1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN- Dự thi cấp Huyện

26 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 279 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CƯM’GAR TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINHSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ PHÂN SỐ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG PHAN CHU TRINH Họ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CƯM’GAR TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI MỘT SỐ

DẠNG TOÁN VỀ PHÂN SỐ

CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG PHAN CHU TRINH

Họ và tên: Bùi Đình Hồng

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị : Trường TH Phan Chu Trinh

Trang 2

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

II 4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của

III KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài:

Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn Toánhọc góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và pháttriển nhân cách học sinh Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu

Trang 3

về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán cólời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượnghoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, pháttriển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các, suyluận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học,linh hoạt sáng tạo.

Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môntoán Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoahọc nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đờisống sinh hoạt và lao động của con người Môn toán là ''chìa khoá'' mở của chotất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trongthời đại mới Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhàtrường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm,trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước

Trong chương trình môn Toán có liên quan đến phân số chiếm một sốlượng đáng kể trong các bài toán có lời văn Loại toán này có nhiều ứng dụngtrong thực tế Song khi giải các bài toán này học sinh còn gặp nhiều lúng túng

mơ hồ và sai lầm; khó tìm ra hướng giải quyết và thường nhầm lẫn từ dạng nàysang dạng khác Nếu không xác định cho học sinh những kiến thức cơ bản banđầu vững chắc thì học sinh sẽ không giải quyết được những bài toán ở dạng cơbản (đối với học sinh trung bình) và nâng cao lên (đối với học sinh khá giỏi) Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nóiriêng, việc học toán của học sinh về những kiến thức liên quan đến phân số là rấtcần thiết Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biệnpháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểusâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương phápsuy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạotrong cách thực hiện Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán Từ những

Trang 4

căn cứ đó tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng giải một số dạng toán về phân

số học sinh lớp 5 Trường Phan Chu Trinh.”

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Trong khuôn khổ của đề tài này, nhiệm vụ chính là đề ra một số giải phápnhằm khắc phục những khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải toán có liên quanđến phân số Đồng thời cũng nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trongviệc bồi dưỡng học sinh khá giỏi về phương pháp giải các loại toán này ở dạngnâng cao

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Tìm hiểu những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán về phân

số cho học sinh lớp 5

- Khảo sát và hướng dẫn giải một số bài toán dạng cơ bản về phân số trongchương trình toán lớp 4, lớp 5 và một số bài toán nâng cao theo từng mức

I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu kĩ năng giải các dạng toán cơ bản

về phân số của học sinh lớp 5A năm học 2013-2014 của trường Tiểu học PhanChu Trinh

I.5 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả là chủ yếu

- Thống kê tình hình học sinh sai lầm khi giải loại toán này ở đầu nămhọc Sau khi áp dụng phương pháp giải toán theo kinh nghiệm của bản thân thìthống kê mức đô đạt được

- Mô tả các dạng toán, thực trạng và giải pháp khắc phục

- Trình tự thực hiện:

+ Lên đề cương chi tiết dựa vào cấu trúc qui định

+ Xác định một số bài toán dạng cơ bản về phân số trong chương trìnhtoán lớp 4, 5 và một số bài toán nâng cao theo từng mức

+ Nêu những sai lầm thường gặp đối với học sinh

-Đưa ra các bài toán mẫu tương tự để học sinh làm đối chứng so sánh nhậnxét xác định dạng

Trang 5

+ Đối với học sinh khá giỏi đề ra những bài toán nâng cao theo từng mức

để hướng dẫn học sinh giải quyết

+ Đề ra các giải pháp khắc phục tương ứng (dựa vào những kinh nghiệm củabản thân)

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lý luận

Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môntoán ở bậc tiểu học Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với

Trang 6

nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản vàcác yếu tố đại số, hình học có trong chương trình.

Vì vậy, việc giải toán giải một số bài toán dạng cơ bản về phân số có một vị tríquan trọng thể hiện ở các điểm sau:

a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đềuđược giảng dạy thông qua việc giải toán Việc giải toán giúp học sinh củng cố,vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán Đồng thời qua việc giảitoán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặcthiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huyhoặc khắc phục

b) Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiệnthông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống mộtcách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hànhcần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đótrong cuộc sống

c) Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những

cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vậtbiện chứng: việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các

em những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nướcanh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáodục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v Việcgiải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số,các phép tính, các đại lượng v.v đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực,trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứnggiữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm v.v

d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh nănglực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới Khi giải một bàitoán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phânbiệt cái gì đã cho và caí gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiệngiữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra

Trang 7

những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt rav.v Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ýtrí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quenxem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lậpsuy nghĩ, óc sáng tạo v.v

II.2.Thực trạng

a Thuận lợi - khó khăn

*Thuận lợi: Học sinh lớp 5A phần lớn ham thích học hỏi khám phá, tích

cực trong việc học tập, đặc biệt đối với môn Toán

* Khó khăn: Địa bàn phân bố của học sinh lớp tương đối rộng, 100% học

sinh là dân tộc Ê đê, khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề bằng Tiếng Việt cóphần hạn chế Đời sống cúa dân cư trên địa bàn phần lớn còn gặp nhiều khókhăn nên sự quan tâm đầu tư cho việc học tập cho con em còn chưa cao

b Thành công – hạn chế:

* Thành công: Qua thực hiện rèn kĩ năng giải một số dạng toán về phân số tôi

nhận thấy:

- Học sinh đã biết cách làm các dạng toán này

- Học sinh học toán tốt hơn, mạnh dạn, tự tin, có hứng thú học tập Số học sinhlàm bài đạt điểm khá, giỏi tăng, học sinh đạt điểm yếu giảm đi rõ rệt

- Tập thể sư phạm trường trong những năm qua đã hoạt động một cách có nềnếp, đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết có tinh thần trách nhiệm trong dạy họcnhằm đưa chất lượng ngày một đi lên

Trang 8

- Chất lượng của học sinh được ngày một cao hơn, tỉ lệ học sinh yếu kém đãgiảm hẳn.

* Mặt yếu:

Phần đa bố mẹ các em làm nông và một số em điều kiện gia đình còn khókhăn nên sự quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn các em còn nhiều hạn chế cả vềthời gian và phương pháp học tập

Các giải pháp còn áp dụng hạn hẹp trong lớp và hiệu quả chưa được cao

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

- Do đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ,

đa số phụ huynh quanh năm suốt tháng lo chuyện làm ăn kinh tế mà không cóthời gian quan tâm đến việc chăm lo cho con cái…có gia đình còn không đủđiều kiện mua sắm đồ dùng học tập, quần áo cho các em Sự tiếp thu và giao tiếpvới xã hội còn hạn chế Chính vì lẽ đó làm cho các em mặc cảm với bạn bè, thầy

cô, không có sự kiểm soát của bố mẹ nên ham chơi Một số em chưa tự giáctrong học tập nên tiếp thu bài học chậm

II.3 Giải pháp, biện pháp:

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Giáo viên luôn tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, luôn suy nghĩ tìm

phương pháp dạy phù hợp với học sinh Lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh khágiỏi, phụ đạo học sinh yếu Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôitham mưu với Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường cùng Hội cha mẹ học sinhđông viên các em bằng cả vật chất và tinh thần nhân dịp khai giảng năm học mới

để các em đến trường vui vẻ, học tập đạt kết quả tốt

- Nhằm đổi mới phương pháp dạy Toán giúp các em có phương pháp học đạt

Trang 9

b.1 Rèn luyện kĩ năng giải một số dạng toán cơ bản về phân số cho học sinh.

Toán về phân số là một chủ đề quan trọng trong chương trình Vì thế giảithành thạo các bài toán về phân số là yêu cầu đối với tất cả các em học sinh ởcuối bậc tiểu học

 Dạng thứ nhất: Dạy tìm phân số của một số

Ví dụ 2.1: Một hình chữ nhật có chiều rộng 20 cm và bằng

5

2

chiều dài Tínhdiện tích hình chữ nhật đó ?

*.Thực trạng những sai lầm của học sinh:

Qua nhiều năm dạy học cho học sinh trong lớp ở một trường thuộc vùng kinh

tế khó khăn Tôi thấy học sinh thường hay giải một số dạng toán về phân số mộtcách máy móc, phương pháp không rõ ràng, hay nhầm lẫn từ dạng này sangdạng khác

Có thể đối với bài toán 1.1 nếu học sinh học kỹ sẽ giải quyết dễ dàng Nhưngsang đến bài 2.1 học sinh sẽ nhầm lẫn là làm như bài toán 1.1 tức là học sinh

* Giải pháp khắc phục:

Trang 10

Để giải quyết sai lầm này một cách triệt để, để học sinh không nhầm lẫn

từ 2 dạng trên khi dạy tôi chia bảng ra làm hai cột và ghi hai bài toán trên cùngmột lúc Từ đó cho học sinh nhận xét, so sánh tìm ra chỗ giống nhau và khácnhau để hướng học sinh tìm ra chỗ nhầm lẫn thường gặp

Bài 1.1: Bài 2.1:

- Xác định chiều rộng bằng 2

5 - chiều rộng cũng bằng 5

2

chiều dài Tức là chiều rộng 2 phần chiều dài thì chiều rộng cũng

và chiều dài 5 phần bằng 2 phần và chiều dài là 5 phần

Đây là điểm giống nhau của hai bài toán trên nên khi giải học sinh thườngnhầm lẫn từ bài này sang bài khác Vì vậy, giáo viên cần xác định kiến thức cụthể

- Tìm điểm khác nhau của 2 bài toán trên dẫn đến hai cách giải khác nhau:

tức là tìm giá trị của 2 phần dài tức là tìm giá trị của 5 phần biết

Như vậy chiều rộng 2 phần cần Như vậy bài toán này cần tìm

tìm chính là lấy 35:5 tìm giá trị 1 chiều dài tức là tìm 5 phần khi biết

phần rồi nhân 2 ta có chiều rộng chiều rộng 2 phần là 20 cm,

Trang 11

được Đây là sai lầm lớn mà học sinh thường mắc phải.

*Tóm lại: Kiến thức cần khắc sâu cho học sinh trong hai bài toán này là:

Bài toán 1.1: Cho biết giá trị mẫu số, tìm giá trị tử số Nên khi tìm giá trị tử sốlấy số đã cho chia cho mẫu số nhân tử số

Bài toán 2.1: Cho biết giá trị tử số và tìm giá trị mẫu số Nên khi tìm giá trị mẫu

số lấy số đã cho chia cho tử số nhân cho mẫu số

 Dạng thứ hai: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của chúng

* Mô tả: Ở dạng toán này học sinh cũng thường nhầm lẫn với dạng toán

Trang 12

Điểm giống nhau của hai bài toán này là chiều rộng đều bằng

Tìm chiều dài và chiều rộng khi Tìm chiều rộng dựa vào chiều

biết tổng của chiều dài và chiều dài tức là tìm phân số của một số rộng; và tỷ số của chiều rộng bằng Tránh nhầm với dạng bài 2.1

5

2

chiều dài

Bài toán này giải theo cách: Tìm Bài toán này giải theo cách:

hai số khi biết tổng và tỷ số Tìm phân số của một số

Để tránh nhầm lẫn là học sinh giải hai bài toán này thường giống nhau Đôikhi bài toán 2.2 lại giải tìm hai số biết tổng và tỷ Bài 2.1 lại tìm phân số củamột số

Cơ sở xác định cho học sinh là: Ở bài toán 2.1 là tìm hai số khi biết tổng và

tỷ của chúng Còn bài 2.2 là tìm một số dựa vào phân số của nó với một số đãcho Cho nên hai cách trên giải hoàn toàn khác nhau Giáo viên cần giải hai bàitoán cùng một lúc để học sinh xác định cách giải của từng bài tránh nhầm lẫncách giải của bài này sang cách giải của bài khác

 Dạng thứ ba: Tìm phân số chỉ một số cụ thể để tìm ra số đó.

Ví dụ 3.1: Một cửa hàng bán trong 3 ngày được 1280 kg đường Ngày

thứ nhất bán được 25% số đường đó, ngày thứ hai bán được 45% số đường đó.Hỏi ngày thứ ba bán được bao nhiêu kg đường ?

Giải bằng 2 cách:

Cách 1

- Học sinh tìm số đường bán ngày thứ nhất

- Tìm số đường bán ngày thứ hai

Trang 13

- Sau đó tìm số đường bán ngày thứ ba bằng cách lấy số đường bán được trừcho số đường bán 2 ngày (ngày thứ nhất và ngày thứ hai) cách này học sinhtương đối làm được

Cách 2 Tìm phân số chỉ số đường bán ngày thứ ba để rồi tìm ra số đường

bán ngày thứ ba là hơi khó, rất nhiều học sinh không giải được

Hướng giải quyết là phải cho học sinh thấy số đường bán trong ba ngày làbao nhiêu phần trăm ? (số đường này là 100 %) Như vậy hai ngày bán được baonhiêu phần trăm Học sinh có thề tìm được: 25% + 45% = 70% Vậy còn baonhiêu phần trăm là của ngày thứ ba: 100% - 70% = 30% Đây chính là tìm phân

số chỉ số đường bán ngày thứ ba Vậy ngày thứ ba bán được 30% của1280kg.Từ đó học sinh sẽ tìm được ngày thứ ba bán được:1280 x 30% hay 1280: 100 x 30 = 384 kg Để khắc sâu kiến thức và nhằm nâng cao hơn ta cho bàitoán ngược lại để học sinh so sánh và đối chiếu

Ví dụ 3.2: Một cửa hàng ngày đầu bán được 25% số đường trong kho,

ngày thứ haibán được 45% số đường trong kho, ngày thứ ba bán được 384 kg thìhết Hỏi trong kho có tất cả bao nhiêu kg đường?

Ơ bài toán này bắt buộc phải đi tìm số đường trong kho có Tức là phải dựavào số đường bán ngày thứ ba

Phải hướng cho học sinh thấy được số đường trong kho có là 100% Nhưvậy học sinh mới tìm được phân số chỉ số đường bán ngày thứ ba Cach tìmphân số này giống như bài 3.1: 100% - (25% + 45%) = 30% (phân số thập phân

*Tóm lại: Sau khi áp dụng những phương pháp trên khi dạy bài toán liên

Ngày đăng: 03/05/2015, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Toán lớp 5- Nhà xuất bản Giáo dục Khác
2. Sách giáo viên Toán lớp 5-Nhà xuất bản Giáo dục Khác
3. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội 2009 Khác
4. Giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học - NXH - ĐHSP 2006 Khác
5.Chơi để học ở tuổi học sinh tiểu học – Bộ Giáo dục - Đào tạo, Vụ Giáo dục Phổ thông Khác
6.Trần Ngọc Lan, Thực hành phương pháp dạy Toán ở Tiểu học – NXB Đại học Sư phạm, 2009 Khác
7. Trần Diên Hiển, Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán tiểu học NXB Đại học Sư phạm, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w