1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ HỌC THỜI KHÁNG CHIẾN 1950

23 127 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 115 KB

Nội dung

đối tượng của sử học là nghiên cứu cuộc sinh hoạt quá khứ, của loài người, hay của từng xã hội riêng, hoặc là nghiên cứu cuộc diễn tiến riêng của từn phương diện của cuộc sinh hoạt ấy.

SỬ HỌC THỜI KHÁNG CHIẾN 1950 1 I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA SỬ HỌC Muốn thấy rõ đối tượng của sử học . tính ra thì thấy răng một phương diện, một hình thái đặc biệt trong cuộc sinh hoạt của loài người hay của mỗi xã hội đều có một lịch sử riêng, như lịch sử tôn giáo, lịch sử triết học, lịch sử khoa hoc, lịch sửvăn học, lịch sử nghệ thuật v.v . Vậy thời đối tượng của sử học là nghiên cứu cuộc sinh hoạt quá khứ, của loài người, hay của từng xã hội riêng, hoặc là nghiên cứu cuộc diễn tiến riêng của từn phương diện của cuộc sinh hoạt ấy. sinh hoạt của . (rách một đoạn ngắn) . .hội cũng như nhờ các khoa xã hội học, kinh tế học, chính trị học, chúng ta có thể hiểu biết hiện tại của xã hội. Vì cuộc sống của nhân loại là một thể liên lạc, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai có những tương quan mật thếit với nhau, nên có thể nói rằng chúng ta ngày nay là những kẻ kế thừa của tổ tiên ngày trước, mà con cháu ngày sau lại là những kẻ kế thừa của chúng ta ngày nay, hay là sự trạng xã hội ngày nay là kết quả của sự trạng xã hội ngày trước, mà sự trạng xã hội ngày sau lại là kết quả của sự trạng hội ngày nay. Vậy thì nghiên cứu lịch sử để biết sự trạng ngày trước, chúng ta có thể nhờ đó mà hiểu biết thêm sự trạng ngày nay. Đã hiểu rõ được sự trạng ngày trước và sự trạng ngày nay. Chúng ta có thể hiểu được cái xu thế tiến triển của xã hội, nhân đó mà suy đoán được con đường tiến triển của xã hội sau này. Nhận thấy mối liên quan mật thiết của loài người trải qua các thời đại từ thời viễn cổ cho đến tương lai xa xôi, chúng ta có thể nhân đó mà có một nhân sinh quan chắc chắn, có một thái độ sinh hoạt vững vàng, có một phương pháp hoạt động thích đáng, xem thế thì thấy sử học là một môn học vấn có công dụng giao hoà rất mạnh nó không những bồi bổ tri thức của người ta, mà còn rèn luyện được tâm tính chỉ dẫn được hành động của người ta nữa. Bởi thế chúng ta không lấy làm lạ mà thấy rằng các bực vĩ nhân cải tạo thế giới, từ Khổng tử cho đến Các-Mác, đều rất chú trọng sử học. Các nhà cách mạng đương 2 tranh đấu để cải tạo thế giới ngày nay cũng xem sử học là một môn học vấn căn bản. II. QUAN NIỆM VỀ LỊCH SỬ Xưa nay, các nhà sử học cũng như người thường không hẳn là đều đồng ý về đối tượng và công dụng của sử học như chúng tôi đã bảy tỏ ở trên; Sở dĩ có những ý kiến dị đồng là bởi cái quan niệm lịch sử của người ta khác nhau. Ở đây chúng tôi xin dẫn ra mấy quan niệm lịch sử trọng yếu đã làm kim chỉ nam cho các nhà sử học xưa nay. Khổng tử là nhà sử học đầu tiên của Trung Hoa có thể nói là của Á Đông, là đại biểu cho cái quan niệm lịch sử duy thiên, cho rằng xã hội cùng lịch sử là do ý chí hay mệnh lệnh của Trời quyết định Đại biểu cho ý trí của trời, cho thiên mệnh, mà tổ chức và quản trị việc người là các đấng thánh vương, là những bậc tài trí phi thường, là nhân cách siêu phàm có thiên chức phải bắt chước đạo Trời mà làm thành đạo người. Những người quân chủ “thuận