PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG Năm học: 2010 – 2011 ***************** Môn: HÓA HỌC 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0 điểm) Hòa tan hỗn hợp gồm Na 2 O, NaHCO 3 , BaCl 2 , NH 4 OH có cùng số mol vào nước dư, đun nhẹ thu được dung dịch A và kết tủa B. Hỏi dung dịch A và kết tủa B chứa chất gì ? Viết phương trình hóa học minh họa. Câu 2: (2,0 điểm) Có 3 dung dịch loãng là: NaOH, HCl, H 2 SO 4 đều có cùng nồng độ mol đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm một thuốc thử là phenolphtalein có thể nhận biết được các dung dịch trên hay không ? Tại sao ? Câu 3: (3,0 điểm) Xác định công thức của hai oxit sắt A và B, biết rằng: - 23,2 gam (A) tan vừa đủ trong 0,8 lít HCl 1M - 32 gam (B) khi khử bằng H 2 tạo thành sắt và 10,8 gam H 2 O. Câu 4: (2,0 điểm) Tiến hành điện phân (có màng ngăn xốp) 500ml dung dịch NaCl 4M (d = 1,2 g/ml). Sau khi 75% NaCl bị điện phân thì dừng lại. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau khi điện phân. Câu 5: (3,5 điểm) Khử hoàn toàn 4,64 gam một oxit kim loại thì cần 1,792 lít khí CO (đktc). Nếu lấy toàn bộ lượng kim loại thu được ở trên cho vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,344 lít H 2 (đktc). Xác định công thức hóa học của oxit nói trên. Câu 6: (3,0 điểm) Lấy hai thanh kim loại R có hóa trị II và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4% so với ban đầu. Xác định nguyên tố kim loại R. Câu 7: (3,0 điểm) Cho 5,68 gam hỗn hợp (MgCO 3 và CaCO 3 ) tác dụng với dung dịch HCl dư, khí CO 2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 50 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,9M tạo ra 5,91 gam kết tủa. Tính khối lượng MgCO 3 , CaCO 3 . Câu 8: (1,5 điểm) Nhiệt phân m 1 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO 3 ngoài không khí đến khi phản ứng xong ta được m 2 gam một chất rắn. Biết m 1 = m 2 . Tính % khối lượng Mg có trong hỗn hợp đầu. ( Cho: Fe = 56; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; Zn = 65; Cu = 64; Pb = 207; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Na = 23 ) ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Môn: Hóa học CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: (2,0 đ) Các phản ứng xảy ra: Na 2 O + H 2 O → 2NaOH (1) 0,25 NaHCO 3 + NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O (2) 0,25 BaCl 2 + Na 2 CO 3 → BaCO 3 + 2NaCl (3) 0,25 NH 4 Cl + NaOH → NaCl + NH 3 ↑ + H 2 O (4) 0,5 - Vì số mol của 4 chất: Na 2 O, BaCl 2 , NaHCO 3 , NH 4 Cl bằng nhau, nên theo (1), (2), (3), (4) dung dịch A chỉ chứa NaCl - Kết tủa B là: BaCO 3 0,75 Câu 2: (2,0 đ) Lấy mỗi lọ một ít dùng làm mẫu thử Cho vài giọt phenolphtalein vào các mẫu thử. Mẫu nào làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ là NaOH. 0,5 Sau đó cho cùng một thể tích NaOH vào cùng một thể tích HCl, H 2 SO 4 . Khi phản ứng kết thúc, nhỏ phenolphtalein vào sản phẩm thu được. Sản phẩm nào làm phenolphtalein hóa đỏ là HCl, còn lại là H 2 SO 4 (do nếu cùng một thể tích axit, cùng nồng độ mol thì H 2 SO 4 sẽ phản ứng hết NaOH). 1,0 NaOH + HCl → NaCl + H 2 O 2NaOH + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + 2H 2 O 0,5 Câu 3: (3,0 đ) Đặt công thức oxit sắt: x e y F O x e y F O + 2yHCl → x 2y/x FeCl + yH 2 O 0,4 y 0,8 0,5 HCl n = 0,8 x 1 = 0,8 (mol) Theo đề ta có: 0,4 23,2 (56x + 16y) y = 0,5 Giải ra ta được: 3 4 x y = ⇒ x = 3; y = 4 Vậy oxit sắt của (A) là: Fe 3 O 4 0,5 x e y F O + yH 2 → xFe + yH 2 O 0,6 y 0,6 0,5 2 10,8 0,6( ) 18 H O n mol= = Theo đề ta có: 32 = 0,6 y (56x + 32y) 0,5 Giải ra ta được: 2 3 x y = ⇒ x = 2; y = 3 Vậy oxit sắt của (B) là: Fe 2 O 3 0,5 Câu 4: (2,0 đ) 2NaCl + 2 H 2 O dp mnx → 2NaOH + Cl 2 + H 2 (1) 0,5 Theo (1): NaOH n = NaCl n (bị điện phân) = 75 0,5 4 100 x x = 1,5 (mol) NaCl n (còn dư) = 25 0,5 4 100 x x = 0,5 (mol) 0,5 2 2 1 1 1,5 0,75( ) 2 2 H Cl NaOH n n n x mol= = = = Khối lượng dung dịch sau khi điện phân: m dd = (500 x 1,2) – (0,75 x 2 + 0,75 x 71) = 545,25 (g) 0,5 Vậy : ( ) 1,5x40 % 100% 11% 545,25 NaOH C x= = ( ) 0,5x58,8 % 100% 5,36% 545,25 NaCl C x= = 0,5 Câu 5: (3,5 đ) Đặt công thức cần tìm là x y M O , có a mol x y M O + yCO o t → xM + yCO 2 (1) a ay ax 0,5 2M + 2nHCl → 2 n MCl + nH 2 (2) ax 0,5anx 0,5 Theo PHTT (1): CO n = ay = 1,792 0,08( ) 22,4 mol= (3) Theo PTHH (2): 2 1,344 0,5anx = 0,06( ) 22,4 H n mol= = (4) 0,5 Theo đề ta có: a(Mx + 16y) = 4,46 (5) Từ (3), (4) và (5) ta được: 0,06 . 16.0,08 4,64 0,5 M n + = ⇒ M = 28n 0,5 Biện luận: n 1 2 3 M 28 56 84 Kết quả loại nhận loại Vậy M là kim loại sắt: Fe 0,5 Từ (3) và (4): 0,08 0,5anx 0,06 ay = ⇔ 3 4 x y = ⇒ x = 3; y = 4 Vậy công thức oxit là: Fe 3 O 4 1,0 Câu 6: (3,0 đ) Gọi: - Khối lượng mỗi thanh kim loại là a gam - Số mol mỗi muối là x mol R + Cu(NO 3 ) 2 → R(NO 3 ) 2 + Cu R + Pb(NO 3 ) 2 → R(NO 3 ) 2 + Pb 1,0 Phần trăm khối lượng thanh thứ nhất giảm: ( 64) 100% 0,2% M x x a − = (I) 0,5 Phần trăm khối lượng thanh thứ hai tăng: (207 ) 100% 28,4% M x x a − = (II) 0,5 Từ (I) và (II) ta có: 64 0,2 207 28,4 M M − = − Giải ra ta được M = 65 Vậy M là kim loại kẽm (Zn) 1,0 Câu 7: (3,0 đ) MgCO 3 + 2HCl → MgCl 2 + CO 2 + H 2 O (1) CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 + H 2 O (2) 0,5 Khoảng xác định số mol CO 2 : 2 5,68 5,68 100 84 CO hh n n< = < 0,0568 < 2 CO n < 0,0676 ⇒ 2 2 2 ( ) ( ) 2 Ba OH CO Ba OH n n n< < 2 ( )Ba OH n = 0,05 x 0,9 = 0,045 (mol) 0,5 Nên có phản ứng: CO 2 + Ba(OH) 2 → BaCO 3 + H 2 O 0,045 ¬ 0,045 → 0,045 CO 2 (dư) + BaCO 3 + H 2 O → Ba(HCO 3 ) 2 0,015 (0,045 – 0,03) 0,5 Số mol BaCO 3 còn: 3 O 5,91 0,03( ) 197 BaC n mol= = Vậy số mol CO 2 được tạo thành từ phản ứng (1) và (2) là: 0,045 + 0,015 = 0,06 (mol) 0,5 Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO 3 , CaCO 3 Ta có: 84x + 100y = 5,68 x + y = 0,06 Giải ra ta được: x = 0,02 (mol) ; y = 0,04 (mol) 0,5 Vậy khối lượng của MgCO 3 và CaCO 3 lần lượt là: 3 MgCO m = 0,02 x 84 = 1,68 (g) 3 CaCO m = 0,04 x 100 = 4 (g) 0,5 Câu 8: (1,5 đ) Phản ứng xảy ra: MgCO 3 o t → MgO + CO 2 (1) Mg + ½O 2 o t → MgO (2) 0,5 Gọi a, b lần lượt là số mol của Mg và MgCO 3 trong hỗn hợp đầu Vì m 1 = m 2 nên khối lượng CO 2 = khối lượng oxi ⇒ 16a = 44b ⇒ 11 4 a b = 0,5 Ta có: 3 11x24 264 4x84 336 Mg MgCO m m = = Vậy: 264 % 100% 44% 264 336 Mg m x= = + 0,5 Lưu ý: Mọi cách giải khác ở mỗi câu nếu đúng và lập luận chính xác thì vẫn ghi điểm tối đa cho mỗi câu đó. . PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS TRƯỜNG THCS MỸ THẮNG Năm học: 2010 – 2011 ***************** Môn: HÓA HỌC 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,0. 35,5; Zn = 65; Cu = 64; Pb = 207; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Na = 23 ) ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Môn: Hóa học CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: (2,0 đ) Các phản ứng xảy ra: Na 2 O + H 2 O → 2NaOH (1) 0,25 . được ở trên cho vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,344 lít H 2 (đktc). Xác định công thức hóa học của oxit nói trên. Câu 6: (3,0 điểm) Lấy hai thanh kim loại R có hóa trị II và có cùng khối