1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9- THCS Mỹ Thọ 2010-2011.

4 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 46 KB

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học: 2010-2011 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9. Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1:(3,0đ) Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên? Vì sao khi thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp lại tiến công Gia Định? Quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì tại chiến trường Gia Định? Câu 2:(3,0đ) Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương khê là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương? Câu3:(3,0đ) Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai khuynh hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX? Câu4:(5,0đ) Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã giành độc lập vĩnh viễn? Phân tích nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền? Câu 5:(3,0đ) Cuộc cách mạng Cu-ba diễn ra trong bối cảnh nào? kết quả ra sao? Câu 6:(3,0đ) Trình bày lý do, nội dung, thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1979 đến nay? PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HSG LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học: 2010-2011 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9. Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1:(3,0đ) - Đà Nẵng lúc bấy giờ nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam rộng lớn, đông dân trù phú, lại có cửa biển sâu rộng tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động.Đà Nẵng gần kinh thành Huế, nếu chiếm Đà Nẵng Pháp có khả năng chiếm ngay kinh thành Huế, sớm kết thúc chiến tranh.(1,0đ) - Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, do đó thực dân Pháp đã đưa quân dánh chiếm Gia Định.Vì Gia Định là vựa lúa của cả nước, đánh Gia Định để cắt tiếp tế lương thực của triều đình Huế và thực hiện kế hoạch đánh chiếm Cao Miên(1,0đ) - Tại gia Định, triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu.Vì vậy đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ.(1,0đ) Câu 2:(3,0đ) Hương Khê là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương: - Thời gian kéo dài nhất từ 1885-1895 (0,5) - Địa bàn hoạt động rộng khắp trên 4 tỉnh:Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh-Quảng Bình.xây dựng nhiều căn cứ, trung tâm là căn cứ Vụ Quang (Hương khê-Hà Tĩnh), tạo điều kiện cho nghĩa quân hoạt động (1,0) - Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa:Nghĩa quân được chia làm 15 quân thứ; một quân thứ đóng tại đại bản doanh do Phan Đình Phùng trực tiếp chỉ huy; giữa đại bản doanh và các quân thứ thường xuyên giữ liên lạc, đảm bảo sự chỉ huy thống nhất (0,5) - Vũ khí: nghĩa quân đã chế tạo súng trường theo kiểu súng năm 1874 của Pháp (0,5) - Phương tức hoạt động và kết quả: Tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức hoạt động phong phú, linh hoạt; chủ động mở các cuộc tấn công vào sào huyệt của kẻ thù, gây tổn thất lớn cho pháp. (0,5) Câu 3:(3,0đ) - Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khuynh hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX: * Giống nhau: - Xuất phát từ lòng yêu nướ nồng nàn (0,5) - Người thực hiện đều là trí thức phong kiến ưu tú mong muốn giành độc lập cho dân tộc (0,5) - Đều ảnh hưởng luồng tư tưởng mới bên ngoài (0,5) - Đều có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản (0,5) *Khác nhau: - Phương thức tiến hành: Khuynh hướng bạo động dùng vũ lực vũ trang đánh Pháp của Phan Bội Châu, phương hướng cải cách dùng tuyên truyền giáo dục cổ động lòng yêu nước thông qua cá mặc kinh tế, văn hóa, giáo, dục của Phan Châu Trinh. (1,0) Câu 4: (5,0) a- Chiến thắng bạch Đằng đã giành được nền độc lập vĩnh viễn vì: - Vào cuối thế kỉ IX, nhà Đường đổ nát, phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào đã làm lung lay đến tận gốc rễ nền thống trị của nhà Đường. Nội tình Trung Quốc bị phân chia thành cục diện “Ngũ đại thập quốc “ ( năm đời, mười nước).Đây chính là những điều kiện khách quan thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.(0,5) - Trong nước chính quyền đô hộ cũng bị suy sụp như rắn mất đầu, nhân dân ta kiên quyết đứng dậy tự quyết định lấy vận mệnh của đất nước.Ý thức giành độc lập tự chủ của dân tộc ta lên cao.Họ Khúc, họ Dương đã đặt nền móng cho công cuộc xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc ta. (0,5) - Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã giáng cho bọn phương bắc những đòn sấm sét, làm tan nát mộng tưởng xâm lăng của chúng.Chiến thắng Bạch Đằng đã rửa sạch nhục mất nước cùng những tanh nhơ của ngàn năm Bắc Thuộc.Và từ chiến thắng đó như một cái mốc lịch sử:Một thời kì đau thương của đất nước đã chấm dứt, một kỉ nguyên độc lập lâu dài và rực rỡ của dân tộc bắt đầu mở ra. (1,0) b- Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền: - Ngô Quyền là vị tướng tài đã đặt nền móng nghệ thuật quân sự nước ta.