Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
600,88 KB
Nội dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU Là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh các kiến thức thu được từ trên lớp hay từ sách báo, internet thì thực hành thực tế là một phương pháp học mang lại hiệu quả cao. Đây là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Đối với sinh viên, hoạt động này có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên tự tin hơn sau khi ra trường sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình. Thực tập nghề nghiệp là một cấu phần quan trọng trong chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng ngành Công nghệ Rau – Hoa – Quả & Cảnh quan. Được trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn từ thực tiễn là thành tựu quan trọng nhất của đợt thực tập nghề nghiệp I. Hai tuần thực tập tại cơ sở là thời gian quan trọng nhất để đánh giá kết quả thực tập nghề nghiệp I của mỗi sinh viên. Nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với thực tiễn để trải nghiệm và rèn luyện hàng loạt các kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời sinh viên có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được tích lũy trong quá trình học tập. Thông qua trải nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập tại cơ sở sinh viên hiểu rõ hơn về nghề nghiệp, phát triển khả năng giao tiếp nghề nghiệp, củng cố và phát triển thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên làm quen và học cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh và nắm bắt quy trình khép kín sản xuất các sản phẩm nghề vườn. Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc là một đơn vị là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp phục vụ phát triển của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như: Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch khoa học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông nghiệp, lâm nghiệp dài hạn, 5 năm và hàng năm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Vùng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện, thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Vùng, thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo qui định của Nhà nước, liên kết hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước theo qui định của pháp luật, sản suất kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản 1 được giao đúng qui định của pháp luật … Viện luôn luôn nhận được sự tin tưởng, quan tâm, giúp đỡ trực tiếp của lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, Ngành có liên quan. Đặc biệt, Viện có sự hợp tác và tạo điều kiện giúp đỡ của hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu về cơ bản có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và tâm huyết gắn bó lâu dài với vùng Trung du miền núi. Các nội dung nghiên cứu được xét chọn và tuyển chọn được bổ sung ngày càng tăng. Vì vậy đây là môi trường thực tập nghề nghiệp tốt, phù hợp với mục đích học tập lần này của nhóm sinh viên chúng em. II. MỤC ĐÍCH 1.Mục đích chung - Tiếp xúc với thực tế sản xuất, nâng cao hiểu biết, củng cố thêm kiến thức đã học. - Rèn luyện kỹ năng cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây rau và cách nhân giống một số loại cây hoa, cây ăn quả 2.Mục tiêu cụ thể: - Thực hành trồng trọt một số loại rau - Tìm hiểu các hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, công tác quản lí sản xuất ở Viện miền núi phía Bắc. - Thực hành các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng xử lý tình huống. - Làm quen, tạo dựng mối quan hệ với cơ quan. III.YÊU CẦU - Hoàn thành đầy đủ thời gian thực tập theo đúng kế hoạch. - Chấp hành đúng, đủ những nội quy, quy chế của nhà trường đề ra cho sinh viên đi thực tập và những nội quy tại cơ sở thực tập. 2 - Tham gia tích cực vào các hoạt động của cơ quan, có tinh thần trách nhiệm, tìm tòi và học hỏi, tôn trọng mọi người. - Thu thập đầy đủ thông tin viết báo cáo, hoàn thành báo cáo đúng thời gian quy định. IV. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC TẬP Địa điểm thực tập: Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Thời gian: 12/4/2015 đến 25/04/2015 3 PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TẬP I. Giới thiệu về cơ sở thực tập Tên Viện: VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA BẮC Tên tiếng Anh: NORTHERN MOUNTAINOUS AGRICULTURE AND FORESTRY SCIENCE INSTITUTE, VIẾT TẮT LÀ NOMAFSI Địa chỉ: xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Điện thoại: 02103. 865. 073 Fax: 02103. 865. 931 Email: vienmnpb@vnn.vn II. Địa điểm thực tập 1. Vị trí địa lý: Trụ sở Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đặt tại km8 xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. 2. Nguồn lực của Viện: 2.1. Cơ cấu tổ chức Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Lãnh đạo Viện • Viện trưởng : TS. Nguyễn Văn Toàn • Phó Viện trưởng : TS. Nguyễn Hữu La TS. Lưu Ngọc Quyến Các phòng nghiệp vụ giúp Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ • Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế • Phòng Tổ chức hành chính • Phòng Tài chính Kế toán Các bộ môn nghiên cứu • Bộ môn Cây lương thực và cây thực phẩm • Bộ môn Khoa học đất và sinh thái vùng cao • Bộ môn Nông lâm kết hợp 4 • Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp • Bộ môn Công nghệ sinh học và nhân giống • Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện • Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Chè • Trung tâm nghiên cứu và phát triển NLN Tây Bắc • Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau, Hoa, quả • Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây ôn đới Công ty Tư vấn Đầu tư phát triển Chè và Cây nông lâm nghiệp 2.2. Tiềm lực và thành tựu: 2.2.1. Tiềm lực: 2.2.1.1. Nguồn nhân lực: - Tổng số cán bộ công nhân viên chức 385 người 2.2.1.2. Cơ sở vật chất: - Tổng diện tích: + Trụ sở cơ quan: 15. 064m 2 + Nhà kinh doanh, nhà lưới: 5000m 2 + Nhà ở cán bộ CNV + Diện tích canh tác: 335,7 ha 2.2.2. Những thành tựu chính: 2.2.2.1. Lĩnh vực nghiên cứu và Phát triển Cây chè: - Tuyển chọn và lai tạo thành công các giống chè mới, 03 giống chè quốc gia : PH1, LDP và TRI 777 và 13 giống năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời đang phổ biến trong sản xuất. - Giống chè PH1, Được công nhận là giống quốc gia (1986), cho năng suất cao (15-20 tấn búp/ha, có mô hình đạt 30 tấn/ha) dung để chế biến chè đen xuất khẩu, đang trồng trong sản xuất chiếm 8-9% diện tích chè cả nước. 5 - Hai giống chè lai LDP1 & LDP2 (Giống LDP1 công nhận giống quốc gia năm 2002, giống LDP2 được khu vực hoá năm 1994) có năng suất cao (14-19 tấn/ha), chất lượng tốt, chế biến được cả chè xanh và chè đen, đang trồng trong sản xuất chiếm khoảng 15% diện tích chè cả nước. - Bảy giống chè chất lượng cao (PVT, KAT, HĐB, PT95, Bát Tiên, Kim Tuyên và Thuý Ngọc) được chọn từ các giống nhập nội có chất lượng cao đang được mở rộng nhanh chóng trong sản xuất để góp phần nâng cao chất lượng chè Việt Nam trong những năm tới. - Hai giống chè Shan mới được chon lọc cho vùng thấp Chất Tiền và Tham Vè có năng suất cao, chất lượng tốt đang bổ sung vào cơ cấu giống cho các vùng chè. - Tính đến năm 2005: 35% diện tích chè trong toàn quốc đã được trồng bằng các giống chè mới chọn lọc. 2.2.2.2. Lĩnh vực Cây ăn quả: - Xây dựng, bảo tồn, đánh giá một tập đoàn quĩ gen phong phú của 20 loại cây. Trong đó có 12 loại cây ăn quả với 244 mẫu giống và 8 loại cây khác với 158 mẫu giống. Các mẫu giống chủ yếu được điều tra thu thập từ các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. - Các qui trình kỹ thuật được công nhận là tiến bộ kỹ thuật: + Biện pháp kỹ thuật nhân giống cây ăn quả (bưởi, hồng, vải, nhãn, xoài, bơ, lê, dứa cayen ) + Quy trình kỹ thuật thâm canh bưởi, hồng, dứa, chuối, vải, nhãn, xoài. * Về chuyển giao TBKT: - Viện đã xây dựng qui trình kỹ thuật cải tạo vườn tạp và vườn ươm nhân giống cây ăn quả tại chỗ cho các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. - Trung bình mỗi năm Nhân giống và cung cấp cho sản xuất 100.000 cây các giống vải, nhãn, xoài và hồng đã được Bộ cho phép khu vực hoá và đào tạo 150- 200 kỹ thuật viên về nhân giống và quản lý vườn quả cho cán bộ kỹ thuật và nông dân trong vùng. * Hợp tác quốc tế: Giúp tỉnh Xaynhabury nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào phát triển chè, đẩy mạnh trao đổi thông tin và cử các cán bộ nghiên cứu khoa học đi tham quan học tập nghiên cứu với Trung Quốc, ấn Độ, Srilanka , tiếp nhận tình nguyện viên của 6 các tổ chức Quốc tế JIRCAS, CESI đến giúp Viện một số lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao TBKT. Như vậy Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện. 3.1. Chức năng: 3.1.1. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc được thành lập trên cơ sở Viện Nghiên cứu chè, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp miền núi phiá Bắc, Trung tâm nghiên cứu Cà phê Ba Vì theo Mục g, Khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 3.1.2. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp phục vụ phát triển của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Viện được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. 3.2. Nhiệm vụ: 3.2.1. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Nông, Lâm nghiệp dài hạn, năm năm và hàng năm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Vùng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. 