theo đạo Trời thì còn”, tức chính là kẻ vương giả thay Trời trị người “Trái đạo Trời bị mất”, tức là không xứng làm kẻ thay Trời, phải nhường chỗ cho kẻ vương giả chân chính. Quan niệm ấy, trong suốt hơn hai nghìn năm sau Khổng tử, các nhà sử học Trung Hoa, các nhà sử học Việt Nam cũng vậy, đều theo đúng hoàn toàn. Theo quan niệm ấy thì đối tượng của sử học chỉ là nghiên cứu hành động, thi cử của kẻ vương giả, của các bậc vua chúa, cùng các văn thần võ tướng là những người giúp vủa để trị nước an dân. Chúng ta thấy rằng từ sách Xuân Thu của Khổng Tử, đến sách Sử ký của Tư Mã Thiên, cho đến cả bộ Nhị thập tứ sử và các bộ sử biên niên của Trung Quốc, cùng các bộ sử biên niên của nước ta (Đại Việt sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục), đểu chỉ chép việc của vua chúa và quan liêu; chứ tình trạng sinh hoạt của nhân dân thì không hề chép đến. Bởi thế người ta thường nói rằng các sách lịch sử xưa của Trung - Hoa và của nước ta chỉ là những bản gia phả của các nhà đế vương và quí tộc. 3 Tương tự với quan niệm lịch sử của Khổng Tử ở Á đông, thì có quan niệm duy thần của các nhà sử học cơ đốc giáo ở Tây-phương mà ta có thể xem Bossuet là đại biểu. Trong tác phẩm Discours sur I’hisloire universetle, Bossuel cũng cho rằng lịch sử loài người là do ý chí của Thượng- đế chỉ huy, các bực vua chúa thần quyền (droit divin) là do Thượng đế ban quyền cho mà thống trị thiên hạ. Nhưng cái quan niệm lịch sử phổ thông nhất trong các nhà sử học chuyên môn ở Tây Phương là cái quan niệm anh hùng tạo thời thế của Thomas Carlyle (một nhà sử học người Anh, tác phẩm chủ yếu là Les héros et le culte des héros) cho rằng lịch sử là do những vị anh hùng, những bậc vĩ nhân làm ra. Đối với các nhà sử học ấy thì sử học chỉ chú trọng về các sự trạng chínhtrị và quân sự là những công việc của các vĩ nhân anh hùng mà không cần chú ý đến sự trạng sinh hoạt của dân chúng. Theo các quan niệm kể trên, thì các công dụng cái mục đích của lịch sử là ghi chép lại những lời nói, những tư tưởng, những hành động của các vị đế vương, các nhà quí tộc, các bậc thánh hiền, các bực lương thần danh tướng truyền lại để làm gương cho đời sau (tức như các sách Thông giám gương chung) của Trung - Hoa và của nước t, hay như sách Disrours sur I’hisloire uaiv rselle của Bossuet), để làm những bài học cho các nàh chính trị và quân sự. Sách của Bossuet viết ra là cốt để dậy cho thái tử cái nghề làm vua, mà các sách lịch sử của Trung - Hoa và của nước ta xưa thì chỉ vua quan được dùng, không cho thường dân được học. Cái quan niệm lịch sử duy thiên hay day thần cùng cái quan niệm anh hùng tạo thời thế, đều có thể xếp vào một quan niệm chung là quan niệm lịch sử duy tâm, cho rằng cái động lực của lịch sử là tinh thần, tinh thần ấy hạơc là ý chí của người, hay là lý tính, hoặc là một cái sức siêu nhiên gọi là thân hay là trời. Cực đoan tương đối với quan niệm duy tâm là quan niệm líchử duy vật, hay là duy vật lịch sử quan, Thuyết duy vật sử quan là thuyết duy vật biện chứng của Các-Mác áp dụng vào địa hạt lịch sử. Tư tưởng danh chốt 4 của quan niệm ấy là “lịch sử là do người ta tự làm ra”, song khác với quan niệm duy tâm cho rằng lịch sửsự nghiệp của các bậc vĩ nhân anh hùng tự do hành động theo ý chí riêng của mình, quan niệm duy vật cho lịch sửsự nghiệp của con người trong tập