Ông đã thực hiện tốt kế sách trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm. (,05) - Cách đánh của Ngô Quyền rất tài tình ở chỗ: “Ông đã dùng quân mới nhóm họp của nước Việt ta mà đánh tan trăm vạn quân của Hoằng Tháo…” (0,5) - Cách đánh giặc của ngô Quyền được thể hiện trong trận đánh kì diệu trên sông Bạch Đằng:Một trận thủy chiến kết hợp trận đại cọc với lợi dụng nước triều lên xuống.Ngô Quyền đã đánh giá, phán đoán tình hình địch, từ đó ông đã bày thế trận dùng mưu nghi binh kết hợp thủy bộ, tấn công mãnh liệt làm cho địch không kịp trở tay, nhấn chìm đạo quân thủy của giặc xuống lòng sông Bạch Đằng (1,0) - Ngô Quyền bày thế trận có mưu cao, có tính toán chính xác và chu đáo: “Đem cọc đẽo nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm dưới biển để khi thuyền địch vào bên trong bãi cọc ngầm thì quân ta dễ bề chế ngự” (0,5) - Ngô Quyền đã hạ quyết tâm chọn cách đánh thủy chiến, coi đây là trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược.(0,5) Câu5: (3,0) * Bối cảnh: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mỹ, tướng Ba-ti-xta đã tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba(3-1952).Chính quyền Ba-ti-xta đã xóa bỏ hiến pháp tiến bộ cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam nhiều người yêu nước (1,0) - Không cam chịu sự thống trị của chế độ độc tài, nhân dân cu-ba đã kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền mở đầu là cuộc tấn công trại lính Môn-ca-đa vào ngày 26-7-1953, dưới sự chỉ huy của Phi đen –ca-xtơ-rô (1,0) - Được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh.Phong trào đấu tranh lan rộng và phát triển trong cả nước (0,5) * Kết quả: Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài ba-ti-xta bị lật đổ.Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi (0,5) Câu 6:(3,0)Công cuộc cải cách mở cửa của Trung quốc từ 1879 đến nay: a- Lý do: Sự biến động không ổn định về kinh tế-xã hội, chính trị Trung Quốc trong thời kì (1959- 1978), đòi hỏi đảng và nhà nước Trung quốc phải đổi mới để đưa đất nước đi lên.Tháng 12-1978 Đảng cộng sản Trung quốc đã đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế-xã hội của đất nước. (0,5) b- Nội dung đường lối đổi mới: Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh (0.5) c-Thành tựu: - Đạt nhiều thành tự về kinh tế, ổn định tinh hình chính trị ,xã hội, mở ra triển vọng phát triển mạnh mẽ về các mặc (0,25): + Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình năm 9,6% đạt giá trị 8740,0 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới (0,25) + Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD, gấp 15 lần năm 1978 (0,25) + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt:Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn từ 133,6 đến 2090,1 nhân dân tệ, thành thị tăng từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ (0,25) + Về đối ngoại:Đảng và nhà nước Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong quan hệ với các nước khu vực và trên thế giới .Bình thường hóa quan hệ với Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam…Tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới góp phần giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.Vì vậy địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế được củng cố (0,5) d- Ý nghĩa: Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa từ 1978 đến nay ở Trung Quốc, chứng tỏ đường lối đổi mới của Trung Quốc là đúng đắn, góp phần củng cố sức mạnh và địa vị của Trung Quốc trên thế giới.(0,5) Mỹ Thọ, ngày 21-9-2010 GVBM Đặng Thị Kim Hương . PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – CẤP HUYỆN TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học: 2010-2011 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9. Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1:(3,0đ). và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1979 đến nay? PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HSG LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Năm học: 2010-2011 MÔN: LỊCH SỬ. hoạch đánh lâu dài, do đó thực dân Pháp đã đưa quân dánh chiếm Gia Định.Vì Gia Định là vựa lúa của cả nước, đánh Gia Định để cắt tiếp tế lương thực của triều đình Huế và thực hiện kế hoạch đánh

Ngày đăng: 02/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w