3.2.2. Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực. a) Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm và phát triển giống cây trồng Nông Lâm nghiệp, cây đặc sản có giá trị hàng hoá cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của Vùng; b) Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng nông sản, nông lâm nghiệ kết hợp, cải thiện và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và bảo vệ môi trường; 7 c) Nghiên cứu các vấn đề nông thôn và thị trường nông lâm sản trong Vùng; d) Nghiên cứu phát triển chăn nuôi hợp lý và hiệu quả trong Vùng; đ) Nghiên cứu chế biến Nông Lâm Sản và bảo quản Sau thu hoạch. 3.3. Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Vùng. 3.4. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công Nghệ An, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của Nhà nước. 3.5. Liên kết hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật. 3.6. Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. 3.7. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao đúng quy định của pháp luật Và các lĩnh vực khác! 8 PHẦN III: NỘI DUNG THỰC TẬP - Tìm hiểu quy trình trồng, chăm sóc cây dưa chuột - Tìm hiểu thêm các phương pháp nhân giống vô tính của các loại hoa và cây ăn quả. - Làm đất, làm cỏ lên luống trồng rau và chăm sóc một loại cây ăn quả. I - Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột + Thời vụ: - Vụ xuân: là vụ chính, gieo hạt từ sau tiết lập xuân đến đầu tháng 3. Nếu gieo sớm hơn thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng yếu. Nếu gieo muộn sẽ gặp nhiệt độ cao và mưa sớm làm giảm tỷ lệ đậu quả, năng suất sẽ thấp. - Vụ đông : Gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12. Nếu có điều kiện gieo sớm hơn 1 tháng để có sản phẩm vào thời kỳ giáp vụ rau. + Chuẩn bị giống : Trong vụ xuân sớm, nhiệt độ thấp, do vậy cần xử lý nước nóng có tác dụng thúc mầm và diệt trừ vi khuẩn gây hại. Ngâm hạt trong nước ấm 40-50 0 C từ 1-2 giờ. Khi cho hạt vào nước ấm cần phải đảo đều, sau đó vớt hạt, rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi đem gieo. + Làm bầu và gieo cây con: - Sau khi chuẩn bị xong hạt giống, tùy thuộc vào điều kiện có thể gieo trực tiếp hoặc gieo qua bầu. Tuy nhiên gieo qua khay bầu sẽ có nhiều lợi thế như dễ chăm sóc, kiểm soát được sâu bệnh, chuột bọ. - Đất bầu: 40% đất bột+40% xơ dừa +20% là mùn mục. - Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc bầu, mỗi hốc 1 hạt và tuới đủ ẩm để mầm cây phát triển tốt. Đặt hạt xong dùng một lớp đất bầu dải mỏng lên mặt khay, che kín hạt rồi tiến hành tưới ẩm ngay sau đó. - Chăm sóc bầu cây: mỗi ngày cần tưới nhẹ 1 lần và thường xuyên kiểm tra xem hạt đã nảy mầm chưa. Sau 5 – 7 ngày, là có thể tiến hành mang bầu cây ra trồng + Đất trồng : 9 - Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng hơn các cây khác trong họ. Đất trồng thích hợp với thành phần cơ giới nhẹ, độ pH 5,5 - 6,5. - Trong trồng dưa chuột đặc biệt chú ý phải chọn đất luân canh với cây lúa nước hoặc đậu, bắp, ngô…Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ như dưa leo, khổ qua bầu bí…để tránh sâu bệnh tồn dư… + Làm đất: - Do bộ rễ dưa chuột yếu nên đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Nếu cần phải xử lý sâu bệnh thì dùng vôi bột để xử lý đất. - Đất trồng tốt nhất là cát nhẹ, thịt pha, phù sa ven sông giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới tiêu. Do bộ rễ phát triển yếu nên đất trồng dưa chuột cần làm kỹ. Sau khi cày bừa, tiến hành lên luống ngay để tránh gặp mưa, nhất là vào vụ đông. Rạch hàng chia luống mặt luống rộng 1,5m cả rãnh cao 25 - 30cm, trồng 2 hàng trên luống cách nhau 70 - 80cm, cây cách cây 30 - 45cm. + Kỹ thuật trồng: - Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định.Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc. - Khoảng cách trồng: Cây cách cây 40 - 45 cm trong vụ xuân và 30 – 35cm trong vụ đông. + Chăm sóc: Khi cây mọc khỏi mặt đất, trồng dặm những cây bị chết, thường xuyên vắt ngọn 3 – 4 ngày 1 lần giúp cây bò lên giàn tốt, thăm nơi trồng thường xuyên kiệp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ. Ở giai đoạn từ sau khi trồng đên 30 ngày sau trồng khi phát hiện cây bị virus phải nhổ bỏ ngay để tránh lây lan. + Phân bón, lượng phân: - Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bón để bón lót. Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha nước để tưới. - Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ: + Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh. + Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái + Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu 10 [...]