Giáo dục môi trường trong chương Nitơ Photpho Hóa học 11 là một trong các đề tài mà chúng tôi đã nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin phép không nêu lại phần tổng quan về giáo dục môi trường mà nhiều tài liệu đã viết mà chỉ nêu các phương pháp cũng như cách thức áp dụng cho các bài học trong chương Nitơ Photpho qua các ví dụ minh họa. Với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ mang lại cho bản thân, đồng nghiệp một tài liệu nghiên cứu, học tập bổ ích.
MỤC LỤC Đề mục Trang Phần một: Mở đầu 2 Phần hai: Nội dung 5 I. Giải pháp cũ thường làm 5 II. Giải pháp mới cải tiến 6 1. Các quy trình đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho 6 2. Các phương pháp đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho 8 3. Các hình thức đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho 8 III. Hiệu quả dự kiến đạt được 19 IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 21 Phần ba: Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 24 Phụ lục 25 I. Một số bài tập câu hỏi và minh hoạ 25 II. Giới thiệu giáo án bài "Phân bón hoá học" 28 Trang 1 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người. Môi trường là không gian sống của con người. Con người đòi hỏi không gian sống không chỉ về phạm vi rộng lớn mà còn cả về chất lượng. Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết, không chứa hoặc chứa ít các chất bẩn, độc hại đối với sức khoẻ con người. Môi trường còn là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Đất, nước, không khí, khoáng sản được con người sử dụng để phục vụ cho mục đích ăn, ở và lao động của mình. Tuy nhiên,môi trường lại là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Dân số tăng, sản xuất và dịch vụ phát triển dẫn đến lượng phế thải gia tăng, gây ô nhiếm môi trường. Nhiều nguồn tài nguyên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái bị tàn phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn, môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Ngày nay, chiến lược "bảo vệ môi trường" đang là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và bức xúc của toàn nhân loại, bởi lẽ nó là những việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững "cái nôi của con người". Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả cao. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó việc giảng dạy ở các trường học chiếm vị trí đặc biệt, thông qua phương thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Hoá học là môn học có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy vấn đề giáo dục môi trường Trang 2 thông qua môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để, hiểu biết của học sinh về môi trường còn yếu. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tham khảo nhiều tài liệu và học hỏi từ các đồng nghiệp, chúng tôi đã và đang xây dựng các phương pháp cũng như nội dung, cách thức giáo dục môi trường cho học sinh qua các bài học trên lớp một cách chi tiết nhất, để vừa thuận tiện cho công tác giảng dạy vừa tạo sự lôi cuốn với học sinh, giúp cho việc giáo dục môi trường trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất. "Giáo dục môi trường trong chương Nitơ - Photpho Hóa học 11" là một trong các đề tài mà chúng tôi đã nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin phép không nêu lại phần tổng quan về giáo dục môi trường mà nhiều tài liệu đã viết mà chỉ nêu các phương pháp cũng như cách thức áp dụng cho các bài học trong chương Nitơ - Photpho qua các ví dụ minh họa. Với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ mang lại cho bản thân, đồng nghiệp một tài liệu nghiên cứu, học tập bổ ích. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để tích hợp, lồng ghép nội dung kiến thức giáo dục môi trường vào bài dạy hóa học ở chương Nitơ- Photpho Hóa học 11 sao cho có hiệu quả tốt nhất. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và có ý thức để hạn chế điều đó. Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức Hóa học với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh khối 11 và giáo viên dạy môn Hoá học ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu để giảng dạy các bài có liên quan đến nội dung giáo dục môi trường trong chương Nitơ - Photpho lớp 11. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến việc tích hợp, lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học trong chương trình THPT. Tìm hiểu nội dung và các biện pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào dạy học Hoá học trong chương Nitơ-Phopho: Bài nào; phần nào, nội dung nào Trang 3 cần đưa kiến thức giáo dục môi trường vào, Giáo viên tìm kiến thức trên internet, sách báo về nội dung có liên quan. Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp cũng như sau những tiết dự giờ từ các đồng nghiệp. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: hệ thống hoá những vấn đề có liên quan đến đề tài . Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp của bản thân và đồng nghiệp. Phương pháp điều tra học sinh qua trò chuyện, qua sản phẩm của học sinh sau giờ học. Trang 4 PHẦN HAI: NỘI DUNG I. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất do đó bộ môn Hoá học góp phần giáo dục môi trường rất hiệu quả. Hiện nay, chủ đề giáo dục môi trường đang được phổ biến rộng rãi trong nhà trường nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục cao hơn. Đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề giáo dục môi trường thông qua môn Hoá học, tuy nhiên hầu hết các đề tài đều chỉ viết một cách chung chung, chưa đi vào cụ thể từng chương, từng bài cũng như các phương pháp, cách thức chi tiết cho từng bài. Do đó, khi giảng dạy nhiều giáo viên do tính cách thụ động, tâm lí ngại tìm tòi, sáng tạo hay các lí do khác, lại kết hợp thêm không có sẵn nguồn tài liệu một cách chi tiết, phong phú nên đã không đưa việc giáo dục môi trường vào bài dạy một cách hiệu quả. Cụ thể là khi giảng dạy đến những nội dung có liên quan đến giáo dục môi trường, có nhiều giáo viên chỉ đi lướt qua hoặc hình thức đưa giáo dục môi trường vào còn mang nặng tính lí thuyết, không đưa được những vấn đề thực tiễn, những hình ảnh trực quan, những thông tin ngoài sách giáo khoa nhưng thiết thực đến học sinh. Thậm chí có những giáo viên còn cho rằng đây không phải là trọng tâm của bài cho nên chỉ chú trọng vào giải quyết những kiến thức liên quan đến các dạng bài tập, các kì thi. Vì vậy mà làm cho học sinh cảm thấy giờ học môn Hoá rất nặng nề, mệt mỏi; không tạo được hứng thú, niềm say mê học tập cho học sinh; không làm cho học sinh thấy được sự gần gũi giữa Hoá học với thực tiễn, thấy được mối liên hệ giữa Hoá học với môi trường, thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chương "Nitơ - Photpho" Hoá học 11 là một trong những chương có rất nhiều nội dung có thể giáo dục môi trường cho học sinh. Nhưng nếu không được khai thác một cách sâu sắc và hợp lí thì các nội dung giáo dục môi trường đó sẽ không được truyền tải hết đến học sinh. Vậy làm thế nào để đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài dạy trong chương này một cách hiệu quả nhất? Trang 5 II. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN 1. Các quy trình đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ – Photpho 1.1.Tìm kiếm và phân loại các tài liệu Để đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó tìm kiếm tài liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh, video ). Sau đó, chắt lọc và phân loại theo từng hình thức hoặc từng bài để dễ dàng khi sử dụng. 1.2. Xác định hệ thống kiến thức giáo dục môi trường trong chương Nitơ - Photpho Kiến thức giáo dục môi trường trong môn Hóa học không được trình bày cụ thể trong từng chương, từng bài rõ ràng mà được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. Qua nội dung bài giảng Hóa học, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những khái niệm, hiện tượng, kiến thức có liên quan đến môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục. Từ đó giáo dục thái độ, tình cảm, kỹ năng và hành vi xử lí các vấn đề có liên quan đến môi trường. Cụ thể, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương Nitơ – PhotPho: Bài học Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Kiến thức Thái độ tình cảm Kĩ năng – hành vi Bài 7: Nitơ - Biết khí nitơ là thành phần