0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOAH ỌC CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT HYPERICIN VÀ CÁC HỢP CHẤT FLAVONOID TỪ CÁC LOÀI BAN HYPERICUM CỦA VIỆT NAM LÀM THUỐC CHỐNG VIRUS CÚM TYP A CHO GIA CẦM (Trang 40 -41 )

b. K ết quả thử hoạt tính diệt virus Herpes simplex chủng KOS (HSV-1)

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOAH ỌC CÔNG NGHỆ

Cấp Bộ Công thương

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin và các hợp chất flavonoid từ các loài Ban - Hypericum của Việt Nam làm thuốc chống virus cúm Typ A cho gia cầm.

Hypericin là chất sắc tố màu đỏ thuộc lớp chất biflavon và là hoạt chất chính của các loài Ban, chiếm tới 0,05 % hàm lượng khô trong lá và hoa. Ở Việt Nam, trong dân gian đã sử dụng nước sắc từ lá và hoa các loài ban để chữa sốt phát ban. Từ lâu ở Châu Âu và Bắc Mỹ, thuốc chứa cao chiết Cỏ thánh John, loài ban nổi tiếng nhất và đã được thương mại hóa, được dùng làm thuốc chữa sốt, chống virus và chống suy nhược. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hypericin có tác dụng ngăn cản rất mạnh quá trình thâm nhập màng tế bào của các virus, hoạt tính kháng khuẩn, hoạt tính chống virus như HIV, virus viêm gan B, cúm Typ A... và chống ung thư.

Vào đầu thế kỷ 21, bùng phát đại dịch cúm A H5N1 cùng với biến thể H9N2 trên các đàn gia cầm và lây nhiễm sang người lan rộng khắp thế giới, các biện pháp sử dụng thuốc tamiflu chữa cúm A cho người, vaccine và các thuốc chống virus cho gia cầm đều được sử dụng đồng thời. Hypericin đã trở thành một lựa chọn tích cực đối với việc phòng và chống nhiễm virus cho đàn gia cầm, hypericin có tác dụng ức chế và ngăn ngừa virus H5N1 và cả biến thể H9N2. Hiện nay, những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch cúm gia cầm là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã đẩy mạnh việc sản xuất và phát triển sử dụng hypericin trong phòng chống dịch cúm A cho gia cầm.

Ở Việt Nam, cho đến nay, mặc dù cũng đã có một sốđơn vị nghiên cứu thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc đã nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin làm thuốc chống cúm A cho gia cầm, nhưng trên thực tế, trong nước chưa hề có sản phẩm được triển khai thử nghiệm. Cũng chưa có công trình khoa học nào công bố về việc nghiên cứu hoàn thiện phân lập hypericin từ các loài Ban - Hypericum ở Việt Nam.

Xuất phát từ những tiếp cận nêu trên, song song với các hoạt động nghiên cứu và triển khai chiết xuất các sản phẩm thiên nhiên của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, chúng tôi đã đề xuất và thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin và các hợp chất flavonoid từ các loài Ban - Hypericum của Việt Nam làm thuốc chống virus cúm Typ A cho gia cầm” theo các nhiệm vụ cụ thể sau đây: (1) Khảo sát nguyên liệu vùng Tây Bắc và cao nguyên miền Trung; (2) Phân lập và xác định hàm lượng hypericin và các hợp chất naphthodianthron trong các loài Ban - Hypericum của Việt Nam, trên cơ sở đó xác định loài Ban đặc hữu làm nguyên liệu chiết xuất hypericin; (3) Nghiên cứu

xác định công nghệ chiết xuất cao chiết flavonoid giàu hypericin và thành phần naphthodianthron; (4) Điều chế chế phẩm chống virus cúm Typ A cho gia cầm và thử nghiệm in vitro, từđó xây dựng cơ sở cho thử nghiệm in vivo.

Thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu mẫu các loài Ban của Việt Nam tại Lào Cai và Đà Lạt. Mẫu sau khi thu hái vềđược phơi khô, nghiên cứu phân lập tách chiết hypericin và các hợp chất napthodianthron bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như chiết Soxhlet, sắc ký điều chế trên cột pha đảo. Kết quả được phân tích và đánh giá bằng HPLC, MS, NMR.. Hoạt tính tiêu diệt virus của cao chiết hyperricum và hypericin được thử nghiệm chống lại virus Influenza typ A và virus Herpes simplex chủng KOS (HSV-1). Kết quả thu được như sau: (1) Khảo sát các loài Ban - Hypericum

của Việt Nam tại Lào Cai và Đà Lạt, đã xác định được hai loài Ban rỗ - Hypericum ascyron L. và Nọc sởi - Hypericum spp. có hàm lượng hypericin từ 0,1 - 0,12 %, tương đương với St. John’s wort - Hypericum perforatum L. của châu Âu. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt đã bắt đầu nghiên cứu nhân giống và trồng thử hai loài này để xác định loài nào phù hợp cho khai thác Dược liệu; (2) Đã xây dựng được quy trình công nghệ chiết Cao Hypericum theo các quy trình của nước ngoài, các thông số công nghệ đã được khảo sát, tối ưu hóa và thử nghiệm để khẳng định độ tin cậy của quy trình. Từ kết quả thử nghiệm, đã thu được 11,2 g hypericin > 90 % và 500 g bột sản phẩm Cao Hypericum chứa 0,3 % hypericin. Các sản phẩm đã được phân tích định tính và bán định lượng khẳng định thành phần hoạt chính, cấu trúc hóa học và chất lượng tương đương với St. John’s wort của Bắc Mỹ và châu Âu; (3) Đã thử điều chế 100 g chế phẩm chống virus cúm Typ A cho gia cầm với thành phần ổn định, hàm lượng 1,5 g hypericin/kg; (4) Kết quả thử hoạt tính chống virus cúm Typ A và virus HSV-1 in vitro

cũng khẳng định Cao Hypericum có thể hiện các hoạt tính chống virus phù hợp với hoạt tính của hypericin và St. John’s wort extract.

Từ các kết quả thực hiện đề tài Trung tâm Hóa Dược - Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt hiện đã tiếp tục phát triển nghiên cứu khảo sát và nhân giống Hypericum để chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào, ổn định chất lượng sản phẩm “Cao chiết Hypericum” và sản phẩm “Hypericin 90 %”; Tiến tới thử nghiệm hoạt tính trên động vật và đưa sản phẩm ra thị trường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT HYPERICIN VÀ CÁC HỢP CHẤT FLAVONOID TỪ CÁC LOÀI BAN HYPERICUM CỦA VIỆT NAM LÀM THUỐC CHỐNG VIRUS CÚM TYP A CHO GIA CẦM (Trang 40 -41 )

×