“MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHỎ GIÚP HỌC SINH KHỐI 2 HAM THÍCH HỌC THỂ DỤC” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng nằm trong kho tàng văn hoá chung của nhân loại , thể dục thể thao là một hiện tượng của đời sống xã hội và phát triển tuân theo qui luật phát triển của xã hội Thể dục thể thao ra đời cùng với xã hội loài người và tồn tại mãi mãi về sau với ý nghĩa là một trong những điều kiện tất yếu của nền sản xuất xã hội và nhu cầu cuộc sống bản thân con người .Trong lĩnh vực về phương pháp đào tạo con người Các Mác có nói: “ Giáo dục trong tương lai sẽ thống nhất trong lao động sản xuất với giảng dạy và thể dục, sự thống nhất đó không chỉ là phương pháp nâng cao lao động sản xuất xã hội mà còn là phương pháp độc nhất để đào tạo những con người phát triển toàn diện “.Vì vậy thể dục thể thao có vị trí đặc biệt quan trọng. Ngày 27/3 /1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh dân có cường thì nước mới thịnh và Người đã ra lời kêu gọi tập luyện thể dục thể thao để phát triển con người một cách toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội .Người nói: “Mỗi một người dân khoẻ mạnh thì làm cho cả nước khoẻ mạnh , mỗi một người dân yếu ớt thì làm cho cả nước yếu ớt và bản thân tôi ngày nào cũng tập luyện thể dục thể thao” Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện . Thể dục là một biện pháp tích cực , tác động nhiều đến sức khoẻ học sinh , nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức vận động cơ bản , làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới . Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 41 có ghi: "Quy định chế độ Giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của Giáo dục thể chất trong nhà trường.Phân môn thể dục cùng với các phân môn khác trong nhà trường, có nhiệm vụ quan trọng trong hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới, mà mục tiêu giáo dục của Đảng ta là đào tạo con người: Tự chủ - năng động - sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không những thế, Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây dựng XHCN, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ, tổ chức sụn chiếm tỷ lệ cao, cột sống yếu. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động còn kém (do tim còn nhỏ). Sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ phân tán, tính hưng phấn cao, trí tưởng tượng phát triển hơn song còn nghèo nàn, tản mạn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Do đó làm thế nào để dạy phân môn thể dục trong trường Tiểu học thực sự thu hút được học sinh tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu. Ở học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 2 nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu ở các em . Vì vậy trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán , dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải tác động một cách toàn diện , tạo nên sự hứng thú , giúp các em ham thích tập luyện. Mặt khác có em có sức khoẻ tốt, có em có sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh … Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn , buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào?Một câu hỏi đang đặt ra. Vậy nền tảng giáo dục thể chất đặt ra, với những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng học sinh, kích thích hay động viên, nhiều phương pháp khác nhau để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ , phục vụ tốt cho công tác giảng dạ Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ mục tiêu trên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.Xuất phát từ vấn đề trên, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp và một số trò chơi nhỏ giúp học sinh lớp 2 ham thích học Thể dục”. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp TDTT nói chung. Giáo dục thể chất trong nhà trường được cụ thể hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể: - Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ: Thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể đang trưởng thành, phát triển một cách hợp lý các tổ chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng làm việc trí óc và thể lực. - Nhiệm vụ giáo dưỡng: Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn minh, lành mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự tập luyện. - Nhiệm vụ giáo dục: Góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, chuẩn bị thể lực cho thanh thiếu niên đi vào cuộc sống lao động và sản xuất. - Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao: Phát hiện và bồi dưỡng được những hạt nhân năng khiếu. Trên cơ sở đó chương trình Thể dục Tiểu học đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất đó là củng cố sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Trong trường Tiểu học hiện nay, mặc dù thời gian biểu cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn thể dục nhiều khi vẫn mang tính chất là môn phụ bởi vì khối lượng kiến thức Toán và Tiếng Việt rất nhiều . - Mấy năm trước nhà trường chưa có giáo viên thể dục chuyên sâu nên kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức chưa sâu sắc . Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa, đại khái. Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu kỹ đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp. Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong phân môn Thể dục là vấn đề nóng bỏng, bức xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trở thành những người năng động, sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. B. gi¶I quyÕt vÊn ®Ò. Từ những thực trạng trên, từ những tìm tòi nghiên cứu, cơ sở lý luận. Bản thân tôi rút ra một vài phương pháp cụ thể để áp dụng vào giảng dạy thể dục nhằm phát triển toàn diện cơ thể và kỹ năng vận động cho người học. Tôi không những làm một hệ thống bài tập có chọn lọc trò chơi cũng là một yếu tố không thể thiếu được trong giờ học thể dục. - Đưa trò chơi vào các tiết học sao cho phù hợp với nội dung bài học và vừa sức với học sinh. - Giáo viên trực tiếp điều khiển trò chơi sao cho học sinh chơi hấp dẫn có kỹ luật, trật tự và an toàn. - GV nghiên cứu kỹ nội dung trò chơi, chuẩn bị địa điểm và phương tiện tốt. - Điều chỉnh lượng vận động tránh quá sức. - Đánh giá kết quả trò chơi khách quan công bằng. - Để học sinh học được tốt thì giáo viên phải từng bước giúp các em tìm hiểu tầm quan trọng và mục tiêu của bộ môn thể dục lớp 2. Nhằm tạo cho học sinh có ý thức tốt khi học thể dục. - Giáo viên không nên cứng nhắc khi giảng dạy mà cần phải nhẹ nhàng linh hoạt, gần gũi, vui vẻ với học sinh, tạo cho các em khi học có cảm giác thoải mái, hưng phấn để các em học tốt hơn. I. Một số biện pháp thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học thể dục lớp 2 1.1. Tổ chức tốt các hoạt động học Mục tiêu đổi mới của môn học là tăng cường hoạt động học tập của học sinh nờn tổ chức dạy học theo hướng sáng tạo chính là trọng tâm của việc đổi mới. Vì vậy để đưa học sinh trở thành chủ thể nhận thức, chủ động tìm tòi chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức mới, giáo viên cần khéo léo tổ chức các hoạt động dẫn dắt học sinh để giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới theo hướng tích cực hơn. Người giáo viên cần xác định đúng tầm quan trọng của môn học, ý nghĩa của môn học để đảm bảo yêu cầu. - Dạy đủ thời gian, đúng quy trình - Dạy theo hướng đổi mới Khi tổ chức dạy học giáo viên cần chú ý đến nghệ thuật thu hút học sinh, cần tạo ra động cơ thúc đẩy các em tập luyện như: khen ngợi, tuyên dương Mặt khác, kĩ thuật giao việc cho các tổ nhóm hoạt động phải khéo léo, khối lượng tập