KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 I. Mục tiêu: - Làm quen với bài Quốc ca. - HS biết khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. Biết nội dung câu chuyện Nai Ngọc. - Giáo dục HS biết yêu quý động vật II. Chuẩn bị của GV: - Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca. - Nắm rõ nội dung câu chuyện Nai Ngọc. - Nắm nội dung trò chơi “Tên tôi, tên bạn”. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên các bài hát đã ôn ở tiết trước, hát và vỗ tay theo phách hoặc tiết tấu lời ca. GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Ghi bảng, giới thiệu tựa bài học Hoạt động 2: Nghe Quốc ca. - GV Giới thiệu đôi nét ngắn gọn về Quốc ca: Là bài hát chung của cả nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Trước đây có tên là bài Tiến quân ca. - Hỏi HS: + Quốc ca được hát khi nào? + Khi chào cờ và khi hát Quốc ca đứng như thế nào? - GV nhắn lại cho HS hiểu và nhớ: Quốc ca được hát khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứn thẳng, nghiêm trang, mắt hướng về Quốc kì. - Cho HS nghe Quốc ca qua băng nhạc. - Hướng dẫn HS đứng chào cờ, nghe Quốc ca với thái độ trang nghiêm (Nếu HS thuộc bái hát có thể cho các em tập chào cờ và hát một lần). - Ngồi ngay ngắn - Nhắc lại, cả lớp hát - Quan sát, lắng nghe - Ngồi ngay ngắn nghe giới thiệu về Quốc ca. - HS trả lời (theo khả năng hiểu biết của các em). - Lắng nghe và ghi nhớ - HS nhắc lại - HS nghe Quốc ca, ngồi ngay ngắn. - HS tập đứng chào cờ và nghe Quốc ca nghiêm túc theo hướng dẫn Lê Ngọc Bích Tuần 16 – Tiết 16 Ngày soạn: 27/ 11/ 2010 Ngày dạy: 6 đến 9/ 12/ 2010 Tên bài dạy: NGHE HÁT QUỐC CA KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 Hoạt động 3: Kể chuyện Nai Ngọc - GV kể (hoặc đọc chạm, diễn cảm) “Câu chuyện Nai”. - GV nêu một vài câu hỏi sau khi kể cho HS để xem các em có nắm được nội dung câ chuyện không. Ví dụ: + Tại sao các loại vật lại quên cả việc phá nương rẫy, mùa màng? + Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không muốn về? - GV kết luận để HS ghi nhớ: Tiếng hát tuyệt vời của Nai Ngọc có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được muông thú phá hoại mùa màng, nương rẫy. Mọi người đều yêu quí Nai Ngọc và tiếng hát của em. Hoạt động 4: Trò chơi “Tên tôi, tên bạn”. - Hướng dẫn HS tập nói tên theo tiết tấu của câu hát trong bài Sắp đến Tết rồi: Tên tôi là Nam. Bạn tên là gì? - Hướng dẫn trò chơi: Em thứ nhất đứng lên tự giới thiệu Tên mình và hỏi tên bạn bên cạnh hoặch chỉ một bạn khác (nói theo tiết tấu ) - Em được chỉ định phải lập tức đứng lên trả lời và hỏi tiếp bạn khác tiết tấu và câu nói đã quy định. Bạn tiếp theo lại trả lời và tiếp tục hỏi,… Nếu em nào trả lời chậm hoặc nói không đúng tiết tấu đã quy định đều bị coi là phạm luật và không được tiếp tục chỉ định người khác. Trò chơi cứ thế tiếp tục. - Cùng cách nói theo tiết tấu trên, nhưng thay vì giới thiệu tên mình, HS có thể giới thiệu về “cây’’ hoặc “con vật’’. Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò - Kết thúc tiết học, GV nhận xét (khen cá nhân, và những nhóm học tốt,tích cự tham gia trò chơi; nhắc nhở những cá nhân, những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). - Dặn HS ghi nhớ tư thế và thái độ khi chào cờ, hát Quốc ca và thực hiện tốt trong các buổi chào cờ đầu tuần. - HS tập trung, chú ý lắng nghe. - Nghe GV hỏi và trả lời: + Vì mãi mê nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé. + Vì tiếng hát của Nai Ngọc hay quá. - HS nghe và ghi nhớ - HS thực hiện nói tên theo hướng dẫn. - HS luyên tập nhiều lần để thuộc câu nói trước khi tham gia trò chơi. - HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn. - HS lắng nghe, thực hiện. - Ghi nhớ. Lê Ngọc Bích KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát tự chọn. - Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. - Qua bài hát, giáo dục các em kính yêu thầy cô giáo. II. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ quen dùng - Chọn hình thức trình bày của bài hát tự chọn: Gõ đệm theo phách, nhịp của bài hát. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp, nhắc HS sửa tư thế ngồi học ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Hát bài đã học. 3. Bài mới: Ghi bảng Hoạt động 2: Học hát: Cô giáo Nhạc và lời: Đỗ Mạnh Thường - GV giới thiệu bài hát, tên tác giả. - Treo bài hát lên bảng - Đọc lời ca theo tiết tấu. - Hát mẫu - Đọc lời ca theo tiết tấu - GV dạy bài hát theo quy trình dạy hát thông thường, lưu ý thể hiện sắc thái, tình cảm của bài - GV cần gợi cho HS niềm vui, niềm tự hào khi học hát bài hát tự chọn. - GV hướng dẫn HS trình diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của HS bằng việc kiểm tra hát kết hợp gõ đệm, biểu diễn. Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa - GV khuyến khích HS tự nghĩ ra những động tác khác để - Ngồi ngay ngắn - Quan sát, lắng nghe - Lắng nghe - HS theo dõi - Đọc lời ca - Lắng nghe - Tập hát theo hướng dẫn - Trình bày theo tổ - HS lắng nghe - Một nhóm lên biểu diễn Lê Ngọc Bích Tuần 17 – Tiết 17 Ngày soạn: 4/ 12/ 2010 Ngày dạy: 13 đến 16/ 12/ 2010 Tên bài dạy: Tập Bài Hát Tự Chọn: CÔ GIÁO Đỗ Mạnh Tường KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 minh họa nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tư duy sáng tạo của các em. - Tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp - Mời HS lên biểu diễn trước lớp - Nhận xét HS biểu diễn - Gọi một nhóm lên biểu diễn bài hát cô giáo - Nội dung bài hát nói lên điều gì? + Liên hệ: Qua bài hát giáo dục các em điều gì? Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò - Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học. - Dặn HS về nhà hát thuộc bài hát và tập biểu diễn bài hát. - HS biểu diễn trước lớp. - Tự nhận xét - Yêu mến thầy cô giáo. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Rút kinh nghiệm sau dạy: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Lê Ngọc Bích KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 I. Mục tiêu: - Tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đã học. - Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát, vận động phụ hoạ bài hát. - Giúp HS tự tin khi biểu diễn bài hát. II. Chuẩn bị của GV: - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách). - Máy nghe, băng nhạc mẫu. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại các bài hát đã học. Hướngdẫn HS hát và goc đệm theo một trong 3 cách: nhịp, phách, tiết tấu lời ca hoặc GV đệm đàn cho HS hát. Nhận xét. 3. Bài mới: Ghi bảng, giới thiệu tựa bài học Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học - GV chỉ định 3 - 5 em HS làm ban giám khảo (BGK). - Tổ chức lớp thanh từng nhóm (mỗi nhóm từ 5 - 7 HS) lên biểu diễn trước lớp lần lượt các bài hát. - GV động viên các lớp hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp, đề nghị BGK cộng thêm điểm. - GV đề nghị BGK công bố điểm của các nhóm. Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò - Cho HS đứng lên hát 1 bài hát đã ôn kết hợp vỗ tay hoặc vận động phụ hoạ trước khi kết thúc tiết học. - GV nhận xét, dặn dò (Thực hiện như các tiết trước). - Dặn HS về nhà tập lại các bài hát vừa ôn. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe - Hát - Lắng nghe - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm lần lượt lên biểu diễn, các nhóm còn lại ngồi xem bạn biểu diễn, vỗ tay động viên. - Nhóm HS làm BGK công bố điểm,cả lớp vỗ tay. - HS thực hiện - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ Lê Ngọc Bích Tuần 18 – Tiết 18 Ngày soạn: 12/ 12/ 2010 Ngày dạy: 20 đến 23/ 12/ 2010 Tên bài dạy: Tập Biểu Diễn Các Bài Hát Đã Học KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát. - Giáo dục HS yêu hoà bình. II. Chuẩn bị của GV: - Hát chuẩn xác bài Bầu trời xanh. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…), máy nghe, băng nhạc mẫu. - Lá cờ xanh, tranh vẽ nội dung bài hát. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định tổ chức: nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp hát lại 1 bài hát đã học. 3. Bài mới: Ghi bảng, giới thiệu tựa bài học Hoạt động 2: Dạy bài hát Bầu trời xanh - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát (bài hát chia làm 4 câu hát) - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hát, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu hát. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Ngồi ngay ngắn - Theo dõi - Chú ý nghe. - Nghe băn mẫu hoặc nghe GV hát mẫu. - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng Lê Ngọc Bích Tuần 19 – Tiết 19 Ngày soạn: 19/ 12/ 2010 Ngày dạy: 27 đến 30/ 12/ 2010 Tên bài dạy: Học Hát: BẦU TRỜI XANH (Nhạc Và Lời: Nguyễn Văn Quỳ) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 - Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét. Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu: Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng x x x x x x x - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng x x x x x x x x x x x Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: - Kết thúc tiết học, GV đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học . - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lờp ca trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. - Nhận xét tiết học, dặn HS về học thuộc, tập biễu diễn bài hát. + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân. - HS xem GV thực hiện mẫu. - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách, trống nhỏ,… theo hướng dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách). - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS trả lời. - Chú ý nghe GV dặn dò, ghi nhớ. Rút kinh nghiệm sau dạy: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Lê Ngọc Bích KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Giúp HS yêu thích ca hát. II. Chuẩn bị của GV: - Đàn, máy nghe và băng nhạc - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ) - Tranh minh hoạ 2 bài hát (nếu có). III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi học ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát 3. Bài mới: Ghi bảng, giới thiệu tựa bài học Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Bầu trời xanh. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Bầu trời xanh. - Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, nhạc sĩ nào sáng tác - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để giúp HS hát thuộc lời ca và đúng gia điệu, bằng nhiều hình thức: hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân - Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách và tiết tấu lời ca (đã hướng dẫn tiết tấu trước). Hoạt động 3: Phân biệt âm thanh cao – thấp. - GV dùng kèn phím hoặc đàn thể hiện 3 âm: Mi (âm - Ngồi ngay ngắn - Theo dõi - Nghe giai điệu bài hát. - Trả lời: + Bài hát Bầu trời xanh +Nhạc&lời:NguyễnVăn Quỳ. - Hát theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân… - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. Lê Ngọc Bích Tuần 20 – Tiết 20 Ngày soạn: 26/ 12/ 2010 Ngày dạy: 3 đến 6/ 1/ 2010 Tên bài dạy: Ôn Tập Bài Hát: BẦU TRỜI XANH KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc 1 thấp), Son (âm trung), Đố (âm cao) cho HS nghe vài lần trước khi cho HS nhận biết. GV làm mẫu trước: Khi nhận ra âm thấp, HS để tay lên đùi; nhận ra âm trung để tay trước ngực; nhận ra âm cao giơ tay lên cao. Hoạt động 4: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ: + Câu 1: Một tay chống hông, tay kia đưa ngón tay trỏ lên bầu trời, Chân nhún hai bên (bên trai phách mạnh nhịp thứ 2, bên phải phách mạnh nhịp thứ 4). + Câu 2: Chân nhún như ở câu 1, tay giang ngang thể hiện như cách chim bay. + Câu 3: Động tác như câu 1. + Câu 4: Chân tiếp tục nhún nhịp nhàng, vỗ tay theo nhịp kết hợp nghiêng người qua trái, phải. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Kết thúc tiết học, GV đệm đàn cùng hát lại với HS - Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). - Dặn HS về ôn lại bài hát. - HS nghe GV đàn hoặc thổi kèn thể hiện cao độ các âm và tập nhận biết bằng dấu hiệu như hướng dẫn. - HS nhận biết âm thanh ở mức độ cao hơn. - Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. Hs tập từng động tác trước khi phối hợp hát và vận động. - HS biểu diễn trước lớp (cá nhân, từng tổ, nhóm). - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Rút kinh nghiệm sau dạy: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Lê Ngọc Bích . chào cờ và nghe Quốc ca nghiêm túc theo hướng dẫn Lê Ngọc Bích Tuần 16 – Tiết 16 Ngày soạn: 27/ 11/ 201 0 Ngày dạy: 6 đến 9/ 12/ 201 0 Tên bài dạy: NGHE HÁT QUỐC CA KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC KẾ HOẠCH BÀI. lắng nghe - Một nhóm lên biểu diễn Lê Ngọc Bích Tuần 17 – Tiết 17 Ngày soạn: 4/ 12/ 201 0 Ngày dạy: 13 đến 16/ 12/ 201 0 Tên bài dạy: Tập Bài Hát Tự Chọn: CÔ GIÁO Đỗ Mạnh Tường KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn:. GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ Lê Ngọc Bích Tuần 18 – Tiết 18 Ngày soạn: 12/ 12/ 201 0 Ngày dạy: 20 đến 23/ 12/ 201 0 Tên bài dạy: Tập Biểu Diễn Các Bài Hát Đã Học KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Âm nhạc