MỘT VÀI BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

11 2.1K 6
MỘT VÀI BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT VIỆC  GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Làm thế nào để góp phấn vào việc bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp....? Muốn thay đổi thái độ, hành vi của con người với môi trường ta phải bắt đầu từ đâu? Phải chăng là bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức cho trẻ em? ....

I. Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP II. Đặt vấn đề: Hiện nay những vấn đề nổi cộm mà thế giới quan tâm là chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, dân số và môi trường. Môi trường bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân nào? Môi trường bị ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta thì không phải ai cũng nhận thức được. Hiện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng ngày, hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một khối lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, gỗ, các loài sinh vật ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho những nguồn tài nguyên này bị lâm vào tình trạng suy kiệt một cách trầm trọng. Cũng như vậy, hàng ngày, hàng giờ các nhà máy sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục thải vào môi trường đất, nước, không khí những lượng chất thải vô cùng lớn cùng với lượng bụi và độ ồn quá tiêu chuẩn cho phép. Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thể dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là môi trường bị ô nhiễm không chỉ ở các nhà máy, các khu công nghiệp, bệnh viện, đường xá mà còn bắt gặp ngay cả ở trong một số cơ quan, trường học Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện đến các sông hồ một giáo viên, một cán bộ quản lý trường học, tôi luôn trăn trở về thực trạng môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Đặc biệt là đối với trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để góp phấn vào việc bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp ? Muốn thay đổi thái độ, hành vi của con người với môi trường ta phải bắt đầu từ đâu? Phải chăng là bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức cho trẻ em? Vì thế, tôi đã chọn đề tài " Một vài biện pháp thực hiện tốt việc giáo dục thức bảo vệ môi trường cho hoc sinhtrường Tiểu học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" để thực hiện từ năm học 2009-2010 đến nay Và đối tượng tôi chọn để nghiên cứu, thực hiện đề tài là học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, nơi tôi đang công tác. III.Cơ sở lý luận: Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành môi quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong 1 các nhiệm vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhà nược dành cho mối quan tâm đặc biệt. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị định số 41/NĐ-TW về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 17 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án " Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" và ngày 2 tháng 12 năm 2003 ban hành Quyết định số 256/2003/QQĐ-TTg phê duyệt " Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" tạo cơ sở vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31 tháng 1 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT- BGD&ĐT về " Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường" xác định nhiệm vụ trọng tâm cho Giáo dục phổ thông từ nay đến năm 2010 là trang bị cho học sinh kiến thức. kỹ năng về môi trườngbảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn họchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chỉ thị số 02/2005/CT- BGD&ĐT, Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Tam Kỳ đã có công văn chỉ đạo Tăng cường công tác Y tế, vệ sinh trong trường học. Trường TH Trần Quốc Toản, Thành phố Tam Kỳ đưa nội dung Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp vào nhiệm vụ trọng tâm hằng năm của nhà trường IV. Cơ sở thực tiễn: Môi trường Thế giới nói chung và môi trường Việt Nam nói riêng đang ở trong tình trạng báo động về sự ô nhiễm. Đối với môi trường Thế giới, hằng năm, các hoạt động công nghiệp thải ra 50% khí đioxxit cacbon, chính chất này là một trong các nguyên nhân tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ Trái đất và hủy hoại tầng ozôn; bên cạnh đó các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người cũng thải ra hàng triệu tấn chất thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường nặng. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng. Nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển gia tăng; Nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rùng, đất, nước cạn kiệt; Nhiều hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng, không còn khả năng tự điều chỉnh. Nhiệt độ Trái đất tăng: Trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,5 độ C và dự báo trong thế kỷ này sẽ tăng lên từ 1,5 - 4,5 độ C so với nhiệt độ của thế kỷ XX. Mực nước biển có thể dâng cao từ 25 - 40 cm do băng tan; Gia tăng tần suất thiên tai như bão, động đất, phun trào núi lửa, cháy rừng, sóng thần Tầng ôzôn cũng suy giảm. Tầng ôzôn có tác dụng sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu, lọc tia cực tím có hại cho các sinh vật trên mặt đất Thế nhưng trong thời gian gần đây, tầng ôzôn đang bị hủy hoại dần Hầu hết các nguồn tài nguyên đều bị suy thoái, nghiêm trọng nhất là tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước 2 Nói chung ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộng. Môi trường Thế giới là vậy. Còn môi trường Việt Nam thì sao? Cạn kiệt tài nguyên rừng, khoáng sản; suy thoái tài nguyên đất, nước, không khí; chất độc do chiến tranh để lại gây hậu quả nặng nề; dân số tăng nhanh và phân bố không đồng đều đang gây sức ép lớn đối với môi trường. Trên 50% diện tích đất tự nhiên bị thoái hóa. Diện tích không gian sống bình quân của người Việt Nam đang ngày càng bị thu hẹp. Năm 1940, diện tích đất bình quân theo đầu người là 0,2 ha thì đến năm 2005 chỉ còn 0, 11 ha. Suy thoái rừng trầm trọng. Chất lượng rừng bị giảm; diện tích rừng bị thu hẹp. Năm 1945, diện tích rừng là 14,3 triệu ha; tỉ lệ che phủ là 43% tổng diện tích tự nhiên. Năm 1990, diện tích rừng là 9,1 triệu ha; ; tỉ lệ che phủ là 27,7% tổng diện tích tự nhiên. Năm 1999, diện tích rừng là 9,6 triệu ha; ; tỉ lệ che phủ là 28,8% tổng diện tích tự nhiên. Năm 2005, diện tích rừng là 12,6 triệu ha; ; tỉ lệ che phủ là 36,3% tổng diện tích tự nhiên. Đa dạng sinh học cũng bị suy giảm. Việt Nam ta được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh học cao nhất Thế giới. Việt Nam có 13.766 loài thực vật . Khu hệ động vật có 51.555 loài côn trùng, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 275 loài và phân loại thú, khoảng 100 loài chim đặc hữu, 782 loài động vật không xương sống, 544 loài cá nước ngọt. Thế nhưng, trong những năm gần đây đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. Số lượng cá thể giảm, nhiều loài bị diệt chủng và nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong cuốn Sách đỏ Việt Nam, phần động vật ( 1992), phần thực vật ( 1996) đã nêu 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt. Còn với thành phố Tam Kỳ, môi trường cũng đang bị ô nhiễm bởi sự thiếu ý thức trách nhiệm của một số cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân. Những hình ảnh sau đây sẽ cho ta thấy môi trường sống của người dân thành phố đang bị ô nhiễm nặng. Nằm trên địa phận phường Phước Hòa, thuộc trung tâm TP. Tam Kỳ, chợ Tam Kỳ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tổng hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, rác thải tại chợ đang gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến việc kinh doanh sinh hoạt của người dân.Mỗi ngày, chợ Tam Kỳ thải ra khoảng 10 tấn rác và đều được Xí nghiệp Môi trường đô thị TP. Tam Kỳ thu gom vận chuyển về bãi tập kết theo quy định. Chỉ có điều, khu vực quanh chợ rác thải vẫn chất thành từng ụ lớn, lâu ngày không được thu gom nên phân hủy bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, mỗi khi trời mưa, nước do rác thải phân hủy chảy theo nước mưa tràn đi khắp nơi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh và các hộ kinh doanh trong chợ. 3 Thời gian vừa qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là một vấn đề nóng đang được các ngành chức năng quan tâm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ở các sông hồ, hệ thống kênh rạch, đầm Nguyên nhân thì nhiều, song chủ yếu là do ý thức chấp hành bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được tốt. Nguồn nước “đen kịt” tại con mương nằm sau cơ sở sản xuất bò khô thải trực tiếp ra hồ điều hòa Tầm 5 giờ chiều