đoàn, là do điều kiện sinh hoạt trong tập đoàn hậu định. Các - Mác nói : “Chính con người làm nên lịch sử của mình, nhưng không phải làm một cách độc đoán mà phải tuỳ thuộc những điều kiện đã định và thừa hưởng ở quá khư”. Người đồng chí đã giải thích tư tưởng của Mác một cách xác đáng hơn hết là Ăng - ghen lại nói thêm rằng: “Người ta tự làm nên lịch sử của mình, vô luận lịch sử ấy đi theo bộ sậu nào; mỗi người đuổi theo những mục đích riêng, tự ý mình muố, mà chính kết quả của tất cả các ý muốn ấy tác động theo những phương hướng khác nhau và ảnh hưởng phức tạp của các ý ấy đối với ngoại giới là làm thành lịch sử. Như thế thì lịch sử chính là gồm những điều muốn của riêng mỗi cá nhân, mà ý muốn thì lại do tình cảm hay suy tưởng quy định. Song những động lực qui định tình cảm hay suy tưởng lại là rất phức tạp . Người ta lại cón có thể tự hỏi rằng những nguyên nhân lịch sử biến thành những động lực ấy ở trong đầu óc những con người hoạt động đó là những gì”. Những nguyên nhân lịch sử ấy, Các-Mắc không tìm nó ở trong đầu óc, trong tư tưởng, trong ý thức của con người, mà tìm nó ở trong điều kiện sinh hoạt. Người cho rằngtw tưởng hay ý thức của con người là do thực tại xã hội của con người qui định, mà thực tại xã hội của con người lại là do điều kiện sinh hoạt vật chất của con người ở trong xã hội qui định. Trong cái hệ thống những điều kiện sinh hoạt vật chất thì sự sản xuất những của cải vật chất cần thiết cho sự sống của xã hội, hoặc phương thức sản xuất những của cải ấy là điều kiện chính, là điều kiện quyết định hình thái xã hội. Phương thức sản xuất là bao gồm cả những lực lượng sản xuất và những tương quan sản xuất. Lực lượng sản xuất, tức là những công cụ, những ngườ dùng công cụ cùng lá những kinh nghiệm trong sự sản xuất lại do điều kiện kỹ thuật qui định. Tương quan sản xuất là mối 5 liên lạc, mối giao thiệp giữa những người tham gia vào cuộc sản xuất, những tương quan ấy có thể là sự hợp tác bình đẳng, hoặc là sự áp chế bóc lột. Cái phương thức sản xuất gồm những lực lượng sản xuất và những tương quan sản xuất, Các Mác gọi là cơ sở vật chất, là hạ tầng cơ cấu của xã hội. Ở trên cái hạ tầng cơ cấu ấy do những điều kiện sinh hoạt vật chất quy định, người ta có những ý thức tương đương; do những ý thức ấy người ta tạo ra một cơ cấu xã hội chínhtrị và ở trên hết cả, một cơ cấu ý thức hệ gồm những hình thái ý thức như tôn giáo, đạo đức, pháp lý, triết học, khoa học, văn chương, nghệ thuật v.v . Cơ cấu xã hội chính trị và cơ cấu ý thức hệ do những tư tưởng, những ý thức của người ta gây nên, Các Mác gọi là thượng tầng kiến trúc của xã hội. Sử học không phải là chỉ tìm hết lịch trình cấu tạo của xã hội, mà chính phải tìm biết con đường tiến hoá của xã hội, nghĩa là tìm xem xã hội do hình thái này tiến sang hình thái khác thế nào. Do sự phát triển của sức sinh hoạt của người, hệ thống kỹ thuật phát triển luôn luôn, khiến lực lượng sản xuất mỗi ngày càng thêm mở rộng. Khi những lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ tương đương thì những tương quan sản xuất xây dựng ở trên lực lượng sản xuất cũ, tức trên phương thức sản xuất cũ, bị đặt vào cái thế mâu thuẫn đốivới những lực lượng sản xuất mới sinh. Giữa lực lượng sản xuất và tương quan sản xuất đã mất thế thăng bằng, tình thế ấy không thể tồn tại mãi được. Chóng hay