IV.1 Kết luận
1. Quá trình khử mực giấy in báo và tạp chí loại theo phương pháp xử lý kết hợp giữa tác nhân sinh học ( enzym ) và hóa học đã có hiệu quả hơn so với phương pháp tuyển nổi khử mực truyền thống bằng hóa chất, mức dùng và các chế độ công nghệ cụ thể
như sau:
+ Enzym Texzym - I: mức dùng 0,05 % so với nguyên liệu khô tuyệt đối, thời gian xử lý 30 phút, pH = 7,0 ÷ 7,5, nhiệt độ 50 oC.
+ Enzym Termamyl 120L: mức dùng 0,1% so với nguyên liệu khô tuyệt đối,
thời gian xử lý 30 phút, pH = 7,0 ÷ 7,5, nhiệt độ 60 oC.
Sử dụng enzym không làm thay đổi chếđộ công nghệ như khi sử dụng phương pháp khử mực bằng hóa chất mà còn làm tăng hiệu quả loại mực, độ trắng, giảm chi phí sử dụng hóa chất, thời gian và năng lượng cũng nhưđảm bảo được chất lượng bột giấy.
2. Sử dụng enzym trong quá trình tuyển nổi khử mực làm giảm ảnh hưởng xấu tới môi trường do giảm được hóa chất trong nước thải, không sinh ra các liên kết gây cản trở
thêm đến biện pháp xử lý chất thải.
3. Nghiên cứu áp dụng của enzym Texzyme - I và enzym Termamyl 120L đối với giấy in báo và tạp chí loại đã cho hiệu quả cao và có khả năng áp dụng thực tiễn.
IV.2 Kiến nghị
Đề tài đã tiến hành xây dựng và có bản vẽ thiết kế thiết bị tuyển nổi dùng trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên do kinh phí cấp không đủ để chế tạo hoàn chỉnh thiết bị,
đồng thời Viện Công nghiệp giấy và Xenluylo lại được nguồn kinh phí cấp của Tổng Công ty Giấy Việt Nam hỗ trợ mua trực tiếp thiết bị tuyển nổi từ Mỹ, nên Đề tài kiến nghịđược chuyển phần kinh phí Bộ cấp đó sang phần mua thiết bị, không chế tạo nữa.
Hiện nay trên thế giới đã áp dụng thành công quá trình tuyển nổi khử mực giấy loại có sử dụng enzym vào thực tế sản xuất, đem lại những hiệu quả nhất định và có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, quá trình khử mực hiện nay vẫn tiến hành trong môi trường có nhiều hóa chất mang tính kiềm cao. Điều này gây hại phần nào tới môi trường, thiết
bị phức tạp cũng như làm tăng độ hồi màu của giấy. Xu hướng thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng tới quá trình khử mực trong môi trường trung tính nhằm hạn chế tối đa những tác hại trên trong khi ở Việt Nam công nghệ này còn rất mới mẻ. vì vậy đề nghị
với Bộ Công Thương cho nghiên cứu tiếp quá trình khử mực giấy loại trong môi trường trung tính để áp dụng vào thực tế sản xuất, nhằm tận dụng cao hơn nguồn nguyên liệu từ giấy loại.