mỗi ngày, khi cái nắng bắt đầu dịu đi cũng là lúc cơn gió nồm đẩy những làn khói bụi bốc mùi vôi nồng nặc từ các lò lôi, lò gạch ở thôn Phú Đông (Tam Phú) xộc vào nhà dân. Gần đây, các lò vôi, gạch thủ công này đốt lò thường xuyên hơn. Đến giờ tan tầm, các em học sinh khi tan trường ngang qua đoạn đường Tam Phú (Tam Kỳ), một tay đạp xe, một tay phải che mũi. Còn tại trường Trần Quốc Toản, mặc dù đã được các thầy cô giáo trang bị cho kiến thức về môi trườngbảo vệ môi trường qua các môn học . Thế nhưng, vẫn còn không ít học sinh chưa có ý thức trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp . Ngay từ đầu buổi sáng, sân trường, lớp học cũng như các khu vệ sinh rất sẽ. Thế nhưng, sau giờ ra chơi sân trường lại rải rác có hộp sữa, vỏ bánh… Các khu vệ sinh thì có mùi hôi do một số em đi tiêu, đi tiểu chưa đúng nơi qui định hoặc đi xong không dội… Một số cây xanh trong sân trường thì bị các em bẻ gãy cành… Tình trạng sử dụng điện nước của các em cũng hết sức lãng phí. Qua công tác kiểm tra, tổ kiểm tra nề nếp của nhà trường luôn phát hiện nhiều lớp Khói bụi bay mịt mù từ những lò nung vôi. 4 học vẫn còn sáng đèn và quạt vẫn chạy khi trong phòng không có người. Vòi nước sau các phòng học bán trú vẫn chảy khi không có người sử dụng…. V. Nội dung nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành các biện pháp sau : 1. Biện pháp 1: Quán triệt nhận thức đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên: Để việc tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, từ đầu năm học tôi đã triển khai đầy đủ văn bản chỉ đạo của các cáp đến từng giáo viên, nhân viên. Và quán triệt đến từng thành viên trong hội đồng đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta . 2. Biện pháp 2: Xây dựng chương trình ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường Và để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh đạt kết quả , tôi cũng đã lập kế hoạch cụ thể từ đầu năm học đưa vào công tác trọng tâm hằng tháng. Trong kế hoạch tôi cũng đã phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng thành viên trong ban Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Vì vậy, các giáo viên, nhân viên được phân công có thời gian chủ động sưu tầm tài liệu , xây dung nội dung tuyên truyền, giáo dục cho học sinh đạt hiệu quả cao. Trong thời gian qua Ban HĐGDNGLL của nhà trường do tôi làm trưởng ban đã tổ chức tuyên truyền đến giáo viên, nhân viên và học sinh một số nội dung sau: Truyền thông sức khỏe, vệ sinh môi trường; Hưởng ứng ngày thế giới rửa tay bằng xà phòng; Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết; hưởng ứng Giờ Trái đất; …. Để cho việc tuyên truyền được nhẹ nhàng, phù hợp với tâm snh lý học sinh tiểu học, tôi đã chỉ đạo các tuyên truyền viên tăng cường sử dụng hình ảnh, dụng cụ trực quan để tuyên truyền, giáo dục cho học sinh Hình thức và nội dung tuyên truyền cũng phải thường xuyên thay đổi.Có như vậy 5 Hình ảnh một buổi ngoại khoá mới thu hút được sự chú ý của các em. Để làm được điều này, tôi đã cùng với nhân viên y tế và Tổng phụ trách Đội đầu tư tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Đặc biệt là tăng cường hoạt động giáo dục ngoài trời, trang trí các khu vệ sinh bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh, có tính tuyên truyền, giáo dục 3. Biện pháp 3: Thành lập Câu lạc bộ Tuyên truyền Măng non Đối với Trường Tiểu học Trần Quốc Toản , nơi tôi đang công tác vô cùng thuận lợi là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền tương đối đầy đủ. Ban HDGNGLL đầy đủ thành phần ( PHT, TPT Đội, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm…) và hoạt động thường xuyên. Để hỗ trợ cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo đồng chí TPT Đội TNTP Hồ Chí Minh , thành lập câu lạc bộ “ Tuyên truyền măng non” gồm 26 em do TPT Đội làm chủ nhiệm câu lạc bộ, cô nhân viên y tế làm phó chủ nhiệm. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần. Nội dung sinh hoạt là thông báo đến các thành viên tình hình môi trường của thế giới , của Việt Nam, của địa phương mình. Đồng thời giới thiệu một số mô hình hoạt động chung tay bảo vệ môi trường hay của các địa phương, các trường học …. Từ đó, mỗi thành viên trong CLB sẽ chuyển tải những thông tin này đến bạn bè, người thân… 6 Một góc khu vệ sinh học sinhgiáo cùng học sinh chăm sóc cây xanh trên sân trường Ngoài ra CLB “ Tuyên truyền viên măng non” cũng đã xây dựng chương trình phát thanh tuyên truyền vào giờ ra chơi, sau giờ ra chơi, giờ chào cờ… để thông tin đến giáo viên và học sinh nhà trường những dịch bệnh và cách phòng ngừa; thông tin về ô nhiễm môi trường; phát động học sinh giữ gìn trường lớp xanh - sạch - đẹp…. Đặc biệt những học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tốt đều được tuyên dương. Trong các giờ chào cờ đầu tuần, sau khi tuyên truyền, CLB Măng non đã tổ chức trò chơi "Hái hoa dân chủ" để kiểm tra hiểu biết của các bạn mình. Khẩu hiệu hành động của câu lạc bộ là “ Hãy chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường” 4. Biện pháp 4: Tổ chức và tham gia tốt các Hội thi, các cuộc vận động xoay quanh chủ đề Bảo vệ môi trường Bên cạnh câu lạc bộ “Tuyên truyền Măng non", tôi cũng đã chỉ đạo Liên đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường thành lập các câu lạc bộ: Họa sĩ 7 Học sinh cùng tham gia các buổi tuyên truyền của CLB Măng non tí hon, Chim sơn ca… Và tôi cũng đã chỉ đạo chủ nhiệm các câu lạc bộ nêu trên xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi với nội dung xoay quanh chủ đề bảo vệ môi trường. Câu lạc bộ Họa sĩ tí hon đã tổ chức hội thi vẽ tranh với chủ đề “Trường em xanh - sạch - đẹp”. Đã có rất nhiều ý tưởng đẹp thể hiện qua từng bức tranh của các em; câu lạc bộ Chim sơn ca cũng đã giới thiệu cho các bạn học sinh trong trườngnhững bài hát có ý nghĩa về môi trường Trong các chương trình Giao lưu học sinh giỏi của các khối lớp, Ban HĐGDNGLL phối hợp với chuyên môn, đưa các câu hỏi về việc tham gia bảo vệ môi trường để khắc sâu cho các em. Hè năm học 2009 – 2010, tham gia Diễn đàn trẻ em cùng với các trường học trên địa bàn thành phố, các em học sinh của nhà trường đã mang đến diễn đàn thông điệp “Ngôi trường thân thiện – Ngôi nhà chúng em” .Các em đã vẽ ước mơ về một ngôi trường “xanh - sạch - đẹp dành cho các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa . Các em cũng đã gởi đến các cô, các chú lãnh đạo những suy nghĩ của tuổi thơ về một thành phố văn minh : sao đường phố Tam Kỳ vẫn còn thiếu cây xanh và ngập nước vào mùa mưa; nhà vệ sinh trường học của chúng cháu cần phải hiện đại hơn … Điều đó đã cho ta thấy ý thức về gìn giữ vệ sinh môi trường của các em ngày càng tốt hơn. Hằng năm, Ban HĐGDNGLL cũng đã xây dựng kế hoạch phát động giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường hưởng ứng và vận động người thân hưởng ứng Giờ trái đất do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên phát động. Vì vậy, ý thức tiết kiệm điện của các em chuyển biến rõ nét. Hằng ngày, các em đã biết nhắc ở nhau tắt điện khi không có nhu cầu sử dung. 5. Biện pháp 5: Chỉ đạo Đội TNTP Hồ Chí Minh thực tổ chức hiện tốt chương trình Em yêu Tam Kỳ quê em. Là Trưởng Ban HĐGDNGLL, tôi đặc biệt quan tâm đến chương trình “Em yêu Tam Kỳ quê em” do Hội đồng Đội thành phố phát động. Và tôi đã chỉ đạo TPT tổ chức thường xuyên hoạt độngMột giờmôi trường thân thiện”. "Ngày thứ bảy xanh" Học sinh các lớp đã thay phiên nhau dọn vệ sinh “Đoạn đường em chăm” và sân trường, lớp học.Các lớp cũng đã đăng ký chăm sóc các cây xanh trên sân trường, chăm sóc các bồn hoa. Đặc biệt là các 8 Học sinh tham gia Hội thi Tranh vẽ đạt giải Nhất em luôn thực hiện tốt việc đi tiêu, đi tiểu đúng nơi qui định ….Vì vậy cảnh quan nhà trường luôn xanh - sạch - đẹp. 6. Biện pháp 6: Chỉ đạo cho ACPT thiết kế và tổ chức tốt việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết HĐGDNGLL . 100% học sinh trường TH Trần Quốc Toản được học 2 buổi trên ngày.Và Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng TKB mỗi lớp đều có 01 tiết HĐGDNGLL. Vì vậy, ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ cấp trường, tôi đã đặc biệt quan tâm đến việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết HĐGNGLL của các lớp. Một thuận lợi cho trường tôi là Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam đã mở chuyên đề " Tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp " tại trường. Vì vậy, giáo viên phụ trách các lớp đã được tham gia dự chuyên đề nên việc thiết kế giáo án để tổ chức hoạt động này đã được các thầy cô thực hiện khá tốt 6. Kết quả nghiên cứu : Sau hơn 2 năm thực hiên đề tài với 5 biện pháp nêu trên, bước đầu tôi đã thu hoạch được một số kết quả: - Đa số học sinh nhà trường có ý thức trong việc bảo vệ môi trường: + Khuôn viên nhà trường và các lớp học luôn được các em giữ gìn sạch sẽ. Các em đã biết bỏ rác vào thùng rác, tự động nhặt rác trên sân trường ( nếu có) + Các khu vệ sinh của nhà trường luôn sạch sẽ, phục vụ cho hơn 1000 học sinh và CBGVNV nhà trường. Các em đã biết đi tiêu , đi tiểu đúng nơi qui định; biết dội cầu, rửa tay sau khi đi vệ sinh…. 