chầy, thế mâu thuẫn ấy phải được giải quyết, thế thăng bằng phải được hồi phục. Những tương quan sản xuất cũ phải nhường chỗ cho những tương quan sản xuất mới. Ví như ở khoảng thế kỷ XVII, XVIII, tương quan sản xuất của phong kiến chế độ đã bị xô đổ mà thay thế bằng tương quan sản xuất theo tư bản chế độ. Song sự thay đổi của những tương quan sản xuất ấy xẩy ra thế nào? 6 Những tương quan ấy đặt những người ở trong xã hội vào những thứ bực khác nhau, ví dụ có những người có quyền sở hữu đối với những phương tiện sản xuất không phải làm việc sản xuất mà được hưởng những sở đắc của sự sản xuất, tức là những người bóc lột và thống trị, lại có những người không có gì cả ngoài sức lao động của mình, chính mình phải làm việc sản xuất, mà bao nhiêu sở đắc thì cung cho những người khác hưởng, mình chỉ được hưởng một phần rất nhỏ để có thể sống vật vờ thôi, tức là lớp người bị bóc lột áp bức. Những tương quan kinh tế cũ có lợi cho lớp người áp bức cũ nên họ lợi dụng tất cả cái kho tàng đồ sộ của cơ cấu xã hội chínhtrị và cơ cấu ýthức hệ cũ mà duy trì lấy. Song cái lớp người bị áp bức nhận thấy ở trong sự thay đổi của lực lượng sản xuất, cái ý nghĩa giải thoát cho mình, nên họ lại tạo ra những tư tưởng mới, những ý thức hệ mới để chủ trương lật đổ những tương quan cũ. Tất cả những hình thái ý thức hệ có ở một xã hội nào trong một thời gian nào, đại khái đều là hoặc thuộc về loại ý thức hệ thống trị của giai cấp trên dùng để duy trì địa vị của mình, hoặc là thuộc về loại ýthức hệ cách mệnh của giai cấp dưới dùng để dành lấy địa vị cho mình. Cái thế đối lập, cái thế mâu thuẫn giữa hai lớp người trong lịch trình tiến triển của xã hội, Các - Mác gọi là giai cấp tranh đấu, là cái hiện tượng chủ yếu thúc đẩy cho xã hội tiến lên cho lịch sử đi tới, tức là nguyên động lực của lịch sử. Duy vật sử quan chỉ để ý đến sự hoạt động của những tập đoàn, của những giai cấp, nhất là của những giai cấp bị trị, của dân chúng là vai chủ động trong vận động lịch sử, mà không để ý dến hoạt động của cá nhân hoặc có để ý đến hoạt động của những bực vĩ nhân xuất chúng thì cũng xem họ là những nhân vật tiêu biểu cho giai cấp hay cho dân chúng, chỉ làm những công việc mà giai cấp hay dân chúng uỷ cho mà thôi. Theo sự trình bầy sơ lược những qui luật chi phối lịch trình cấu tạo và lịch trình tiến triển của xã hội loài người như thế, chúng ta thấy rõ rằng. Các - Mác không hề phủ nhận mà lại nêu cao vai trò chủ động của con người ở trong lịch sử, nhất là củấcc giai cấp và của dân chúng. Các - 7 Mác tuy là nhấn mạnh vào ảnh hưởng quyết định của các điều kiện kinh tế, nhưng không hề phủ nhận ảnh hưởng của các yếu tố ý thức hệ. Sở dĩ người ta thường ngộ nhận mà gán cho Các - Mác cái tư tưởng máy móc cho rằng con người và những ý thức hệ do đầu óc của người tạo ra là hoàn toàn thụ động theo các điều kiện sinh hoạt vật chất, là vì Các - Mác và Ăng - Ghen, đương khi phải bài xích cái tư tưởng sùng bái vĩ nhân ở đương thời, đã phải chuyên chú nêu cao cái vai trò chủ động của nền tảng kinh tế mà không có thì giờ và cơ hội để nói kỹ đến công dụng của ý thức hệ. Chính vì trong các thư tịch cổ điển của học thuyết Các - Mác, dịch ra pháp văn, người ta thấy chữ reftets hay illusions thường được dùng để chỉ các hình thái ý thức hệ, nên người ta lại càng tưởng rằng những cái “bóng” ấy tất không cso thể có tác động tích cực gì được. song ở nhiều nơi, Các Mác, nhất là Ăng - ghen, đã nêu ra cái qui luật hỗ trương tác động (action réceproque): giữa các yếu tố kinh tế và các yếu tố ý thức hệ, khi nào cũng có ảnh hưởng đi lại với nhau mật thiết. Ở vãn thời, Ăng - ghen lại nhiều lần cắt nghĩa vì sao Các - Mác và người đã thiên trọng quá về các yếu tố kinh tế, và đã đính chính lại cho người ta khỏi hiểu lầm. Người nói rằng: “Xét đến cùng nhân tố quyết định trong lịch sửsự sản xuất. Mác và tôi không nói gì khác thế. Nếu có kẻ vặn quanh ý kiến của chúng tôi và cho rằng chỉ có kinh tế là nhân tố quyết định thì họ đã biến câu nói của chúng tôi thành trống rỗng, trừu tượng và vô nghĩa . Tình trạng kinhtế vốn là nền tảng . Nhưng các bộ phận của thượng tầng kiến trúc . cũng có tác động đối với bộ điệu của những cuộc tranh đấu lịch sử, và trong nhiều trường hợp lại qui định cái hình thức của những cuộc tranh đấu âý một cách quan trọng hơn cả. Các yếu tố ấy vốn tác động qua lại lẫn nhau, và ở khoảng giữa các yếu tố ấy thì trốt cuộc vận động kinh tế tự vạch lấy con đường của mình như một cái gì tất yếu lách quavô số những việc ngẫu nhiên”. Câu ấy chứng tỏ rằng Ăng - ghen, phụ diễn tư tưởng của Các Mác thừa nhận minh bạch cái công dụng thự tế của ý trhức hệ, điều kiện kinh tế hoạt động ở trong khoảng các yếu tố ấy chỉ là khiến cho 8 chúng có một tính chất tất nhiên hay nói một cách khác chỉ là đặt cái giới hạn căn bản, cái khuôn khổ mà chúng không có thể vượt ra ngoài để lêu lổng giữa khoảng trống được. Sau khi đã nhận rõ tư tưởng chính xác của các nhà sáng lập ra duy vật sử quan như thế, chúng ta có thể tóm tắt mà nói rằng sử học theo quan niệm mới, so với sử học theo quan niệm cũ, có những đặc sắc sau này: Sử học mới nghiên cứu một cách rộng rãi và xâu xa tất cả những lịch trình lịch sử, từ các hình thái kinh tế và xã hội cho đến các hình thái ý thức hệ, và khảo xét những ảnh hưởng đi lại của các yếu tố ấy, để tìm ra ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đối với các yếu tố tinh thần, và ảnh hưởng trở lại của các yếu tố tinh thần đối với cơ sở kinh tế, chứ không phải chỉ là chú trọng vào những sự tình chínhtrị và quân sự thội; sử học mới để ý đặc biệt đến sự sinh hoạt và hành động của dân chúng là vai trò chủ động của lịch sử, mà không để ý đến tư cách và hành động của cá nhân, dù là những vị đế vương quý tộc hay những vị hào kiệt nah hùng; sử học mới không tìm những sự tình lịch sử là xẩy ra và diễn tiến một cách ngẫu nhiên, mà cố tìm ra những quy luật khách quan chi phối cuộc diễn tiến của những sự tính ấy. Khi người ta đã nắm được những quy luật ấy thì người ta có thể áp dụng những qui luật ấy vào sự hành động của mình để hướng dẫn sự liễn tiến của xã hội cho đúng đường, tức là để cải tạo xã hội. III. PHƯƠNG PHÁP CỦA SỰ HỌC Các nhà sử học, cũng như các nhà học giả khác, đều thừa nhận rằng sử học ngày nay đã là một khoa học chứ không phải là một nghệ thuật như xưa nữa. Song phần nhiều các nhà sử học, nhất là các nhà giáo sử học ở các nước tư bản, lại cho rằng sử học vẫn còn là một khoa học có giới hạn rất chật hẹp. Nhiệm vụ của nhà sử học chỉ là tìm tòi, thu thập rất nhiều tài liệu, xét đoán những tài liệu ấy rất kỹ càng để gắng tìm lại sự thật ở quá khứ, còn sự đối với sự lýgiải thuyết minh những sự thực ấy thì phải hết sức thận tọng, chứ không có thể suy luận khái quát về qui luật là việc thuộc về lịch sử - triết học. Ở trên cái quan niệm về sử học như thế, 9 các nhà sử học tây phương, từ cuối thế kỷ XIX đến nay, đã xây dựng một phương pháp rất chặt chẽ về phương diện sưu tập và giám định tài liệu. Đối với sự lý giải và thuyết minh sử sự, thì họ hoài nghi các hệ thống giải thích lịch sử của các nhà lịch sử triết học cũng phải, song nếu chủ trương rằng sử học chỉ có nhiệm vụ làm hiện lại những sự thực đã qua mà không nên nâng cao cái nhiệm vụ của nó đến chỗ đi tìm quy luật thì lại là không ổn. Điều thứ nhất, sử học không phải là nghiên cứu tất cả những việc đã xẩy ra ở trong quá khứ, mà chỉ để ý đến nưhngx người, những việc có quan hệ đến cuộc sinh hoạt của xã hội. Vậy nhà sử học không phải là nghiên cứu những cá nhân và những tư tưởng hành động của cá nhân, mà phải nghiên cứu những tương quan, xã hội, cho nên những chế độ kinh tế, chínhtrị, pháp lý, những hành vi của chính quyền, của quân đội, cho đến tôn giáo, nghệ thuật, tất cả những điều ấy là vật liệu cần thiết của sử học. Nhưng xưa nay, các nhà sử học chỉ lưu ý đến những sử liệu, nghĩa là những tài liệu do đó những người quá khứ đã biểu hiện sự sinh hoạt vật chất và tinh thần của mình. “do đó người ta đã biểu hiện, ở các thời đại, cái ý thức của người ta về những tương quan xã hội. Còn cái ở đường sau ý thức ấy, cái quyết định những ý thức ấy, hay nói một cách khác những tương quan giữa ý thức ấy với thực tại xã hội, đó là cái mà phần nhiều các nhà sử học không lưu ý” (1) Chúng ta đã thấy rằng thuyết duy vật sử quan thì lưu ý đặc biệt về những tương quan ấy, để tìm ở trong ấy những qui luật chi phối những lịch trình diễn tiến của các sự trạng lịch sử. Chính vì sử học cố tìm tính chất qui luật ở trong những sự trạng có nghiên cứu mà nó mới có thể được nhận là một khoa học chân chính. Là một khoa học, sử học có phương pháp riêng của nó. Về phần xác định tài liệu, hai nhà sử học nước Pháp, Langlois và Seignobos, đã dựng ( 1) J.Baby Majérâi isme historique, bản in của Chi hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác-L K 1G năm 1949. 10 [...]... Chúng ta có thể xem sử học là một khoa học hoàn toàn Sử học so với các khoa học khác chỉ khác nhau về đối tượng, về phương pháp, chứ về cái tính khoa học thì không khác gì nhau Xét hiện trạng của nó, sử học nước ta ngày nay chưa có thể xem là một khoa học được Chúgn ta đã thấy rằng sự sưu tập tài liệu của sử học là còn non nớt lắm, sử học chưa có cái căn bản chủ yếu, để thành một khoa học Vì thế 21 bằng... Phần giám định sử liệu; 3) Phần trần thuật và thuyết minh sử sự 1- Sưu tầm sử liệu - Nhà sử học Seignobos nói rằng: “Sưu tầm sử liệu là một phần theo lý luận là phần thứ nhất, và là một phần quan trọng của sử học Ở nước Đức người ta đặt tên cho nó là heuríti-que” Sử liệu là những tài liệu về lịch sử, là những di tích của người xưa để lại, nhà sử học căn cứ vào đó để nghiên cứu lịch sử Người ta phân... triết học của sử học Tuy nhiên, cái phần nghệ thuật và cái phần triết học trong sử học cũng không ngăn cấm sử học là một khoa học Cái giá trị khoa học của nó là do cái phương pháp chặt chẽ của nó bảo đảm Phối hợp, tổ chức, kết cấu những sự thực vụn vặt thiếu sót để thành một tổng thể khiến cho những sự trạng đã qua hiện lại được, cái