1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9- THCS Mỹ Phong 2010-2011

6 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Phòng GD- ĐT Phù Mỹ Trường THCS MỸ PHONG ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Mơn: Lịch sử 9 NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Đề thi đề nghò I / LỊCH SỬ VIỆT NAM( 14 ĐIỂM) Câu 1:( 4 điểm ) Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghóa lòch sử của các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần Câu 2: (4điểm ) Bằng những kiến thức đã học về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ 1858-1884, hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? Câu 3: ( 2 điểm ) Hãy nêu và phân tích những ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. Câu 4 : ( 4 điểm ) Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lòch sử dân tộc ? Qua phong trào này, yêu cầu mới được đặt ra cho cách mạng Việt Nam là gì? II / LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6 ĐIỂM) C âu 1 ( 1 điểm ) Tại sao nói khởi nghóa ngày 18.3.1871 của nhân đân Pa ri ( Pháp ) là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới? Cách mạng Việt Nam đã học tập được gì ở cách mạng này? Câu 2: ( 3 điểm ) Nêu những đặc điểm chủ yếu của CNTB hiện đại. Em hãy trình bày những suy nghó của mình về CNTB hiện đại. Câu 3: ( 2 điểm )Trình bày mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa 3 nước Đông Dương từ khi có Đảng lãnh đạo? Hướng dẫn chấm I / LỊCH SỬ VIỆT NAM( 14 ĐIỂM) Câu 1:( 4 điểm ) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghóa lòch sử của các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần a. Về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý * Nguyên nhân thắng lợi ( 1.0 đ ) - Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân nhà Lý; biết chỗ yếu của kẻ thù, đem quân đánh trước để phá tan sự chuẩn bò xâm lược của chúng - có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo trong việc dánh bại các lực lượng xâm lược của quân Tống - Có người chỉ huy quân sự tài giỏi * Ý nghóa lòch sử : ( 1.0 đ ) - Đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Tống - Khẳng đònh nền độc lập và khả năng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta - Nâng cao lòng tự hào dân tộc. b. Về cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần * Nguyên nhân thắng lợi : ( 1.0 đ ) - Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ đất nước - Nhà Trần đã chuẩn bò chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho cuộc kháng chiến; tạo được sự đoàn kết nội bộ và trong nhân dân - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thăng của quân đội Trần - Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn của vương triều Trần * Ý nghóa lòch sử : ( 1.0 đ ) - Đập tan âm mưu xxaanm lược của quân Nông – nguyên, bảo vệ dược dộc lâp, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia Đại Việt - Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng của dân tộc ta - Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam - Để lại bài học vô cùng quý giá về đoan kết dân tộc, về sự quan tâm đén dân và dựa vào dân - Ngăn chặn sự xâm lược của quan Nguyen đối với các nước ở châu Á Câu 2: (4điểm ) Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp : * Trước nguy cơ x/l của CNTB phương Tây, nhà Nguyễn không có chính sách canh tân đất nước làm cho đất nước mạnh lên, đủ sức chống Pháp. ( 0.5đ ) - Trước nguy cơ x/l đáng lẽ nhà Nguyễn phải nhanh chóng canh tân đất nước, nhưng ngược lại, nhà Nguyễn vẫn duy trì chính sách bảo thủ phản động, duy trì chế độ quân chủ đã lỗi thời thối nát, tiến hành “bế quan toả cảng” không thông thương với các nước phương Tây nhưng lại thần phục nhà Thanh một cách mù quáng. Trong khi đo, nhà Thanh cũng phải kí những hiệp ước bất bình đẳng để đất nước rơi vào tay các đế quốc phương Tây.( 0.5) - Chính vì sự thủ cựu của nhà Nguyễn như vậy nên khi Pháp x/l, chúng ta không có một tiềm lực kinh tế vững vàng, không có những điều kiện vật chất để có thể đương đầu với quân Pháp. Đây là nguyên nhân cơ bản để đưa đến việc nước ta rơi vào tay Pháp. ( 0.5đ ) * Trong quá trình kháng chiến, nhà Nguyễn không có nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo mà còn mắc phải một sai lầm không thể tha thứ là từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang mà đi theo con đường thương lượng, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoà toàn.( 0.5đ ) Nhà Nguyễn không biết đoàn kết nd mà ngược lại xa rời nd, từ chỗ xa rời nhà Nguyễn còn chống lại nd. Sau khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, nhà Nguyễn ra lệnh cấm nd chiến đấu, gọi các tướng quay về triều đình. Những việc làm ấy càng đẩy nhà Nguyễn đi xa nd hơn. ( 0.5đ ) * Trong quá trình kháng chiến, nhà Nguyễn không biết chớp cơ hội tốt để phản công. - Ngay trong năm 1858 Pháp thất thủ ở Đà Nẵng, đã mở cơ hợi lớn cho nhà Nguyễn, nếu lúc ấy dốc toàn lực ra đánh có thể nhà Nguyễn đã đánh đuổi Pháp ra khỏi bờ cõi rồi.( 0.5 ) - Đến năm 1870, Pháp bò thua đau trong chiến tranh Pháp-Phổ, rồi lại bò nd Bắc Kì đánh bại hai lần ở trận Cầu Giấy năm 1773, 1883. Đây là những cơ hội tốt song nhà Nguyễn đã không chớp lấy vì vậy dần dần để mất nước. Như vậy từ chỗ không tất yếu, nhà Nguyễn đã để việc nước ta rơi vào tay của TD Pháp trở thành tất yếu. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy trong quá trình chống Pháp có những vò quan của triều đình như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,….thậm chí cả vua Hàm Nghi đã nêu những tấm gương cao cả quyết tâm bảo vệ Tổ quốc mà nd ta đời đời kính trọng. ( 0.75 đ ) Do vậy, việc để nước ta rơi vào tay Pháp hồi cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của một bộ phận lớn vua quan nhà Nguyễn. ( 0.25 đ ) Câu 3: ( 2 điểm ) Những ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. * Những ưu điểm của phong trào Cần vương: - Phong trào nổ ra kòp thời, sôi nổi và rộng khắp vì một động cơ chung là đánh Pháp xâm lược và cứu nước. “Cần vương” là giúp vua nhưng mục đích lớn trước hết là đánh đuổi giặc Pháp để cứu Tổ quốc, đấu tranh vì đại nghóa của cả dân tộc ( 0.5 đ ) - Người lãnh đạo và nghóa quân biết khai thác điều kiện đòa lí, đòa hình để xây dựng một hậu phương hiểm trở và linh hoạt trong chiến thuật để đối phó với một kẻ đòch mạnh hơn, dù không thắng nhưng đã gây cho đòch nhiều tổn thất kinh hoàng . ( 0.25 đ ) Ví dụ: ( 0.25 đ ) + Chỉ với 300 nghóa quân Ba Đình, thực dân Pháp phải huy động một lực lượng lớn và phải tấn công đến 3 lần với nhiều thủ đoạn mới đánh bại nghóa quân. + Nghóa quân Bãi Sậy, Hương Khê tạo được nhiều chiến công qua cách đánh sáng tạo gây kinh hoàng cho Pháp và tay sai. * Những hạn chế của phong trào Cần vương: - Thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất trong cả nước, chính điều này khiến thực dân có thể lần lượt đánh bại từng bộ phận lẻ tẻ để cuối cùng tập trung lực lượng dập tắt những bộ phận tương đối vững vàng hơn. ( 0.25 đ ) - Hậu cần thiếu thốn, trang bò vũ khí thô sơ. Vì vậy các toán nghóa quân chỉ có thể tổ chức quấy phá quân đòch ở những nơi chúng tỏ ra sơ hở chứ không thể phát triển thế và lực để mở những trận đánh lớn, chính qui. ( 0.25 đ ) - Thiếu một tư tưởng kiên đònh tiên tiến dẫn đường nên chưa vạch được đường lối đấu tranh đúng đắn, chưa động viên và khai thác triệt để được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Hệ tư tưởng phong kiến còn bao trùm lên phong trào, phong trào chỉ mới cố gắng giải quyết mâu thuẫn dân tộc còn chưa nhận thấy được mâu thuẫn giai cấp và nhiệm vụ giải phóng giai cấp. Chính những hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương. ( 0.5 đ ) Câu 4 : ( 4 điểm ) Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có vai trò đối với sự phát triển của lòch sử dân tộc và cầu mới được đặt ra cho cách mạng Việt Nam là : * Vai trò của phong trào dân tộc dân chủ: - Giúp cho nd VN nhận thức đúng bản chất của chế độ PK: chế độ PK đã đi vào giai đoạn cuối của sự phát triển, cần phải thay thế nó bằng một chế độ xã hội mới.