của chủ yếu của không khí. N có trong đất, là nguyên tố cần cho cây trồng - Sự biến đổi của Nitơ trong tự nhiên và sự ô nhiêm không khí. - Có ý thức xử lí rác thải chống ô nhiễm môi trường - Xác định sự biến đổi các chất trong môi trường tự nhiên: nitơ - nitơ oxit - axit HNO 3 - phân nitrat. - Biết xử lí chất thải sau khi thí nghiệm về tính chất của nito Bài8: Amoniac và - Biết amoniac là chất có thể gây ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trưưòng - Có ý thức giữ gìn vệ sinh để giữ bầu không khí và nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm - Nhận biết đựơc NH 3 và muối amoni có trong môi trường. - Xử lí chất thải NH 3 Trang 6 muối amoni nước. - Sản xuất amoniac gây ô nhiễm môi trường bởi NH 3 . và muối amoni sau thí nghiệm Bài 9: Axit nitric và muối nitrat - Hiểu được HNO 3 và muối nitrat là hoá chất cơ bản trong sản xuất hoá học - Tác dụng của HNO 3 và muối nitrat với các chất và sự ô nhiễm môi trường. - Có ý thức tiếp xúc và làm thí nghiệm an toàn với HNO 3 và muối nitrat. - Nhận biết HNO 3 và muối nitrat. - Xử lí chất thải sau khi thí nghiệm về tính chất của HNO 3 . Bài 10: Photpho Bài 11: Axit Photphoric và muối photphat Bài 12: Phân bón hoá học - Hiểu photpho là chất chỉ tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất trong quặng. - Sự biến đổi của photpho thành axit photphoric và muối photphat. - Phân bón hóc học và vấn đề ô nhiếm môi trường nước, đất bạc màu và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Sản xuất axit photphoric, phân bón hoá học cũng gây ô nhiếm môi trường không khí, nước. - Có ý thức sử dụng hợp lí, an toàn phân bón hoá học giảm ô nhiễm môi trường nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Nhận biết muối photphat, axit photphoric, một số phân bón hoá học. - Xử lí chât thải sau khi thí nghiệm về tính chất của P, H 3 PO 4 và muối phophat. Bài 14: bài thực hành: - Củng cố, ôn tập kiến thức của hợp chất nitơ - Có ý thức sử lí chất thải, bảo vệ môi trường - Tiến hành nhận biết một số phân bón hoá Trang 7 Tính chất của một số hợp chất nitơ, phopho phopho. - Biết kĩ thật tiến hành thí nghiệm thành công an toàn các thí nghiệm và xử lí chất thải sau thí nghiệm. sau thí nghiệm học. - Tiến hành xử lí chất thải độc hại bằng nước vôi trong. 1.3. Lựa chọn các tài liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tài liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế Hoá học và môi trường, không đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học, 2. Các phương pháp đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho Do kiến thức giáo dục môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy không có phương pháp riêng dành cho giáo dục môi trường mà phải thông qua các phương pháp của môn học. Tuỳ theo từng điều kiện, từng nội dung giáo dục mà có thể sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp thảo luận, hoạt động nhóm + Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ dạy: như tranh ảnh, video clip… + Phương pháp dùng lời nói (giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu) + Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm 3. Các hình thức đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy chương Nitơ - Photpho Với hai phương thức thuận lợi là tích hợp và lồng ghép, kết hợp với các phương pháp đã xác định ở trên thì sẽ có nhiều hình thức khác nhau để đưa giáo dục môi trường vào bài học. Tuỳ vào điều kiện lớp học, năng lực của học sinh hay nội dung bài học mà lựa chọn hình thức phù hợp trong các hình thức dưới đây: Trang 8 3.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường Hình thức này giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hoá học với các vấn đề thực tiễn, các em có thể sử dụng kiến thức Hoá học để giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến sự biến đổi Hoá học, từ đó tạo sự hứng thú cũng như niềm say mê của các em đối với bộ môn Hoá học. Trong hình thức này, giáo viên có thể kể chuyện hoặc nêu vấn đề và đặt các câu hỏi "tại sao?" để dẫn dắt các em tiếp cận với nội dung giáo dục môi trường. Ví dụ 1: Khi dạy bài Nitơ: Trong phần tính khử của nitơ, giáo viên có thể hỏi: "Các oxit của nitơ có thể sinh ra ở đâu? Nó có tác hại như thế nào?" - Trong tự nhiên oxit nitơ sinh ra chủ yếu từ đất và sự phân huỷ các chất hữu cơ trong đại dương. Nó còn được sinh ra từ khí thải của các động cơ ôtô, xe máy, trong các nhà máy sản xuất đạm , công nghiệp luyện kim… Vai trò của NO x thiệt hại lớn cho môi trường, nó không những là một trong những nguyên nhân chính gây mưa axit, mà còn hình thành sương khói quang hóa trong khí quyển , là một vật liệu quan trọng tiêu thụ O 3 gây nên hiện tượng thủng tầng ozon. Ví dụ 2: Khi dạy bài "Amoniăc và muối amoni", giáo viên có thể đặt vấn đề để vào bài như sau:Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy có mùi khai? Đó là do khí nào tạo ra? - Khi nước sông hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữư cơ, rác thải hữu cơ thì lượng ure trong các phân hữư cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, ure phân huỷ thành CO 2 và NH 3 nên ta thấy có mùi khai. Ví dụ 3: Khi dạy bài "Axit nitric và muối nitrat": Trong phần điều chế axit HNO 3 , giáo viên có thể đặt câu hỏi: "Thế nào là mưa axit? ", "Nguyên nhân gây mưa axit?", "Ảnh hưởng của mưa axit đến môi trường?", "Làm thế nào để hạn chế hiện tượng mưa axit?" - Nước mưa tinh khiết có tính axit yếu, pH~5,6. Nước mưa có pH < 5,6 được gọi là mưa axit. Ở các khu công nghiệp pHtb ~ 4,6. Mức thấp kỉ lục là 2,9. Nguyên nhân chính dẫn đến mưa axit là do các nhà máy nhiệt điện với nhiên liệu hóa thạch là than đá Trang 9 hay dầu bị đốt cháy sinh ra SO 2 , NO, một phần khác do giao thông đưa vào khí quyển. Sau đó trong khí quyển diễn ra một số quá trình: 2NO + O 2 → 2NO 2 NO 2 + SO 2 → NO + SO 3 2SO 2 + O 2 → 2SO 2 3NO 2 + H 2 O → 2HNO 3 + NO SO 3 +H 2 O → H 2 SO 4 Các khí SO x và NO 2 trong khí quyển tan vào nước của những hạt mưa và theo mưa rơi xuống mặt đất. Chúng gây ra những tác hại nguy hiểm, có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp cho con người, phá hủy các công trình kiến trúc, tạo nên sự xói mòn núi đá vôi, làm chua đất, thay đổi kiến tạo trên bề mặt trái đất… Để hạn chế bớt hiện tượng mưa axit cần hạn chế thải vào khí quyển các khí SO x và NO x . Ví dụ 4: Khi dạy bài "Axit nitric và muối nitrat": Trong phần ứng dụng của muối nitrat, giáo viên đặt vấn đề: Hỗn hợp gồm S, C, KNO 3 gọi là thuốc nổ đen, có thể dùng làm thuốc pháo. a. Thành phần của thuốc nổ đen? phương trình hoá học xảy ra khi đốt pháo? b.Một bạn học sinh nói “ Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm môi trường.” Em có đồng ý với quan điểm của bạn đó không? Giải thích tại sao? - HS trả lời: "Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng ô nhiễm này?" Rút ra kết luận . Ví dụ 5: Khi dạy bài "Axit nitric và muối nitrat": Trong phần tính chất của muối nitrat, giáo viên đặt vấn đề: Diêm tiêu ( kali nitrat ) dùng để ướp thịt muối có tác dụng làm cho thịt giữ được màu sắc đỏ hồng vốn có. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thịt được ướp bằng diêm tiêu như xúc xích, lạp xường, không nên rán kỹ hoặc nướng ở nhiệt độ cao. Hãy nêu cơ sở khoa học của lời khuyên này? - Cơ sở khoa học của lời khuyên đó là: ở nhiệt độ cao, kali nitrat bị phân hủy theo phương trình: 2KNO 3 0 t → 2KNO 2 + O 2 Muối KNO 2 không tốt cho sức khỏe. Ví dụ 6: Trong phần tính oxi hoá của Photpho, giáo viên lấy ví dụ về phản ứng của P với Zn, sau đó cho học sinh biết: Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn 3 P 2 . Nếu không quản Trang 10 [...]... cho các hiện tượng ô nhiễm môi trường Chúng tôi xin giới thiệu một video báo cáo sản phẩm của một nhóm học sinh lớp 11B9(có video kèm theo) Qua kết quả của hai hình thức khảo sát trên đã cho thấy hiệu quả của việc vận dụng "Giáo dục môi trường trong chương Nitơ - Photpho hóa học 11" : - Đối với xã hội: + Thay đổi nhận thức của học sinh (một bộ phận không nhỏ người dân) về môi trường một cách rõ ràng,... vệ môi trường Trang 18 Ví dụ : Khi dạy bài phân bón hoá học giáo viên có thể cho học sinh xem clip: ô nhiễm môi trường do nhà máy xản xuất phân đạm ninh bình(có kèm video clip) Trên đây là một số hình thức đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương "Nitơ - Photpho" Giáo