... xử lý 29 PHẦN IV: KẾT LUẬN Hai tuần thực tập tại cơ sở đã mang lại những kiến thức thực tế vô cùng quan trọng với chúng em những sinh viên ngành công nghệ rau hoa quả và cảnh quan Trong quá trình thực tập chúng em đã được tìm hiểu và thực hành các quy trình như trồng, chăm sóc thu hoạch dưa chuột, nhân giống cây hoa đồng tiền bằng phương pháp tách thân, nhân giống hoa lan bằng phương pháp giâm hom,... thành công, cành ghép và gốc ghép phải có các điều kiện sau: 20 loài - Quan hệ họ hàng: cùng trong một thang phân loại là “chi” dưới họ và trên Sống (tươi) Mối quan hệ giữa cành ghép và gốc ghép có ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất, tuổi thọ và sức chống chịu của cây ghép Để tìm hiểu mối quan hệ này người ta phải làm nhiều thí nghiệm so sánh trong nhiều năm - Tượng tầng là phần nằm giữa vỏ và gỗ của... của các lứa sau Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây - Dưa chuột có thể thu liên tục hàng ngày, chúng ta thường xuyên quan sát để chọn lựa quả dưa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo năng suất và chất lượng quả II LĨNH VỰC TÌM HIỂU THÊM - Các nhân giống hoa và chiết ghép cây ăn quả - Chăm sóc một số cây rau vụ xuân hè 2.1 Kỹ thuật nhân giống một số giống lan bằng phương pháp giâm hom (Giống Phi Điệp), tách chồi (Giống... cao năng suất và chất lượng hoa Dùng phân Đầu trâu 902, phun sau trồng 30 ngày, định kỳ phun 10 đến 15 ngày 1 lần và phun 1 bình 10 lít/100 m2 nồng độ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.Thường xuyên vặt bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và vệ sinh đồng ruộng 16 Một số loại sâu bệnh hại Sâu hại: Nhện: Gây hại trên lá làm cho lá bị cháy vàng lãm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng Phòng... Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa 1.6 Thu hoạch và bảo quản - Vụ xuân sau gieo khoảng 40- 45 ngày, vụ đông sau gieo 30 – 35 ngày là bắt đầu thu hoạch Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4- 5 ngày tuổi là có thể thu hoạch Nếu để quá già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa và đậu quả của các lứa sau Thu hái nhẹ nhàng... giếng khoan đã qua xử lý, không lấy nước trực tiếp từ các khu vực ô nhiễm, nước từ các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, 11 - Trong quá trình chăm sóc dưa chuột, cần chú ý để điều tiết lượng nước thích hợp, đặc biệt trong vụ thu - đông, có thể tưới rãnh để cung cấp nước cho cây Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả 1.5... bệnh, sinh trưởng phát triển khoẻ đã ra hoa từ 2-3 năm trở lên, có nhiều cành không mang lá Bước 2 Thời vụ giâm Cây lan rất mẫn cảm với các yếu tố ngoại cảnh, hơn thế cành lan đem giâm phải cắt từng đoạn nên vết cắt lớn dễ bị vi sinh vật tấn công Khi giâm hom không giâm vào thời kỳ cây ra hoa Thời gian giâm hom cần chú ý thời tiết mát mẻ, ít mưa tốt nhất vào tháng 4,5 và tháng 9, 10 Bước 3 Chuẩn bị vườn... dùng Basudin 10H rãi vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1000 m2) 12 - Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Sherpa, Polytrin, Trigard - Bọ trĩ: Là loại côn trùng châm hút rất nhỏ, dài khoảng 1 - 2mm, màu vàng nâu, nâu nhạt hoặc nâu đen, chúng di chuyển nhanh và rất khó phát hiện, làm lá hoa biến dạng và ngừng phát triển... trắng (vành khuyên trắng): Gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũn Phòng trừ: Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng Loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ Sử dụng Futanin50% 50ml/bình 8 lít phun toàn bộ lên cây Kỹ thuật chiết, ghép cây ăn quả 2.3 Nhân giống bằng cách chiết cành Không phải tất cả các cây ăn quả đều... ra, trên thân, lá phủ trắng như bột, lá sẽ vàng khô rụng sớm - Bệnh khảm lá do virut gây ra Lá có màu xanh vàng loang lổ, cây còi cọc, lá biến dạng nhỏ, thô và thường cây không ra quả Bệnh do côn trùng chích hút như rệp lan truyền hoặc qua vết thương cơ giới * Đối với các bệnh do nấm gây ra như: bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh héo vàng …, thực hiện theo quy trình phòng trừ bệnh như . mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình. Thực tập nghề nghiệp là một cấu phần quan trọng trong chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng ngành Công nghệ Rau – Hoa – Quả & Cảnh quan. . nghiệm và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn từ thực tiễn là thành tựu quan trọng nhất của đợt thực tập nghề nghiệp I. Hai tuần thực tập tại cơ sở là thời gian quan trọng nhất để đánh giá kết quả thực. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch khoa học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông nghiệp, lâm nghiệp dài hạn, 5 năm và hàng năm