9 Học sinh cùng cô giáo dọn vệ sinh sân trường + 100% học sinh biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện.( Năm 2009 số tiền điện nước mà nhà trường phải chi trả là hơn 4 triệu đồng/ tháng; đến nay chỉ còn hơn 2 triệu đồng/tháng) + Cây xanh trong sân trường ngày càng xanh tốt do được các em chăm sóc hằng ngày. - Ngoài việc tham gia bảo vệ môi trường, các em còn là những tuyên truyền viên tích cực, vận động người thân cùng tham gia …. Tôi không có tham vọng rằng mình sẽ làm cho tình hình lập tức thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp ngay, mà chỉ mong là những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần giáo dục các em ngày càng có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Hôm nay các em là trẻ em nhưng sau này các em sẽ là những người chủ của đất nước. Bởi vậy, thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi cho các em ngay ngày hôm nay chính là thay đổi thái độ, hành vi cho xã hội mai sau. 7. Kết luận : Với sự đầu tư nghiên cứu thực hiện đề tài " Một vài biện pháp thực hiện tốt việc giáo dục thức bảo vệ môi trường cho hoc sinhtrường Tiểu học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" " trong thời gian qua, tôi nhận thấy hiểu biết của các em học sinh về môi trường tự nhiên; nguyên nhân , tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm ; những việc cần làm để tham gia bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao. Các em đã có những thái độ đúng và hành động cụ thể để bảo vệ môi trường xung quanh Để thực hiện được đề tài này thành công, theo tôi , chúng ta phải có một kế hoạch cụ thể và xác định nội dung trọng tâm cần phải làm, không ôm đồm, tổ chức những hoạt động quá sức với học sinh Xây dựng một nội dung giáo dục mang tính cốt lõi, tránh dàn trải. Phân bố nội dung theo từng tháng và phân công nhiệm vụ đến từng thành viên của Ban Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời cho từng hoạt động. Phối hợp chặt chẽ với bộ phận chuyên môn, công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức tốt các hoạt động. 8. Đề nghị: a) Đối với nhà trường : * Đề tài này tôi đã nghiên cứu và tổ chức thực hiên trong gần 2 năm học và đã thu được những kết quả rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, trong thời gian qua tôi chỉ tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường. Để ý thức bảo vệ môi trường của học sinh duy trì và phát triển tốt hơn thì việc giáo dục ý thức cho học sinh cần phải tiến hành thường xuyên và thay đổi hình thức để lôi cuốn sự tham gia của các em học sinh. Vì vậy, tôi đề nghị nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện về kinh phí cho Ban HĐGDGLL có thể tổ chức các hoạt động giáo dục tại nhiều địa điểm phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. b) Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Kỳ. - Để các em học sinh trên địa bàn thành phố có điều kiện giao lưu, học tập lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ môi trường, tôi đề nghị Phòng GD&ĐT 10 [...]...11 Tam Kỳ nên tổ chức các hoạt động như hội trại, hội thi với chủ đề “ Chúng em cùng hành động môi trường xanh - sạch – đẹp” hoặc diễn đàn “ Trẻ em với môi trường … Có như vậy thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh sẽ hiệu quả hơn Tam Kỳ, ngày 20 tháng 4 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Thanh Nga . thức bảo vệ môi trường cho hoc sinh ở trường Tiểu học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" " trong thời gian qua, tôi nhận thấy hiểu biết của các em học sinh về môi trường tự. vệ sinh của nhà trường luôn sạch sẽ, phục vụ cho hơn 1000 học sinh và CBGVNV nhà trường. Các em đã biết đi tiêu , đi tiểu đúng nơi qui định; biết dội cầu, rửa tay sau khi đi vệ sinh . 9 Học sinh. việc nâng cao nhận thức cho trẻ em? Vì thế, tôi đã chọn đề tài " Một vài biện pháp thực hiện tốt việc giáo dục thức bảo vệ môi trường cho hoc sinh ở trường Tiểu học qua hoạt động giáo dục

Ngày đăng: 20/04/2014, 18:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan