1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đọc Hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp theo đặc trưng thể loại

68 622 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 9,48 MB

Nội dung

Trang 1

Trong quá trình thực hiện khố luận, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, các cô trong Tổ Phương pháp dạy học Ngữ Văn - Khoa Ngữ

Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin chân thành cảm ơn tất cá

các thầy, các cô

Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.GVC: Vũ Ngọc Doanh - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ

tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2010 Người thực hiện

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hướng dẫn, chỉ báo của TH S - GVC: Vũ Ngọc Doanh cũng như các thầy cô trong Tô Phương pháp dạy học Ngữ Văn - Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đề tài này chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác Nếu sai người viết xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2010

Trang 4

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý đo chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu 1 2 3 4

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu 7 Đóng góp của khố luận § Bố cục của khoá luận

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG

1 Cơ sở lý luận 1.1 Vấn đề thẻ loại

1.1.1 Khái niệm: thể loại

1.1.2 Phân loại: thể loại văn học

1.1.3 Mối quan hệ qua lại giữa các thể loại 1.1.4 Thể loại tự sự 1.1.4.1.Khái niệm tự sự 1.1.4.2 Đặc trưng thể loại tự sự 1.2 Tiếp nhận văn học 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học Oo ằ ¬' ¬' ¬I' ¬i ¬ DDN AHA FN —¬ —¬ — — — — — anne Ooo 1.3 Quan hệ giữa thé loai van hoc va viéc tiếp nhận văn học theo đặc trưng thé loại 2 Cơ sở thực tiễn 18 20 2.1 VỊ trí, vai trò của văn xuôi tự sự giai đoạn kháng chiến chống

Pháp (1946- 1954) trong tiến trình phát triển của văn học Việt

Trang 5

2.2 Thực tiễn giảng dạy các tác phâm văn xuôi tự sự giai đoạn

kháng chiến chống Thực dân Pháp ở trường THPT 21

CHƯƠNG 2 ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN TỰ SỰ GIAI ĐOẠN

KHANG CHIEN CHONG THUC DAN PHAP THEO DAC TRUNG

THE LOAI 22

1 Đặc trưng thể loại tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân

Pháp 22

1.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội 22

1.2 Đặc trưng thể loại tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân

Pháp 23

1.2.1 Cốt truyện 24

1.2.2 Nhân vật 26

1.2.3 Ngôn ngữ 28

2 Việc dạy đọc - hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến

chống Thực dân Pháp theo đặc trưng thẻ loại 30

2.1 Đọc và tái hiện văn bản 31

2.2 Giúp học sinh lĩnh hội văn ban 31

2.2.1 Giúp học sinh nắm cốt truyện 31

2.2.2 Giúp học sinh nhận diện, cảm thụ, đánh giá nhân vật đúng 34

đăn

2.2.3 Giúp học sinh tìm hiểu ngôn ngữ tác phâm và nghệ thuật kế

chuyện 37

2.2.4 Giúp học sinh tạo lập văn bản 38

CHƯƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 40

Giáo án 1: “Đôi mắt” - Nam Cao 41

Giáo án 2: “Vợ chồng A Phủ” — Tơ Hồi 49

KÉT LUẬN 59

Trang 6

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Ngữ Văn là bộ môn thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn va là một trong những môn chủ đạo của nhà trường, có vai trò quan trọng cung cấp

những hiểu biết phong phú và hình thành, giáo đục nhân cách cho học sinh

Vì thé lam thé nào đề học sinh hứng thú say mê, từ đó lĩnh hội được giá trị tư

tưởng, thâm mỹ của tác phẩm văn học là một bài toán đặt ra cho các nhà giáo dục Tác phẩm văn học là trung tâm của đời sống văn học, theo đó việc giảng dạy tác phẩm văn học là trung tâm của bộ môn Văn Vấn đề cốt lõi là hình thành cho học sinh cách hiểu phù hợp nội dung, nghệ thuật của tác phâm, giúp các em vươn tới những giá trị thâm mỹ, những hành vi, lối sống đẹp

Để giúp học sinh đến với các tác phẩm văn học, các nhà nghiên cứu đã

đề xuất nhiều phương pháp dạy học trong đó phương pháp dạy học các tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là một phương pháp tích cực

Theo thống kê từ sách giáo khoa bộ môn trong chương trình phổ thông,

các tác phẩm văn xuôi tự sự chiếm số lượng đáng kế Bởi vậy, việc dạy các tác phẩm văn xuôi tự sự có hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng của người

giáo viên

Thực tiễn dạy học Ngữ Văn còn nhiều bất cập, học sinh thụ động, giáo viên truyền thụ một chiều đến học sinh, nên chất lượng dạy học chưa cao

Những năm gần đây, công cuộc đôi mới giáo dục, cải cách trong phương pháp dạy học trong nhà trường phô thông diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với các nha nghiên cứu phương pháp giảng dạy Hiện nay, giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu Một sự thay đổi có tính hệ thống về phương pháp dạy học Ngữ Văn không cho phép duy trì mãi lối dạy truyền thống giáo điều mà đến nay ảnh hưởng của nó vẫn còn khá nặng nề trong nhà trường Việt

Trang 7

sinh làm trung tâm Hoạt động day hoc là hoạt động: đọc - hiểu, học sinh tích cực sáng tạo dưới sự định hướng của giáo viên

Hơn nữa sách giáo khoa Ngữ Văn mới không chỉ gồm những văn bản nghệ thuật mà còn đưa vào cả những văn bản thuộc các phong cách chức năng khác, bởi vậy giờ đạy Văn không thể chỉ là giờ giảng Văn mà phải là giờ dạy:

đọc - hiểu văn bản

Chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mới được sắp xếp dựa trên nhiều tiêu chí trong đó có tiêu chí về thể loại Bởi thế phương pháp dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thê loại được coi là lựa chọn tích cực, hợp lý của

các nhà giáo dục, nhằm giúp học sinh có kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích và

cắt nghĩa tác phẩm một cách có hiệu quả

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn dé tài nảy mong muốn góp thêm một hướng tiếp nhận, dạy học các tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại, đi sâu vào một giai đoạn cụ thể: giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp

(1946 - 1954)

Việc thực hiện đề tài cũng là cơ sở để người viết nâng cao kiến thức,

rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực sư phạm của người giáo viên trong tương lai

2 Lịch sử vấn đề

Trang 8

Vấn đề này chính thức được đặt ra ở nước ta với cuốn sách Vấn dé

giáng dạy tác phẩm Văn học theo loại thể (NXB Giáo dục, HN, 1971) do

giáo sư Trần Thanh Đạm chủ biên Cuốn sách như một chuyên luận giới thiệu

một số kiến thức cơ bản nhất về các loại văn chủ yếu có liên quan đến chương

trình Văn học THPT, nhất là phần Văn học Việt Nam Từ đó tập sách giới

thiệu phương pháp vận dụng đặc trưng của các thê loại vào việc giảng dạy các tác phâm văn học trong chương trình Văn học THPH có kết hợp phân tích

một số bài tiêu biểu thuộc các loại thể khác nhau (thơ, truyện, biền văn, ký,

kịch, văn nghị luận) Cuốn sách gồm nhiều chuyên đề do nhiều người viết

xoay quanh một chủ đề chung Các tác giá đã cố gắng kết hợp lý luận với thực tiễn, vừa giải quyết vấn đề có tính chất quan niệm, vừa trình bày kinh nghiệm vận dụng cụ thể Dù vậy, các ý kiến đưa ra còn sơ lược và có tính chất gợi mở, bước đầu

Trên tinh thần nghiên cứu tác phẩm văn học theo loại thé, Đặng Anh

Đào đã bàn về: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại (NXB

GD, HN, 1995) Đi sâu vào đặc trưng một thể loại cụ thể: tiểu thuyết, va gidi

hạn: tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Đặng Anh Đào dựa trên hai phương diện: đối chiếu với thông số của thể loại tiểu thuyết và đối chiếu với những đặc điểm của tiểu thuyết truyền thống Từ đó khẳng định vấn đề đổi mới trên

các phương diện có tính chất đặc trưng thể loại như: cốt truyện, nhân vật và

ngôn ngữ so với tiêu thuyết truyền thống ở đây, tác giả đã vận dụng lý thuyết về đặc trưng loại thể trong nghiên cứu tác phẩm văn học cho thấy thê loại văn

học không chỉ là một khái niệm “nh”, mà nó luôn vận động phù hợp với thực tiễn đổi mới của văn học

Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn chuyên khảo: Văn học Lý -

Trần nhìn từ thể loại (NXB GD, HN, 1996) đã tìm hiểu nghiên cứu văn học

Trang 9

mối quan hệ về đặc trưng thẻ loại với văn học Trung Quốc Từ đó cắt nghĩa lý

giải thành tựu của văn học Lý - Trần có được vừa là tiếp thu, học tập vừa là

sáng tạo mới mẻ độc đáo của văn học Việt Nam

GS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Hiểu văn, dạy văn (NXB GD,

HN, 2000) cũng bàn về vấn đề vận dụng đặc trưng thể loại vào tiếp nhận và

giảng dạy văn học Tuy nhiên cuốn sách đi sâu vào thể loại trữ tình

Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại (NXB GD, HN, 2000) đề cập đến những vấn đề dạy văn, học văn hiện nay cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa thể loại và phương pháp dạy học để phát triển thành quan điểm: “loại thể là vấn đề mấu chốt trong quá trình phát triển của khoa học về phương pháp dạy học tác

phẩm văn chương” Để mỉnh họa cho quan điểm của mình tác giả đã giới

thiệu một số cách thức dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể ở cả ba thể

loại: tự sự, trữ tình và kịch

ở: Năm bài giảng về thể loại, văn học - học văn, GS Hoàng Ngọc Hiến

đã trình bày khá sâu sắc, mới mẻ ý kiến của mình về các thể loại văn học: truyện ngắn, tiêu thuyết, ký, tiểu luận, trường ca và bước đầu, ông đặt ra vấn dé phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thê

Nhìn chung vấn đề giáng dạy các văn bản văn học theo đặc trưng loại thể khơng phải hồn tồn mới mẻ, tuy nhiên các tác giả chưa bàn đến sự

chuyên biến đặc trưng thể loại trong giai đoạn cụ thể, nhất là với các tác

phẩm tự sự giai đoạn kháng chiến chống Pháp

Trang 10

Biết vận dụng lý thuyết vào việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các tác phẩm văn xuôi tự sự giai đoạn kháng chiến chống Pháp sẽ càng khẳng định hơn nữa thành tự nghiên cứu về thể loại tự sự và khoa học về phương pháp

3 Mục đích nghiên cứu

Mỗi tác phẩm văn học đều thuộc vào một thể loại nhất định, không có

tác phẩm nào thuộc vào hai thé loại khác nhau Các tác phẩm cùng thuộc vào một thể loại nào đó sẽ có phương pháp tiếp nhận, giảng dạy tương ứng phù

hợp

Việc vận dụng các tri thức về thể loại văn học vào giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường THPT không chỉ là vấn đề tri thức mà còn là vấn đề phương pháp

ở nước ta, vẫn để giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã được đề

xuất từ lâu nhưng thực tế giảng dạy vẫn chưa thực sự dựa vào đặc trưng loại

thể Điều nay dan đến việc học sinh cảm thụ các tác phẩm thuộc các thể loại

khác nhau là như nhau vì thế chưa hiểu sâu sắc tác phẩm Do đó đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu và phương pháp dạy học tác phẩm

văn học theo đặc trưng thể loại là một hướng đi phù hợp, hiệu quả

Tuy nhiên trong thực tiễn giảng dạy đòi hỏi sự vận dụng phương pháp

này phải hết sức chủ động, linh hoạt với các tác phẩm cụ thể Do đó, mục đích của khóa luận này: dựa trên lý thuyết về đặc trưng thể loại tự sự, tìm ra hướng tiếp nhận tác phẩm tự sự của một giai đoạn: kháng chiến chống Thực dân

Pháp (1946- 1954), đồng thời biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội

các tác phâm đó

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định đặc trưng của thể loại tự sự và sự chuyên biến của nó trong

Trang 11

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tác pham ty su giai doan nay thong qua một số truyện ngắn ở THPT

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Cơ sở lý luận về thể loại, thể loại tự sự

Các tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là các tác phẩm được đưa vào chương trình THPT

6.Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích, so sánh - đối chiếu

- Khảo sát thực tiễn dạy học Văn ở trường THPT

- Phương pháp thực nghiệm

7 Đóng góp của khoá luận

Là sinh viên bước đầu tập nghiên cứu khoa học, chúng tôi cũng muốn góp một tiếng nói vào hướng tiếp nhận, giảng dạy các tác phâm văn xuôi tự

sự theo đặc trưng thể loại

Với đề tài này, người viết hy vọng nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn ở trường THPT bằng việc vận dụng phương pháp dạy học dựa vào đặc trưng thể loại Qua đó góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời người viết cũng có địp nâng cao kiến thức, trau đồi kinh nghiệm, phục vụ bản thân trong tương lai

Bên cạnh đó, khoá luận cũng góp phần hình thành, phát triển kĩ năng

tìm tòi, nghiên cứu khoa học của người viết

8 Bố cục của khóa luận

Nội dung của khóa luận được triển khai thành ba chương như sau:

Chương 1 Những vấn đề chung

1 Cơ sở lý luận

Trang 12

Chương 2 Đọc - hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp theo đặc trưng loại thể

1 Đặc trưng thể loại tự sự giai đoạn kháng chiến chống Pháp

2 Việc dạy đọc - hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp theo đặc trưng loại thể

Trang 13

NOI DUNG

CHUONG 1 NHUNG VAN DE CHUNG 1 Cơ sở lý luận

1.1 Vấn đề thể loại 1.1.1 Khái niệm: thể loại

Tác phẩm văn học là một trong những phạm trù trung tâm của Lí Luận

Văn học Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố: đề tài,

chủ đề, tư tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn Nhưng tác phâm văn

học nào cũng thuộc một thể loại nhất định Thể loại văn học là khái niệm chỉ

quy luật loại hình của tác phẩm

Theo “Từ điển Hán- Việt” - Phan Văn Các (NXB Thành phố Hồ Chí Minh,2001) thì: Thể loại là “hình thức biểu hiện của tác phẩm văn học chia

theo tinh chất có vần hay không có vằn(văn xuôi, văn vần) hoặc dựa theo kết cấu (thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, kịch)” Tác giả chú ý tới thể thức cấu tạo tác phẩm khi giải thích nghĩa của từ thê loại

Theo “Từ điển tiếng Việt 2002” - (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà

Nẵng), thì: “Thể loại là hình thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ”

Tác giả khẳng định loại thể ở hai góc độ: phương thức phản ánh hiện thực và hình thức tổ chức ngôn ngữ tác phẩm

Trong cuốn “Từ điền thuật ngữ Văn học”, xét thể loại với tư cách một

thuật ngữ Lý Luận Văn Học, các GS Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã quan niệm: “Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành, tồn tại tương đối ôn định trong quá trình tồn tại và phát triển của

lịch sử văn học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối

Trang 14

Trong phần Lý luận văn học của SGK Ngit Van 11, tập hai, GS Tran Đình Sử khẳng định: “Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thé thức cấu tạo văn bản của tác phẩm văn học”

Từ trên ta thấy “thể loại” là cách nói gộp của hai khái niệm “loại” và

“thé”

“Loại” (loại hình): là phương thức nhà văn sử dụng để tạo ra hình

tượng nghệ thuật của tác phẩm

“Thể” (thể tài): là phương thức tô chức hình thức ngôn ngữ tác phẩm

Thể loại là một căn cứ để phân loại tác phẩm văn học nên nó phải có

tính quy luật Điều này thể hiện:

+ Thể loại là sự phối hợp giữa nội dung và hình thức để hình thành một

chỉnh thể và bao giờ nó cũng được tiễn hành theo một phương thức có tính

quy luật Tương ứng với một nội dung nhất định sẽ có một hình thức nhất

định

+ Tên gọi thể loại, bản thân nó đã chứa đựng chức năng phân loại văn học Vì nó chỉ rõ giới hạn mà người nghệ sĩ tiếp xúc với đời sống và hình

thức mà người nghệ sĩ muốn sử dụng để giao tiếp với độc giả Mỗi thể loại có một cách giao tiếp Hoạt động giao tiếp là một hoạt động đề tiếp nhận Xác định được thê loại để định hướng giao tiếp, tiếp nhận cho phù hợp

+ Thể loại chỉ là một phương diện ổn định, bền vững trong cấu trúc một

tác phâm văn học

+ Thể loại vừa tái sinh lại vừa đổi mới Sự đổi mới làm thể loại vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại

Như vậy, thể loại là một phạm trù mang tính lịch sử, nó vừa có những nét ôn định, mang tính quy luật, vừa mang tính vận động, bởi nó chịu tác

Trang 15

“nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau

đó được biến đối và thay thế” (D.Li- Kha- chốp)

Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát

triển bền vững, vĩnh hằng của văn học và các thể loại văn học tồn tại để giữ

gìn, đổi mới thường xuyên những khuynh hướng ấy Bởi vậy thể loại văn học

vừa cũ, vừa mới, vừa biến đổi, lại vừa ổn định, nên khi xem xét vấn đề thể loại ta phải quan tâm đến tính thời đại và lịch sử của văn học cũng như những

vận động biến, đổi của chúng

1.1.2 Phân loại: thể loại văn học

Có rất nhiều cách phân loại thể loại văn học

Từ thời Hi Lạp cổ đại, căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực, thể

thức cấu tạo văn bản, Arixtôt chia văn học làm ba loại: tự sự, trữ tình và kịch Ba loại hình này có quan hệ chặt chẽ, sâu sắc với nhau và là những phạm trù vừa mang tính quy luật ồn định, vừa mang tính cá biệt vận động Trong đó:

+ Tự sự (kế việc): tác phẩm dùng lời kể tái hiện lại những việc làm, biến cố, nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan,

qua đó bày tỏ một cách hiệu, một thái độ nhất định Tác giả có thể đứng ngoài

mà kể, cũng có thể để nhân vật tự kể, sự phản ánh của nó có thể hết sức sâu

rong, chi tiết Tương ứng với thể loại tự sự là phương thức phản ánh hiện thực

bằng cách kể chuyện

+ Trữ tình (thổ lộ tình cảm): gồm các tác phẩm thông qua lời lẽ thé 16

nỗi niềm, tâm trạng, qua cảnh tượng trông thấy mà thể hiện trực tiếp cảm xúc,

và thái độ chủ quan của con người đối với thế giới Tương ứng với nó là

phương thức phản ánh hiện thực bằng cách thổ lộ cảm xúc

+ Kịch: các tác phẩm tái hiện hành động, xung đột căng thăng khác

thường đề làm hiện lên bản chất đời sống và bày tỏ thái độ Loại tác phẩm này

Trang 16

Như vậy ba phương thức này ứng với ba cách tiếp cận đời sống khác nhau

Sự phân loại tác phẩm văn học theo loại thể là căn cứ vào đặc trưng có

tính ổn định, tuy nhiên nó cũng rất linh hoạt, vận động trong thời kì cụ thể Ta

không nên tuyệt đối hóa sự phân chia cũng như ranh giới giữa các thê loại, sự phân chia ở đây chỉ mang tính tương đối

Trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào thể loại

tự sự trong giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946- 1954)

1.13 Mới quan hệ qua lại giữa các thể loại

Sự phân chia thể loại trên chỉ mang tính tương đối, thực tế rất sinh

động, các thê loại có thể thâm nhập, kết hợp với nhau trong việc miêu tả đời sống, bộc lộ nội tâm, từ đó nảy sinh nhiều thể tài đa dạng, phong phú

Ba loại hình của tác phâm văn học là những phạm trù vừa mang tính

quy luật ốn định, vừa mang tính vận động linh hoạt và có mối quan hệ chặt chẽ, sâu sắc

1.1.4 Thể loại tự sự

1.1.4.1 Khái niệm tự sự

+ Theo Từ điển Hán Việt (Phan Văn Các): tự sự nghĩa là “kế chuyện” + Từ điển Tiếng Việt - 2002: Tự sự là “một thể loại văn học phản ánh

hiện thực bằng cách kể lai sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện

tương đối hoàn chỉnh” (Hoàng Phê)

+ Dưới góc độ một khái niệm lý luận văn học, giáo trình Lý luận văn học đã viết: “phương thức tự sự lấy cuộc sống khách quan làm đích và đối

tượng miêu tả chính” (Hà Minh Đức chủ biên)

+ Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học xác định: Tự sự là một

phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và

Trang 17

sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong khách quan thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người”

+ GS Tran Thanh Dam quan niém:

“Tự sự là loại tác phẩm văn học thể hiện trực tiếp hiện thực khách quan “như một cái gì tách biệt”, “ở bên ngoài” đối với tác giả, thành câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có sự phát triển của tâm trạng, tính

cách, hành động của con người”

Ta có thê kết luận: thể loại tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực

đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chỉ tiết có đầu, có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn

chỉnh và được kế lại bởi một người kể chuyện nảo đó

1.1.4.2 Đặc trưng thể loại tự sự

Thể loại tự sự có ba đặc trưng cơ bản: cốt truyện, nhân vật và ngôn

ngữ Nội hàm các khái niệm này tuy có những điểm én định, song vẫn có

những nét vận động khác biệt a Cốt truyện

-_ Từ điển tiếng Việt: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho

sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự”

- Sách giáo khoa: Cốt truyện là các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc cái này làm nảy sinh cái kia, xô đây nhau tới một đỉnh

cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại Cốt truyện trình

bày cho ta cái mạch quy luật của đời sống -_ Cốt truyện có những đặc điểm sau:

Trang 18

tinh cach bởi tính cách nào cũng chịu sự chi phối của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định Và tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà cốt truyện có

những đặc điểm khác nhau

+ Tính kịch: Cốt truyện ngoài khả năng bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách thì sức mạnh và sự hấp dẫn của nó còn thể hiện ở khả năng tái hiện chân thực những mâu thuẫn xung đột, thể hiện tư tưởng tác phẩm Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung đột xuất hiện được

khúc xạ qua những xung đột nhân cách

+ Tính hoàn chỉnh (hệ thống): Cốt truyện trong tác phẩm tự sự tồn tại

như một hệ thống các biến cố sự kiện được tổ chức sắp xếp theo một trình tự nhất định Trong đó các biến cố sự kiện có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau quyết định đến số phận nhân vật Bởi vậy cốt truyện mang tính hoàn

chỉnh đề tạo thành một câu chuyện, sự hoàn chỉnh đó do liên kết của các chỉ

tiết, sự kiện, sự kiện trước là nguyên nhân của sự kiện sau, sự kiện sau là kết

quả của sự kiện trước Thông thường cốt truyện hoàn chỉnh được tổ chức qua

năm giai đoạn: Trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc

Tuy nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào cũng gồm đầy đủ năm thành phan

b Nhân vật - Khai niém:

+ Từ điển tiếng Việt 2002: Nhân vật là “đối tượng (thường là người)

được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật”

+ Từ điển Hán Việt: Nhân vật là “vai trong truyện, kịch, phim”

+ Từ điền thuật ngữ Văn học: Nhân vật là “con người cụ thể được miêu

tả trong tác phẩm văn học”

Trang 19

tinh huống, những con người có quá trình, có vận mệnh, có khi có bản sắc,

tính cách

+ Giáo trình Lý luận Văn học: “Nhân vật văn học” - đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm,

hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng đáng, tính cách của con người, được dùng

như những phương thức để biểu hiện con người cũng có khi đó không phải

là những con người, những sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người được thê hiện nổi bật trong tác phẩm”

Nhân vật trong tác phẩm được phân ra thành: nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật kịch Trong phạm vi khóa luận này, chúng ta chỉ xét nhân

vật tự sự

-_ Nhân vật trong tác phẩm tự SỰ:

Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự Nhân vật

thuộc hình thức nhưng tính cách nhân vật lại thuộc về nội dung, bởi nó là

những nét tâm lý tương đối én định đề nhân vật ấy là nó Vai trò của các nhân

vật không bình đăng trong tác phâm: nhân vật có tính cách, nhân vật không

tính cách, nhân vật điển hình

Nhân vật trong tác phẩm chia thành: nhân vật phụ, nhân vật chính, nhân

vật trung tâm

Nhân vật tự sự tuân thủ: có lai lịch, lịch sử cá nhân, tên tuổi, tính cách, ton tai trong méi quan hệ hiện hữu với con người và hoàn cảnh

Nhân vật trong tác phẩm tự sự thê hiện đầy đủ nhất những đặc điểm của

nhân vật văn học Nó là phương tiện mà nhà văn sử dụng để phản ánh hiện

thực khách quan Mỗi nhân vật bao giờ cũng đặt trong nhiều mối quan hệ, qua

đó bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ So với nhân vật trữ tình và

Trang 20

nhân vật không bị hạn chế Đó là những con người bình thường với tất cả vẻ

tự nhiên của nó, gắn bó toàn điện với thời đại mình, với những số phận riêng biệt, đa dạng, nhiều sắc thái thâm mĩ hơn Nhân vật tự sự được coi là trung

tâm thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm

Thực chất tìm hiểu tác phẩm tự sự là tìm hiểu nhân vật

c Ngôn ngữ

-_ Khái niệm: Ngôn ngữ là chất liệu sáng tác của văn học, là “hình thức

ngôn ngữ sử dụng trong sáng tác văn học”

Gorki đã khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tô thứ nhất của văn học”

Tính chính xác, hàm súc, đa nghĩa, tạo hình, biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ vật chất Nó bị quy định bởi thể loại

-_ Ngôn ngữ tự sự:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách”

Ngôn ngữ tự sự phân chia theo chức năng gồm: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ tường thuật

Dựa trên chủ thể phát ngôn, ta có: ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kế chuyện

Ngôn ngữ đám bảo kết hợp giữa cá tính nhân vật và tính khái quát Ngôn ngữ có khi là ngôn ngữ đối thoại, có khi là ngôn ngữ độc thoại

Nhìn chung, ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng thức cơ bản: ngôn ngữ

nhân vật và ngôn ngữ người kế chuyện

Ngôn ngữ nhân vật: “là lời nói của nhân vật trong tác phẩm thuộc loại

Trang 21

Ngôn ngữ người kể chuyện: có vai trò quan trọng “quyết dịnh tới tồn bộ cấu trúc ngơn ngữ của tác phẩm” Ngôn ngữ người kể chuyện có thể là ngôn ngữ nhân vật, nhưng cũng có thé 1a ngôn ngữ tác giả kế chuyện

Đối với ngôn ngữ tác giả nó là hình thức người kế đứng ngoài quan sát, kể lại nên mang tính khách quan Qua đó tác giả bày tỏ thái độ của mình một cách khách quan hơn

Nhân vật kể chuyện là hình thức nhân vật tham gia trực tiếp Vào các sự

kiện trong tác phâm và kể lại câu chuyện nên mang tính chủ quan, song câu chuyện tạo được niềm tin ở người đọc hơn

Như vậy tác phâm tự sự có ba đặc trưng cơ bản trên Các đặc trưng này dù mang tính độc lập tương đối nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất tạo nên hình thức của tác phẩm Giữa chúng có quan hệ

chặt chẽ, chuyển hóa linh hoạt trong tác phẩm Cốt truyện là những sự kiện

xoay quanh nhân vật, nhân vật qua ngôn ngữ mà được biểu hiện và ngôn ngữ là dạng thức tồn tại của tác phẩm Và ba đặc trưng này có tính quy luật ồn

định song vẫn có những vận động, biến đối theo từng giai đoạn nhất định

Nắm vững đặc trưng thể loại là chìa khóa hữu hiệu giúp chúng ta khai thác, khám phá tác phẩm văn học

1.2 Tiếp nhận văn học

1.2.1 Khai niệm

Trên thế giới từ thế ki 20 đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiếp nhận văn học, người đầu tiên đưa ra một mơ hình hồn thiện cho nó là Hans Robert Jauu (Đức) Theo ông, tiếp nhận văn học theo quan điểm mĩ học, tiếp nhận phải là tác phẩm văn học bằng văn bản cộng sự tiếp nhận của độc giả

với nó Khái niệm cơ bản mà ông đưa ra là khái niệm “tầm đón nhận”, phát

Trang 22

Mỗi độc giả đều có một tầm hiểu biết của mình về văn học và tầm hiểu

biết đó sẽ luôn thay đổi theo lịch sử, tùy thuộc tính chất tác phẩm được tiếp

nhận

Đặc biệt ông cũng đưa ra một khái niệm mới, cho rằng nếu chúng ta gọi

“khoảng cách thấm mĩ” là khoảng cách giữa một bên là tam đón nhận và một

bên là tác phâm mới xuất hiện mà sự đón nhận nó có thể kéo theo một sự thay

đối tầm đón nhận cũ của người đọc, phủ định những khái niệm cũ hoặc làm

những kinh nghiệm mới thâm nhập ý thức người đọc thì khoảng cách này có

thê được đo bằng phản ứng của công chúng hoặc bằng phán đoán của giới phê

bình

Tuy nhiên ta có thể hiểu chung nhất : Tiếp nhận văn học là: “hoạt động chiếm lĩnh các gia tri tư tưởng thầm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự

cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc : cách hiểu, ấn

tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển

thể

Qua tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng

tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh

Ngược lại, người đọc nhờ tác phâm mà được mở rộng vốn hiểu biết, kinh

nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy

1.2.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học

Thực chất tiếp nhận văn học là cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa

người đọc và tác giá qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc phái tham gia với tat

cả trái tìm, khối óc, hứng thú, nhân cách, tri thức và sức sáng tạo

Trong tiếp nhận văn học, người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa

Trang 23

trì khoảng cách thâm mĩ đề nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài, thưởng thức tài nghệ hoặc nhận ra bất cập, hoặc cắt nghĩa khác tác giả

Cũng qua tiếp nhận văn học, người đọc được mở rộng hiểu biết, nâng

cao kinh nghiệm đời sống, tư tưởng, tình cảm cũng như năng lực cảm thụ và tư duy

Tuy nhiên, trong tiếp nhận văn học luôn luôn có những khoảng cách

tiếp nhận Đó là ranh giới giữa độc giả với tác phẩm, nó chịu sự chi phối của

các yêu tố cá nhân và thời đại Khoảng cách này càng lớn thì khá năng tiếp

nhận càng thấp và ngược lại

Trong tiếp nhận văn học người ta luôn hướng tới nâng cao tầm tiếp nhận tới một mối quan hệ nào đó đề có thê rút ngắn khoảng cách tiếp nhận

Thực tế cho thấy không thể xóa nhòa khoảng cách tiếp nhận mà chỉ có thể thu

hẹp, để nâng cao chất lượng tiếp nhận Điều đó đặt ra câu hỏi trong văn chương : “làm thế nào đề thu hẹp khoảng cách tiếp nhận? ” Giải pháp là:

trang bị cho chủ thé những hiểu biết khoa học (kiến thức Lí luận văn học, nghiên cứu khoa học )

Hoạt động tiếp nhận văn học trong trường phô thơng ngồi mang những đặc điểm chung của tiếp nhận văn học còn có những đặc trưng riêng bởi có

một chủ thể tiếp nhận riêng: học sinh Thực chất tiếp nhận văn học trong nhà

trường là quá trình lĩnh hội những giá trị thâm mĩ bắt đầu từ cảm thụ văn bản

ngôn từ, hiện tượng nghệ thuật, tư tưởng tác phẩm, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả, cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn

tượng trong trí nhớ, hoạt động sáng tạo của học sinh về tác phẩm văn học dưới sự định hướng của giáo viên

Thực tế cho thấy ở chủ thể tiếp nhận học sinh có nhiều khám phá tỉnh

tế, mới mẻ từ tác phẩm, cho thấy cảm xúc thắm mĩ cao cùng một khả năng

Trang 24

tác phẩm Làm thế nào đề học sinh tiếp xúc trực tiếp, khám phá ra những giá trị thâm mĩ là bài toán “phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong dạy Văn”

Giảng dạy văn học trong nhà trường mục đích chung: phát huy sức

mạnh riêng của đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phâm văn học để đào tạo, giáo dục học sinh, làm học sinh nhận ra giá trị nghệ thuật độc đáo của cách trình bày cuộc sống theo quan điểm thẩm mĩ nhất định của nhà văn, tạo

nên vẻ đẹp tác phẩm, từ đó có kinh nghiệm tiếp nhận tác phẩm khác

Hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường phổ thông nhắn mạnh

tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên nó không thể thiếu

vai tro quan trong của người giáo viên trong việc định hướng Giáo viên cung

cấp kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết, định hướng cho hoc sinh

1.3 Quan hệ giữa thể loại văn học và việc tiếp nhận văn học theo đặc trưng thể loại

Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình sáng tác mang tính quan

trọng chứa đựng những yếu tố mang tính ôn định trong cấu trúc tác phẩm Đó

là sự phối hợp giữa nội dung và hình thức để tạo nên một chỉnh thể Nó chỉ ra một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp nhận, một góc nhìn, một

trường quan niệm về đời sống

Điều này vừa mang tính quy luật, vừa có ý nghĩa như một nguyên tắc

để xây dựng một thế giới nghệ thuật Chính vì vậy việc nghiên cứu thể loại sẽ

giúp người ta nhận ra được những vấn đề có tính chất kế thừa trong tiến trình phát triển của văn học nên tất yếu nó có vai trò to lớn đối với quá trình tiếp

nhận văn học

Trang 25

pháp dạy học có tác dụng như những con đường dẫn đến tác phẩm văn chương

Thực tiễn của hoạt động tiếp nhận văn học nói chung và hoạt động dạy học nói riêng đã cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa Lí luận văn học và phương pháp dạy học, vấn đề thể loại nói riêng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động dạy và học tác phẩm trong nhà trường Bởi lẽ nhà văn khi sáng tác ra tác phẩm của mình đều tuân theo những quy tắc của một thé loại nhất định và đó cũng là con đường để người đọc cảm thụ tác phẩm và day hoc tac pham theo loại thể Nên có thê nói phương thức nhà văn sử dụng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm là quy định phương thức cảm thụ tác phẩm của người đọc trên cơ sở đó nó cũng hình thành phương hướng giảng dạy tác

phẩm trong nhà trường

Với những kiến thức lí luận làm cơ sở vững chắc thì quá trình tiếp nhận

trong nhà trường không chỉ là việc đi lại con đường mà nhà văn đã đi mà còn trở thành người đồng hành sáng tạo với tác giả Việc nắm vững kiến thức loại

thể là những công cụ, phương tiện cho việc tiếp nhận tác phẩm, không những

vậy nó còn giúp học sinh không chỉ có khả năng đọc văn, hiểu văn mà còn tạo lập được văn bản

Từ những ưu điểm đó đã hình thành một con đường tiếp nhận một tác phẩm văn học, một phương pháp dạy học tích cực - phương pháp dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Bản chất của phương pháp này là

hoạt động đọc - hiểu tác phẩm dựa trên những cơ sở của đặc trưng thể loại

Để tiếp nhận tác phẩm văn chương, cần thực hiện một hệ thống các hoạt động, thao tác trong đó hoạt động đầu tiên, cơ bản xuyên suốt quá trình tiếp

Trang 26

Đọc là một dạng khám phá, sáng tạo, cơ sở đề hiểu tác phẩm, giữa đọc

và hiểu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đọc để hiểu nhưng đồng thời hiểu

cũng để đọc tốt hơn

Vì vậy, đọc - hiểu đã trở thành một vấn đề mang tính nguyên lý, một

phương pháp dạy học tác phẩm văn học hiệu quả, có khả năng phát huy cao

nhất mọi sự trải nghiệm, lý giải và sáng tạo của khoa học Đọc - hiểu một văn bản văn học trải qua bốn bước: đọc thông, đọc thuộc; đọc kĩ, đọc sâu; đọc

hiểu, đọc sáng tạo; đọc đánh giá, ứng dụng

Đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại là một quá trình xác định kiểu quan hệ giao tiếp giữa các chủ thể tiếp nhận và đối tượng tiếp nhận là tác phẩm văn

học, dựa trên cơ sở những tri thức lí luận mang tính nền tảng Những kiến thức về đặc trưng thể loại sẽ mang lại cho người tiếp nhận một khả năng nhìn

nhận tác phẩm khoa học, chính xác, tạo tiền đề cho những khám phá, sáng tạo tỉnh tế trên một cơ sở vững chắc

Nắm vững những tri thức về đặc trưng thể loại và chuyển hóa chúng

thành phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm văn học là một con đường

đề rút ngắn khoảng cách tiếp nhận và đạt chất lượng nghệ thuật cao 2 Cơ sở thực tiễn

2.1 VỊ trí, vai trò của văn xuôi tự sự giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946- 1954) trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và trong chương trình THPT

- Giai đoạn văn học này là sự tiếp nối của dòng cháy văn học dân tộc, vừa có sự biến đổi tạo ra những bước ngoặt, vừa kế tục để phát triển chứ không phải là sự đứt gãy, cắt lìa

Văn vuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp trong những điều kiện và

Trang 27

triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam Nó nằm trong chỉnh thể văn học phục vụ chính trị giai đoạn 1945 - 1975

Văn học giai đoạn này phát triển rực rỡ, phản ánh chân thực, đậm nét

cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng của dân tộc, đồng thời văn học trở thành

vũ khí chiến đấu đối với toàn dân, toàn quân ta

- Trong chương trình THPT, các tác phâm văn xuôi tự sự giai đoạn

kháng chiến chống Pháp được lựa chọn đưa vào là các tác phẩm mà các tác

giả đã cố gắng chọn lọc, tuyên lựa những tinh hoa của văn học giai đoạn này

với những sáng tác tiêu biểu nhất, nỗi bật nhất về cả mặt nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện

Với khả năng phản ánh hiện thực sâu sắc, các tác phẩm trong nhà

trường đem đến cho người học, người đọc một bức tranh toàn cảnh về hiện thực đất nước những năm chống Thực dân Pháp đau thương nhưng vô cùng anh dũng, quật cường

2.2 Thực tiễn giảng dạy các tác phẩm văn xuôi tự sự giai đoạn kháng chiến chỗng Thực dân Pháp ở trường THPT

Thực tế hiện nay, vấn đề giảng dạy các tác phẩm tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp ở THPT còn nhiều bất cập

Người ta quan tâm đến tiến trình lịch sử nhưng chưa thực sự quan tâm

đến thể loại văn học nên còn nhiều phương diện chưa được làm sáng tỏ, học

sinh chưa hiểu kĩ, hiểu sâu tác phẩm

Mỗi tác phẩm thuộc một thể loại khác nhau sẽ có đặc trưng riêng vì thế

phải có hướng tiếp cận riêng phù hợp với đặc trưng của thể loại đó

Trong chương trình THPT có một số lượng đáng kể các tác phẩm tự sự, trước việc nắm các tác phẩm còn hạn chế thì việc đề xuất phương pháp dạy

đọc- hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp theo

Trang 28

Thể loại là một phạm trù mang tính phô biến, quy luật, tuy nhiên trong tiến trình phát triển của lịch sử, nó cũng có những chuyền biến, đôi mới vì thế

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐỌC - HIỂU CÁC VĂN BẢN TỰ SỰ GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHÓNG THỰC DÂN PHÁP

THEO ĐẶC TRƯNG THẺ LOẠI

1, Đặc trưng thể loại tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp 1.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội

Cách mạng tháng Tám thành công phá tan xiéng xích thống trị của thực dân Pháp và tiếp đó là phát xít Nhật, lật đổ chế độ phong kiến hàng nghìn

năm, mở ra một trang sử mới cho lịch sử dân tộc rồi sau đó là cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược là những biến cô trọng đại

đối với vận mệnh cả dân tộc và Tổ quốc Việt Nam Nó khơi dậy và làm bùng

lên những sức mạnh to lớn, tiềm tàng trong lòng dân tộc cũng như ỏ mỗi con

người Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập tự do, tinh thần cộng đồng và chủ nghĩa anh hùng

Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cộng đồng và lí tưởng xã hội chủ nghĩa không chỉ là nền tảng sức mạnh tỉnh thần của dân tộc trong cuộc kháng chiến hào hùng mà còn là nền tảng tư tưởng của nền văn học cách mạng Những sự

kiện lịch sử trọng đại có tác động đến mọi phương diện văn hóa xã hội trong đó có văn học

Năm 1948, nhận thấy cần tập hợp đông đảo lực lượng văn nghệ, hướng

họ vào phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và phát triển mạnh mẽ hơn nữa phong

trào văn nghệ ở Trung ương và các địa phương, Đảng đã triệu tập Đại hội văn

nghệ toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Hội văn nghệ Việt Nam với cơ quan

ngôn luận là Tạp chí văn nghệ xuất bản ở Việt Bắc

Bản báo cáo Mác và văn hóa Việt Nam của Trường Chinh trình bày tại Hội nghị văn hóa toàn quốc(7 - 1948) ở Việt Bắc đã đề ra ba phương châm

Trang 30

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định với văn nghệ sĩ: “Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ay” (Thu gui

các họa sĩ nhân triển lãm hội họa toàn quốc năm 1951 ở Việt Bắc)

Với những điều kiện lịch sử, văn hóa tư tưởng trên, văn học giai đoạn

này phát triển rực rỡ gắn liền với những bước đi của lịch sử Những ngày đầu cách mạng, văn học đã mau chóng tìm được nguồn cảm hứng mới, hướng vào thé hiện hiện thực mới, đó là cuộc hồi sinh kì diệu của đất nước và con người Văn học là thước phim ghi lại những trang sử hào hùng của dân tộc

Trong mấy năm đầu tuy lực lượng sáng tác còn phân tán nhưng sáng

tác văn học không hề bị đứt đoạn, thậm chí khá sôi nối và đạt nhiều thành tựu

đặc sắc Ngọn lửa kháng chiến bùng lên khắp đất nước đã có sức thu hút đông

đảo những người cầm bút đến với các chiến khu và những làng quê kháng

chiến Văn học dần bám sát nhiệm vụ kháng chiến, mở rộng phản ánh hiện

thực và nhiều tác phẩm bao quát được bức tranh hiện thực kháng chiến rộng lớn Các cây bút truyện ngắn tiêu biểu: Nam Cao, Hồ Phương, Thanh Tịnh,

Kim Lan, Tơ Hồi

1.2 Đặc trưng thể loại tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp Thể loại tự sự có ba đặc trưng cơ bản: cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ Các đặc trưng này mang tính quy luật, ốn định song vẫn có những chuyển biến, vận động theo từng giai đoạn khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh

Tự sự giai đoạn kháng chiến chống Pháp trong những đòi hỏi mới của

xã hội, của công chúng cũng có những biến chuyền, vận động Văn xuôi tập

trung đi vào phản ánh hiện thực lịch sử mà bao trùm là phản ánh lịch sử và kháng chiến Nằm trong khuynh hướng sử thi của cả nền văn học Việt Nam

giai đoạn 1945- 1975, với ưu thé thé loại tự sự, văn xuôi thời kì này ghi lại

Trang 31

biến cố to lớn Truyện và kí cũng đã khắc họa được nhiều hình tượng con người tiêu biểu cho các tầng lớp, thế hệ và toàn dân tộc Đặc trưng: cốt

truyện, nhân vật và ngôn ngữ cũng có những nét riêng làm nên thi pháp thể

loại tự sự giai đoạn này

1.2.1 Cốt truyện

Trong các tác pham tu su dan gian, trung dai, cét truyện là đặc trưng

chủ yếu đầu tiên Khi xây dựng truyện, cốt truyện là quan trọng nhất và được trình bày theo trật tự tuyến tính Theo quan niệm truyền thống: cốt truyện là

tập hợp sự kiện, biến cố, chỉ tiết sắp xếp theo trình tự nhất định, phản ánh diễn

biến đời sống, qua đó bộc lộ tính cách nhân vật và tư tưởng tác phẩm Thực

tế, qua giai đoạn khác nhau, cốt truyện có những đổi mới và biến chuyền Trước hết, văn học giai đoạn này là nền văn học phục vụ chính trị, cách mạng, cốt truyện của các tác phẩm phản ánh những sự kiện chân thực của lịch

sử Văn xuôi kịp thời ghi lại những hình ảnh cả dân tộc đang trỗi đậy, được

thể hiện rõ nét ở các thiên kí sự, tùy bút viết trong không khí sôi sục của

những ngày đầu cách mạng Hồi kí ở chiến khu (Nguyễn Huy Tưởng) háo hức

ghi lại những hình ảnh cuộc sống và con người ở chiến khu ngay sát ngày tổng khởi nghĩa tháng Tám Bên cạnh đó còn có: Rãnh cày nỗi dậy (Mạnh

Phú Tư), Dân khí miền ung (Hoài Thanh), Lột xác (Nguyễn Tuân)

Tham thia giá trị của độc lập - tự do, một sỐ cây bút đã tái hiện bức tranh đen tối, ngột ngạt của xã hội Việt Nam dưới ách thống trị tàn bạo của Thực dân Pháp, Phát xít Nhật và không khí sôi sục của cách mạng, tiêu biểu

như các truyện ngắn: Mò sâm banh (Nam Cao), Một phút yếu đuối (Nguyễn Huy Tưởng), và hai tập truyện ngắn: Địa ngục và Lò lửa (Nguyên Hồng)

Trang 32

cho tac pham, dung lại dược bức tranh nhiều vẻ về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở mọi miễn đất nước

Nhà văn dường như “không muốn thêm gi vào thực tại”, đề thực tại tự nó nói lên những điều lớn lao, sâu xa trong những cái bình dị, tự nhiên, thô

nháp mà khỏe khoắn, mạnh mẽ Kí sự Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tưởng đã

thé hiện được khung cảnh, không khí và diễn biến một chiến dịch lớn đầu tiên

của cuộc kháng chiến chống Pháp - chiến dịch Biên Giới Thu Đông 1950 Bắt nguồn từ thực tế lịch sử sôi nỗi, cốt truyện của các sáng tác văn xuôi giai đoạn này đậm đặc các chỉ tiết, sự kiện của đời sống kháng chiến và được trình bày theo trình tự thời gian tuyến tính là chủ yếu Điều này tạo nên diện mạo “kí hóa” của cả nền văn xuôi

Cốt truyện được triển khai gấp gáp, thời gian dồn dập và không gian

được mở rộng hơn, bao quát hiện thực rộng lớn đề phục vụ kháng chiến, hòa với không khí sôi nổi của đất nước bấy giờ

Trong cốt truyện cũ, cái khiến ta có thé tom tat tác phẩm chính là hành động nhân vật thì đến giai đoạn này có những truyện dường như không có cốt truyện, hành động nhân vật nhiều khi rất đơn giản(chỉ là những động tác, nói năng) Tác phẩm giảm nhẹ yếu tố cốt truyện, giảm nhẹ chất kịch, hành động, triển khai diễn biến theo dòng tâm trạng nhân vật Cốt truyện chỉ là cái cớ để vẽ ra một thế giới của sự suy ngẫm Những tác phẩm này thể hiện biến cố ở bề sâu, biến cố tâm trạng, nội tâm con người, lấy dòng ý thức làm nên cốt truyện Truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao là một ví dụ Đây được coi là tuyên ngôn của lớp nhà văn đi theo kháng chiến, đứng về phía đại chúng

Nhân vật chính: Độ, Hoàng là những nhân vật tư tưởng, tiêu biểu cho hai

quan điểm, lập trường khác nhau trong cách nhìn về người nông dân, về cuộc

kháng chiến của dân tộc Hành động ở đây chỉ là cái cớ để đưa người đọc đến

Trang 33

thông cảm với họ va phục vụ cách mạng dân tộc Tư tưởng này được thể hiện

qua suy nghĩ của nhà văn Độ

Cốt truyện triển khai theo dòng ý thức nhân vật nên thời gian có khi

không theo trình tự tuyến tính mà là thời gian tâm lí, tâm trạng nhân vật, như

trong Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi

Hành động bên ngoài của nhân vật đơn giản nên điểm nhìn của tác giả

dần dần có sự di chuyển vào bên trong

Những chuyển biến về cốt truyện thể hiện sự đổi mới trong thực tiễn

văn học

1.2.2 Nhân vật

Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm văn học Mỗi giai đoạn

đều có quan niệm khác nhau về con người, trở thành cốt lỗi tư tưởng cũng

như tính năng dộng của nghệ thuật trong việc thâm nhập vào các lĩnh vực khác nhau về đời sống

Nhân vật trong văn học dân gian, trung đại là những nhân vật tượng trưng, ước lệ, nhân vật chức năng, cái tôi không được để cao, các nhân vật

thường giản đơn, một chiều và ít được chú ý miêu tả về nội tâm

Đến văn học hiện đại, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Pháp,

với tư đuy đối mới quan niệm về con người, văn xuôi đã xây dựng nên hình tượng nhân vật mới mẻ - đó là những con người thời đại cách mạng bắt khuất, kiên cường Nhân vật trung tâm trong các sáng tác là con người quần chúng cách mạng, mang phẩm chất giai cấp, dân tộc, được thể hiện ở tư cách công dân, đặt trong dòng chảy của lịch sử, và họ tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng Đó là những người lính gánh trên vai nhiệm vụ cao cả, nặng nề của dân tộc, có ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh vẻ đẹp tinh thần cao quý, và

Trang 34

trong đoàn quân Nam tiến vào chi viện cho chiến trường miền Nam trong

Nhật kí đường trong và ở mặt trận Nam Trung Bộ của Tơ Hồi; những người

lính trung đồn Thủ đơ trong mùa luyện quân lập công ở Tháp Rùa ở rừng - Nguyễn Tuân, và cả những chiến sĩ bình dân học vụ tận tụy góp sức mình vào cuộc chiến đấu chống giặc dốt trong Những vị huấn đạo của bây giờ - Nguyễn Tuân

Ngoài ra, hình ảnh người lính với nét đẹp trong tâm hồn, tình cảm và cả những xung đột trong tâm trạng còn được thể hiện trong hàng loạt các truyện

ngắn: Làng (Kim Lân), Thư nhà (Hồ Phương), Con đường sống (Minh Lộc), Cái lu (Trần Kim Trắc), và cả trong Gặp gỡ (Bùi Hiến), Ngày về của đứa

con (Từ Lang)

Nhân vật đặt trong quan hệ với giai cấp, dân tộc, cộng đồng, với những tình cảm lớn Đời sống sinh hoạt riêng tư không nằm trong sự chú ý của nhà

văn, nếu có đưa vào thì cũng hòa nhập vào đời sống lich str, bi chi phối bởi

cộng đồng Con người của làng xóm đã trở thành con người của cách mạng, của kháng chiến Họ sống cùng một nhịp với cả dân tộc, với những tình cảm cộng đồng rộng lớn, họ tìm thấy sức mạnh trong tập thể đoàn kết, trong sự

gắn bó muôn người như một Những anh bộ đội trong tiểu thuyết Xung kích

của Nguyễn Đình Thi hầu như không hè nghĩ đến đời sống riêng tư vị kỉ, gia

đình lớn của họ là đại đội Trần Phú gắn bó với nhau như ruột thịt

Cũng từ tình đoàn kết cộng đồng ấy mà văn xuôi tự sự giai đoạn kháng chiến chống Pháp đã xây dựng lên những hình tượng tập thể quần chúng cách mạng Đây là một đóng góp có ý nghĩa với nền văn học nước nhà về phương

diện nhân vật

Trang 35

Trong nhiều tác phẩm ta thường bắt gặp môtip đặc trưng như: gác tình riêng vì nghĩa lớn, thức tỉnh, giác ngộ, nén đau thương và trưởng thành trong cách mạng Trong Vợ chồng A Phủ, cuộc đời đau thương tủi cực của Mị và A Phủ cũng như quá trình thức tỉnh, giác ngộ của họ là tiêu biéu cho số phận và con đường đi của quần chúng lao động miền núi cũng như của dân tộc trong kháng chiến

Các nhân vật có đời sống tâm lí, tâm trạng, 36 phận trớ trêu, được đặt

trong thử thách gian khổ đề khẳng định phẩm chất Lượng và Chi trong truyện

ngắn Thư nhà (Hồ Phương) đã phải chịu nhiều nỗi đau thương nhưng họ đã

vượt lên, cảm thông với nhau vì họ đã hiểu rằng “Tất cả là tại thằng Pháp ”

Nhân vật kháng chiến thường gắn với không gian rộng lớn, thời gian dồn dập và được khuôn vào những khung hình của một tầng lớp, giai cấp xã hội Trong Đôi mắt (Nam Cao), Độ đại diện cho lớp nhà văn đi theo cách

mạng, đứng về phía quần chúng; Hoàng lại đại điện cho lớp nhà văn quay lưng với cuộc kháng chiến

Nhân vật trong các sáng tác tự sự giai đoạn này là nhân vật của đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong kích thước con người thực, và ngày càng có xu hướng trừu tượng hóa với đời sống tâm lí phong phú Nhân vật được xây

dựng mục đích để gợi lên một ý niệm, tư tưởng về vấn đề nào đó vì thế có đời

sống tâm lí sâu sắc Nhân vật vừa như một thế giới tâm lí phong phú, vừa như tổng hòa của các mối quan hệ phức tạp

Đó cũng chính là những nét đối mới về xây dựng nhân vật của văn xuôi

giai đoạn này so với các sáng tác văn xuôi tự sự những giai đoạn trước đó 1.2.3 Ngôn ngữ

Trang 36

Ngôn ngữ có ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kê chuyện Trong tác phâm tự sự, ngôn ngữ trần thuật đóng vai trò chủ đạo và là phương tiện cơ bản Khảo sát ngôn ngữ trần thuật trong các tác phẩm giai đoạn kháng chiến

chống thực dân Pháp, đặc điểm nổi bật là ở điểm nhìn trần thuật, giọng điệu

và ngôn ngữ trần thuật

Với một đội ngũ sáng tác đông đảo cùng tư duy nghệ thuật mới tạo nên ngôn ngữ đa dạng, phong phú và giọng điệu sử thi của văn xuôi gia1 đoạn này Điểm nhìn trần thuật của tác giả- người trần thuật xích lại gần tiến tới hòa nhập với nhân vật quần chúng Trong những tác phẩm hồi đầu kháng

chiến như: Một lần tới thủ đô (Trần Đăng), Đôi mắt và ở rừng (Nam Cao).tập

tùy bút Đường vui (Nguyễn Tuân), ta thường thấy có một người trần thuật từ bên ngoài hướng vào để quan sát, miêu tả những con người quần chúng với một sự cảm phục, thái độ ngỡ ngàng thì đến những tác phẩm: Làng (Kim

Lân), tiêu thuyết Xung kích (Nguyễn Đình Thị), tập Truyện Tây Bắc (Tô

Hồi) đã hầu như khơng còn khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật quần chúng, quan điểm người trần thuật đã hòa nhập vào tâm trạng, ý nghĩ và quan điểm các nhân vật tạo nên sự thống nhất cả trong giọng điệu và ngôn ngữ Các sáng tác của Hồ Phương, Siêu Hải, Võ Huy Tâm cũng thể hiện rõ nét sự thống nhất này

Truyện được kế theo ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất Tác giả còn đi sâu

miêu tả tâm trạng bên trong nhân vật với những độc thoại, hồi tưởng độc thoại, hồi tưởng nhận thức, suy tư tạo cho người đọc có cảm giác hóa thân vào

nhân vật của mình, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật và thâm nhập vào

suy nghĩ nhân vật, đề nhân vật tự nói lên tiếng nói của mình Vợ chồng A Phủ

của Tơ Hồi là tác phẩm được kê theo ngôi thứ ba Kể theo ngôi thứ nhất với

vai trò của người dẫn chuyện nhưng thực chất vẫn là ngôi thứ ba mà người kế

Trang 37

Cao: ngudi ké- nhan vat D6 (hién than của tác giả) thê hiện tư tưởng tình cảm một cách tự nhiên, trong những phong cách ngôn ngữ khác nhau, có đối thoại

và cả độc thoại lồng kết, đan xen tự nhiên

Ngôn ngữ trong các sáng tác văn xuôi giai đoạn này là ngôn ngữ đời

thường, sử dụng nhiều khẩu ngữ, từ địa phương, được cá tính hóa mạnh mẽ

Điều này góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ trần thuật trong các tác phẩm và đem đến cho người đọc những cảm quan độc đáo trong

viéc tiép nhan tac pham

Bên cạnh đó ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng có vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tự sự giai đoạn này.Nó là thủ pháp nghệ thuật hiệu quả trong việc thê hiện quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới

nội tâm đầy bí ân của nhân vật Ngôn ngữ ngày càng mang tính hướng nội,

hấp dẫn người đọc Qua ngôn ngữ, tính cách nhân vật được bộc lộ

Ngôn ngữ bởi thế rất phong phú- ngôn ngữ đa thanh phức điệu Với

những tìm tòi, đổi mới, cách tân về hình thức diễn đạt, về nghệ thuật ngôn từ, các cây bút tự sự đã thể hiện sự sáng tạo của họ, góp phần vào sự phát triển

của thể loại tự sự

Có thể nói, tự sự giai đoạn này có nhiều những đôi mới, vận động biến

đổi về đặc trưng thể loại: sáng tạo trong cốt truyện, quan niệm mới mẻ trong xây dựng hình tượng nhân vật và được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ Điều

này đã khiến các tác phẩm trở nên hấp dẫn, mới mẻ đối với độc giả Văn học

mở ra hướng tìm tòi mới trong việc tiếp cận, phản ánh đời sống xã hội- lịch

sử, trong quan niệm về con người và những kiêu loại nhân vật tương ứng với quan niệm đó

Tất cả đem đến những cảm quan cách nhìn mới thể hiện sự đôi mới

trong tư duy nghệ thuật không chỉ trong sáng tác của nhà văn mà nó còn tác

Trang 38

Nắm được đặc trưng tiêu biểu của thể loại là chúng ta có được một

công cụ hữu hiệu trong khám phá và giải mã các tác phâm văn học giai đoạn này

2 Việc dạy đọc- hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp theo đặc trưng thể loại

Việc hình thành phương pháp giảng dạy thích hợp có vai trò tích cực

trong việc giúp học sinh nhanh chóng tiếp cận tác phẩm.Vắn đề cốt lõi của

việc giảng dạy tác phẩm văn học là hình thành cho học sinh cách hiểu phù

hợp nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, giúp các em vươn tới những giá trị

thâm mĩ, những hành vi, lối sống đẹp Phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn

bản tự sự và cảm thụ nó như thế nào đề đạt hiệu quả cao nhất là khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng loại thể Theo đó ta

có thể tiễn hành theo các bước sau: 2.1 Đọc và tái hiện văn bản

Đọc để giải mã kí hiệu ngôn ngữ, hướng tư duy của học sinh vào các sự kiện, biến cố xảy ra, diễn biến tâm trạng của nhân vật Từ đó các em bước đầu cảm thụ được cái được phán ánh, biểu hiện trong văn bản tự sự

Mục đích của bước này: chuyên các kí hiệu ngôn ngữ tổn tại đưới dạng

viết sang tín hiệu và âm thanh, nhằm tạo ra các kích thích vào giác quan: thị

giác, thính giác, khởi động các quá trình tâm lí: chú ý, tưởng tượng từ đó hiểu các nghĩa ngôn ngữ, có cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản (về dung lượng, hình thức tổ chức, nội dung thông báo chủ yếu)

Sau khi đọc văn bản tác phẩm, học sinh có thê tái hiện lại văn bản trong

trí nhớ của mình mà không cần nhìn văn bản viết Điều này giúp các em thuận lợi, chủ động trong quá trình phân tích văn bản, làm cho quá trình phân tích ấy diễn ra năng suất, hiệu quả hơn

Trang 39

2.2.1 Giúp học sinh nắm cốt truyện

Với mỗi văn bản tự sự thuộc các giai đoạn khác nhau từ dân gian, trung

đại, đến hiện đại, đều có những cách thức riêng trong việc hướng dẫn học sinh nắm cốt truyện

Đối với cốt truyện dân gian, đơn giản nhưng có khả năng gợi tưởng tượng và hứng thú của học sinh thì có thể cho các em nắm cốt truyện bằng

cách kê lại bởi nó rất đễ nhớ và dễ thuộc Các em có thê kế theo y nguyên văn

bản nhưng cũng có thể sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình mà không làm thay đổi nội dung cốt truyện

Với sự phát triển của đời sống văn học ngày càng hiện đại, việc nắm

cốt truyện dưới hình thức kể lại đơn thuần không còn phù hợp với văn học

trung đại, đặc biệt là hiện đại Bên cạnh các sự kiện cần phân tích cấu tạo đại

cương của tác phẩm

Trong thực tiễn, việc giúp học sinh nắm vững cốt truyện chưa được

đánh giá đúng mức khiến cho giáo viên thường chỉ lướt qua vội vàng, thậm chí là bỏ qua trong quá trình giảng dạy.Gần đây cốt truyện được nhận thức là

có vai trò to lớn trong quá trình tìm hiểu tác phẩm tự sự, và tìm hiểu cốt

truyện trở thành một bước trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm

Đề giúp học sinh nắm được cốt truyện cần hướng dẫn các em lần lượt

thực hiện các thao tác cụ thé sau:

- Chon ra cac biến cố, sự kiện trong tác phẩm và sắp xếp các biến có, sự kiện ấy theo trình tự logic mà tác giả sắp xếp

Các biến cố, sự kiện có thể là những sự kiện có thực trong đời sống xã

hội nhưng cũng có thể là biến cố về tâm trạng, nội tâm nhân vật

Thông thường, tác phẩm tự sự giai đoạn này có quy mô khá lớn về những sự kiện, chỉ tiết phức tạp Vì thế yêu cầu đầu tiên là đọc tác phâm để

Trang 40

dụng ý của nhà văn Trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, các biến cố, sự kiện là các sự kiện diễn ra với cuộc đời nhân vật Mị (trước khi làm dâu nhà Thống

lí Pa Tra, sau khi về làm dâu nhà thống lí, rồi cứu A Phú, chạy trốn cùng A

Phú đến Phiềng Sa ) và cuộc đời nhân vật A Phủ- hai nạn nhân của chế độ

phong kiến miền núi cùng chế độ thực dân tàn bạo; nó còn là những biến cố

tâm trạng, dién biến nội tâm phức tạp của nhân vật MỊ (tiêu biểu là: trong đêm tình mùa xuân và trong đêm cởi trói cứu thoát cho A Phủ) Các chỉ tiết được

sắp xếp logic cho thấy sự sáng tạo của nhà văn, qua đó thể hiện ý đồ, tư tưởng và tắm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả

Như vậy, việc lựa chọn các biến cố, sự kiện là có vai trò vô cùng quan

trọng trong việc định hướng cho các hoạt động tiếp theo trong việc lĩnh hội

tác phẩm

-_ Chí ra mối liên hệ giữa các sự kiện, biến cố

Trong tác phẩm tự sự, các sự kiện không tồn tại độc lập riêng lẻ mà có

mối quan hệ hữu cơ với nhau, vì thế phải nắm được quan hệ giữa chúng Cần

chỉ ra được các sự kiện ấy có quan hệ với nhau như thế nào?, có tác động, ảnh

hưởng đến nhau ra sao? Đây là điều cần thiết để giúp chúng ta có thể hiểu

được tác phẩm một cách đầy đủ và chính xác Tuy nhiên, khi hướng dẫn học

sinh, giáo viên cần chú ý xác định kiểu cốt truyện Với kiểu cốt truyện sự kiện

đan xen, chồng chéo hoặc dựa trên suy nghĩ, cảm xúc mang tính chất đòng ý thức vốn là hiện tượng phô biến trong văn học hiện đại thì việc tiếp nhận gặp

nhiều khó khăn Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm phải

có sự phân tích một cách tổng thé, toàn diện đồng thời phải phát hiện, tim ra

đâu là những biến cố quan trọng đối với cuộc đời nhân vật, đối với câu

chuyện

Ngày đăng: 28/09/2014, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w