hướng nghiệp nghề dạy học

4 907 15
hướng nghiệp nghề dạy học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHỀ DẠY HỌC 1. Sơ lược nghế dạy học - Nghề Dạy học có từ ngàn xưa, ở mỗi giai đoạn lịch sử, tri thức lại được truyền thụ với mỗi hình thức khác nhau. + Thời kỳ đồ đá truyền thụ dưới dạng cha truyền con nối. + Thời kỳ công trường thủ công, truyền thụ dưới dạng kèm cặp tại nơi làm việc. + Thời kỳ xã hội phát triển hơn, truyền thụ dưới dạng tổ, nhóm rồi thành trường lớp như ngày nay. 2. Ý nghĩa, tầm quan trọng cua nghề dạy học a. Ý nghĩa kinh tế - Đào tạo ra nguồn nhân lực để phục vụ lao động sản xuất. - Nền kinh tế phát triển như thế nào lại phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế. - Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng coi “Phát triển GD và ĐT, KH và CN là quốc sách hàng đầu”. Chính nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, nghiêm chỉnh này đã làm cho bước tăng trưởng GDP của vài năm trở lại đây tăng trung bình từ 6,5% đến 8%/năm. b. Ý nghĩa chính trị - xã hội - Chúng ta muốn duy trì thể chế xã hội như thế nào là do chúng ta giáo dục, khi kinh tế phát triển, người dân được giáo dục tốt thì xã hội đó ổn định. - Ở Việt Nam, nghề dạy học luôn được xã hội coi trọng thể hiện ở truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. - Nguồn nhân lực ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, còn đáp ứng sự cạnh tranh trên thương trường quốc tế và khu vực. - Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân sẽ được no đủ, xã hội ổn định, chế độ được củng cố vững chắc. Ngược lại, kinh tế trì trệ, kém phát triển thì người lao động thiếu hoặc không có việc làm, tệ nạn xã hội nảy sinh, xã hội mất ổn định, đất nước có nguy sơ tụt hậu. 3. Đối tượng lao động - Đối tượng lao động đặc biệt: (Là con người) , là học sinh, sinh viên biết nói, biết viết, biết nhận thức và suy nghĩ. -Khác với những nghề khác trong xã hội, Nghề Dạy học có đối tượng đặc biệt hơn tất cả vì đối tượng là con người biết giận hờn, yêu ghét , có hứng thú, ước mơ, biết xúc động, yêu thương và giận hờn, biết hành động theo lẽ phải… - Bằng những tình cảm và chuyên môn của mình, người thầy phải làm hình thành, biến đổi và phát triển một số phẩm chất, nhân cách của người học theo mục tiêu đào tạo đã quy định. 4. Nội dung lao động - Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và phân phối chương trình môn học. - Lập kế hoạch bài dạy (thiết kế giáo án). - Tiến hành bài giảng, vận dụng các hình thức, phương pháp giảng dạy và giáo dục trong giờ lên lớp. - Tìm hiểu nhân cách của học sinh để nắm được đặc điểm tâm lý, cá tính, phẩm chất, tư cách đạo đức, năng lực của từng học sinh, để có biện pháp dạy học và giáo dục cho phù hợp, sát với từng đối tượng học sinh và đạt hiệu quả giáo dục cao. - Để HS lĩnh hội được những tri thức mới, hình thành nhân cách mới và để làm chủ tiết dạy, người giáo viên phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo dục. Tìm hiểu nhân cách HS cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó có tác động tích cực đến HS. 5. Các yêu cầu nghề đối với người lao động - Phẩm chất đạo đức: có sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, yêu nghề, yêu thương học sinh, có lòng nhân ái, vị tha, công bằng. - Năng lực sư phạm: + Năng lực dạy học: khả năng đánh giá, soạn và giảng bài học. + Năng lực giáo dục: nắm bắt được tâm lý học sinh, khả năng thuyết phục học sinh và cảm hoá các em, định hướng để các em phấn đấu trở thành các nhà khoa học, kinh doanh giỏi. - Năng lực tổ chức: + Biết tổ chức quá trình dạy học khoa học. + Biết tổ chức giáo dục để đạt hiệu quả cao. + Biết hướng dẫn học sinh thực hiện nề nếp học tập, xây dựng phong cách học tập mới, biết làm việc theo nhóm và tự nghiên cứu. - Một số phẩm chất khác: bình tĩnh, kiên trì, có năng lực tự kiềm chế, trang phục gọn gàng, nói năng lịch sự, tác phong mẫu mực, thái độ cởi mở, hoà nhã, nếu biết nhạc, kịch, đàn, hát, múa, hội hoạ thì càng tốt. - Yêu người là gốc, có yêu người mới có cơ sở yêu nghề. Lòng yêu nghề, yêu thương HS là động lực mạnh mẽ để người GV phát triển năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và các phẩm chất tâm lý khác. 6. Công cụ lao động - Công cụ (phương tiện) lao động chủ yếu là ngôn ngữ (nói, viết) và các thiết bị dạy học bao gồm: các đồ dùng dạy học (giấy, bút, mực, phấn, bảng, thước…); các máy móc thí nghiệm và dụng cụ học tập cho học sinh; các thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, đèn chiếu, máy vi tính… 7. Điều kiện lao động, chống chỉ định - Điều kiện lao động: lao động trí óc, phải nói nhiều, nhiều khi phải thức rất khuya, suy nghĩ rất căng thẳng để soạn bài sao cho có chất lượng, cần tính tự giác cao. - Chống chỉ định y học: người dị dạng, khuyết tật; người nói ngọng, nói lắp; người bị bệnh hen, phổi, lao; người có thần kinh không ổn định; người có hành động thiếu văn hoá, , tự kiềm chế yếu, nóng nảy, thiếu tính kiên trì… -Nghề Dạy học tuy không phải làm việc ngoài trời, nhưng là nghề phải nói nhiều và nhiều khi phải thức rất khuya, phải suy nghĩ căng thẳng để soạn bài sao cho có chất lượng. - Lấy ví dụ về Thày giáo Nguyễn Ngọc Ký. 8. Các cơ sở đào tạo, nơi làm việc -Nghề dạy học được đào tạo trong hệ thống các trường Sư phạm, các trường Sư phạm kỹ thuật (với các hệ: Trung cấp Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm, Đại học sư phạm) và một số trường Đại học có khoa Sư phạm và có khoa Sư phạm kỹ thuật. (Xem: Bộ Giáo dục & Đào tạo: Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng; Những điều cần biết về tuyển sinh TCCN, Nxb. Giáo dục, phát hành vào khoảng giữa tháng 3 hàng năm). - Hệ thống SP có thể tách làm 2 hệ: Hệ SP và Hệ SPKT. 9. Điều kiện tuyển sinh - Hầu như các trường SP đều tuyển HS tốt nghiệp THPT, có sức khỏe tốt. Trường SP Mẫu giáo, một số khoa tuyển sinh theo năng khiếu. - Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tùy thuộc vào nhu cầu của từng vùng, từng ngành nghề và chỉ tiêu của Nhà nước. 10. Triển vọng của nghề - Nghề Dạy học có triển vọng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề phục vụ đất nước. - Trong tiến trình CNH-HĐH, tiến tới nền kinh tế tri thức, đất nước ta rất cần nhiều lao động có kỹ thuật, có tay nghề cao để phát triển kinh tế. - Học sinh tốt nghiệp các trường Sư phạm có thể được nhận vào làm giáo viên của trên 26.000 trường phổ thông nằm ở khắp mọi miền của Tổ quốc, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Nếu đạt loại giỏi, xuất sắc thì có thể được giữ lại công tác tại các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học Sư phạm. - Học sinh tốt nghiệp hệ Sư phạm kỹ thuật có thể về công tác tại các trường THPT, tại 226 trường Dạy nghề, 280 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng chuyên nghiệp có đào tạo nghề; 148 trung tâm Dạy nghề, 147 trung tâm Xúc tiến việc làm và trên 300 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, Giáo dục thường xuyên. . NGHỀ DẠY HỌC 1. Sơ lược nghế dạy học - Nghề Dạy học có từ ngàn xưa, ở mỗi giai đoạn lịch sử, tri thức lại được truyền thụ. viết) và các thiết bị dạy học bao gồm: các đồ dùng dạy học (giấy, bút, mực, phấn, bảng, thước…); các máy móc thí nghiệm và dụng cụ học tập cho học sinh; các thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại như. đẳng và Đại học Sư phạm. - Học sinh tốt nghiệp hệ Sư phạm kỹ thuật có thể về công tác tại các trường THPT, tại 226 trường Dạy nghề, 280 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng chuyên nghiệp có

Ngày đăng: 02/05/2015, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan