Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
66,5 KB
Nội dung
GIỚI THIỆU Trong xã hội nông thôn truyền thống Việt Nam, có nhiều tổ chức quan phương, còng nh là các tổ chức phi quan phương cùng nhau tồn tại nh những thực thể, đảm bảo cho tính cộng đồng bền vững của nông thôn- làng xã cổ truyền Việt Nam. Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, triều đình phong kiến Việt Nam dù ở triều đại nào cũng cố gắng với bàn tay của mình xuống làng xã, cố gắng kiểm soát được làng xã, mặc dù thực tế là không phải bao giê chính quyền phong kiến cũng thực hiện được. Triều đình phong kiến đã sử dụng nhiều công cụ, phương tiện để phục vụ cho quá trình kiểm soát các làng xã, chẳng hạn như: hương ước, bộ máy hành chính tại các làng xã… Hương ước, với tư cách là một “cương lĩnh” tinh thần, chưa đủ sức thu hót để đảm bảo độ kết dính cao của làng xã tiểu nông quanh chính quyền ở cơ sở. Nhất là khi mà chính quyền Êy bị “bao vây” giữa rất nhiều đơn vị tập hợp người trong khuôn khổ của những hình thức tổ chức khác nhau. Để làm trọn chức năng chuyên chế của mình chính quyền quân chủ tại các xã ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ đứng trước hai con đường phải chọn lùa: một là cố tình không biết đến các hình thức tổ chức “phi chính quyền” Êy, nghĩa là đơn độc thi hành chuyên chế; hai là lợi dụng chúng được chõng nào hay chõng Êy trong khi thi hành chuyên chế, nghĩa là cố gắng cuốn hót chúng vào những hoạt động chủ yếu của mình. Bởi những lý do dễ hiểu, bộ máy chính quyền ở cấp xã đã chọn con đường thứ hai. Đứng trước một xã hội tiểu nông như trên miền đồng bằng và trung du Bắc Bé xưa kia trong đó mỗi người đàn ông chủ hộ đều có điền sản riêng, cầm đầu một nền kinh tế riêng, do đó sống giữa cộng đồng làng xã mà vẫn theo đuổi một thân phận riêng, thì nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, để thu thuế, bắt phu, bắt lính, buộc lòng phải nắm cho được từng cá nhân một. Nắm tổ chức cũng chỉ là để thông qua tổ chức mà nắm từng con người. Chính vì vậy mà chính quyền ở cơ sở không nhất thiết phải tích hợp vào các hoạt động của mình mọi tổ chức khác nhau: chọn hình thức nào đủ sức bao trùm để xâu lại đửợc mọi cá nhân cần thiết, và qua đó mà gián tiếp xâu lại mọi hình thức tổ chức khác. Đáp ứng được tương đối trọn vẹn điều kiện Êy, chỉ có giáp. Giáp không hoàn toàn giống các hình thức tổ chức khác trong làng xã, bởi lẽ, so với chúng, nó có nhiều khả năng nhất để khuôn mọi người vào một thân phận chung. Đây là những người tiểu nông tư hữu thuộc nhiều thành phần giai cấp có thể đối lập nhau, cư trú trong những xóm ngõ có thể xa nhau trên địa vực của làng xã, xuất thân có thể từ những dòng họ khác nhau chiếm giữ những vị trí có thể rất cách bức nhau trên thang tôn ti của xã hội quân chủ. Nhưng, mét khi đã là thành viên của giáp, họ đều chung nhau một thân phận, trong chõng mực mà con đường tiến thân của họ trong lòng giáp là đồng nhất, vì được đánh dấu qua thời gian bởi những chuẩn tuổi tác thống nhất (thời điểm trình làng, tuổi lên đinh, tuổi lên lão ). Mỗi làng xã bao giê cũng gồm nhiều giáp, nhưng hai giáp khác nhau cùng làng xã lại không hề tách rời khỏi nhau về bản chất. I. Nguồn gốc và quá trình phát triển của tổ chức Giáp. “Giáp”, thể phát âm Hán - Việt của một từ Trung Hoa vốn chỉ cái mai rùa, rồi từ đó chỉ luôn cả bộ phận phòng ngự bằng chất cứng trong quân phục xưa. Nghĩa đen thứ hai này hẳn là lý do khiến cho khi chuyển hoá thành thuật ngữ hành chính, từ “giáp” trở nên có liên quan đến tổ chức dân binh ở nông thôn. Mãi đến triều Thanh (thế kỷ XVII - XX), triều đại cuối cùng trên đất Trung Hoa, tên gọi trên vẫn tồn tại, nhưng là để chỉ qui tắc hộ tịch, trong đó, “giáp” ở đây lại có nghĩa là một đơn vị dân cử gồm một trăm nóc nhà. Trong quá trình phát triển của mình, cùng với quá trình giao lưu tự nguyện- hay cưỡng bức giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Hoa, mà tổ chức giáp- cũng giống như nhiều tổ chức quản lý làng xã đã được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nhưng cũng giống như những yếu tố mà tổ tiên của người Việt hiện nay đã lần lượt tiếp thu từ nền văn minh Trung Hoa qua một thiên niên kỷ Bắc thuộc, và cả về sau nữa, khi được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người bản địa, chỉ còn giữ được của nơi xuất phát có cái vỏ hình thức nữa thôi (thường là tên gọi) trong khi nội hàm của khái niệm tiếp thu đã biến đổi hẳn. Tổ chức giáp cũng vậy. Các tài liệu ghi chép trong chính sử cho chóng ta biết rằng, tổ chức giáp đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ IX-X. Bấy giê, miền đất nay là Bắc Việt Nam bị đế chế Đường đô hộ, dưới tên gọi An Nam đô hộ phủ: trong khuôn khổ của chế độ quận - huyện do người Trung Hoa áp đặt, tổ chức giáp đã có mặt ở đây. Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên, nếu như, vào khoảng Đường mạt (cuối thế kỷ IX và đầu thế kỷ X), khi thủ lĩnh bản địa Khúc Hạo, với danh nghĩa tiết độ sứ (tức thống đốc quân sự) của chính quyền Đường ở Tĩnh Hải quận (tên mới của An Nam đô hộ phủ), lợi dụng tình hình rối ren bên chính quốc để xây dùng cho mình một nhà nước quân chủ, Và đã sử dụng giáp như một bộ phận quan trọng của bộ máy hành chính đương thời. Giáp được chính quyền đương thời chọn làm khung để kiểm dân, thu thuế, lấy quân. Về các triều đại độc lập dân téc từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV (từ Lý đến Lê sơ), sử cũ, khi đả động đến các tổ chức xã hội - chính trị, thỉnh thoảng có nhắc đến giáp, nhưng chỉ nêu tên gọi, mà không tả rõ nội dung. Phân tích văn bản, giả thiết rằng, đấy là một đơn vị hành chính dới cấp huyện. Bi ký của hai thế kỷ XVII và XVIII (các thời Lê trung hưng và Lê mạt), mỗi khi đề cập đến giáp, còng không nói được gì rõ hơn, quá lắm chỉ cho phép đoán định rằng đây là một tổ chức xã hội - chính trị nằm trong lòng của làng (nếu ở nông thôn), và của phường (nếu ở thành thị). Trên những nét lớn, những gì hiện nay chóng ta có thể biết về giáp, nếu căn cứ vào văn bản cò. Còn về tình hình của tổ chức này trong thế kỷ XIX (triều Nguyễn), giáp có lẽ còn là một tổ chức đửợc xây dựng trên cơ sở địa vực. Tên cũ của một làng còn gợi lên ý đó, ví như tám làng ven đô Hà Nội hiện mang tên Giáp Nhất, Giáp Nhị , cho đến Giáp Bát”. Đến ngay trước Cách mạng tháng Tám 1945, giáp vẫn tồn tại trong làng xã Việt ở đồng bằng và trung du Bắc Bé. Nhưng nó đã biến thành một hình thức tập hợp dân làng trong khung của nhiều líp tuổi khác nhau. Ban giáp được đóng khung địa vực của một tổ chức hành chính cơ sở. Ở Trung Bộ, tính từ Đèo Ngang trở vào, địa bàn của xứ Đàng Trong thời xưa, làng xã đôi khi còn giữ được tổ chức giáp, mà tổ chức này lại có địa vực, mỗi giáp bao gồm một số xóm sát cạnh nhau. II. Tổ chức giáp trong các làng xã Việt cổ truyền 1. Những sinh hoạt trong nội bộ của tổ chức giáp. Khi mét gia đình sinh con trai, bố của đứa bé sẽ biện một lễ mọn trình giáp của mình để xin cho đứa bé vào giáp. Đứa bé thuộc lứa tuổi ty Êu. Khi lên 18 tuổi phải làm lễ trình giáp để được lên đinh hoặc lên tráng. Đinh tráng là thành viên chính thức của Giáp, vừa có nghĩa vô , vừa có quyền lợi: Nghĩa vụ thì có nghĩa vụ với làng và nghĩa vụ với nước. Nghĩa vụ với làng là phục vụ trong các dịp lễ làng đình đám, nghĩa vụ với nước là đóng sưu thuế và đi lính đi phu. Quyền lợi thì có quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần. Quyền lợi tinh thần là có chỗ ngồi trên một chiếu nhất định trong các kỳ họp hành , ăn uống ( ban đầu là chiếu dưới, sau theo tuổi mà chuyển dần lên các chiếu trên). Quyền lợi vật chất là được nhận được một phần ruộng công để cày cấy; khi thu hoạch, ngoài phần hoa lợi phải nép cho giáp, phần còn được giữ lại là một nguồn lợi rất lớn. Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên Lão. Thông thường tuổi lên lão là 60 tuổi Tuy nhiên, nhiều làng có lệ riêng quy định tuổi lên lão là 55 hoặc 50. Thậm chí có làng còn hạ tuổi lên lão xuống còn 49 tuổi, bởi lẽ 49 được coi là tuổi hạn, người ta muốn tổ chức lên lão sớm cho chắc ăn. Lên lão là được ngồi chiếu trên; lão là líp tuổi được cả giáp, cả làng trọng vọng. Cách tổ chức nông thôn theo giáp ra đời muộn nhưng nó lại xây dựng trên nguyên tắc trọng tuổi già là truyền thống rất lâu đời. Điều này có lẽ, bởi nghề nông sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cần những người có kinh nghiệm, mà càng già thì càng nhiều kinh nghiệm Trong sinh hoạt hàng giáp ở nông thôn ta trước Cách mạng tháng Tám, trước khi đến tuổi lên bô (hay lên lão), trong đa số các trường hợp là trước tuổi 49, các thành viên của giáp phải thay nhau làm ông lềnh. Chữ “lềnh” ở đây, có lẽ là một biến dạng của chữ lệnh, vì lềnh có nhiệm vô thi hành lệnh của các cô bô, của giáp, trong sinh hoạt hàng giáp. Số lềnh của mỗi giáp, cũng như cách phân công, tùy thuộc phong tục tập quán từng làng, từng địa phương. Trong nhiều trường hợp, mỗi giáp có bèn ông lềnh: lềnh cả, mà nhiệm vụ là đi mời các cụ và người hàng giáp, mỗi khi có sinh hoạt giáp; một lềnh hai, phô trách đi mua lợn… Từng thành viên của giáp, đến lượt mình, sẽ hưởng được vinh dự (và phải chịu gánh nặng) dâng lễ vật quan trọng nhất lên thần linh, bằng của cải do bàn tay mình làm ra, vì nói chung thì ai rồi cũng có lúc nhận chức cai giáp trong một năm. Tại đình, một ban do chức sắc cử ra, thường gồm tất cả những cai giáp trong xã, kiểm tra cỗ của từng giáp, xem có đúng với những tiêu chuẩn được lệ làng quy định từ lâu không. Cỗ nào lớn nhất, giáp Êy được thưởng. Đây là vấn đề thể diện của từng tập thể nhỏ trước hàng ngàn con mắt soi mói của một cộng đồng lớn hơn mình và bao trùm lên mình, vì vậy mà các giáp đều ganh đua nhau sắm cỗ lớn. Xét về cấu tạo nội bộ, giáp là một tổ chức mang tính hai mặt- nó vừa được tổ chức theo chiều dọc (theo líp tuổi), lại vừa được tổ chức theo chiều ngang (những người cùng làng). Cho nên, một mặt, giáp mang tính tôn ty, nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác : sống lâu lên lão làng (tục ngữ). Mặt khác, giáp lại cũng có tính dân chủ: tất cả mọi thành viên cùng líp tuổi với nhau đều bình đẳng với nhau, cứ đến tuổi Êy thì sẽ có địa vị Êy. [...]... vậy, trong các sinh hoạt mang tính cộng đồng trong các làng xã của người Việt cổ truyền, tổ chức giáp đã nắm một vai trò tương đối quan trọng trong việc huy động các thành viên tham gia vào lễ hội, cũng như đóng góp chung cả về vật chất và tinh thần chung của lễ hội b) Tổ chức giáp trong công việc quản lý chung của làng xã Mặc dù không phải là một tổ chức hành chính của nhà nước, nhưng tổ chức giáp. .. Thiết, trong 902 giáp, có tới 815 có tên gọi chỉ phương hướng nh Thượng, Hạ, Đông, Đoài…hoặc tính chất nơi cư trú nh địa, chùa, chợ 2 Tổ chức giáp với những công việc chung của làng xã Tổ chức giáp đã nắm một vai trò tương đối quan trọng trong cuộc sống- sinh hoạt ở các làng xã người Việt cổ truyền Trong bài tiểu luận nhỏ này, tác giả chỉ muốn đề cập đến hai vai trò tiêu biểu của tổ chức giáp trong. .. chức giáp trong những sinh hoạt chung của cộng đồng làng xã người người Việt: Vai trò của tổ chức giáp trong a) Các dịp lễ hội, đình đám chung của làng và b) .Trong công việc quản lý chung của làng xã a) Tổ chức giáp trong các dịp lễ hội, đình đám chung của làng Thành hoàng ngự giữa lòng thôn xã, trong hậu cung của đình, vừa như điểm tập kết của tinh thần làng mạc muôn thuở, vừa như điểm tỏa chiếu của uy... còn tồn tại nữa với tư cách một tổ chức hành chính cụ thể, thì tên gọi đó vẫn không mất đi, mà được dùng để chỉ tổ chức các líp tuổi Đặc điểm nổi bật của giáp, mà ta không gợi lại bất cứ tổ chức nào khác của làng xã, là sự tồn tại của nhiều lứa tuổi tức con đường tiến thân đều đặn của một cá nhân qua các tuổi kế tiếp nhau Giáp không hoàn toàn giống các hình thức tổ chức khác trong làng xã, bởi lẽ, so... đối với việc duy trì sự ổn địng chung của làng xã Trong nhiều trường hợp, tổ chức giáp đã được chính quyền phong kiến quan chủ lợi dụng, biến thành công cụ phục vụ cho công việc quản lý làng xã Sự phối hợp giữa bộ máy chính quyền quân chủ ở cơ sở và các giáp trong làng xã không chỉ là quan hệ hằng xuyên, nhằm mục đích quản dân, để giữ xã hội tiểu nông manh món trong một thế thăng bằng tương đối, tạo... thiếu trong tế lễ cộng đồng Một phần quan trọng trong các lễ hội là việc tổ chức các đám rước Đám rước, dù thuộc dạng nào, đều được phân thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận phụ trách một thể loại nghi trượng chẳng hạn, hay thủ một loại vai có liên quan đến đoạn tiết được dùng lại Mà mỗi bộ phận như thế lại gồm trai tráng của một giáp Trong khi đó thì các vị chức sắc, dù từng vị là thành viên của giáp nào,... làng ở các làng quê là việc tổ chức các lễ hội, các hội hè đình đám “mang tính chất cộng cảm của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước” nhằm tưởng nhớ và ghi nhận công ơn che chở của các vị thần thành hoàng làng Đằng sau những hoạt động tôn giáo và vui chơi có tác dụng gây cộng cảm Êy, trên bình diện tổ chức, lại phải có sự cộng tác giữa bộ máy chính quyền ở cấp xã và các giáp Trong trường hợp này, chính... có chân trong phe tử văn) đảm nhiệm Sự tham gia của cư dân làng xã trong khung của các giáp đống một vai trò quan trọng Theo lề thãi của rất nhiều xã ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, mỗi giáp phải sắm cỗ riêng, bằng tiền đóng góp của mọi thành viên Từng giáp khiêng cỗ của mình ra đình dự tế, và sau đó lại khiêng cỗ về nhà cai giáp để ăn cỗ Trong trường hợp hàng xã ăn chung tại đình, ngoài các chức sắc... đề cao bằng những chỗ ngồi riêng ra, còn thì mọi người đều ngồi ăn theo từng giáp Như vậy, từng nông dân sống trong làng xã, thông qua tổ chức giáp mà dâng lễ vật lên thần bảo vệ làng xã, và tham dự bữa ăn cộng cảm trong không khí bình đẳng của giáp Trong một hình thái tôn giáo đã “quân chủ hóa” như việc thê cóngthành hoàng, giáp vẫn là môi trường cần thiết để tạo mối liên hệ ràng buộc giữa người dân... du nhập váo Việt Nam, còng giống nh hầu hết các yếu tố văn hoá khác, tuần tự Việt Nam hóa các khái niệm gốc Trung Hoa Khi mới xuất hiện trên đất nước ta, giáp hệt như mẫu hình TrungHoa của nó, vốn là một đơn vị hành chính gắn liền với một địa vực nhất định Nhưng qua các thế kỷ độc lập dân téc, tổ chức này dần dần ruỗng hết nội dung ban đầu của nó, để rồi tiếp nhận một nội dung khác, khi giáp không còn . xưa, làng xã đôi khi còn giữ được tổ chức giáp, mà tổ chức này lại có địa vực, mỗi giáp bao gồm một số xóm sát cạnh nhau. II. Tổ chức giáp trong các làng xã Việt cổ truyền 1. Những sinh hoạt trong. cộng đồng làng xã người người Việt: Vai trò của tổ chức giáp trong a). Các dịp lễ hội, đình đám chung của làng và b) .Trong công việc quản lý chung của làng xã. a). Tổ chức giáp trong các dịp. đối quan trọng trong cuộc sống- sinh hoạt ở các làng xã người Việt cổ truyền. Trong bài tiểu luận nhỏ này, tác giả chỉ muốn đề cập đến hai vai trò tiêu biểu của tổ chức giáp trong những sinh