Những cảm xúc lần đầu tiên về dạy ở vùng càng Cô giáo Võ Thị Sen Về Càng Mỹ Chánh, lần đầu tiên được tiếp xúc với học trò, tôi mới thấm thía và hiểu ra một điều rằng: Để đến với học trò, thầy cô nơi đây phải “vớt từng con chữ từ dưới nước”. Và cũng hiểu hơn vì sao người ta lại gọi là “càng”. Vùng “càng” là cách gọi của những mảnh làng “phát sinh” từ những làng cũ. Tôi nghĩ mãi vùng đất này thật là lạ, mỗi làng “mẹ” lại có một “càng con”. Như làng Mỹ Chánh ở tận trên quốc lộ 1A, vậy mà cách thôn hơn cả chục cây số lại có “càng” Mỹ Chánh, thôn Câu Nhi có “càng” Câu Nhi, Hưng Nhơn có “càng” Hưng Nhơn, thôn Hội Điền có “càng” Hội Điền Giữa mênh mông đồng nước, những càng nhỏ được nhận ra nhờ những lùm tre bao bọc vây quanh, loi thoi trên đồng nước mênh mông. Nhìn từ xa trông giống như một ốc đảo vậy. Hình ảnh Càng Mỹ Chánh nhìn từ xa Vùng càng này lại thấp hơn mực nước biển, quanh năm ngập úng. Để vào càng, con đường nào cũng băng qua mênh mông ruộng kéo dài , những con đường này không mấy khi được dùng để đi bộ, phương tiện đi lại thông dụng nhất là thuyền. 1 Hình ảnh vùng càng Từ trung tâm xã Hải Chánh ra tới càng Mỹ Chánh dài hơn 12km. Ngày đầu tiền về trường tôi cứ đi, đi trền con đường quanh co ruộng đồng. Nhìn hai bên đường chỉ có ruông và nước mênh mông trải dài Có lẽ tâm trạng tôi lúc đó cứ mong nhanh đến nên tôi lại có cảm giác sao mà xa thế! Mà đúng vậy- thật xa và thật buồn. Đường ra càng Mỹ Chánh ngoằn ngoèo khó đi, nhưng vào được càng trong những ngày mưa lũ thì thật là vất vả, gian nan. Khóa xe máy để trên đê rồi tôi gọi điện thoại cho dân ở càng chèo ghe ra chở đến trường. Ngồi trên ghe nghe anh chèo thuyền kể về thầy Lợi là thầy giáo từng gắn bó, giảng dạy lâu năm ở càng. Cái cách phát âm từ “thầy giáo” từ miệng những người dân vùng đất trũng này nghe đầy vẻ kính trọng và hàm ơn. Có lẽ giữa mênh mông nước bốn bề, người thầy ở đây như là hiện thân của văn minh với họ. Trước đây ở vùng càng chưa có giáo viên, việc dạy học hầu như do các xơ của nhà thờ trong càng đảm trách, cũng chỉ dạy cho các em biết đọc biết viết chứ chưa có cấp học. Trường ở càng dạy 5 lớp 1, 2, 3, 4, 5. Tôi dạy lớp 1,2 , thầy Lợi dạy lớp 3,4,5. Tôi thật xúc động khi thấy những khó khăn, thiếu thốn mà các em học sinh nơi đây phải trải qua- Những ngày mùa đông gió lạnh thấu xương, nước lên các em phải đi học bằng ghe hoặc phải lội nước để đến trường, tôi có cảm giác để thấm vào trí óc non nớt của các em, con chữ nào cũng ướt sũng những nước với nước. Với địa hình thấp hơn mực nước biển từ 0,7 đến 1m, vùng càng gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.Cuộc sống của các em thật vô tư,hồn nhiên trên vùng sông nước. Từ trong sâu thẳm của lòng mình, tôi thương các em đến lạ . Tôi muốn, muốn rất nhiều… Mặc dù đã biết được về những khó khăn của học sinh vùng càng, thế nhưng tôi cũng không khỏi bất ngờ khi tận mắt chứng kiến. Trận bão,lũ hôm 2 giữa tháng 10 đã qua hơn nửa tháng, nhưng nơi đây vẫn còn là một biển nước mênh mông. Thầy Lợi và học sinh đi bằng ghe để đến trường Cô Sen đang giữ ghe để học sinh bước xuống vào lớp học 3 Học sinh lội nước đến trường 4 Mẹ cõng con đi học những ngày mưa lũ Cô giáo và học sinh vào lớp học 5 Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Thông nói: Toàn trường có gần 400 học sinh nhưng phải học ở 2 cơ sở, gồm điểm trường chính và 1 điểm trường lẻ. Học trò từ lớp 1 đến lớp 5 ở vùng này phải học ghép. Những năm trước đây, trường học của con em ở càng Mỹ Chánh là ngôi nhà cấp 4 gồm 2 phòng học Nhưng nằm ở vùng đất quá thấp thường hay bị nước ngập, nên việc học của các em phải nghỉ học thường xuyên rất ảnh hưởng đến chất lượng của toàn trường . Năm 2009, dự án Phòng chống thiên tai bão lũ miền Trung đầu tư xây ngôi nhà 2 tầng ở càng Mỹ Chánh cho bà con trong vùng tránh lũ. Ngôi nhà này được “mượn” để dùng làm lớp học chocác em học sinh trong vùng. Trường lớp khang trang hơn, chất lượng dạy và học ngày càng cao. Ngôi nhà chống lũ “mượn” dùng làm lớp học cho học sinh vùng càng 6 Không thể nói hết những khó khăn, thiếu thốn mà thầy,cô và học trò ở đây đang đối mặt. Vì tương lai của học sinh, tất cả các thầy cô đều cố gắng để “vớt”, “gieo” từng con chữ, góp phần chắp cánh cho ước mơ của các em bay cao, bay xa. Tôi mong sao trong tương lai trường sẽ có được trang thiết bị đầy đủ, có nước, nhà vệ sinh…,sẽ có cỗng trường bề thế đề hàng chữ trang trọng: Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh cơ sở 2”. 0 Trong lớp học 7 Học sinh lao động sau lũ lụt Đây là công việc các em làm thường xuyên tròng mùa mưa lũ 8 9