luyện đưa ra mà phải đảm bảo tính vừa sức, làm sao để mỗi đối tượng học sinh đều có thể thực hiện được kĩ thuật động tác một cách cơ bản và hứng thú. Học sinh phải hứng thú, ý thức tập luyện và tự giác tập luyện tích cực. 1.2. Lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với bài học Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng một phương phỏp dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp dạy. Do đó người giáo viên phải có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với bài dạy, với nội dung của từng bài. Bên cạnh đó giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng lớp để thay đổi hình thức học tập, tạo hứng thú cho học sinh, nhằm giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới bằng con đường nhanh nhất. Do đú giáo viên cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. VD: Khi dạy phần cơ bản bài: Đi kiễng gót ,hai tay chống hông.Đi nhanh chuyển sang chạy .Trò chơi : “Nhảy ô”và “Kết bạn”* Trong nội dung:Đi kiễng gót ,hai tay chống hông.Đi nhanh chuyển sang chạy - Giỏo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kĩ thuật và thực hiện lại kĩ thuật: 2 - 4 học sinh thực hiện cả lớp quan sát, nhận xét, giáo viên nhận xét chung. - Giáo viên cho học sinh tập đồng loạt theo đội hình 4 hàng ngang (đứng so le) với các động tác riêng lẻ tại chỗ của kĩ thuật đi kiễng gót hai tay chống hông,đi nhanh chuyển sang chạy. Chia lớp thành 2 nhóm tập luyện - Giáo viên tổ chức thi đua trình diễn hai nội dung đó học của hai nhóm có đánh giá nhận xét. - Cho học sinh tập đồng loạt cả lớp cùng một lúc để củng cố. * Trong nội dung 2: Trò chơi : “Nhảy ô”và “Kết bạn”* - Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến lại cách chơi, luật chơi. - Cho học sinh chơi thử - Tổ chức cho học sinh chơi dưới hình thức thi đấu có nhận xét, đánh giá, thưởng phạt. 1.3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Để thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, việc sử dụng đồ dùng dạy học là cực kì quan trọng. Đồ dùng dạy học quyết định sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy trước mỗi tiết dạy người giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Giáo viên cần sử dụng các thiết bị dạy học như một nguồn cấp kiến thức chứ không phải minh họa cho bài học, làm đẹp cho giờ học. Khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần lưu ý: - Lựa chọn đồ dùng dạy học cho phù hợp với nội dung bài học - Nghiên cứu kĩ và sử dụng thành thạo các loại đồ dùng. - Lựa chọn đúng thời điểm phù hợp để đưa đồ dựng - Cần huy động tối đa những đồ dùng dạy học mà học sinh có thể chuẩn bị được để phục vụ cho hoạt động tập thể. - Các đồ dùng học sinh có thể chuẩn bị không chỉ được sử dụng trong tiết học mà còn sử dụng cho tập luyện ở nhà, trong những giờ ra chơi. - Coi đồ dùng như một đồ chơi để học sinh khám phá tích cực và hứng thú tập luyện. 1.4. Phối hợp dạy môn thể dục với các môn khác Như chúng ta đó biết, môn thể dục cùng với các môn khác trong nhà trường có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành ở người học những nhân cách sống của con người mới trong thời đại mới. Trong trường tiểu học, các môn học có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, môn nọ làm nền tảng để học tốt môn kia. Vì vậy, môn thể dục tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động giúp học sinh thư giãn, thoải mái, xen kẽ trong các tiết học văn hóa căng thẳng. Học thể dục giúp học sinh tăng cường thể lực, tạo điều kiện tốt về sức khoẻ cho học sinh tham gia các môn học khác. Thông qua các hoạt động ngoại khóa như Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường diễn ra hàng năm, các hội thi Nghi thức Đội nhằm củng cố và phát triển về nội dung đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, trò chơi vận động, các môn thể thao 1.5. Tăng cường