Giới thiệu giáo án bài "Phân bón hoá học"

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong chương Nitơ Photpho Hóa học 11 (Trang 30)

BÀI 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC ( SGK chương trình chuẩn) I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: HS biết:

- Các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng.

- Thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng và tác dụng của chúng đối với cây trồng. Bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học.

2. Về kỹ năng

- Phân biệt một số loại phân bón hóa học. Đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học.

- Liên hệ thực tế về việc sử dụng phân bón hoá học hiện nay.

3. Về giáo dục tư tưởng cho học sinh

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường. - Sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn sản phẩm.

II. Chuẩn bị của GV và HS

GV: - Hình ảnh một số loại phân bón có mặt trên thị trường.

- Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón hóa học ở Việt Nam. - Tờ rời về tác hại của sự dư thừa phân bón hóa học.

- Clip gây ô nhiễm môi trường của nhà máy sản xuất phân đạm. - Phiếu học tập .

HS: - Sưu tầm các loại mẫu phân bón hoá học trên thị trường

- Xem lại các bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat.

III. Phương pháp:

Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại. IV. Trọng tâm:

- Vai trò của các loại phân bón đến cây trồng.

- Ảnh hưởng của dư lượng phân bón hoá học đến môi trường.

V. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ:

Viết phương trình hoá học hoàn thành các phản ứng sau:

1. NH3 + H2SO4 2. NH3 + HNO3

3. (1mol)Ca(OH)2 + (2 mol) H3PO4 4.(NH4)2CO3 + NaOH

2. Vào bài:

GV: Chiếu các sile so sánh kết quả việc dùng và không dùng phân bón hoá học trong

nông nghiệp.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung GV đặt vấn đề: Phân bón hóa học là

những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Dựa vào những hiểu biết của mình, các em hãy cho biết có các loại phân bón hóa học chính nào?

GV: Cho học sinh quan sát một số mẫu

phân bón hoá học.

HS: Có 3 loại phân bón hóa học chính:

phân đạm, phân lân, phân kali.

Ngoài ra còn có phân hỗn hợp, phức hợp, phân vi lượng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân đạm

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và

thảo luận:

- Các loại phân đạm em đã xem đều có mặt nguyên tố nào ? Từ đó cho biết phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây?

- Tác dụng của phân đạm?

- Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm?

HS:

- Cung cấp N hóa hợp dưới dạng NH4+, NO3-.

- Làm cho cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

- Dựa vào hàm lượng %N trong phân. - Có 3 loại: phân đạm amoni, phân đạm

GV phát phiếu học tập 1 và yêu cầu HS hoàn thành?

Phân đạm amoni Phân đạm nitrat Phân đạm urê Thành phần

Tính tan Điều chế

GV bổ sung: Phân đạm dễ chảy rữa nên cần bảo quản nơi khô ráo. GV: đặt câu hỏi cho HS:

- Dự đoán môi trường của đất sau khi bón phân đạm amoni?

- Phân đạm bón cho cây tốt như thế vậy càng bón nhiều càng tốt cho cây em nghĩ thế nào?

GV: lắng nghe ý kiến của HS và bổ sung. ( đưa giáo dục môi trường vào) GV: chiếu slide tờ rời việc sử dụng nhiều phân bón hoá học:

GV: chiếu hình ảnh minh hoạ:Dư đạm trong nước

GV: Kết luận: - Bón đúng liều lượng, đúng thời điểm , đủ thời gian.

- Tưới ẩm, rau chỉ nên bón đạm ure và amoni sunfat.

GV: đặt câu hỏi: Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng?

* Giải thích: Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản

giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu.

Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc ướp hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ.

GV giới thiệu nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ, công ty phân đạm Bắc Giang. ( chiếu slide)

GV bổ sung:Ngày nay các nhà máy sản xuất phân đạm mọc lên rất nhiều tuy nhiên

việc sản xuất không đúng theo quy định về bảo vệ môi trường cũng đang gây ô nhiễm môi trường .

