1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tấm thẻ của cảm xúc

5 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

Tấm thẻ của cảm xúc Tôi nhớ đã bắt đầu cuộc đời của mình cho đến những năm đầu đại học bằng sự bất mãn và chán ghét thế giới xung quanh mình. Tôi giận cả cha mẹ mình và phát chán mỗi khi phải nghe những lời chỉ bảo và nhắc nhở của cha. Cũng như những thanh niên mới lớn khác, tôi lớn lên theo năm tháng cùng với cái tôi quá lớn của mình. Tôi tự cho rằng không ai trên thế giới lại phải chịu đựng một người cha hay một sự bất công khủng khiếp như tôi dang chịu. Xét cho cùng, cha tôi thậm chí còn chưa học hết trung học, còn tôi thì dù gì cũng là một sinh viên đại học hẳn hoi. Tôi cảm thấy mình rõ ràng hơn hẳn cha, vậy thì cớ gì ông ta lại có thể can thiệp vào đời sống riêng của tôi. Tôi tiếp tục sống nổi loạn như vậy và tạm hài lòng với cuộc sống bất ổn của mình. Ít ra thì tôi cũng đã tìm thấy sự chia sẻ của đám bạn bè cùng trang lứa trong những cuộc tán gẫu hàng giờ sau giờ học ở quán cà phê hội sinh viên. Chúng tôi "đồng cảm" với nhau về những rắc rối với cha mẹ mà chúng tôi gặp và thoải mái chơi trò "đổ lỗi cho cha mẹ". Cuộc sống của tôi ở trường có lẽ cũng sẽ trôi qua "bình thường" như thế nếu không có những giờ lên lớp của thầy Sidney B. Simon, một trong những thầy giáo khác thường nhất mà tôi đã từng học. Từ trước đến giờ, tôi vẫn thường biết cách để được yên ổn trong lớp: cứ việc ngồi ngay ngắn, ra vẻ say mê bài giảng, chịu khó học thuộc lòng, rồi nộp những bài viết đã được soạn theo một công thức và đánh máy cẩn thận. Ít thầy cô nào chịu khó đặt câu hỏi buộc chúng tôi sử dụng cái đầu để trả lời. Tất cả dường như chỉ là những cái tên, sự kiện và ngày tháng cần ghi nhớ. Thầy Sidney Simon là người đã mang đến cho chúng tôi một luồng gió mới. Thầy dẫn dắt chúng tôi bằng cách đặt câu hỏi, nêu vấn đề buộc chúng tôi suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, khám phá và tự giải đáp cho mình. Thú thật, dù phương pháp của thầy Simon mang lại cho chúng tôi một điều gì đó rất mới, rất sinh động và thú vị, tôi vẫn cảm thấy khó chịu vì tôi thấy mình lúng túng chưa tìm được cách đối phó với những giờ học "căng thằng" nầy. Nhưng điều mà làm người ta bàn tán về thầy Simon nhiều nhất là cách trò chuyện xa lạ mà gần gũi của thầy: trò chuyện qua tấm thẻ "cảm xúc". Mỗi thứ ba, để được thầy cho vào lớp, chúng tôi phải điền vào một tấm thẻ khổ 14x20 của mình một suy nghĩ, một băn khoăn, một cảm xúc, một câu hỏi hay bất cứ những gì chúng tôi có thể nghĩ ra và nộp cho thầy trước khi vào lớp. Lúc đầu, tôi thấy trò chơi nầy cũng hay hay như trò "đổ lỗi cho cha mẹ" mà tôi vẫn thường làm. Ngày thứ ba đầu tiên, tôi nghiêm túc điền vào dòng chữ tinh nghịch "Tất cả những thứ lấp lánh chưa chắc đã là vàng". Nhưng những dòng chữ hồi âm của thầy Simon không làm tôi dễ chịu tí nào: "Câu nầy có ý nghĩa gì đối với em? Phải chăng nó có một ý nghĩa rất quan trọng!" Có vẻ như ông ấy đang muốn trò chuyện thật tình với tôi qua tấm thẻ nầy. Dĩ nhiên tôi không thích điều nầy tí nào vì tôi chẳng muốn bộc lộ mình với ai cả. Ngày thứ ba tiếp theo, tôi vẫn giữ giọng bông đùa với tấm thẻ của mình: "một hành động đúng lúc chắc gì đã làm nên cơm cháo." Có gì đâu, dù gì thì đó cũng là một trò chơi thôi mà. Nhưng câu trả lời mà tôi nhận được một lần nữa chẳng làm tôi thích thú tí nào: "Em cũng có óc hài hước đấy nhỉ? Đây có phải là một điểm nổi bật trong cuộc sống của em không?" Vẫn lại cái giọng có vẻ như phớt lờ ấy. Thực sự ông ấy muốn gì ở tôi! Tôi thực sự chưa thấy một giáo viên nào quan tâm đến tôi kể từ cấp một đến nay như ông ấy. Tôi quyết định cứ mặc kệ ông ấy với trò chơi vớ vẩn nầy. Nhưng có ngờ đâu rồi cũng đến ngày tôi vô tình trải lòng mình trên tấm thẻ vô tri vô giác kia. Vào cái ngày thứ ba đáng ghét tiếp theo tôi cãi nhau dữ dội với cha tôi. Cảm thấy bị cha đàn áp, tôi vùng vẫy muốn trốn thoát. Ông ấy thấy tôi bất kham, liền áp đặt quyền làm cha của mình. Chúng tôi đã to tiếng với nhau. Tôi chạy ào ra khỏi nhà đến trường trong một cơn giận dữ. Và cũng trong cơn giận dữ ấy, tôi đã viết vào tấm thẻ không chút đắn đo suy nghĩ: "Tôi là con của một thằng ngốc." Khi đã bình tĩnh lại, tôi mới thấy minh sợ hãi. Sao tôi lại dại dột đến thế khi cho ông ấy biết về tôi kia chứ ? Bây giờ ông ấy đã biết về tôi, gia đình tôi, và cuộc sống bất ổn của tôi. Tại sao tôi lại kể cho ông ấy nghe về cha tôi kia chứ ? Nếu ông ấy liên lạc với cha tôi thì sao? Mọi chuyện sẽ vỡ lở từ đây. Nỗi sợ hãi mơ hồ đó kéo dài cho đến khi tôi nhận lại được tấm thẻ. Khó khăn lắm tôi mới đủ can đảm lật tấm thẻ lên. Đập vào mắt tôi đơn giản chỉ là một dòng chữ: "Thế đứa con của một thằng ngốc sẽ làm gì trong suốt cuộc đời còn lại?". Tôi cảm thấy như có một cái tát vào mặt. Trước giờ, nếu tôi có làm sai điều gì, thì đó đều là lỗi của cha mẹ. Nếu tôi làm bài kiểm tra tệ hại, tại mẹ mà ra. Nếu mình mất cơ hội có một việc làm thêm, tại cha. Chưa có phút giây nào tôi nghĩ mình phải có chút trách nhiệm gì trong đó. Câu hỏi có vẻ như vô tư của thầy Sidnev Simon đã chạm đến cốt lõi của câu hỏi mà tôi thường lảng tránh: Tất cả những vấn đề nầy là của ai. Trách nhiệm của tôi ở đâu trong những vấn đề nầy! Hôm đó tôi đã không nấn ná ở hội quán sinh viên mà về thằng nhà. Suốt đêm tôi thao thức suy nghĩ về mọi thứ, về một điều mà mẹ tôi nói từ rất lâu: "một người triệu phú lúc thành công thì tuyên bố là do một tay mình làm nên sự nghiệp, khi thất bại thì đổ lỗi tất cả là vì cha mẹ." Những lời nói của thầy Simon không phải là viên thuốc thần để có thể chuyển đổi con ngựa bất kham như tôi ngay lập tức, nhưng nó ngấm dần vào tiềm thức của tôi. Mỗi lần trong đầu tôi xuất hiện tư tường trách móc cha mẹ mình vì điều nầy hay điều khác, thì lại có một giọng nói từ sâu thẳm lòng tôi lên tiếng: "Có thể cha bạn là một kẻ tệ hại như tất cả những gì bạn nói. Nhưng bạn có thể nào bắt cha mẹ mình chịu trách nhiệm cho suốt cuộc đời còn lại của mình hay không!" Và cứ như thế, chậm chạp và từ từ, cùng với thời gian suy nghĩ của tôi cũng đã thay đổi theo. Tôi nhận thấy từ trước đến nay tôi đã sống một cuộc đời mà tôi không phải là nhân vật chính. Cái cảm giác mình không phải là chủ cuộc đời mình làm tôi khó chịu ghê gớm. Tôi không muốn làm con rối. Tôi bắt đầu nhận thấy rằng tôi phải chịu trách nhiệm chính cho những hành động, suy nghĩ, tình cảm của mình. Theo thời gian tôi cảm thấy mình đổi khác rất nhiều. Tôi thấy mình nhiệt tình với công việc, năng nổ, sống vui vẻ, có ý nghĩa và có ích cho mọi người hơn. Bạn bè chung quanh tôi cũng nhìn tôi bằng một con mắt khác. Vài năm sau, tôi ngạc nhiên nhận ra điểm số của mình đã tiến bộ vượt bậc đến mức nào. Từ một sinh viên phải cố gắng lắm mới kiếm được một điểm đậu, tôi trở thành một trong những sinh viên đứng đầu lớp, và rồi sau khi tốt nghiệp tôi trở thành một giáo viên trung học thành công. Nhưng điều quan trọng hơn hết là mối quan hệ giữa tôi và cha cũng được cải thiện. Tôi đã nhận ta rằng mặc dù cách dạy dỗ con cái của cha tôi không được "dịu dàng", nhưng tất cả những gì cha làm đều xuất phát từ một tình cảm yêu thương, quan tâm và lo lắng dành cho tôi. Và ngược lại, về phần mình, hơn bao giờ hết tôi cũng cảm thấy yêu người biết nhường nào. Tôi bắt đầu hiểu được chân lý rằng: "Muốn thay đổi thế giới xung quanh bạn, chỉ cần bạn thay đổi thái độ của bản thân". Trong trường hợp tôi, cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn chỉ nhờ vào một câu hỏi, một câu hỏi có vẻ như vô tình mà ẩn chứa một tình vêu sâu xa. . gũi của thầy: trò chuyện qua tấm thẻ " ;cảm xúc& quot;. Mỗi thứ ba, để được thầy cho vào lớp, chúng tôi phải điền vào một tấm thẻ khổ 14x20 của mình một suy nghĩ, một băn khoăn, một cảm xúc, . Tấm thẻ của cảm xúc Tôi nhớ đã bắt đầu cuộc đời của mình cho đến những năm đầu đại học bằng sự bất mãn và chán ghét thế. tình với tôi qua tấm thẻ nầy. Dĩ nhiên tôi không thích điều nầy tí nào vì tôi chẳng muốn bộc lộ mình với ai cả. Ngày thứ ba tiếp theo, tôi vẫn giữ giọng bông đùa với tấm thẻ của mình: "một

Ngày đăng: 01/05/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w