CHƯƠNG IV KẾT LUẬ N

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin và các hợp chất flavonoid từ các loài ban hypericum của việt nam làm thuốc chống virus cúm typ a cho gia cầm (Trang 34 - 36)

b. K ết quả thử hoạt tính diệt virus Herpes simplex chủng KOS (HSV-1)

CHƯƠNG IV KẾT LUẬ N

Thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin và các hợp chất flavonoid từ các loài Ban - Hypericum của Việt Nam làm thuốc chống virus cúm typ A cho gia cầm”, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:

1. Khảo sát các loài Ban - Hypericum của Việt Nam tại Lào Cai và Đà Lạt, đã xác định được hai loài Ban rỗ - Hypericum ascyron L. và Nọc sởi -

Hypericum spp. có hàm lượng hypericin từ 0,1 - 0,12 %, tương đương với St. John’s wort - Hypericum perforatum L. của châu Âu. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt đã bắt đầu nghiên cứu nhân giống và trồng thử hai loài này để xác định loài nào phù hợp cho khai thác Dược liệu;

2. Đã xây dựng được quy trình công nghệ chiết Cao Hypericum theo các quy trình của nước ngoài, các thông số công nghệ đã được khảo sát, tối ưu hóa và thử nghiệm để khẳng định độ tin cậy của quy trình. Từ kết quả thử nghiệm, đã thu được 11,2 g hypericin > 90 % và 500 g bột sản phẩm Cao Hypericum

chứa 0,3 % hypericin. Các sản phẩm đã được phân tích định tính và bán định lượng khẳng định thành phần hoạt chính, cấu trúc hóa học và chất lượng tương đương với St. John’s wort của Bắc Mỹ và châu Âu;

3. Đã thử điều chế 100 g chế phẩm chống virus cúm Typ A cho gia cầm với thành phần ổn định, hàm lượng 1,5 g hypericin/kg;

4. Kết quả thử hoạt tính chống virus cúm Typ A và virus HSV-1 in vitro cũng khẳng định Cao Hypericum có thể hiện các hoạt tính chống virus phù hợp với hoạt tính của hypericin và St. John’s wort extract.

KIN NGH

Từ các kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin và các hợp chất flavonoid từ các loài Ban - Hypericum của Việt Nam làm thuốc chống virus cúm typ A cho gia cầm”, Trung tâm Hóa Dược - Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt hiện

đã tiếp tục phát triển nghiên cứu khảo sát và nhân giống Hypericum để chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào, ổn định chất lượng sản phẩm “Cao chiết Hypericum” và sản phẩm “Hypericin 90 %”; Tiến tới thử nghiệm hoạt tính trên động vật và đưa sản phẩm ra thị trường.

Kính đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ để các đơn vị thực hiện đề tài phát triển kết quả nghiên cứu, sớm đưa được sản phẩm của đề tài vào triển khai trên quy mô khả thi và sát với thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin và các hợp chất flavonoid từ các loài ban hypericum của việt nam làm thuốc chống virus cúm typ a cho gia cầm (Trang 34 - 36)