tính chất nghệ thuật bao hàm ở trong ấy, không những riêng gì sử học. .. giới sử học tây phương đã thừa nhận là phương pháp có giá trị nhất (2) Về phần lý giải sử sự thì phương pháp của họ chủ trương không được ổn đang còn phải bổ khuếyt bằng phương pháp lịch sử duy vật Ở đây, chúng tôi châm chước ý kiến của hai nhà sử học nói trên với quan niệm lịch sử duy vật để trình bày đại lược một phương pháp sử học thích đáng Phương pháp sử học gồm ba phần chủ yếu: 1) Phần sưu tầm sử. .. Nhưng nói vậy không phải chủ trương rằng hiện nay chúng ta tuyệt nhiên chưa có thể học lịch sử Việt Nam một cách khoa học Duy cái công việc của một nhà sử học chân chính muốn dùng phương pháp khoa học, thì rất là khó nhọc, vì đồng thời, họ phải một phần nào, tự làm lấy công việc sưu tập sử liệu, tự làm lấy công việc giám định sử liệu, và với những tài liệu hết sức thiếu thốn và một phần lớn là không chắc... dung, những người viết sử nếu cẩu thả thì cứ dùng nguyên những tài liệu mộc mạc ấy, những người cẩn thận tất phải làm công việc giám định sử liệu đồng thời với việc viết sử 3) Trần thuật và thuyết minh sử sự, - Việt sử tức là trần thuật và thuyết minh sử sự Đã có những sử liệu được giám định rồi, nghĩa là những tài liệu đáng tin cậy, người ta phải dùng những tài liệu ấy mà trần thuật sử sự, tức là khôi... những riêng gì sử học mới có, mà các khoa học khác như địa chất học, cổ sinh vật - học cũng có như thế Đến như việc thuyết minh sự sự để tìm qui luật thì đó chính là nhiệm vụ của khoa học, ở đây triết học chỉ giúp cho người học sử cái quan niệm, cái lập trường căn bản để dìu dắt sự nghiên cứu, sự suy luận theo đường lối vững vàng Cứ cái phương pháp của sử học ngày nay, bắt đầu chú ý về những sự thực... giả Việc định ý nghĩa của văn tự ngôn ngữ của sử liệu thực là công việc thuọc về ngôn ngữ học Như chúng ta đã biết, người ta đã đặt hẳn một khoa cổ - ngữ học (philologie) làm một khoa học bảo trợ cho sử học Ở đây chúng ta không bản kỹ về điều ấy Đã nhận định được ý nghĩa của văn tự ngôn ngữ dùng trong sử liệu rồi, chúng ta có thể nhận rõ chân ý nghĩa của sử văn tức là nhận rõ những ý niệm trong tâm... lâu đài đến những trang sức phẩm và mỹ thuật phẩm, cổ tiền học chuyên nghiên cứu những tiền tệ và những huy chương cổ, tiền sử học chuyêbn nghiên cứu những di tích của ngàn xưa thuộc về thời chưa có sử Về những tài liệu bằng văn tự thì cũng có những khoa rieng như cồ - ngữ - học chuyên nghiên cứu những kim thạch văn cùng bị ký xưa công văn thư học chuyên nghiên cứu những văn thư công như các hiến chương,... lục ấy, các nhà học giả chuyên môn còn biên tập những bộ thư mục tổng luận (bibliographi) biên kê và khai luận về những tài liệu thuộc về một ngành hay một vấn đề riêng Với cách tổ chức sự bảo tồn sử liệu của các nước tiên tiến, người nghiên cứu sử học có thể dễ dàng biết được khái huống biện tại của sự sưu tầm sử liệu và biết rõ trạng thái của sự nghiên cứu lịch sử Ở nước ta những sử liệu còngiữ được . một lịch sử riêng, như lịch sử tôn giáo, lịch sử triết học, lịch sử khoa hoc, lịch sửvăn học, lịch sử nghệ thuật v.v... Vậy thời đối tượng của sử học là. SỬ HỌC THỜI KHÁNG CHIẾN 1950 1 I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA SỬ HỌC Muốn thấy rõ đối tượng của sử học. ... ... tính ra thì

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w