viên có thể sử dụng một hay một số hình thức vào từng bài cụ thể sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của lớp học. .. Ví dụ 6: Trong bài "Phân bón hoá học" , phần củng cố giáo viên cho học sinh thảo luận về vai trò, ảnh hưởng của phân bón hoá học đến môi trường: - Phân bón hóa học có tác dụng tăng năng suất mùa màng, tuy nhiên sử dụng nhiều phân bón hóa học vì lợi nhuận trước mắt mà không có sự tính toán khoa học là một sự can thiệp thô bạo vào chu trình tuần hoàn của nitơ, photpho trong đất, gây ô nhiễm môi trường đất,... bậc học, cấp học Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc giáo dục có hiệu quả hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của nhân loại, “cái nôi của loài người” II KIẾN NGHỊ Vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học trong trường phổ thông đang là vấn đề bức xúc Để dạy hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau: + Đối với mỗi giáo viên dạy môn Hoá học ngoài việc tự học, ... giúp cho việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài dạy môn Hoá học đạt kết quả tốt Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học sinh không phải là một sớm, một chiều, do đó giáo viên cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng của nhà nước ta Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của các Trang 21 giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá học mà là công việc chung... môi trường Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị một sản phẩm dưới dạng trình chiếu về vấn đề ô nhiễm môi trường có liên quan đến kiến thức Hóa học trong chương Nitơ – Photpho Kết quả cho thấy các em đều rất hứng thú, hăng hái, tích cực tham gia buổi ngoại khóa và đã thể hiện sự hiểu biết rất sâu sắc của mình về vấn đề ô nhiễm môi trường Các em đã biết vận dụng các kiến thức Hóa học trong chương để giải thích... mò, đam mê với bộ môn Hóa học Bài tập Hóa học còn có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh Những quy trình, các giai đoạn sản xuất các chất trong thực tiễn được đưa vào nội dung bài tập sẽ giúp các em hứng thú hơn đối với khoa học và góp phần định hướng về nghề nghiệp của các em trong tương lai Hệ thống câu hỏi và bài tập có nội dung giáo dục môi trường có thể sử dụng... loại phân bón hóa học 2 Về kỹ năng - Phân biệt một số loại phân bón hóa học Đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học - Liên hệ thực tế về việc sử dụng phân bón hoá học hiện nay 3 Về giáo dục tư tưởng cho học sinh - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường - Sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn sản phẩm II Chuẩn bị của GV và HS GV: - Hình ảnh một số loại phân bón có mặt trên thị trường - Một số... H2S, NH3 3.4 Minh hoạ nội dung giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực tế Giáo viên sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể, có thật và sinh động sẽ tạo hứng thú cho học sinh, hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn Ví dụ 1: Trong bài "Nitơ" , có thể chiếu hình ảnh: Hiện tượng khói mù quang hoá NO và NO2 có vai trò nhất định trong việc hình thành khói mù quang hóa và là một trong bốn nguyên nhân chính phân... học cũng như nội dung bài học Tuy nhiên khi đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài học thì phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học; các nội dung đưa ra phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh III HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC Để đánh giá hiệu quả của đề tài, sau khi học xong chương Nitơ - Photpho chúng tôi đã thực . Nhận biết đựơc NH 3 và muối amoni có trong môi trường. - Xử lí chất thải NH 3 Trang 6 muối amoni nước. - Sản xuất amoniac gây ô nhiễm môi trường bởi NH 3 . và muối amoni sau thí nghiệm Bài 9: Axit nitric. và hình thành mưa axit. Ví dụ 2: Trong bài "Amoniăc và muối amoni", giáo viên kể chuyện: Ở Trung Quốc đã xảy ra một vụ rò rỉ khí amoniac vào ngày 31/8/2013 tại một cơ sở đông lạnh ở. quan trọng tiêu thụ O 3 gây nên hiện tượng thủng tầng ozon. Ví dụ 2: Khi dạy bài "Amoniăc và muối amoni", giáo viên có thể đặt vấn đề để vào bài như sau:Tại sao khi đi gần các sông,