- Cho HS xem clip về ô nhiễm môi trường do sản xuất đạm gây ra.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân lân

Hoạt động của giáo viên, Hoạt động của học sinh GV: chiếu các hình ảnh về phân lân.

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để rút

ra nhận xét về:

- Nguyên tố dinh dưỡng trong phân lân? - Tác dụng đối với cây trồng?

- Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân?

- Các loại phân lân?

- Nguyên liệu sản xuất phân lân?

HS nhận xét:

- Photpho ở dạng ion photphat.

- Tác dụng: thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

- Dựa vào hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho trong phân.

- Các loại phân lân: supephotphat đơn,

supephotphat kép, phân lân nung chảy. - Quặng photphorit và apatit.

GV: phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành

Supephotphat đơn Supephotphat kép Phân lân nung chảy Thành phần

Độ dinh dưỡng của phân Tính tan

Điều chế

GV giới thiệu nhà máy supephotphat Lâm Thao - Phú Thọ.

GV: Giới thiệu tác hại của lượng dư phân lân đến môi trường, con người, cây trồng qua

tờ rời ( đưa giáo dục môi trường vào)

Hoạt động 4: Tìm hiểu về phân Kali và một số loại phân bón khác. GV: đặt câu hỏi: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây?

HS: trong tro bếp có chứa K2CO3 cung cấp nguyên tố K cho cây.

GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK rút ra các kiến thức cơ bản về phân kali, phân hỗn

hợp và phức hợp, phân vi lượng.

GV: tống kết lại ( chiếu slide)

GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về công dụng, tác hại, việc sử dụng phân

bón hoá học hiện nay.

HS trình bày: Phân bón hóa học có tác dụng tăng năng suất mùa màng, tuy nhiên

sử dụng nhiều phân bón hóa học không đúng cách, đúng thời điểm, đủ thời gian chỉ vì lợi nhuận trước mắt đã đang và sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước và chất lượng nông sản thực phẩm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

GV: Để thấy rõ vấn đề này các em xem thông tin sau:

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới OMS và cộng đồng Châu Âu: hàm lượng nitrat trong rau quả là không quá 300mg/kg rau quả tươi, trong nước uống không quá 10mg/l. Sự dư thừa nitrat có thể gây ra một loại bệnh thiếu máu (bệnh methemoglobinemie). Và có thể đưa đến sự tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa. Ở Việt Nam, tất cả các sông hồ của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều bị ô nhiễm bởi nitrat và photphat. Sự ô nhiễm này tạo ra hiện tượng phát triển hỗn loạn của thực vật nổi và cây có hoa thủy sinh do trong nước có quá nhiều muối khoáng và chất dinh dưỡng. Những khối lượng lớn thực vật này sẽ tích lũy ở đáy hồ. Các vi khuẩn ưa khí sẽ phân hủy khối thực vật này qua con đường oxi hóa sẽ kéo theo sự tiêu thụ oxi có trong nước (BOD), kết quả là xảy ra sự chết hàng loạt của các động vật. Giai đoạn tiếp theo của sự phú dưỡng là sự lên men yếm khí của khối thực vật ở dưới đáy, giải phóng ra CH4 và các mùi khó chịu khác, đặc biệt là H2S, NH3.

3.Củng cố:

GV: yêu cầu các HS là bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1:. Khi bón phân vô cơ hoặc phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường vì

A. Tích lũy các chất độc hại, thậm chí gây nguy hiểm cho đất do phân để lại. Tích lũy nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống.

B. Tăng lượng dung dịch ở lớp nước trên mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi (gây hại cho cá và các loài động vật thủy sinh khác)

C. Làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat phân đạm dư hoặc bón không đúng chổ.

Câu 2: Khi bón phân hóa học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất?

A. NH4NO3 B. NH4Cl C. (NH2)2CO D. Cả A, B, C.

Câu 3: Độ dinh dưỡng của phân ure là

A. 46,67% B. 34,56% C. 66,47% D. 54,2%

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong chương Nitơ Photpho Hóa học 11 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w