( 0.25 đ ) -Thức tỉnh tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, qua đó cổ vũ các tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp và tay sai. ( 0.25 đ ) - Làm thay đổi về chất trong quan niệm chính trò của những người yêu nước VN-nền tảng để thay đổi những tư tưởng chính trò của toàn bộ xã hội:đó là chuyển từ tư tưởng trung quân ái quốc sang tư tưởng dân chủ tư sản, với những quan niệm chưa hề có trong hệ tư tưởng của xã hội VN. Xét trong hoàn cảnh lòch sử lúc này, đây là những tư tưởng tích cực và tiến bộ, qua đó hình thành những chí hướng sống tích cực và năng động hơn. ( 0.5 đ ) - Phong trào dân tộc dân chủ là bước đệm quan trọng cho phong trào giải phóng dân tộc sau này: 0.25 đ ) + Thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc VN đầu thế kỉ XX lên một bước cao hơn với những nội dung và tính chất khác trước. + Nó được coi là thời quá độ-viên gạch nối cho sự phát triển của phong trào đấu tranh sau này. - Tuy nhiên phong trào dân tộc dân chủ có những hạn chế nhất đònh: ( 0.25 đ ) + Quan niệm tự do, dân chủ chỉ giới hạn cho giai cấp TS và các tầng lớp trên của xã hội. + Chưa thực sự chú ý đến những bộ phận, tầng lớp dưới của xã hội. => Tuy vậy, trong hoàn cảnh lòch sử của dân tộc, con đường đấu tranh này có tác động tích cực là căn bản. -Tất cả các phong trào yêu nước của trào lưu dân tộc dân chủ đầu thế kỉ XX đều bò thất bại, đó là sự thất bại của khuynh hướng tư sản của PBC và PCT. Sự thất bại đó là điều khó tránh khỏi bởi lẽ cụ PBC hay PCT đều có những hạn chế đáng kể về phương pháp c/m và đường lối cứu nước, hơn nữa đó là một phong trào yêu nước tư sản khi không có giai cấp tư sản làm chỗ dựa. ( 0. 5 đ ) * Vấn đề đó đã đặt ra cho c/m VN những yêu cầu mới cần giải quyết là: -Phải thấy rõ và giải quyết được 2 mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN lúc bấy giờ là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. ( 0.25 đ ) -Muốn cứu nước thắng lợi thì phải có phương pháp c/m, đường lối c/m đúng đắn và có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên phong. -Phải có tổ chức lãnh đạo sáng suốt, tổ chức đó phải là chính đảng của giai cấp công ( 0.5 đ ) -Những nhiệm vụ mà lòch sử đề ra vẫn tiếp tục giải quyết: đánh đuổi TD Pháp, giành độc lập dân tộc, cải cách xã hội tiến lên chế độ dân chủ bằng phương pháp c/m mới. ( 0.25 đ ) - Giải phóng dân tộc vẫn là nhiệm vụ lòch sử đặt lên hàng đầu. Yêu cầu lòch sử lúc này là tìm ra con đường cứu nước mới đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để giành độc lập. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiệm vụ lòch sử ấy. Người đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc VN, theo con đường của c/m tháng Mười, kết hợp với chủ nghóa yêu nước chân chính với chủ nghóa quốc tế vô sản cao cả. ( 1.0 đ ) II / LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6 ĐIỂM) C âu 1: ( 1 đ ) * Nói cách mạng 18-3-1871 là cách mạng vơ sản vì: (0.5 đ) - Mục đích: lật đổ chính phủ tư sản (chính phủ Chi-e) thành lập chính quyền của giai cấp vơ sản. - Lãnh đạo và tham gia cách mạng là giai cấp vơ sản (cơng nhân + nơng dân). - Kết quả: chính quyền vơ sản được thành lập (hội đồng cơng xã). *Cách mạng Việt Nam đã học tập cách mạng này: (0.5 đ) Cách mạng muốn thắng lợi phải: + Thực hiện liên minh cơng-nơng. + Phải đạp tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng nhà nước mới “của dân, do dân, vì dân”. + Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo, đường lối cách mạng đúng Câu 2: ( 3 đ ) * Những đặc điểm chủ yếu của CNTB hiện đại ( 1.0 đ ) Sự chuyển sang CNTB lũng đoạn nhà nước, tức sự dung hợp giữa các tập đoàn tư bản lũng đoạn với nhà nước thành một bộ máy thống nhất có quyền lực vô hạn. Những thập kỉ gần đây nó không chỉ dừng lại ở CNTB lũng đoạn nhà nước mà còn phát triển thành CNTB độc quyền siêu quốc gia.( 0.25 đ) - Sự kết hợp quốc tế của CNTB lũng đoạn nhà nước hay còn gọi là “nhất thể hoá quốc tế” mà tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) nhằm nhất thể hoá châu Âu về kinh tế và chính trò.( 0.25 đ ) - Cuộc c/m KH-KT ở các nước tư bản phát triển dẫn đến bước nhảy vọt về năng suất lao động, về trình độ sản xuất xã hội, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng nâng cao ( 0.25 đ ). - Các mặt văn hoá, giáo dục và văn học nghệ thuật đều phát triển. ;Mâu thuẫn xã hội và tệ nạn xã hội vẫn tồn tại và không khắc phục nổi. ( 0.25 đ) *Những suy nghó về CNTB hiện đại. a. Mặt tích cực: (1.0 đ ) - CNTB hiện đại có những nét mới trong quá trình tập trung của nó, cụ thể là về qui mô và cơ cấu tổ chức sản xuất. (Bên cạnh sự tồn tại của các công ti lớn, các tổ chức lũng đoạn là sự phát triển của các công ti vừa và nhỏ, vì với sức sống mạnh mẽ trong thời đại c/m KH-KT, chúng vừa có khả năng được trang bò hiện đại nhất, lại vừa có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thò trường. Cơ cấu tổ chức sản xuất cũng như quan hệ giữa các công ti đã tạo ra cho các nhà tư bản có tính linh hoạt rất cao để kòp thời đáp ứng mọi thay đổi của thò trường). ( 0.25 đ ) - Trong các nước tư bản, lao động sáng tạo chiếm vò trí hàng đầu. Với phương châm “con người là công nghệ cao nhất”, hệ thống giáo dục ở các nước tư bản được cải cách mạnh mẽ để thích nghi với những thay đổi trong thời đại c/m KH-KT. ( 0.25 đ) - Do cuộc phát triển của cuộc c/m KH-KT, do quá trình quốc tế hóa ngày càng tăng, vai trò và khả năng điều tiết của kinh tế thò trường tăng lên và thò trường được coi là “kẻ phán xét cuối cùng”, vì thế sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp.( 0.25 đ) - CNTB hiện đại đã tạo nên bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật… đưa loài người chuyển sang nền “văn minh trí tuệ” ; CNTB hiện đại đã thực hiện nhiều chính sách phúc lợi xã hội tiến bộ khác trước, mở rộng các quyền tự do dân chủ tư sản, bảo vệ nhân quyền. ( 0.25 đ) b. Mặt tiêu cực: ( 1.0 đ ) - Những mâu thuẫn trước đây vẫn còn tồn tại, đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa VS và TS, giữa số ít những người giàu có với hàng chục triệu người sống dưới mức nghèo khổ, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau. ( 0.25 đ ) - Nảy sinh những mâu thuẫn mới, đó là mâu thuẫn giữa 3 trung tâm kinh tế - tài chính, thò trường và phạm vi ảnh hưởng trên các khu vực của thế giới. ( 0.25 đ ) Tóm lại, những mâu thuẫn cũ không giảm, những mâu thuẫn mới lại nảy sinh trong lòng CNTB hiện đại, đó là chỗ yếu cơ bản của CNTB hiện đại. Trước mắt do những thành tựu của c/m KH-KT dẫn đến trình độ sản xuất được nâng cao vượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của con người ở các nước tư bản có tiến bộ hơn, vì thế mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp tạm thời dòu đi. Nhưng về lâu dài, những mâu thuẫn này sẽ làm cho CNTB không thể nào ổn đònh về kinh tế, chính trò và làm lộ rõ những tật bệnh và bản chất áp bức bóc lột, bất công của chế độ TBCN.( 0.25 đ ) - CNTB hiện đại với những của cải vật chất dồi dào, đã tạo nên “một lối sống xã hội tiêu dùng” với những mặt tiêu cực sa đọa: ma túy, tội ác và bạo lực, những kiểu ăn chơi trác táng và lối sống không lành mạnh . CNTB hiện đại dù phồn vinh và phát triển thế nào chăng nữa, vẫn là một chế độ áp bức bóc lột, bất công và vì vậy CNTB hiện đại không thể là lí tưởng và hình mẫu cho sự phát triển tiến lên của xã hội loài người. ( 0.25 đ ) Câu 3 ( 2đ ) * Mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa 3 nước Đông Dương từ khi có Đảng lãnh đạo : Ba nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương có mối quan hệ mật thiết về đòa lí, lòch sử, văn hoá và trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. ( 0.25 đ) -Mối quan hệ của 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đã có từ thời Trung đại, Cận đại và đặc biệt là từ khi có Đảng ra đời. Đầu năm 1937 thành lập “Uỷ ban hành động” để hưởng ứng phong trào Đông Đương đại hội do Đảng CSĐD phát động và lãnh đạo. Trong thời kì 1939-1945 đã thành lập được “Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSĐD, VN đã làm cuộc c/m tháng 8 thành công 1945, Lào làm cuộc c/m tháng 10 thành công và “Liên quân Lào-Việt” được thành lập để bảo vệ chính quyền mới được thành lập. Quan hệ Lào- Việt được xác lập về mặt nhà nước vào ngày 16.10.1945. ( 0.5 đ) -Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với tinh thần “kháng chiến của Việt- Miên-Lào” là nhiệm vụ chung của chúng ta, VN đã cử cán bộ và chiến só tình nguyện sang Lào và Cam-pu-chia giúp đỡ cùng phối hợp với 2 nước bạn, xây dựng lực lượng c/m, đẩy mạnh kháng chiến, nhiều chiến khu kháng chiến ở Việt Lào, Cam-pu-chia được hình thành nhằm hỗ trợ cho nhau cùng đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 được mở rộng trên phạm vi cả 3 nứơc, làm đòch phải vất vả, lúng túng đối phó với ta ở khắp các chiến trường là biểu hiện cao nhất của tinh thần đoàn kết, chiến đấu giữa 3 nước, dẫn đến chiến thắng lòch sử Điện Biên Phủ ở VN tạo điều kiện cho 2 nước bạn tiến lên giành thắng lợi cuối cùng kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở 3 nước Đông Dương. ( 0.5đ ) -Trong thời kì kháng chiến chống Mó, theo yêu cầu của Đảng và nhà nước bạn, cán bộ và chiến só tình nguyện VN lại có mặt trên chiến trường Lào và Cam-pu-chia cùng phối hợp với quân đội và nhân dân 2 nước bạn đánh kẻ thù chung. Tháng 4.1970, các nhà lãnh đạo cấp cao của 3 nước đã họp cam kết chống Mó. Một năm sau đó, năm 1971, quân dân Việt- Lào đã đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào đường 9 Nam Lào của đế quốc Mó .( 0.25 đ ) -Cũng có thể nói rằng không có sự giúp đỡ chí tình và không đoàn kết của nhân dân Lào và Cam-pu- chia anh em thì quân dân VN khó tổ chức được những đòn tấn công quân sự qui mô ngày càng lớn để đánh thắng giặc Mó trên chiến trường VN. ( 0.25 đ ) -Thắng lợi của nhân dân VN ngày 30.4.1975 đã tạo điều kiện thuận lợi cho c/m Lào và Cam-pu-chia giành thắng lợi cuối cùng năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mó cứu nước của nhân dân Đông Dương. ( 0.25 đ ) Như vậy, sự đoàn kết bên nhau, nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau là điều kiện cần và đủ để nhân dân 3 nước Đông Đương chiến thắng mọi kẻ thù. . Phù Mỹ Trường THCS MỸ PHONG ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Mơn: Lịch sử 9 NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Đề thi đề nghò I / LỊCH SỬ VIỆT. của Đảng và nhà nước bạn, cán bộ và chiến só tình nguyện VN lại có mặt trên chiến trường Lào và Cam-pu-chia cùng phối hợp với quân đội và nhân dân 2 nước bạn đánh kẻ thù chung. Tháng 4.1970,. của phong trào Cần vương: - Phong trào nổ ra kòp thời, sôi nổi và rộng khắp vì một động cơ chung là đánh Pháp xâm lược và cứu nước. “Cần vương” là giúp vua nhưng mục đích lớn trước hết là đánh

Ngày đăng: 02/05/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w