bồi dưỡng vốn kiến thức cho giáo viên Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng vốn hiểu biết qua sách báo, tạp chí trên truyền hình, học tập đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Người giáo viên dạy thể dục cần thường xuyên tập luyện để có thể thị phạm tốt các kĩ thuật động tác. Thường xuyên thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm với các tiết dạy khác. Tóm lại: Để tăng cường hoạt động học tập của học sinh, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục, người giáo viên cần phải có sự kết hợp các biện pháp dạy học, giáo viên cần có sự gắn kết, sâu chuỗi nhịp nhàng giữa các hoạt động của thầy và hoạt động của trò để định hướng cho học sinh con đường tự tìm tòi, tự lĩnh hội và tự giác trong tập luyện. 2.Một số trò chơi giúp học sinh học tốt thể dục 2: 2.1Trò chơi khởi động: Trong thực tế học sinh rất ham thích tham gia vào những trò chơi dân gian và trò chơi vận động. Các em ít thích học những động tác rèn luyện tư thế cơ bản. Vậy muốn các em học tốt các động tác rèn luyện tư thế cơ bản thì giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu những trò chơi dân gian và những trò chơi vận động mới để lồng vào trong các tiết học thể dục. a. Trò chơi 1: “ Con thỏ ” *Cách chơi: Các biểu tượng của trò chơi: ngón tay trỏ của tay phải tượng trưng cho con thỏ, lòng bàn tay trái tượng trưng cho máng cỏ, cái miệng tượng trưng cho máng nước, lổ tai tượng trưng cho cái hang. -Giáo viên làm mẫu cho các em một lần: con thỏ, con thỏ ngón tay trỏ nhấp nháy, ăn cỏ chỉ vào lòng bàn tay trái, uống nước chỉ vào miệng, rúc vô hang chỉ ngón tay trỏ vào lỗ tai. Lúc đầu làm chậm vài lần, sau đó làm nhanh, em nào làm sai bắt ra làm con cóc nhảy xung quanh vòng tròn, cả lớp hát vỗ tay bài con cóc. b. Trò chơi 2: Chim bay cò bay: Đội hình vòng tròn. *Cách chơi: khi giáo viên gọi tên các con vật biết bay: chim bay,cò bay, gà bay…thì tất cả học sinh hai tay vung lên cao, đồng thời hô “chim bay, cò bay, nếu em nào hô chim không bay và tay không vung lên cao thì bị phạt cho thầy 3 nụ cười khác nhau hoặc hát cho cả lớp nghe một bài. - Khi giáo viên vừa hô vừa hành động những con vật không biết bay mà hô và vung tay lên cao thì bắt em đó chạy chung quanh vòng tròn va khóc cho thầy 2 điệu khóc khác nhau c. Trò chơi 3: Chim đổi lồng *Cách chơi: Cứ 2 em nắm tay làm một lồng chim và một em đứng vào trong lồng. Chỉ để một em làm con chim thừa không có lồng bên ngoài. Người chỉ huy hô chim đổi lồng tất cả chim đổi lồng. Chim lúc đầu ko có lồng cũng phải tìm lồng chui vào. Qua một lần chơi, em nào không có lồng coi như em đó bị thua. Cứ như vậy chơi tiếp tục nhiều lần. d. Trò chơi 4: Trò chơi kéo co *Cách chơi: Cho tổ này thi đua với tổ khác, số người của mỗi tổ bằng nhau. Mỗi tổ chọn một em khỏe nhất đứng đầu, còn những em khác của mỗi tổ hai tay choàng vào bụng của bạn đứng trước cho thật chắc.(Giống như một dây xích) hai người đứng đầu của hai đội nắm tay nhau đứng thủ thế trên hai vạch ngang cách nhau khoảng 6cm trong tư thế chuẩn bị. Người chỉ huy thổi còi thì hai đội kéo nhau. Đội nào bị qua vạch của đội bạn coi như đội đó thua. 2.2.Trò chơi vận động. a. Bịt mắt bắt dê *Mục đích: Rèn luyện khả năng định hướng, tập trung chú ý và khéo léo, nhanh nhẹn *Chuẩn bị: Tập hợp học sinh thành vòng tròn, đứng quay mặt vào tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 0,4m. - Chọn 2 học sinh tương đối lanh lợi, hoạt bát vào trong vòng đóng vai “dê” bị lạt và người đi tìm. Dùng khăn bịt mắt hai em này và cho đứng cách nhau 1,5m. *Cách chơi: Khi có lệnh, hai em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai “dê” bị lạt thỉnh thoảng bắt chước tiếng dê keo “be!!! be!!! be!!!”. Em kia (người đi tìm) duy chuyển về phía đó, tìm cách bắt “dê”, dê có quyền di chuyển hoặc chạy khi bị người đi tìm chạm vào và chỉ chịu dừng khi bị giữ lại (bị bắt). - Trò chơi tiếp tục như vậy trong hai, ba phút nếu người đi tìm không bắt được “dê” là bị thua và ngược lại. Trò chơi dừng lại, giáo viên cho đổi vai hoặc cho đội khác vào thay. Những học sinh ngồi theo vòng tròn có thể mách bảo, reo hò cho trò chơi thêm sinh động. b. Trò chơi bỏ khăn *Mục đích: Rèn luyện sức mạnh, khóe léo, tập trung chú ý cao. *Chuẩn bị: + Tùy theo số lượng học sinh trong lớp giáo viên có thể tập hợp thành 1 hoăc 2 vòng tròn, các em ngồi xỏm, quay mặt vào tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 0.2m, hai tay có thể để ở sau lưng hoặc tùy ý. Chuẩn bị một chiếc khăn tay và chọn một học sinh nhanh nhẹn, khéo léo làm người chạy bỏ khăn *Cách chơi: Em cầm khăn chạy 1-2 vòng sau lưng các bạn. Khi thấy thuận lợi thì bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng, nếu như bạn này chưa biết, thì cuối xuống nhặt khăn và quất nhẹ ào lưng bạn. Bạn này nhanh chóng đứng lên chạy một vòng rồi về ngồi vị trí cũ trong khi bạn bị bỏ khăn chạy, bạn cầm khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất nhẹ vào lưng bạn, hết một vòng, giáo viên có thể cho học sinh đó chơi tiếp hoặc giao khăn cho học sinh khác. Trò chơi tiếp tục từ đầu. - Trường hợp mới bỏ khăn đã bị phát hiện, thì người bị bỏ khăn cầm khăn nhanh chóng chạy theo người bỏ khăn để quất. khi người bỏ khăn chạy về đến chỗ trống lúc nãy, người bị bỏ khăn ngồi, nhanh chóng ngồi thay vào vị trí đó. Người cầm khăn trở thành người chạy bỏ khăn và tiếp tục chơi như từ đầu. Khi bạn chạy bỏ khăn những học sinh ngồi theo vòng tròn có thể quờ tay ra sau, nhưng không được quay ra sau hoặc chỉ dẫn cho bạn khác biết. c. Trò chơi kết bạn *Mục đích: Rèn phản xạ, sức nhanh và kĩ năng chạy *Chuẩn bị: Tập hợp học sinh đứng mặt hướng theo 1 hay 2 đường tròn đồng tâm hoặc khác tâm, em nọ cách em kia 1m. *Cách chơi: Cho học sinh chạy nhẹ nhàng hoặc nhảy chân sáo theo vòng tròn, giáo viên hô: kết bạn, kết bạn. Học sinh hô kết mấy, kết mấy? Giáo viên hô: kết 3, kết 3. Các em nhanh chóng chụm lại thành nhóm 3 người hoặc 7 người. những em không tạo được thành nhóm theo quy định phải tạo một hình phạt nào đó do giáo viên và học sinh thống nhất d. Trò chơi nhảy ô *Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị kẻ ô trên sân trước và hướng dẫn cách chơi cho các em. Ô1:Cò, Ô2, Ô3:Dậm; Ô4: Cò, Ô5,Ô6:Dậm; Ô7:Cò, Ô8,Ô9: Dậm, Ô10: Cò. *Giáo viên chia tổ tập luyện, từng tổ do tổ trưởng điều khiển. giáo viên kiểm tra, nhắc nhở kỉ luật tập luyện, uốn nén cách nhảy cho đúng. Có thể cho học sinh nhảy đến Ô thứ 10 thì nhảy quay lại rồi bật nhảy về đến vạch xuất phát như một trò chơi tiếp sức. - Hình minh họa: II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua quá trình nghiªn cứu và thực hiện đề tài ,những biện pháp và những trò chơi nêu trên, sau một thời gian giảng dạy đã thu được kết quả như sau: - Chất lượng giảng dạy và học tập môn Thể dục đạt kết quả rõ rệt - Giáo viên tích cực học tập bồi dưỡng và vững vàng hơn về chuyên môn, nắm chắc quy trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy. - Học sinh học tập tích cực, hứng thú, chủ động tập luyện, lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi. Khi áp dụng các biện pháp nêu trên trong quá trình giảng day, kết quả học sinh rất ham thích và hưng phấn khi học. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, tác phong nhanh nhẹn hơn, tham gia các trò chơi hấp dẫn hơn so với học kỳ một của năm học trước. Với kết quả đạt được học kỳ I của năm học này thì chất lượng học tập của môn thể dục của học sinh khối 2 đạt cao hơn. Cụ thể như sau: Năm học TS Học sinh Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B) SL TL SL TL SL TL 2009-2010 98 28 28.6% 70 71.4% 0 0% 2010-2011 (HKI) 103 40 38.8% 73 61.2% 0 0% Thực tế khi học sinh học tốt môn thể dục thì các em sẽ phấn chấn, hưng phấn, học tốt các môn học khác, các em thích thú trong những giờ thể dục, đến trường thực sự là một ngày tốt, một ngày vui đối với các em. Những kết quả trên là một sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học bộ môn thể dục ở học kỳ I. Mặc dù kết quả chưa cao song tôi thiết nghĩ rằng: với cách vận dụng các biện pháp như đã trình bày ở trên thì sang học kỳ 2 và những năm học tiếp theo các em sẽ học tốt và có kết quả cao hơn. III. KẾT LUẬN Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động học tập theo hướng đổi mới,tô đã đúc kết được một số kinh nghiệm sau: 1. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của học sinh . Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học giúp học sinh nhanh chóng có được kiến thức và kĩ năng cơ bản; hướng dẫn học sinh biết tự quản và cùng tham gia vào quá trình đánh giá. 2. Dành nhiều thời gian cho học sinh được tập luyện, hoạt động, vui chơi và tự tổ chức, điều khiển tập luyện dưới sự giám sát của giáo viên; phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tập luyện; chú ý đặc điểm cá biệt của mỗi học sinh: ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm để tập luyện và tổ chức tập luyện theo hình thức phân nhóm quay vòng và phân nhúm không quay vòng, tại chỗ và di động, hình thức tập luyện "nước chảy". 3. Kết hợp nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý; thường xuyờn áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu và điều chỉnh lượng vận động vừa sức cho học sinh. 4. Khi dạy học cần giải thích ngắn gọn, nên liên hệ với những điều học sinh đó biết: linh hoạt tổ chức tập luyện phù hợp với nội dung cũng như yêu cầu của bài học. Yêu cầu học sinh luyện tập tích cực, tự giác và mạnh dạn, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các hoạt động ,giúp đỡ nhau trong tập luyện. Phối hợp chặt chẽ với cán sự môn học, tổ chức học sinh tập luyện làm cho giờ học luôn tự nhiên, nhẹ nhàng và sinh động. 5. Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy như soạn bài, chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, luyện tập các động tác, bài tập kĩ thuật thể thao để làm IV. ĐỀ NGHỊ - Đối với nhà trường: + Phải có sân chơi bãi tập riêng, có khoảng cách xa các phòng học theo quy định chung để giờ dạy và học môn thể dục được thoải mái, khỏi ảnh hưởng đến các lớp học khác. + Nhà trường cần phải trang bị thêm một số dụng cụ, đồ dùng cần thiết cho bộ môn thể dục. - Đối với gia đình + Giáo dục cho các em biết tập thể dục thường xuyên, tập từ dễ đến khó, rèn luyện thể dục buổi sáng và quan tâm đến việc ăn uống, ngủ nghỉ của các em. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa thể dục 2 - Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn thể dục lớp 2 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của môn thể dục - Một số vấn đề và đổi mới phương pháp dạy môn thể duc X.MỤC LỤC Mục Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1 Một số biện pháp thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học thể dục 2. 4 2 Một số trò chơi giúp học sinh học tốt thể dục 2 6 KẾT QUẢ 9 KẾT LUẬN 10 ĐỀ NGHỊ 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 MỤC LỤC 12 . THAM KHẢO - Sách giáo khoa thể dục 2 - Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn thể dục lớp 2 - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của môn thể dục - Một số vấn đề và đổi mới phương pháp dạy môn thể duc X.MỤC. kiến thức mới theo hướng tích cực hơn. Người giáo viên cần xác định đúng tầm quan trọng của môn học, ý nghĩa của môn học để đảm bảo yêu cầu. - Dạy đủ thời gian, đúng quy trình - Dạy theo hướng. cần lưu ý: - Lựa chọn đồ dùng dạy học cho phù hợp với nội dung bài học - Nghiên cứu kĩ và sử dụng thành thạo các loại đồ dùng. - Lựa chọn đúng thời điểm phù hợp để đưa đồ dựng - Cần huy động