ dànghơn

Đối với nội dung này, giáo viên có thể định hướng cho học sinh về cấutrúc một bài báo cáo khoa học bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung,phần kết luận Trong phần mở đầu cần phải nêu được tính cấp thiết của vấn

đề, làm rõ vì sao chọn vấn đề đó và khái quát về nội dung vấn đề Phần nộidung phải chi tiết hơn thông qua các ý lớn, ý nhỏ thể hiện các vấn đề liênquan đến chủ đề báo cáo, nhằm làm rõ vấn đề, thuyết phục người nghe, ngườiđọc Phần kết luận phải vừa ngắn gọn vừa thể hiện được trọng tâm vấn đề cần

đề cập, cần có đề xuất, kiến nghị để phát triển vấn đề báo cáo Hoặc có thể đặt

Ngày đăng: 03/05/2015, 20:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Kỹ thuật dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật dạy học địa lý ở trường trunghọc phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1997
2. Nguyễn Ngọc Đĩnh (2008), Những kĩ năng Địa lý cơ bản trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kĩ năng Địa lý cơ bản trong trường phổthông
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đĩnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
3. Hoàng Kim Mỹ (2005), Phương pháp giảng dạy bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lý lớp 10 (Ban khoa học và nhân văn), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy bài thực hành trong sáchgiáo khoa Địa lý lớp 10 (Ban khoa học và nhân văn)
Tác giả: Hoàng Kim Mỹ
Năm: 2005
4. Trần Xuân Tiếp (2009), Phương pháp hình thành kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học bài thực hành địa lý trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hình thành kỹ năng viết báo cáo chohọc sinh trong dạy học bài thực hành địa lý trung học phổ thông
Tác giả: Trần Xuân Tiếp
Năm: 2009
5. Nguyễn Đức Vũ (2006), ”Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng Địa lý ở lớp 10”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Dạy và học ngày nay
Tác giả: Nguyễn Đức Vũ
Năm: 2006
6. Nguyễn Đức Vũ (2007), Kỹ thuật dạy học Địa lý ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật dạy học Địa lý ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Vũ
Nhà XB: NXBGiáo Dục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w